Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 228

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 75

 

“Ngư tiều thấy lính lôi lão sãi

Nghề thày chùa ngang trái nhiễu nhương

Oản xôi tham của cúng rường

Mắm tôm thịt chó hại người hiền lương

 

Cõi dương gian mấy mươi giải nạn

Lại nhẫn tâm tát cạn hồ thiền

Trai phòng thác loạn triền miên

Bệnh tà chẳng cứu đảo điên nhân loài

 

Sư hổ mang bụng gài gươm giáo

Vãi mấy bà vênh váo nghênh ngang

Tam quy ngũ giới chẳng màng

Phật đường phóng túng khói nhang mịt mờ

 

Làm thầy giải dật dờ sớm tối

Dẫn chúng sinh lạc lối sai đàng

Chẳng cần dược tính thuốc thang

Vẽ bùa pha nước bệnh càng phát ra

 

Đồ hàng mã quỷ tà ma sợ

Sau vườn chùa cây cỏ đốt liền

Gọi hồn cầu đảo huyên thiên

Miệng hô thần chú lạc miền hoàng sa

 

Ống nồi thâu gật gà con bệnh

Ép uống ngay tấp tểnh di đà

Liên đoàn phật giáo tăng ma

Chống lưng đã có sai nha cửa quyền

 

Giải trăm bệnh tuyên truyền cửa Phật

Chịu phép thầy phải thật lắm tiền

Nam mô cứu khổ đạo hiền

Nguyên do tiền kiếp quy tiên là thường

 

Phán quan quát, bất lương bá đạo

Còn bán rao lếu láo Phật bà

Nhẫn tâm bòn rút người ta

Dân lành điêu đứng cửa nhà lầm than

 

Lá bùa đốt hòa tan trong nước

Thuốc thần linh cá cược mạng người

Tụng kinh gõ mõ kiếm lời

Chất chồng tội ác dối trời lừa dân

 

Nào biếu cổ phong sài ngứa rát

Dịch hoành hành bệnh phát tràn lan

Giải trà, giải sáp ngỗng ngan

Trẻ già trai gái khóc than lạy mày

 

Đổ thừa Phật, ô hay họ Thích

Gốc bồ đề tĩnh mịch làm thinh

Phương tây chẳng chẳng chịu độ mình

Từ đời Đông Hán dân tình bất an

 

Sư mật vụ sáu đàn ba cảnh

Dựng nhà chay ngang ngạnh pháp sư

Đua nhau giả dạng chân như

Áng sen rửa ruột đứ đừ thân ma

 

Chuông thỉnh nguyện thiết tha đức Phật

Chặt chân tay kêu Bật Mã Ôn

Công danh dòng giõi Sa Môn

Nuốt châm chữa bệnh tiếng đồn Cưu ma

 

Nhận cao tăng ba hoa kinh tụng

Hoa trời bay đá trúng đỉnh đầu

Cảm thương Tiêu Diễn công tu

Bỏ mình ba thứ vân du nẻo nào?“

 

 Phật bà Quan Âm, nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm tại Việt Nam,Chiana, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận. Phật tử China ( Tàu) thường thờ cúng Quan Âm bên cạnh các vị Bồ Tát Phổ Hiền , Địa Tạng và Văn-thù. Đó là bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Nguyên. Tôi thấy trong Truyện Tây Du Ký nhà văn Ngô Thừa Ân rất ngưỡng mộ ngài luôn xuất hiện trong các chương hồi.

 

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

 

Trong thần thoại, văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (ví dụ phẩm Phổ môn), thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác - cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.

 

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.

 

 

Có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên, mặc dù vua cha ngăn cản nhưng công chúa quyết đi tu. Cuối cùng vua nổi giận, sai đem giết nàng. Diêm vương đưa nàng vào địa ngục, ở đó công chúa biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn. Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà biển Đông và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Đến khi vua cha bị bệnh nặng, nàng cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh và nhớ ơn, cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của nhà vua mà người ta tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

 

Một sự tích được phổ biến tại Việt Nam là Quan Âm Thị Kính, kể rằng ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp. Trong kiếp thứ 10, ngài được đầu thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (ở bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính.

 

Lớn lên, nàng tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng. Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ của gia đình họ Sùng. Khi ở nhà chồng, Thị Kính giữ phận làm dâu, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng. Một hôm, khi Thiện Sĩ đang ngủ sau khi đọc sách, Thị Kính thấy ở cằm của chồng mình có mọc sợi râu. Thị Kính đang may vá nên cầm một con dao nhíp trong tay và sẵn tiện cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ giật mình thức giấc, thấy vợ đang cầm dao gần cổ, tưởng rằng Thị Kính đang định giết mình nên la lên.

 

Sau khi Thị Kính kể lể đầu đuôi, cha mẹ chồng vẫn ngờ rằng Thị Kính có âm mưu giết chồng, bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ. Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình, quyết định xuất gia đi tu. Bà cải trang thành một người nam giới, trốn nhà đến chùa xin đi tu, lấy pháp danh là Kính Tâm.

 

Vì là gái giả trai nên Kính Tâm có tướng mạo đẹp đẽ, cho nên có nhiều tín nữ ngưỡng mộ. Thị Mầu, con của một trưởng giả giàu có, trêu ghẹo Kính Tâm, nhưng không được đáp lại. Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ. Khi bị tra hỏi, Thị Mầu khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi. Kính Tâm tuy kêu oan nhưng không dám tiết lộ ra bí mật của mình. Sau đó, Kính Tâm phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng.

 

Thị Mầu sinh ra được một đứa con trai, đem đứa nhỏ đến chùa gửi cho Kính Tâm. Kính Tâm vì tính thương người, nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Biết mình sắp chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và cho ông bà họ Mãng.

 

Sau khi đọc rõ sự tình, sư cụ kêu người khám xét thi thể Kính Tâm, mới biết rằng Kính Tâm là gái giả trai. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử. Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim.

 

Quan Âm Bồ Tát (Thị Kính sau khi chết) cũng cứu độ đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, để làm người hầu.

 

Do đó, người ta họa hình Quán Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, bên dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu.

 

 

Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện được truyền miệng trong dân gian Việt Nam qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể lục bát nói về một vị công chúa đã xuất gia ở Việt Nam để độ hoá cho vua cha có nhiều tội ác.

 

Vị công chúa này, nguyên ở nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ, là người con gái thứ ba của một vị vua. Trước khi sinh công chúa Diệu Thiện thì nhà vua rất mong có hoàng tử nên đã cầu xin rất nhiều nhưng đứa con chào đời lại là một công chúa. Điều này đã làm cho nhà vua sinh lòng oán hận.

 

Khác hẳn hai người chị, nàng công chúa này lớn lên chỉ say mê kinh kệ và có lòng quy y Phật. Vì cự tuyệt việc lấy chồng nên cô bị giam hãm phía sau hoàng cung. Không thuyết phục được con mình hoàn tục, vua giả vờ cho phép con tu ở chùa Bạch Tước rồi ngầm ra lệnh cho các sư sãi phải tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ giết hết các sư sãi trong chùa. Nhưng mọi cách đều không lung lạc được ý quyết của công chúa.

 

Giận con, vua ra lệnh đốt chùa để giết cô công chúa nhưng trời bỗng có mưa dập tắt lửa. Chưa hết giận, vua bèn hạ lệnh xử chém, thì trời bỗng giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ thủ. Vua tức giận ra lệnh xử giảo công chúa nhưng ngay lúc đó xuất hiện một con cọp trắng xông ra cõng công chúa mang đến chùa Hương.

 

Diệu Thiện tu hành ở đó và cảm hoá được muông thú.

 

Trong khi đó, vua trong triều đột nhiên bị chứng bệnh hủi không chữa được, dần dần hai bàn tay bị rơi rụng và mắt trở nên mù. Công chúa tu đã đến kì đắc đạo trở về thăm cha và đã hy sinh hai mắt cùng hai tay để cho cha. Sau đó công chúa nhập Niết Bàn và cứu độ cha mẹ và hai chị cùng thành Phật.

 

Trong truyện đã đề cao hai đặc tính của bồ tát, đó là nhân và hiếu. Với trí huệ và giới hạnh thì hiếu có thể độ giúp cứu thoát được cha mẹ mình, cùng như nhân có thể độ giúp nhiều người thoát vòng mê lầm trở về với trí huệ.

 

Tôn Ngộ Không từng được Ngọc Hoàng phong cho chức Bật Mã Ôn ( quan coi ngựa trên thiên đình) sau bất mãn tự nhận là Tề Thiên Đại Thánh, là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tây Du Ký là nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong văn học Tàu. Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân, chiến binh có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Trong tiểu thuyết, ông là một con khỉ được sinh ra từ một hòn đá, thông qua luyện tập bởi một đạo sĩ Đạo giáo nên đã đạt những quyền năng phép thuật siêu nhiên. Sau khi nổi loạn ở Thiên Cung và bị Đức Phật giam cầm dưới một ngọn núi, ông được giải thoát và đi theo Đường Tăng, một nhà sư thời Đường, đi lấy kinh ở Tây Thiên (ám chỉ Ấn Độ thời đó).

 

Tôn Ngộ Không sở hữu sức mạnh phi thường; ông có thể nâng được một ngọn núi xấp xỉ 8 tấn một cách dễ dàng. Ông cũng cực kỳ nhanh, có thể đi được 13.468 dặm ngày nay, tức khoảng 21.675 km trong một lần cân đẩu vân. Ông biết 72 phép biến hoá, cho phép ông biến thành nhiều loài động vật và vật thể khác nhau; tuy nhiên, thỉnh thoảng gặp khó khăn ở phần đuôi. Tôn Ngộ Không là một chiến binh tinh thông võ nghệ, từng đánh bại những Thiên binh thần tướng giỏi trên Thiên Đình. Mỗi sợi lông của ông cũng sở hữu những đặc tính ma thuật, có khả năng biến thành những bản sao mình hoặc thành vũ khí, động vật và các vật thể khác. Ông biết chỉ huy gió, mưa, nước cùng các hiện tượng tự nhiên thông thường (bằng cách nhờ vả các vị thần điều khiển chúng). Ngoài ra, do từng bị nhốt trong lò luyện đan, nên ông cũng có khả năng gọi là "Hoả nhãn kim tinh", có thể nhìn thấu bản thể sinh vật đó, biết được yêu quái giả dạng.

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 76

 

“Đạo Phật ấy âm hao chẳng rõ

Mật Hằng Hà chăng chớ sắc không

Đạt Ma gậy lướt qua sông

Bảy mươi hai cảnh chùa Đông sãi đầy

 

Sư Tổ lê về Tây chiếc dép

Chúa Lương kia thúc ép thầy ôi!

Giang san gấm vóc mất rồi

Mục Liên chẳng rước mẹ ngồi tòa sen

 

Để chi nỗi thân hèn ngạ quỷ

Ngục tối tăm bi lụy bát cơm

Đâu cần than củi lò rơm

Lửa thiêu tam muội hạt cờm đắng cay

 

Đường Thiên trúc xưa nay cực khổ

Cứu vớt người tịnh độ chúng sinh

Nghe lời sãi dụ quên mình

A di mượn tiếng bất bình khoanh tay

 

Mày giả dạng ăn chay niệm Phật

Lường gạt người chiếm đất cướp vườn

Phong bì cửa hậu bôi trơn

Cường hào cấu kết chập chờn cà sa

 

Đầu cạo trọc bê tha sa đọa

Cúng vong linh hăm dọa nghiệp xưa

Oan gia trái chủ mẹo lừa

Chùa to tượng lớn đò đưa bạc tiền

 

Ba hồi trống lệnh truyền cấp tốc

Chân bị xiềng gậy gộc phang liền

Đánh cho tiệt thói quàng xiên

Đầu thai kiếp chó tịch biên gia tài

 

Bỗng lính bẩm thưa ngài quan lớn

Có hai tên lởn vởn cửa hang

Phán quan nhận diện hai chàng

Túi thơ gùi thuốc nhẹ nhàng thanh tao

 

Quan lớn phán Mộng, Bào hai họ

Hậu bối nên lấy đó răn mình

Cốt sao y thuật cho tinh

Học hành cẩn trọng sinh linh cậy nhờ

 

Chớ theo thói nhuốc nhơ thế tục

Tấm lòng thành hạnh phúc cứu người

Dối mình mười lạnh một phơi

Suy đi nghĩ lại đạo đời hanh thông

 

Vòng nhân quả rõ trông báo ứng

Năm tội đồ lạm dụng y khoa

Nhớ câu “thiện ác đáo đầu

Có vay có trả tránh đâu lưới trời

 

Quan lớn nói những lời tâm phúc

Cả hai chàng phủ phục lắng nghe

Mời trà căn dặn mọi bề

Rồi sai quân lính đưa về cửa hang

 

Bên cạnh hang ngỡ ngàng thần miếu

Cảnh thâm u tơ liễu vắng hoe

Trên thềm cỏ mọc le te

Tùng cao bách rộng tàn che um tùm.“

 

 

 

 

Bồ-Đề-Đạt-Ma dịch nghĩa là Giác Pháp . Ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật. Theo truyền thuyết của Tàu, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung nguyên.

 

Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau, tại Trung Quốc tồn tại 2 truyền thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kẻ rằng Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư.

 

 

Bồ-đề-đạt-ma là đệ tử và truyền nhân của Tổ thứ 27, Bát-nhã-đa-la và là thầy của Huệ Khả, Nhị tổ Thiền Trung nguyên. Sự tích truyền pháp của Bát-nhã-đa-la cho Bồ-đề-đạt-ma được truyền lại như sau:

 

Tổ hỏi:

- "Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?"

Bồ-đề-đạt-ma đáp:

-"Vô sinh vô sắc".

Tổ hỏi tiếp:

"Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?"

Bồ-đề-đạt-ma đáp:

-"Phật pháp vĩ đại nhất".

 

Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung nguyên . Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.

 

Tư liệu về cuộc đời của Bồ-đề-đạt-ma là một vương tử Nam Ấn Độ không rõ ràng. Có truyền thuyết cho rằng sư phụ của Bồ-đề-đạt-ma là Bát-nhã-đa-la từng dặn sư hãy đợi 60 năm sau khi mình chết mới được đi Trung Quốc. Như thế Bồ-đề-đạt-ma phải cao tuổi lắm lúc đến Trung Quốc. Theo tài liệu khác thì Bồ-đề-đạt-ma đến Trung Quốc lúc 60 tuổi. Cả hai thuyết này không phù hợp với cuộc đời Sư, từ 470-543, là ngày tháng được phần lớn nguồn tài liệu công nhận. Sau khi đến, sư nhận lời mời của Vũ Đế đi Nam Kinh. Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:

 

  Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp. Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ:

- "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?"

Đạt Ma đáp:

"Không có công đức."

 - "Tại sao không công đức."

 - "Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật."

 - "Vậy công đức chân thật là gì?"

 Sư đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được."

 

Vua lại hỏi:

-"Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?"

- "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh."

- "Ai đang đối diện với trẫm đây?"

- "Tôi không biết."

 

Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội được. Cuộc gặp với Lương Vũ Đế cho Bồ-đề-đạt-ma thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung nguyên. Sau đó theo truyền thuyết nhà sư vượt sông Dương Tử bằng một chiếc gậy về sau trở thành một đề tài của hội họa Thiền, đến chùa Thiếu Lâm ở Bắc nước Tàu. Người ta không biết rõ sư mất tại đó hay rời Thiếu Lâm sau khi truyền tâm ấn cho Huệ Khả. Theo một truyền thuyết thì Bồ-đề-đạt-ma về lại Ấn Độ sau chín năm lưu lại China.

 

Sư có ý muốn hồi hương, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".

Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của tôi, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự."

 Sư đáp: "Ông được lớp da của tôi rồi."

 

Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của tôi như cái mừng vui thấy nước Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa."

 Sư nói: "Bà được phần thịt của tôi rồi."

 

Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của tôi là không một pháp nào khả được."

Sư đáp: "Ông được bộ xương của tôi rồi."

 

Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. sư bảo: "Ngươi đã được phần tuỷ của ta."

Rồi ngó Huệ Khả, sư nói tiếp: "Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết."

 Huệ Khả bạch: "Thỉnh sư chỉ bảo cho."

 

Sư nói: "Trong, truyền pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta:"

 

“Ngô bản lai tư thổ

 Truyền pháp cứu mê tình.

  Nhất hoa khai ngũ diệp

  Kết quả tự nhiên thành.

 

               

 

  Ta đến đây với nguyện,

  Truyền pháp cứu người mê.

  Một hoa nở năm cánh,

  Nụ trái trổ ê hề.“

 

 Sư lại nói thêm: "Ta có bộ kinh Lăng Già bốn cuốn, nay cũng giao luôn cho ngươi, đó là đường vào tâm giới, giúp chúng sanh mở được cửa kho tri kiến của Phật. Ta từ Nam Ấn sang đến phương Đông này, thấy Xích Huyện Thần Châu có đại thừa khí tượng, cho nên vượt qua nhiều nơi, vì pháp tìm người. Nhưng bao nhiêu cuộc gặp gỡ không làm ta mất lòng, bất đắc dĩ phải ừ hử vậy thôi. Nay được ngươi để truyền thọ y pháp, ý ta đã toại!"

 

Theo một thuyết khác thì Bồ-đề-đạt-ma sống đến 150 tuổi, cuối cùng bị đầu độc và được an táng ở Hồ Nam. Sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Bồ-đề-đạt-ma trên núi Hùng Nhĩ. Bồ-đề-đạt-ma, tay cầm một chiếc dép, cho biết mình trên đường về Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Vì tích này, tranh tượng của Bồ-đề-đạt-ma hay được vẽ vai vác gậy mang một chiếc dép.

 

Bồ-đề-đạt-ma truyền phép thiền định mang truyền thống Đại thừa Ấn Độ, đặc biệt sư chú trọng đến bộ Nhập Lăng-già kinh (sa. laṅkāvatāra-sūtra). Tuy nhiên, Thiền tông Trung Nguyên chỉ thành hình thật sự với Huệ Năng, Tổ thứ sáu, kết hợp giữa thiền. Ấn Độ và truyền thống đạo Lão, được xem là một trường phái đặc biệt "nằm ngoài giáo pháp nguyên thuỷ". Thiền tông Trung Quốc phát triển rực rỡ kể từ đời nhà Đường.

 

Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Bồ-đề-đạt-ma có thể từng đến Việt Nam (Giao Châu) cuối đời nhà Tống cùng với một vị sư Ấn Độ tên là Pháp Thiên .

Võ thuật

 

Bồ đề đạt ma được coi là tổ sư, người sáng lập phái võ Thiếu Lâm. Môn võ này có nguồn gốc từ môn võ thuật cổ truyền của Ấn Độ là võ Kalaripayat, mà Bồ-đề-đạt-ma là một võ sư của môn võ này.

 

20.5.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét