Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 77
“Cả hai ngã cố khum mình lại
Vạch lá cây ngần ngại chui vào
Châu liêm ba bức khi nào
Rồng leo cột vẽ rì rào vách tô
Tòa sen nở tựa hồ ánh sáng
Nhũ đá phô tỏ rạng sân chầu
Rêu phong tí tách mưa thâu
Suối nguồn róc rách mấy câu chữ đề
Nguyên Chi Từ dãi dề y quán
Quan trạng ngồi bạo dạn thầm thì
Khôi ngô tướng mạo uy nghi
Cân đai mũ áo đền nghì gió trăng
Nơi hẻo lánh tuyết hằng phong nguyệt
Cỏ chen cây da diết bướm hoa
Mênh mông thảo dược chan hòa
Hai chàng quỳ lạy trước tòa miếu hoang
Xin phù hộ mọi đàng y thuật
Cứu giúp đời thành thật tấm lòng
Giàu nghèo chi quản long đong
Trở ra rừng rậm cầu mong bóng người
Thần báo mộng bao lời căn dặn
Nhớ không quên sán lạn tương lai
Chim kêu vượn hú vang tai
Đào nguyên hun hút đường dài mênh mông
Bốn mắt nhìn phập phồng lơ láo
Bỗng thấy đâu ông lão bạc đầu
Gậy lê lững thững bên cầu
Cười khà hai chú đi đâu lối này?
Ngư, tiều vội chắp tay kính cẩn
Hai chúng tôi lẩn quẩn nơi đây
Vòng vèo thất thểu bấy chầy
Rừng sâu đá cứng chất đầy cỏ gai
Thôi theo lão chỉ vài mươi dặm
Xóm chẳng xa mấy đám ruộng cày
Vườn dâu cây trái vui vày
Chó tru gà gáy bạn bày cùng nhau
Đãi cơm rượu trước sau kể hết
Thuở Đại Đường thống thiết xiết bao
Nơi này gọi làng Thanh Cao
Từ năm chạy giặc Hoàng Sào tới đây
Ông Cung Tử dạn dầy tửng trải
Bảy chục năm chẳng ngại rừng sâu
Giặc Liêu xâm chiếm U Châu
Vân Lâm lập miếu bể dâu đoạn trường
Nơi hang núi khói hương thờ cúng
Thật anh linh cung phụng bốn mùa
Ứng điềm mộng sự đêm qua
Chân cầu đợi sẵn nhạt nhòa tuyết sương
Hai thày cũng hỏi đường đúng lúc
Thật là may phúc đức cho làng
Ốm đau cần có thuốc thang
Đông di thảo dược sẵn sàng có ngay.“
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 78
Cả hai ngã như ngây thảng thốt
Mới giật mình kể tuốt một hồi
Ngậm ngùi than thở đầu đuôi
Miếu thần mơ thấy nợ đời trả vay
Đạo y vẫn xưa nay công tội
Họa diệt môn lạc lối âm hồn
Các thầy lo lắng bồn chồn
Vực sâu thăm thẳm biển cồn sóng dâng
Thầy địa lý bâng khuâng tư lự
Cũng bần thần do dự hành nghề
Thanh Ô đã có sách đề
Sông ngòi đất bãi sơn khê tận cùng
Nhìn sai hướng rợn rùng hủy diệt
Phong thủy lầm thảm thiết oan khiên
Tránh sao quả báo tương triền
Nghề nào nghiệp ấy bách niên oán hờn
Cõi nhân gian gặp cơn suy thịnh
Chỉ mong thầy suy tính trước sau
Ai hay phúc lợi chèn nhau
Điềm trời báo ứng mau mau tỏ tường
Kỳ Nhân Sư vẫn thường khuyên bảo
Cổ chí kim thông thạo tri hành
Thấy người sắp chết sao đành
Lương y từ mẫu tiếng lành đồn xa
Mới nán lại dần dà thăm hỏi
Chữa vài người bệnh khỏi trong làng
Rưng rưng ngấn lệ đôi hàng
Cầm tay lão trường hai chàng ra đi
Mùa nắng hạ thầm thì mai trúc
Phủ Công Minh thúc giục lên đường
Xông pha cát bụi dặm trường
U Châu sầu não phố phường là đây
Vào trong quán gặp bầy lính tráng
Giải một người tội trạng ra sao
Hỏi ra là ngã thuốc cao
Việc chi đến nỗi xiềng vào cổ chân?
Thích kim ấn sát nhân trọng án
Biển bắc đày không hạn trở về
Chung thân rên rỉ não nề
Thói quen sinh nghiệp tử nghề nấu cao
Rừng củ đọt tào lao chế biến
Thuốc bán rao “vận kiển thời quai”
Chẳng ngờ thuốc độc giết ai
Chứng phong uống phải tuyền đài thất kinh
Ngư, Tiều nghe giật mình nhớ lại
Miếu trạng nguyên quan ải cách xa
Minh Công phủ lại dẫn ra
U minh hai chữ sa đà lang băm
Tội đáng chết băm vằm thân xác
Nho không thông thuốc sắc lem nhem
Nhẫn tâm khóa cửa buông rèm
“Mân“ coi ra “kiển“ “lỗ” nhèm ra “ngư“
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 79
Hoặc dở sách y thư sằng bậy
Luận quàng xiên vơ lấy bạc tiền
Huyênh hoang giấy lộn địa biên
Vịt vờ phương hướng đảo điên cầu tài
Lắm đứa vốn sơ sài nghề nghiệp
Chẳng biết gì dậu liếp phên thưa
Màn the quen thói lọc lừa
Lưới che mắt thánh đò đưa điếm đàng
Gỉa làm bộ vênh vang kiêu ngạo
Đàn hủ nho lếu láo chê khen
Lộn sòng đổi trắng thay đen
Đầu dê thịt chó nhỏ nhen hẹp hòi
Thích bả lả ăn chơi xả láng
Bệnh hiểm nghèo đểu cáng kê đơn
Ếch ngồi ngồi đáy giếng lên cơn
Vòm trời thăm thẳm thờn bơn méo mồm
Bầy cóc nhái chồm hôm bàn độc
Hội kinh doanh bán thuốc hại người
Người thành chuột bạch trò cười
Nghìn thu bia đá miệng đời tanh tao
Mộng Thế Triền cùng Bào Tử Phược
Giữ đạo nhà theo bước thày ta
Thuyền câu chở nặng một khoa
Tiểu nhi chẩn bệnh chính tà phân minh
Vung cán búa các kinh mạch hiểu
Dựng quán y đạo hiệu Minh Châu
Vợ con làng xóm nguyện cầu
Ngư, Tiều cải nghiệp công hầu ích chi
Dù có chỗ bất tri y lý
Tới Đan Kỳ lãnh ý Tôn sư
Chân truyền bí quyết thiên tư
Phụ khoa dư sức y thư bệnh lành
Giỏi nhi khoa sáng danh Tử Phược
Bạn đồng môn dẫn bước đường cho
Thế Triền sớm tối chăm lo
Đàn bà chữa chạy đạo nho hết lời
Chuyện ly kỳ ai ơi đã đọc
Bệnh thế gian hiểm hóc khó lường
Ngư, Tiều vấn đáp tỏ tường
Sáng soi hậu thế tình thương nhân loài
Bệnh hậu sản bi ai thảm thiết
Kể từ nay đã triệt được rồi
Trái tim nhịp đập bồi hồi
Hương lài phảng phất núi đồi bướm hoa
Mộng phu nhân nhạt nhòa ngấn lệ
Lại thụ thai con trẻ chào đời
Thong dong túi thuốc thảnh thơi
Cứu nhân độ thế muôn người nhớ ơn!
Xin hết truyện giận hờn bịn rịn
Bạn đời ơi bảy chín bài thơ
Sông Hương sóng vỗ đôi bờ
Nhịp cầu thân ái ngẩn ngơ ái tình!
*Nguyên tác thơ lục bát: “Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp“
Cả 3 bài thơ này là phần kết thúc có hậu của tập thơ song thất lục bát dài của tôi kể về cuộc đời hai chàng nho sĩ Mộng Thế Triền và Bào Tử Phược, vì sống trong cảnh nước mất nhà tan, đường công danh thi cử lận đận nên buộc phải làm nghề kiếm củi và chài lưới để nuôi gia đình. Mộng Thế Triền gọi là Tiều Phu còn Bào Tử Phược là Ngư Phủ. Gia cảnh hai người đều gặp nhiều tai ương, Triền thì mấy đời vợ đều mắc bệnh hậu sản sau khi sinh đẻ và qua đời, còn bà vợ cuối cùng cũng ốm đau quặt quẹo là lý do để chàng trở thành thày thuốc phụ khoa chuyên chữa trị bệnh đàn bà, còn Bào Tử Phược sinh ra lắm con nhưng phần lớn đều bị bệnh chết sớm là lý do để chàng trở thành thày thuốc nhi khoa. Tuy cả hai đều không có may mắn gặp mặt vị Tôn sư lão luyện y thuật là Kỳ Nhân Sư nhưng lại được hai thày thuốc giỏi cũng coi như bạn đồng môn học chữ nho ngày xưa là Châu Đạo Dẫn và Đường Nhập Môn truyền nghề cho y cho.
Vì tình cảnh đất U Châu, Yên Châu bị chia cắt và đặt dưới sự đô hộ của ngoại bang, nên cả hai người đều muốn đi tìm thầy học thuốc. Họ đều có ý định đi tìm Nhân Sư là một thầy thuốc rất giỏi và cũng là người đất U, Yên đi ẩn cư. Mộng Thê Triền và Bảo Tử Phược là hai người bạn cũ, bị hoàn cảnh loạn ly mà xa cách nhau từ lâu, gặp lại nhau trên đường đi tìm Nhân Sư. Đạo Dẫn và Nhập Môn là những người đã biết chỗ ở của Nhân Sư. Vì họ đã đều biết thuốc, nên trên đường đi Ngư, Tiều hỏi chuyện về y học rất nhiều. Đạo Dẫn và Nhập Môn lần lượt trả lời những câu hỏi của Ngư, Tiều và giải thích một cách rõ ràng nhiều điểm về lý luận y học cơ bản, kèm theo ca, phú mà phần chính lấy ở y học nhập môn ra.
Giữa đường, Châu Đạo Dẫn tìm đường đi luyện đan (tu Tiên), còn Ngư, Tiều thì theo Đường Nhập Môn tiếp tục đi đến Đan Kỳ để tìm Kỳ Nhân Sư, Nhưng khi đến nơi thì Nhân Sư đang bị bệnh và lánh ở Thiên Thai, song họ được gặp lại Châu Đạo Dẫn ở đây. Hỏi ra mới biết là Kỳ Nhân Sư không phải là bị bệnh thật mà là vì vua Liêu nghe tiếng cho sứ đến mời Nhân Sư vào làm Ngự Y, nhưng Nhân Sư không muốn làm tôi kẻ thù nên đã xông hai mắt cho mù, rồi lánh về ở Thiên Thai và lưu học trò là Đạo Dẫn ở lại Đạo Kỳ để từ chối với sứ Tây Liêu.
Ngư, Tiều không được gặp Nhân Sư và cũng không ở lại để đợi Nhân Sư trở về. Nhưng Nhân Sư đã để lại hai bài dạy phép dùng thuốc (một bài luận về tiêu bản, một bài nói về phép chữa tạp bệnh). Ngư, Tiều lãnh hai bài đó rồi trở về. Sau khi từ biệt Đạo Dẫn và Nhập Môn; Ngư, Tiều dự định sẽ bỏ nghề cũ để đi làm nghề y. Đêm đi lạc đường trong rừng, vào ngủ ở một cái miếu trong hang, nằm mê mộng thấy xử án các thầy thuốc: Thầy châm cứu chữa xằng; Thầy pháp, thầy chùa gieo rắc mê tín dị đoan vân vân và vân vân…
Khi tỉnh ra Ngư, Tiều mới biết đó là những lời răn, nên khi về nhà, cả hai người đều ra công học thuốc cho thật giỏi, thấu đáo, rồi chuyên mỗi người một khoa. Ngư chữa bệnh nhi khoa, Tiều chữa bệnh phụ khoa. Họ đều trở nên những thầy thuốc lành nghề và chân chính. Tôi đã để cho vợ Mộng Thế Triền mang thai là cũng muốn học theo cụ Nguyễn Du trong đoạn tái hồi Kim Trọng, không muốn để nàng Kiều tự vẫn chết oan uổng ở sông Tiền Đường.
Phải nói rằng từ thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam ta truyện thơ bằng chữ Nôm rất phát triển. Vì do chế độ phong kiến cai trị hà khắc và các nhà nho rất dị ứng với các văn sĩ khoáng đạt thơ ca tài tử chuyên miêu tả về ái tình, các cụ cho là dâm thư, lên án phê phán thiên lệch thiển cận, nên có nhiều tác phẩm rất hay lại khuyết danh. Tôi đang chuẩn bị cho ra đời tập thơ truyện tình mới cảm xúc từ truyện thơ lục bát: “ Truyện Phan Trần“ thành Truyện thơ song thất lục bát. Tôi đang suy nghĩ nên đặt tên tác phẩm là gì cho thích hợp?
Có câu ca dao rằng:“ Đàn ông chớ đọc Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều“
Chuyện thơ về đông y thảo dược tưởng như bị lãng quên trong dòng thơ ca Việt Nam. Cụ Nguyễn Đình Chiểu viết bằng lối thơ lục bát nặng chất miệt vườn Nam bộ. Theo tôi hiện nay chỉ có hội văn học quê hương Cụ là còn trân trọng những sáng tạo văn hóa, di sản tinh thần của quê hương mà đăng lên mạng, lại may mắn lọt vào đôi mắt Lu Hà, mà được tái tạo sống dậy bằng thể thơ song thất lục bát. Tôi đã lược bỏ những đoạn chi tiết rườm rà trong thơ lục bát, cố gắng viết cho vần điệu trau chuốt sang thơ song thất lục bát, phải hơn 2 tháng dài dòng dã mới xong tập thơ này. May mắn thay lại được Thu Hà kịp thời diễn ngâm rất phù hợp với hoàn cảnh thời sự bệnh tật hiện nay, dịch cúm Corona đang hoành hành đày đọa làm khổ nhiều người. Gọi là ôn cố tri tân, chuyện cũ chuyện mới chẳng khác gì nhau. Ý nghĩa của tập thơ rất đáng được để mọi người có lương tri trí tuệ suy nghĩ. Rất trân trọng cám ơn nghệ sĩ Thu Hà. Công bằng mà nói viết theo thể lục bát như Cụ Nguyễn Đình Chiểu không thể diễn ngâm được, may ra chỉ có thể đọc như Truyện Lục Vân Tiên mà các má, các lão ông miền Nam rất thích đọc theo lối kể chuyên, có ca dao là:
“Vân Tiên, rồi lại Vân Tiên
Cho tôi đồng tiền, tôi kể Vân Tiên.“
Nghe Thu Hà lúc diễn đọc lúc ngâm nga diến tấu thơ song thất lục bát, thật là thú vị. Gọi là đôi dòng bình luận tâm sự chân tình của tôi trên Facebook.
Thời gian này Lu Hà tôi, đang sáng tác tiếp tập thơ song thất lục bát tên là Thiên Thu Tình mộng của một tác giả khuyết danh. Truyện Phan Trần cũng bằng thể thơ lục bát. Tập thơ tình lục bát này khá điêu luyện sau Truyện Kiều của Nguyễn Du mà sao không thấy ai ngâm nga Truyện Phan Trần nhỉ? Hồng Vân một giọng Huế rất mùi mẫn mê ly ngâm trọn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thu Hà cũng ngâm trọn bộ tập Tài Mệnh Tương Đố của Lu Hà, nhưng bọn xấu bụng tiểu nhân hèn mọn bất tài đểu giả nó lăn xả vào tân công hay nó dụ dỗ thế nào mà Youtube xóa mất tiêu tất cả. Sao chúng nó không hằn học với Hồng Vân ngâm Kiều mà lại hằn học với Thu Hà ngâm Tài Mệnh Tương Đố? Hồng Vân ngâm có tiền, có lương tháng, có nhận cátxê (thù lao) đầy chặt bị. Còn Thu Hà ngâm miễn phí chẳng ai chi cho một xu rỉ cachet nào dính túi mà cũng bị đánh phá dã man , thật là bất công, bất nhân vô cùng. Song thất lục bát của tôi cũng kể về cuộc đời cô Kiều nhưng tình thương của tôi dành cho nàng Kiều có khác với Nguyễn Du. Dưới con mắt cuả tôi Hoạn Thư không đáng ghét, có chỗ lại thấy đáng yêu. Thật tiếc trên Youtube mất tiêu Tài Mệnh Tương Đố, Trung Hiếu Nghĩa Hiệp cũng tả về cuộc đời chàng Lục Vân Tiên bẳng thơ song thất lục bát vân vân và vân vân ....
Lần đầu tiên trong cuộc đời làm thơ của Lu Hà tôi và có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử 4 hay 5 ngàn năm của dân tộc Việt Nam một truyện thơ viết về y thuật lại được diễn ngâm. Cái ý nghĩa thời sự nóng hổi câu chuyện về nghề thuốc lương y và độc y lại sảy ra trước mắt một cách cụ thể, đắng cay chua chát vô cùng. Mạng sống của chính mình còn coi thường rẻ rúng không đáng nghe đáng quan tâm thì thử hỏi con người là cái thứ chi? Cám ơn Thu Hà đã có tấm lòng không chỉ với người Việt Nam mà còn cả với toàn thể nhân loại.
24.5.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét