Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 226

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 71

 

“Trở tay biến phép y bất lực

Nhiệt lạ thường tới mức thân hàn

Khi hư lúc thực mê man

Nóng lâu nhức nhối lấn tràn đậu lên

 

Mọc vẩy kết vội nên thanh giải

Thần công càng trở ngại hãm thông

Lộc nhung khí huyết chẳng đồng

Khí hư hôi bạch chất chồng thiên kim

 

Huyết hư tử hắc chìm khó thấy

Lại có nhiều hoa trái khác tên

Ai từng trị đậu mà quên

Bất tuân gia giảm khùng điên tầm phào

 

Mày lại ỷ sẵn dao cầu cắt

Thuốc bốc bừa mưu sát hại người

Cha con nghiệp ác hai đời

Âm hồn đòi mạng gậy roi phang đầu

 

Quan đập bàn bay đâu lão Cứu

Bó kim châm còn dấu được sao?

Một đoàn nhân chứng xôn xao

Hắn châm sai huyệt lẽ nào bỏ qua

 

Đã nhiều năm xuê xoa xằng bậy

Chọc linh tinh buốt tấy làn da

Tật tàn què quặt rên la

Trẻ già trai gái kêu ca công đường

 

Sách châm cứu Minh Đường hình vẽ

Mười hai kinh huyệt sẽ điểm đầu

Phép châm phép cứu nhiệm mầu

Bổ hư tả thực nông sâu có chừng

 

Chẳng thông thuộc lạc rừng phá lối

Đau ở đâu tội lỗi gây ra

Châm vào máu chảy loang da

Cứu thì nát thịt thẹo chà toàn thân

 

Châm cứu đểu vô luân cục xúc

Chẳng khác chi tù ngục khảo tra

Cấp kinh chứng vốn cấm la

Dám đem ngải hỏa khói tà phong bay

 

Chứng ung phải bảy ngày ngoại trị

Lại còn đem ngải vị độc vầy

Đốt thêm lửa nóng tại mày

Thầy nào dạy láo hại bầy sinh linh?

 

Dám cả gan phép hình tự lập

Lừa lọc tiền vồ vập ăn chơi

Ngang nhiên chẳng sợ lưới trời

Khinh thường phép nước hại người hiền lương

 

Lệnh truyền xuống kỷ cương nghiêm trị

Vồ nọc căng thần trí thất kinh

Cứu kêu con học thầy Đinh

Ba năm ráng sức đợ mình trả công

 

Phép thầy dạy vốn không hình vẽ

Đồ Minh Đường rành rẽ gì đâu?

Thật tình nghe thấy lần đầu

Vợ con nheo nhóc dãi dầu nắng mưa.“

 

 

Châm cứu là thủ thuật chèn và thao tác kim hình chỉ vào một điểm cụ thể trên cơ thể để giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị.

 

Y học phương Tây chưa tìm ra đầy đủ bằng chứng xác nhận tác dụng của châm cứu và các dụng cụ châm cứu không được khử trùng có thể lây nhiễm mầm bệnh. Châm cứu được xem là giả khoa học vì các lý thuyết của nó không dựa trên khoa học

 

Châm cứu là một từ Hán-Việt. Châm có nghĩa cái kim, động từ có nghĩa là dùng vật nhọn (như kim, que nhọn...) đâm vào hoặc kích thích vào huyệt. Cứu có nghĩa là dùng nhiệt (hơi nóng) tác động lên huyệt.

Thời thượng cổ người ta dùng đá mài nhọn để làm kim châm. Sau đó cùng với sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật, vật liệu làm kim không ngừng thay đổi, từ kim bằng đá mài đến kim đồng, kim sắt, kim vàng, kim bạc và ngày nay là kim bằng thép không gỉ và kim loại dài.

 

Có nhiều loại kim châm khác nhau. Nhưng ngày nay trong châm cứu ta thường dùng năm loại kim chính gồm:

 

  - Kim nhỏ: (hào châm). Hình dáng giống hào châm cổ, nhưng kích thước hơi khác, có nhiều loại dài ngắn khác nhau (từ 1 tấc đến 3 tấc). Dùng nhiều nhất trong châm cứu.

  - Kim dài: (trường châm). Hình dáng giống như trường châm cổ, nhưng ngắn hơn một chút. Thường dùng để châm huyệt Hoàn khiêu, nên quen gọi là kim Hoàn khiêu.

  - Kim ba cạnh: tương tự phong châm hồi xưa, kim có 3 cạnh sắc. Dùng để châm nông vào da cho chảy máu.

  -Kim cài loa tai: là loại kim mới. Dùng để găm vào da và lưu lâu ở hoa tai.

  Kim hoa mai: cũng là loại kim mới. Dùng để gõ lên mặt da

 

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 72

 

“Vì túng quẫn chữa bừa thiên hạ

Châm tò mò trí trá biết chi

Mèo đồng gà mả chim di

Cờ đen bướm trắng tỉ ti rối bời

 

Con liều mạng thử chơi mấy chuyến

Rồi quen ăn tính chuyện lâu dài

Đau đâu chọc đó cứu hoài

Lợn lành thành tật tuyền đài tiễn đưa

 

May rủi cứ say xưa bốc ẩu

Phán quan đồ hậu đậu vô luân

Thuốc mày học lỏm mấy lần

Oan gia trái chủ sát nhân làm tiền

 

Bởi dân chúng triền miên nghèo khó

Lang băm vườn mượn cớ hành nghề

Đua nhau lạc nẻo u mê

Thân tàn ma dại sơn khê não nùng

 

Qủy thần cũng hãi hùng tang tóc

Bất kể ai thảm khốc giàu nghèo

Đời như chiếc lá bay vèo

Hồn ma thất thểu còng queo xác người

 

Thà buôn bán vốn lời nặng lãi

Ít oán thù tổn hại căm hờn

Còn ngươi thày thuốc kê đơn

Bốc từng thang độc thờn bơn méo mồm

 

Bệnh kiết lỵ chồm hôm chổng tĩ

Ngươi châm bừa mụ mị người ta

Sặc mùi ngải cứu máu ra

Há mồm miệng cá hồn ma thăng hà

 

Thày thuốc đểu gian tà hiểm ác

Quân bay đâu nọc xác nó ra

Kim châm lửa đốt nát da

Vạc dầu giãy giụa kêu la thét gào

 

Kế tiếp lão Tam sao hỏi tội

Thuốc bắc còn trộn với thuốc nam

Lem nhem chữ nghiã tối tăm

Nửa nam nửa bắc lam nham hai phần

 

Xưa bản thảo chân nhân đi trước

Có hơn nghìn vị thuốc rõ biên

Trải bao kinh nghiệm thánh hiền

In thành kinh sách rộng truyền y khoa

 

Sách Bổ di hiệp hòa thêm nữa

Thiếu gì phương chạy chữa bệnh nhân

Nay ngươi nam bắc cù lần

Cầu dao lếu láo sát nhân hại đời

 

Kẻ tục y học đòi nếm thuốc

Dám so bì cá cược mạng người

Lang băm để lại tiếng cười

Nghìn năm bia đá miệng đời mỉa mai

 

Hốt gạo lứt mấy ai tre đọt

Đoan ngọ kia lá lót trị gì?

Bắc nam lẫn lộn loạn bì

Gây bao điều tiếng thị phi oán hờn.“

 

Có rất nhiều người đã từng dùng thuốc Bắc hoặc thuốc Nam nhưng không phải ai cũng biết tại sao lại gọi tên như vậy. Và sự khác nhau giữa thuốc Bắc và thuốc Nam như thế nào?

Thuốc Bắc là gì? Thuốc Bắc là cách gọi từ xưa của người dân Việt Nam ta đối với các loại thuốc sử dụng trong đông y của China ( Tàu). Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với các loại cây thuốc trồng trong nước ( thuốc Nam) theo y học cổ truyền Việt Nam.

 

Thuốc Bắc thường được bào chế theo cách phơi khô, sấy.

Kê thuốc Bắc:

 

Khi chuẩn đoán bệnh, các thầy thuốc thường chuẩn đoán bằng bắt mạch hoặc nhìn sắc thái mặt để chuẩn đoán. Sau khi chuẩn đoán xong thầy thuốc thường kê nhiều loại thuốc Bắc phối hợp với nhau theo một phương thức và tỷ lệ nhất định vào trong một đơn vị gọi là thang thuốc.

 

Thuốc Nam là gì? Thuốc Nam là chỉ những loại thuốc, thảo dược xuất phát từ trong nước hay còn gọi là thuốc ta để phần biệt với loại thuốc có nguồn gốc từ Tàu ( thuốc Bắc). Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông với câu nói nổi tiếng”Nam dược trị Nam nhân” – thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam.

 

Cũng giống như thuốc Bắc, thuốc Nam cũng được bào chế bằng cách phơi khô, sấy. Đặc tính của thuốc Nam là từ những cây trồng bản đia rất quen thuộc với người Việt Nam.

Làm thế nào để phân biệt được thuốc Nam và thuốc Bắc?

 

Hầu hết các loại thuốc này đều được làm từ thảo mộc và nhìn qua thì rất khó phân biệt được? Với người bình thường không thể phân biệt được, chính vì vậy hãy chọn nhưng cơ sở uy tín để khám và bốc thuốc.

Vì Thuốc Bắc đắt hơn thuốc Nam nên thuốc Bắc tốt hơn thuốc Nam ?

 

16.5.2020 Lu Hà

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét