Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 222

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 63

 

“Đơì chiến quốc tranh tài vương bá

Danh chẳng sờn sắt đá kinh luân

Như ông Qủy Cốc ẩn thân

Học trò tuấn kiệt non gần đỉnh xa“

 

Quỷ Cốc Tử là nhân vật trong lịch sử cổ đại China (Tàu). Họ tên không rõ ràng con người ông được người đời sau hư cấu nên mang tính huyền bí, theo sách Đông Chu liệt quốc tên ông là Vương Hủ người đời Tấn Bình công, là bạn thân của Tôn Tử và Mặc Tử. Quỷ Cốc Tử còn có một tên khác nữa là Vương Thiền nên ông có có hiệu là Vương Thiền lão tổ. Quỷ Cốc Tử là một nhà tư tưởng, nhà truyền giáo, có rất nhiều học trò theo học, trong số đó có nhiều người trở nên nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bốn học trò được nổi tiếng hay được nhắc đến là Tôn Tẫn người nước Tề, Bàng Quyên và Trương Nghi người nước Ngụy, Tô Tần người Lạc Dương thuộc kinh đô nhà Chu. Ngoài ra ông còn có hai học trò nổi tiếng khác là Lã Bất Vi (theo Tây Hán diễn nghĩa) và Địch Thanh (theo Vạn Hoa lâu diễn nghĩa).

 

Theo các sách sử và truyền thuyết, ông là người thông thạo pháp thuật, kiến thức sâu rộng, sau khi về ở ẩn, ông sống trong một hang núi gọi là Quỷ Cốc (hang quỷ), bởi chỗ đó núi cao, rừng rậm, âm khí nặng nề, không phải chỗ cho người thường ở. Tên Quỷ Cốc Tử do ông tự đặt ra cho mình. Người đời thường gọi ông là Quỷ Cốc tiên sinh. Ông đã đắc đạo thành tiên do biết thuật tu tiên và được coi là ông tổ của các thuật tướng số, bói toán, phong thuỷ...

 

 

“Núi Thương Sơn bao la hùng vĩ

Bốn lão phu an trí tuổi già

Công danh chi nữa đá bia

Nào ai ràng buộc bên rìa tử sinh“

 

 Núi Thương Sơn còn gọi là Ngũ Đài sơn, hay là Thanh Lương sơn, nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, địa cấp thị Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc. Núi này là nơi có nhiều chùa chiền, tự viện quan trọng nhất Trung Quốc. Khu di sản văn hóa Ngũ Đài sơn bao gồm 53 chùa, được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO .

 

Mỗi một trong số 4 núi (Ngũ Đài sơn, Nga Mi Sơn, Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn) đều được coi là nơi ở hay nơi tu luyện của một trong số bốn vị bồ tát là Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng và Quan Thế Âm.

 

Ngũ Đài sơn gắn liền với Văn Thù bồ tát. Ngũ Đài sơn cũng có quan hệ lâu dài với Phật giáo Tây Tạng.

 

Ngũ Đài sơn ngày nay còn nổi tiếng nhờ "Trưởng lão Hư Vân". Để báo hiếu công ơn dưỡng dục sinh thành, ông đã phát nguyện đến bái Ngũ Đài sơn, suốt 3 năm đi bộ, cứ đi 3 bước, lạy trời đất 1 lạy, mới đến được Ngũ Đài sơn. Sau khi toại nguyện, suốt 10 năm tiếp theo, ông đi tầm sư học đạo qua các vùng Tây Tạng, Thái Lan, Ấn Độ,.. rồi mới qua về cố quốc.

 

 

“Thú cày câu mặc tình lộc Hán

Nghiêm, Châu cùng lánh nạn công hầu

Tiên sinh Ngũ Liễu dãi dầu

Gặp cơn Tấn loạn mái đầu bạc phơ“

 

Đào tể tướng hững hờ phú quý

Tướng sơn trung quy lụy phiền ai

Chúa Lương khuất lễ vật nài

Mới ra giúp sức trổ tài công huân“

 

Bên cạnh các danh sĩ nổi tiếng gọi là sĩ bất khả nhục tôi trung không thờ hai chúa như hai ông Nghiêm, Châu đời Hán, Ngũ Liễu đời Tấn phải kể đến một danh y nổi tiếng, gọi là tể tướng trong núi tên là Đào Hoằng Cảnh.

 

Đào Hoằng Cảnh, tự Thông Minh, hiu Hoa Dương Ẩn Cư, người Đơn Dương, Mạt Lăng (nay là Giang Tô, Nam Kinh). Ông là nhà y dược học trứ danh của thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, người thứ nhất chỉnh lý hệ thống bản thảo học của y học sử Tàu.

 

Thông minh hiếu học từ nhỏ, lên 4 lên 5, đã bắt đầu lấy cọng lau làm bút vẽ trên tro; lên 10 tuổi đọc ‘Thần tiên truyện’ của Cát Hồng, phịu ảnh hưởng rất nhiều của ông này. Sau khi nhà Nam Tề thành lập, ông vào triều làm chức Thị độc cho các vua, được vua quan ưa chuộng. Năm Vĩnh Minh thứ 10 , ông từ chúc về ở ẩn nơi núi Mao Sơn, huyện Câu Dung, Đơn Dương (nay là Giang Tô), chuyên lo luyện đơn và trừ tà thuật, cặm cụi suốt 40 năm. Trong thời gian này, triều đình lần lượt mời ông ra làm quan, ông đều không nhận. Nhưng vì học vấn của ông uyên bác, mối quan hệ của ông với hoàng thất, vương tôn rất mật thiết, cho nên mỗi khi quốc gia có việc lớn đều đến hỏi ý kiến ông. Vì vậy người đương thời gọi ông là Tể tướng ở trong núi’ (Sơn trung tể tướng). Ông học rộng, nhiều tài, ngoài việc tinh thông bản thảo, y thuật đều có nghiên cứu về thiên văn, lịch pháp, sơn xuyên, địa lý, họa đồ vật sản, luyện đơn, đúc kiếm, v.v... Ông lại còn giỏi cầm kỳ, khéo viết chữ thảo, chữ lệ, chế tạo được ‘hỗn thiên tượng’,một nghi khí để xem thiên văn …

Cống hiến to lớn của Đào Hoẵng Cảnh cho nền y học sử nhân loại là việc chỉnh lý quyển ‘Thần Nông Bản Thảo Kinh’. Quyển ‘Thần Nông Bản Thảo Kinh’ thành sách vào khoảng đời Tần Hán, là một quyển chuyên về dược vật học xưa nhất hiện còn. Đến thời đại Nam Bắc triều, do truyền nhau sao chép, không những ‘sai sót liên tiếp, nghĩa chữ thiếu sót’, mà nội dung lại hỗn loạn, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, ông bèn ra sức chỉnh lý toàn diện quyển sách.

 

Bộ dược điển thứ nhất do quốc gia ban bố ở đời Đường ‘Tân Tu Bản Thảo’ là bổ sung tu đính trên cơ sở quyển ‘Bản Thảo Kinh Tập Chú’ mà hoàn thành.

Ông không bệnh ốm đau mà mất, hưởng thọ 80 tuổi. Sau khi chết, thụy hiệu là Trinh Bạch tiên sinh.

 

“Tùy vô đạo dấn thân dạy học

Họ Vương kia khó nhọc Phần Hà

Luyện rèn mưu sĩ tại nhà

Trúc Lâm chén rượu nhân hà sầu ly

 

Bọn Lan Đình nhung y lả lướt

Thơ nhạc say sướt mướt với ai

Bụi Hồ vẩn đục chi hoài

Hành tàng hai chữ nguôi ngoai nỗi lòng“

 

Vương Hy Chi viết cho tập thơ do các bạn ông sáng tác trong một buổi hội thơ ở Lan Đình, núi Cối Kê (Lan Đình là tên một ngôi đình cổ ở Sơn Âm, nay thuộc Triệu Hưng, Chiết Giang) do Vương Hy Chi và anh em danh sĩ Tạ An xây dựng). Buổi hội này tổ chức nhân dịp lễ “hễ”. Lễ “hễ” là lễ trừ tà, tẩy uế gồm có lễ xuân hễ tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, và thu hễ tổ chức hội thơ vào 14 tháng 7 âm lịch.

 

Thuở xưa khi vào cuối xuân khí trời chuyển ấm, người ta thường ra nơi bờ sông, suối làm lễ tẩy uế, tắm rửa – theo tín ngưỡng thì để trừ đi tà khí của mùa đông lạnh khi khí trời ấm lên. Sang đến đời Lục triều thì thì ý nghĩa trừ tà mất đi, buổi lễ trở thành một dịp họp mặt của các văn nhân thi sĩ.

 

Hôm ấy, Vương Hy Chi cùng với 41 thi khách tham gia buổi hội thơ, tham dự trò chơi thả chén đặt thơ. Trong trò chơi này mọi người sẽ theo thứ tự già trẻ ngồi dọc theo bên bờ suối, những chén rượu được thả trôi xuống từ đầu dòng nước, lần lượt các thi nhân được mời hạ bút sáng tác một bài thơ trước khi cái chén trôi qua trước vị trí của mình. Nếu không xong thì sẽ bị phạt rượu. Chỉ có 26 người được cuộc trong trò chơi này. Và 26 bài thơ đó được tập thành trong một tập thơ gọi là Lan Đình thi tập. Thi tập này được Vương Hy Chi viết lời tựa bằng một bút pháp tinh xảo của riêng ông theo thể Hành. Và từ đó trở về sau những người luyện thư pháp thường lấy làm mẫu để mô phỏng lối viết của ông và để viết những tấm thiếp tặng cho nhau mà người đời sau thường gọi thủ bút của ông là thiếp Lan Đình.

 

Nguyên bản thủ bút của Vương Hy Chi giờ đây không còn nữa, tương truyền là vào đời Đường, Đường Thái Tông vì quá mê thư pháp của Vương Hy Chi đã ra lệnh chôn những bức hoạ thư đó cùng với mình. Đời nay còn lại chỉ là các bản lâm của các thư gia nổi tiếng.

 

 “Hãy gỡ bỏ hết vòng danh lợi

Vật ngoài thân chới với bạc tiền

Sống cùng non nước thần tiên

Chính tâm an tọa sầu miên khước từ

 

Thuở Yêu Ly riêng tư khác biệt

Khổ nhục nào nhất thiết trừ hung

Lo âu tiếng nhạc mịt mùng

Như ông Sư Khoáng đường cùng thảm thay

 

Tự xông khói mù ngay đôi mắt

Trời nỡ lòng xiết chặt dây oan

Sao không dốc sức khuyên can

Để cho Sư Phụ tật tàn bấy nay?

 

Đạo Dẫn than giãi bày mọi lẽ

Nào ngờ đâu rành rẽ lời hay

Thày rằng: Trời đất xưa nay

Vần xoay khí vận đổi thay chính tà

 

Vũ trụ luận nhân hà thế tục

Xen hình hơi thúc giục trôi ra

Hiếu sinh con tạo thiết tha

Dưới là ngũ nhạc trên là tam quang

 

Đường chính đạo thênh thang ta bước

Còn cách nào tỉnh thức lê dân

Yêu ma ác quỷ vô thần

Xâm lăng lấn chiếm giết dần chúng sinh

 

Đời ngũ đế thái bình thịnh trị

Là bởi vì vận khí thịnh lên

Nhân hòa hợp với hoàng thiên

Ba giềng năm dạy tự nhiên an lành“

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 64

 

“Khi vận ách trời xanh u ám

Đầy gian truân ảm đảm châu đông

Ghe keo lạc Sở mênh mông

Bảy hùng năm bá tranh công lấp dòng

 

Hết nhân nghĩa đỏ lòng xanh vỏ

Bầy cáo chồn mọi rợ vô luân

Thánh hiền nấp bóng dấu thân

Cọp trong rừng vắng khí phân rối nùi

 

Chịu cơ cầu phanh phui đâu dám

Sự đời càng thê thảm thương đau

Tôi loàn con giặc tranh nhau

Hơi tà ngăn bủa bạc màu sơn khê

 

Hơi chính đâu dãi dề năm tháng

Chẳng còn nhiều cay đắng ê chề

Than ôi! Cái giản nước tề

Ba lần quan sử nối đề “ thí vua“

 

Vua nước Tấn đối đầu trước hết

Làm đồng hồ ngòi viết biên ra

Chính cây chùy Bác Lãng Sa

Trương Lương vì chúa đánh xa Tần Hoàng“

 

Trương Lương biểu tự Tử Phòng là danh thần khai quốc nổi tiếng thời nhà Hán.

 

Ông cùng với Hàn Tín, Tiêu Hà được người đời xưng tụng là Hán sơ Tam kiệt, đóng vai trò quan trọng giúp Lưu Bang đánh đổ nhà Tần và thắng Hạng Vũ trong chiến tranh Hán Sở sáng lập ra nhà Hán trong lịch sử China (Tàu)

 

Ông thường được xếp vào hàng ngũ 10 đại quân sư kiệt xuất nhất lịch sử phong kiến China, đứng thứ 3 sau Tôn Vũ, Tôn Tẫn và đứng trên các bậc quân sư kiệt xuất khác như Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn. Vì thế, hậu nhân hay gọi ông là Mưu Thánh .

 

 

Theo các tư liệu thì Trương Lương sinh tại kinh đô Tân Trịnh của nước Hànxuất thân từ dòng dõi sĩ tộc nước Hàn thời Chiến Quốc. Tổ tiên ông phát tích ở làng Thành Phụ, nay là Thành Phụ trấn, quận Tiếu Thành, tỉnh An Huy, sau di cư đến nước Tấn, qua nhiều đời làm khanh sĩ nước Hàn, ông nội Trương Lương là Trương Khai Địa làm tướng quốc của Hàn Chiêu hầu, Hàn Tuyên Huệ vương, Hàn Tương Ai vương; cha ông là Trương Bình làm tướng quốc của Hàn Li Vương, Hàn Điệu Huệ vương.

 

Nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt. Em của Trương Lương chết, ông không lo chôn cất mà tập hợp 300 tôi tớ trong nhà, đem tất cả gia tài tìm thích khách giết vua Tần để báo thù cho nước Hàn.

 

Bấy giờ, ông tìm được một lực sĩ, làm một cái chùy sắt nặng 120 cân, nhân Tần Thủy Hoàng đi chơi ở miền đông, ông và người lực sĩ rình đánh vua Tần ở bãi cát Bác Lãng, nhưng lại đánh nhầm phải xe tùy tùng nên giết hụt vua Tần. Tần Thủy Hoàng nổi giận sai lùng khắp thiên hạ. Trương Lương bèn đổi tên họ, trốn tránh ở Hạ Bì.

 

Thời gian ở Hạ Bì, tương truyền nhờ tính khiêm tốn, nhún nhường, ông được Hoàng Thạch Công truyền cho cuốn "Thái Công binh pháp". Hoàng Thạch Công dặn Trương Lương rằng:

-“Đọc quyển sách này thì làm được thầy bậc vương giả. Mười năm sau, sẽ ứng nghiệm. Mười ba năm sau, con đến gặp ta. Hòn đá màu vàng dưới chân núi Cốc Thành ở phía bắc sông Tế là ta đó.“

Trương Lương rất quý quyển này, thường đem ra học tập nghiền ngẫm. Hạng Bá là anh Hạng Lương, con tướng Hạng Yên nước Sở, phạm tội giết người, được ông che chở.

 

Trần Thắng khởi nghĩa chống nhà Tần. Trương Lương cũng tụ họp hơn trăm trai tráng. Trần Thắng bị giết, tướng Tần Gia lập người dòng dõi nước Sở là Cảnh Câu ở đất Lưu làm Giả vươngnước Sở. Trương Lương muốn đi theo, đi đến giữa đường thì gặp Lưu Bang, bèn theo Lưu Bang. Lưu Bang cho ông làm tướng coi về việc ngựa của quân.

 

Ông mấy lần đem binh pháp của Thái Công ra trình bày với Lưu Bang, được khen ngợi. Vì vậy, ông quyết định theo Lưu Bang, không đến yết kiến Cảnh Câu nữa. Sau đó Hạng Lương khởi nghĩa ở đất Ngô, vượt sông Trường Giang đánh Tần, khí thế rất mạnh. Hạng Lương diệt Tần Gia không chịu quy phục.

 

Lưu Bang đến đất Tiết, yết kiến Hạng Lương, Hạng Lương lập Sở Hoài vương. Trương Lương bèn nói với Hạng Lương:

-"Ngài đã lập con cháu vua Sở; trong các công tử nước Hàn, Hành Dương Quân tên là Thành là người hiền, có thể lập làm vương để tăng thêm vây cánh".

 

Hạng Lương nghe theo, sai Trương Lương tìm Hàn Thành, lập làm vua Hàn, cho ông làm Tư đồ nước Hàn, cho Hàn vương cầm hơn 1.000 quân đi về hướng tây lấy đất Hàn. Quân Hàn lấy được mấy thành, nhưng yếu thế nên bị quân Tần cướp lại ngay. Quân Hàn đi lại đánh quanh quẩn ở miền Dĩnh Xuyên.

 

 

Lưu Bang và Hạng Vũ nhận giao ước đi đánh Tần . Khi Lưu Bang đi từ miền nam Lạc Dương ra khỏi núi Hoàn Viên, Trương Lương dẫn quân theo, lấy được hơn 10 thành của Hàn, đánh phá quân của Dương Hùng.

 

Lưu Bang bèn sai Hàn vương Thành ở lại giữ huyện Dương Định, còn mình cùng Trương Lương đi về hướng Nam, đánh lấy được đất Uyển, rồi quay sang hướng Tây vào Vũ Quan. Trên đường vào Quan Trung, quân Lưu Bang không gặp nhiều trở ngại do không phải đối mặt với những đạo quân hùng hậu của nhà Tần. Tuy nhiên, có tướng chư hầu Tư Mã Ngang nước Triệu muốn tranh công vào Quan Trung trước. Trương Lương bèn bày kế cho Lưu Bang ngăn đường Ngang khiến Ngang không thể chen chân vào Quan Trung sớm.

 

Lưu Bang muốn đem hai vạn quân đánh quân Tần ở gần đất Nghiên, ông nói:

-“Quân Tần vẫn còn mạnh, chưa có thể coi thường. Thần nghe nói tướng Tần là con nhà hàng thịt. Là con nhà buôn, thì dễ lấy lợi mà lôi cuốn họ. Xin hãy tạm thời ở lại giữ thành, sai người đi trước dự bị lương thực cho năm vạn người ăn, lại cắm thêm cờ xí ở trên núi để làm nghi binh, sai Lịch Tự Cơ mang của quý đút lót cho tướng Tần.“

 

Quả nhiên tướng Tần làm phản, muốn liên kết với Lưu Bang cùng đem binh về hướng Tây đánh úp Hàm Dương. Lưu Bang nghe theo, ông nói:

 

-“Đây chỉ có viên tướng của nó là muốn làm phản thôi, sợ bọn quân lính không nghe theo. Nếu họ không nghe theo thì nguy, chi bằng ta nhân lúc nó trễ nải mà đánh nó.“

 

Lưu Bang liền đem quân đánh quân Tần, phá tan quân Tần. Lưu Bang đi về hướng bắc đến Lam Điền, đánh trận thứ hai, quân Tần thua to. Lưu Bang đến Hàm Dương, vua Tần là Tử Anh ra hàng.

 

Lưu Bang vào cung nhà Tần, thấy nhà cửa, màn trướng, chó ngựa, vật quý, đàn bà con gái đến hàng ngàn, ý muốn ở lại đấy. Phàn Khoái can Lưu Bang nhưng Bang không nghe. Ông nói:

-“Tần làm điều vô đạo cho nên ngài mới đến được đây. Đã cốt vì thiên hạ giết bọn giặc tàn ác, thì ta nên ăn ở theo lối mộc mạc, để tỏ cái nền nếp của mình. Nay ngài vừa mới vào nước Tần mà đã ham thích cái vui thú của nó, thì khác gì người ta nói: Nối giáo cho giặc vậy. Vả chăng, lời nói ngay nghe chướng tai, nhưng có lợi cho việc làm, thuốc đắng, uống khó chịu nhung chữa được bệnh, xin ngài nghe theo lời Phàn Khoái!

 

 

Hạng Vũ vào đến Hồng Môn, muốn đánh Lưu Bang. Chú Hạng Vũ là Hạng Bá đang đêm ruổi ngựa đến báo cho ông biết, để trả ơn cưu mang trước đây.

 

Ông bèn cố mời Hạng Bá vào. Hạng Bá yết kiến Lưu Bang. Bang mời Bá uống rượu chúc thọ kết làm thông gia, nhờ Hạng Bá nói lại đầu đuôi rằng mình không dám phản lại Hạng Vũ. Hạng Bá về nói lại, Hạng Vũ bèn thôi đánh úp Lưu Bang.

 

Hạng Vũ có thế mạnh, đứng đầu chư hầu, phong cho Lưu Bang làm Hán vương, cai trị đất Ba, đất Thục. Hán vương cho ông 2.000 lạng vàng, hai hộc châu báu, ông bèn đem hiến tất cả cho Hạng Bá. Hán vương cũng nhân đó, sai Lương đem nhiều của quý cho Hạng Bá nhờ Hạng Bá xin thêm đất Hán Trung giàu có, đông dân cho mình để làm cơ sở đánh Sở sau này. Nhờ Hạng Bá nói hộ, Hạng vương ưng thuận, vì vậy Lưu Bang được đất Hán Trung.

 

Hán vương vào đất Ba, đất Thục, Trương Lương tiễn đến đất Bao Trung. Hán vương sai ông về nước Hàn. Trương Lương nói với Hán vương:

-“Sao Đại vương không đốt quách các đường sạn đạo đã đi qua, để nói với thiên hạ rằng mình không có ý muốn quay lại, làm cho Hạng vương yên lòng”

 

Hán vương nghe theo, bèn đốt tất cả đường sạn đạo khiến Hạng vương yên tâm.

 

Giúp Hán thắng Sở, đánh lạc hướng Sở Bá vương. Trương Lương đến nước Hàn, vì Hàn vương Thành đã cho ông theo Hán vương thành ra Hán vương vào Quan Trung trước, nên Hạng vương oán không cho Thành về nước Hàn, bắt Thành theo mình sang Bành Thành giam lỏng.

 

Trương Lương bèn theo đến. Nhân lúc đó các chư hầu Điền Vinh ở nước Tề, Trần Dư ở nước Triệu nổi dậy chống Hạng Vũ, Trương Lương bèn lấy thư của Tề vương là Điền Vinh làm phản đưa cho Hạng vương. Vì vậy Hạng vương không lo đến Hán vương đang ở phía Tây; trái lại, đem binh về phương Bắc đánh Tề.

 

Trước khi đi, Hạng vương, giáng Hàn Thành xuống làm hầu, rồi giết ở Bành Thành. Trương Lương bèn bỏ trốn, lẻn theo về với Hán vương. Lúc đó Hán vương dùng Hàn Tín làm đại tướng, đã lấy được Tam Tần, cho ông làm Thành Tín hầu, đi về hướng Đông đánh Sở.

 

Lưu Bang mang đại quân đánh Bành Thành, bị Hạng Vũ quay lại đánh cho thua to phải rút về. Trương Lương khuyên Hán vương đi dụ các tướng Anh Bố có hiềm khích với Hạng Vũ và Bành Việt ở nước Lương. Đồng thời ông nhận định rằng trong số các tướng của Hán vương, chỉ có một mình Hàn Tín là có thể giao được việc lớn, chống giữ được một mặt. Ông dự đoán ba viên tướng này có thể giúp Lưu Bang phá được nước Sở. Hán vương nghe theo, bèn sai sứ đi dụ Cửu Giang vương Anh Bố, sai sứ giả kết liên với Bành Việt.

 

Đến khi Ngụy vương là Báo làm phản, Hán vương sai Hàn Tín đem binh đánh Báo. Nhờ tài năng của Hàn Tín, quân Hán liên tiếp thắng trận, lấy được các nước Yên, Đại, Tề, Triệu.

 

 Hạng Vũ vây Lưu Bang ở Huỳnh Dương rất gấp. Hán vương lo lắng, cùng Lịch Dị Cơ bàn cách làm yếu lực lượng của Sở. Tự Cơ khuyên nên lập lại được con cháu 6 nước chư hầu để làm vây cánh. Lưu Bang khen hay, sai Dị Cơ đi khắc ấn để lập con cháu 6 nước. Dị Cơ chưa đi, Trương Lương ở ngoài vào yết kiến biết việc đó, bèn hỏi:

-“Ai bày cho Đại vương kế này ? Công việc của Đại vương thế là hỏng rồi.“

 

Hán vương hỏi tại sao, ông nói:

-“Những kẻ du sĩ trong thiên hạ bỏ thân thích, xa lìa mồ mả ông cha, rời những người quen thuộc đi theo đại vương, chỉ là ngày đêm mong được một thước, một tấc đất đai. Nay Đại vương lại khôi phục 6 nước, lập lại con cháu Hàn, Ngụy, Yên, Triệu, Tề, Sở thì những kẻ du sĩ trong thiên hạ đều trở về thờ vua của họ, theo thân thích của họ, quay về với những người quen thuộc của họ, với mồ mả ông cha của họ, vậy đại vương còn nhờ ai mà lấy được thiên hạ nữa? Vả chăng, nếu nước Sở mà mạnh nhất thì 6 nước được lập lên sẽ lại chịu khuất mà theo Sở. Như vậy Đại vương làm sao mà bắt họ thần phục mình được?“

Hán vương liền sai tiêu hủy ngay các ấn.

 

 Hàn Tín phá nước Tề, muốn tự lập làm Tề vương. Hán vương giận định không cho nhưng Trương Lương bàn với Hán vương nên bằng lòng để lấy lòng Tín. Hán Vương sai ông trao ấn Tề vương cho Tín.

 

Sau đó Lưu Bang và Hạng Vũ giảng hòa để đón gia quyến Lưu Bang về. Hai bên cắt Hồng Câu làm ranh giới.

 

Hạng Vũ mang quân về nước. Lưu Bang cũng định về Quan Trung thì Trương Lương khuyên Bang nên đánh úp để diệt Sở. Bang nghe theo, bèn đuổi theo quân Sở, đánh úp Hạng Vũ ở Dương Hạ. Không ngờ quân Hạng Vũ vẫn rất mạnh mẽ, quay lại đánh bại Lưu Bang ở Cố Lăng. Chư hầu hẹn nhưng không đến.

 

Trương Lương khuyên Lưu Bang sai người đi nói với các tướng Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, sẽ phong nhiều đất nếu chịu điều quân về cùng diệt Sở. Các tướng nghe theo, mang quân về hội.

 

Huyền thoại về tài trí của Trương Lương đó là trong trận quyết chiến ở Cai Hạ. Hạng vương tuy bị Hàn Tín, Anh Bố làm cho khốn đốn nhưng với uy dũng của Hạng vương và 9 vạn quân Sở còn lại, quân Hán cũng khó bề thắng thế, Hàn Tín hỏi ông kế mau diệt quân Sở.

 

Vốn biết người Sở yêu quê hương, thích ca hát, nên vào 1 đêm tối, ông cho quân Hán đứng vây quanh 4 mặt của trại Sở, hát vang bài ca nước Sở. Quân Sở vốn theo Hạng Vương chinh chiến nhiều năm chưa được về, mệt mỏi vì chiến tranh, nay lại bị vây khốn ở đây, lương thực cạn kiệt, thêm tác động tâm lý, nên nhanh chóng bị tan rã. Hạng vương chỉ còn 800 quân kỵ trung thành, sáng hôm sau bị quân Hán truy sát đến Ô Giang, phải tự vẫn.

 

Khiêm nhường rút lui

Khuyên việc định đô

 

Trương Lương, tự Tử Phòng

Triều đình nhà Hán mới vừa được xây dựng, vậy việc định đô ở đâu, có tương quan đến vấn đề tồn vong, thịnh suy rất lớn. Thoạt tiên, Hán đế Lưu Bang muốn định đô tại Lạc Dương, nhưng quần thần đối với việc này có rất nhiều ý kiến khác nhau.

 

Nhiều đại thần của Lưu Bang là người lục quốc Sơn Đông, họ chủ trương định đô tại Lạc Dương. Lý đo là: Lạc Dương phía đông có Thành Cao, phía tây có Hào Sơn, Mãnh Trì, sau lưng dựa sông Hoàng Hà, trước mặt có Doãn, Lạc. Chung quanh có núi sông bao bọc, địa hình hiểm trở. Riêng Lâu Kính thì ủng hộ việc xây dựng kinh đô tại Quan Trung. Thứ nhất, về địa hình Quan Trung là nơi bốn bên đều hiểm trở, tiến có thể công, thoái có thể thủ. Thứ hai, Quan Trung có địa lợi, vì đất đai phì nhiêu, hệ thống sông ngòi kinh rạch có lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Thứ ba, đóng đô ở Quan Trung thì không lo ngại chi cả. Vì phía Tây, Tây nam và Tây bắc đều không có một thế lực chính trị nào thống nhất to mạnh. Thứ tư, Quan Trung được nhân hòa, vì cuối đời nhà Tần, trong số các chư hầu thì Lưu Bang tiến vào quan ải trước tiên, "Ba chương ước pháp" cũng được thi hành tại đây trước, nên rất đắc nhân tâm. Thêm vào đó, một thời gian dài, nhà Hán đã chiếm giữ vùng Ba, Thục, Hán Trung, hình thành thế lực tại Quan Tây, nên gốc rễ đã ăn sâu một cách vững chắc. Thứ năm, Quan Trung đã từng được các triều đại nhà Chu, nhà Tần xây dựng suốt mấy trăm năm, luôn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của khắp cả nước.

 

Trong số các quần thần, chỉ có Trương Lương là ủng hộ kiến nghị của Lâu Kính. Trương Lương phản bác chủ trương xây dựng kinh đô tại Lạc Dương: "Lạc Dương mặc dù có Thành Cao, Hào Sơn, Mãnh Trì, Hoàng Hà, Lạc Thủy, là những nơi có địa hình hiểm yếu, nhưng Lạc Dương là nơi có vùng đất hẹp và nhỏ, đất đai lại bạc màu, lại dễ bị thụ địch từ bốn mặt, không phải là đất dụng võ. Trong khi đó, Quan Trung phía trái có Hàm Cốc Quan, Hào Sơn, phía phải có Lũng Sơn, Mân Sơn, chính giữa đất đai rộng rãi lại phì nhiêu, phía nam có vùng Ba Thục giàu có, phía Bắc có đồng cỏ tiện lợi cho việc chăn nuôi. Cả ba phía Tây, Bắc và Nam đều hiểm trở, dễ phòng thủ. Riêng phía Đông lại tiện lợi trong việc khống chế các chư hầu. Khi thiên hạ thái bình, có thể dùng hai dòng sông Hoàng Hà và Vi Thủy để chuyên chở vật tư trong cả nước, cung ứng cho Kinh Sư. Nếu chư hầu phản loạn, chiến tranh xảy ra khắp nơi, thì có thể xuôi dòng đi xuống, ra quân đánh bốn phương, lương hướng và vật tư cũng có thể vận chuyển cung cấp đều đều, đúng là, thành vàng ngàn dặm, nước riêng của trời".

 

Sau khi nghe Trương Lương phân tích, Lưu Bang cho là phải, nên đã đóng đô tại Quan Trung, xây dựng kinh thành Trường An. Trường An cũng trở thành kinh đô của nhiều triều đại sau này.

 

Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, tức là Hán Cao Tổ. Hán đế phong cho các công thần. Trương Lương chưa hề có công về chiến trận, Cao đế nói:

-“Bàn mưu kế ở trong màn trướng, quyết định sự thắng lợi ở ngoài ngàn dặm, đó là công của Tử Phòng! Cho ngươi tự chọn lấy ba vạn hộ ở đất Tề”

Trương Lương nói:

-"Xưa kia thần khởi nghĩa ở Hạ Bì, tới đất Lưu thì gặp bệ hạ. Đó là trời đem thần giao cho bệ hạ! Bệ hạ dùng mưu kế của thần, may mà có lúc trúng, thần xin được phong ở Lưu là đủ rồi, không dám nhận ba vạn hộ".

 

Lúc đó Lưu Bang đã phong hơn 20 người đại công thần, còn những người khác thì ngày đêm tranh công nhau, không quyết định được, cho nên chưa làm việc phong tước. Lưu Bang ở cung Nam thành Lạc Dương, từ con đường trên gác nhìn các tướng, thấy họ cùng nhau ngồi trên bãi cát nói chuyện, bèn hỏi ông:

 

-“Họ nói gì thế?

 

Trương Lươngđáp:

-Bệ hạ không biết sao? Đó là họ bàn việc làm phản đấy thôi!

-Thiên hạ đã gần được yên rồi ! Vì cớ gì họ lại làm phản?

 

Ông nói:

-“Bệ hạ vốn từ áo vải xuất thân, nhờ bọn họ mà lấy được thiên hạ. Nay bệ hạ làm thiên tử, mà người được phong lại là những người bạn cũ, hoặc người thân yêu như là Tiêu Hà, Tào Tham; còn những người bị giết lại là những người bình sinh bệ hạ thù oán. Nay quân lại tính công trạng cho rằng lấy cả thiên hạ cũng không đủ để phong cho khắp cả mọi người, bọn này sợ bệ hạ không thể phong cho tất cả, lại ngờ rằng mình sẽ bị giết vì những lỗi lầm ngày trước, cho nên họp nhau mưu làm phản đó thôi.“

 

Lưu Bang lo lắng hỏi:

-Bây giờ làm thế nào?

-Trong số những người ngày thường bệ hạ vẫn ghét mà các quan đều biết thì ai là bị ghét hơn cả?

-Ung Xỉ với ta là chỗ quen biết cũ, thường làm ta khốn khổ, nhục nhã. Ta muốn giết hắn nhưng vì hắn lập được nhiều công cho nên không nỡ.

-Nay mau mau phong cho Ung Xỉ trước, để tỏ cho các quan biết. Các quan thấy Ung Xỉ được phong thì người nào cũng sẽ yên tâm.

Lưu Bang bèn đặt tiệc rượu, phong Ung Xỉ làm Thập Phương hầu, và giục gấp thừa tướng, ngự sử phải lo việc định công lao, phong đất đai. Tiệc rượu tan, các quan đều mừng rỡ nói:

 

Ung Xỉ mà còn được phong hầu, thì bọn ta chẳng phải lo nữa.

Giúp Lưu Doanh giữ ngôi Thái tử

Lưu Bang có con lớn Lưu Doanh là con của Lã Trĩ đã lập làm Thái tử, dùng Thúc Tôn Thông làm Thái phó, Trương Lương làm Thiếu phó giúp Doanh. Nhưng sau lại có Lưu Như Ý là con Thích phu nhân thông minh hơn nên muốn bỏ Doanh để lập Như Ý.

 

Lã Hậu sợ, không biết làm thế nào. Có người nói với Lã Hậu nên hỏi Trương Lương. Lã Hậu bèn sai Lã Trạch đến nhờ ông. Ban đầu Trương Lương định từ chối, nhưng Lã Trạch cố nài nên ông nhận lời. Ông giúp Lưu Doanh mời được 4 hiền sĩ trong thiên hạ là Đông Viên Công, Giác Lý tiên sinh, Ỷ Lý tiên sinh, Hạ Thạch Công mà trước đó chính Lưu Bang không sao mời nổi.

 

Sau khi đánh phá quân Anh Bố về, Lưu Bang ốm càng nặng, muốn thay thái tử. Trương Lương can, Lưu Bang không nghe.

 

Đến khi ăn tiệc, thái tử Doanh rót rượu đứng chầu. Bốn người theo thái tử tuổi đều ngoài tám mươi, mày râu bạc phơ, áo mũ rất đẹp. Lưu Bang lấy làm lạ hỏi. Bốn người tiến đến thưa, kể họ tên, là Đông Viên Công, Giác Lý tiên sinh, Ỷ Lý tiên sinh, Hạ Thạch Công. Lưu Bang kinh ngạc nói:

 

Ta tìm các ông mấy năm nay, các ông trốn tránh ta. Nay tại sao các ông lại từ đâu đến chơi với con ta như vậy?

Bốn người đáp:

_"Bệ hạ khinh kẻ sĩ, hay mắng người, bọn thần nghĩa khí không chịu nhục, cho nên sợ mà trốn tránh. Nay trộm nghe thái tử là người nhân đức hiếu thảo, cung kính, thương yêu kẻ sĩ, trong thiên hạ không ai không vươn cổ muốn vì thái tử mà chết, vì vậy chúng tôi đến đây".

 

Lưu Bang nói:

-"Phiền các ông nhờ giúp đỡ thái tử cho trót".

 

Lưu Bang bèn quyết định giữ ngôi thái tử của Lưu Doanh.

 

Các công thần nhà Hán như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố lần lượt bị Lưu Bang trừ khử để phong đất cho các hoàng tử họ Lưu. Vua Hàn mới là Hàn vương Tín mà Trương Lương đề cử Lưu Bang lập làm vương thời Hán Sở cũng bị cải phong lên Thái Nguyên xa xôi. Hàn vương Tín bèn dẫn quân Hung Nô vào đánh Hán nhưng cuối cùng bị thua trận, phải chạy sang hàng Hung Nô. Trương Lương bất lực nhìn nước Hàn bị xoá sổ.

 

Trương Lương nói với Lưu Bang:

-“Gia đình tôi đời đời làm tướng quốc nước Hàn. Đến khi Hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng vàng, đối phó với nước Tần mạnh, để báo thù cho nước Hàn, làm cho thiên hạ đều rung động. Nay tôi lấy ba tấc lưỡi mà làm thầy bậc đế vương, được phong vạn hộ, ở ngôi chư hầu, kẻ áo vải được thế là tột bậc, đối với Lương thế là đủ rồi. Vậy xin bỏ việc nhân gian, chỉ muốn đi ngao du với Xích Tùng Tử mà thôi.

Ông bèn học cách nhịn cơm, học lối đạo dẫn cho nhẹ mình. Lưu Bang băng hà, Thái tử Lưu Doanh lên thay, tức là Hán Huệ Đế.

 

NTrương Tử Phòng qua đời, được đặt tên thuỵ là Văn Thành hầu. Con ông là Trương Bất Nghi thay cha làm tước hầu.

 

“Bay phần phật Tô lang cờ tiết

Nô đọa đày thảm thiết gian nan

Mất đầu lão tướng Nghiêm nhan

Trương Phi uất khí ngút ngàn bể khơi

 

Chẳng chịu nhục ngậm cười chín suối

Chính khí dâng dong duổi đế y

Máu trào Kê Thiệu cứu nguy

Cảo Khanh miệng lưỡi lâm ly chúa mình

 

Thường Sơn kia cực hình chửi giặc

Miệng Trương Tuần bạo tặc thất kinh

Tuy Dương khảng khái bất bình

Mắng bầy giặc dữ Quản Ninh kém gì

 

Thời Tam quốc tru di cửu tộc

Mất ô sa thảm khốc điêu linh

Chính làm tờ biểu xuất chinh

Ra quân bắc phạt Khổng Minh phất cờ

 

Chèo Tổ Địch sang bờ dẹp loạn

Diệt Yết Đê táng tận lăng loàn

Qua sông cái hốt họ Đoàn

Chặn đầu quan hoạn mưu gian soán Đường

 

Hơi chính khí vấn vương tỏa sáng

Ngọn lửa hồng bi tráng dấu ghi

Một trường oanh liệt phù trì

Nên câu ”thiên trụ địa duy” vững vàng

 

Dòng hơi chính lang thang tản mạn

Lạc xa đàng tao loạn sói mòn

Dửng dưng thời cuộc nước non

Chia năm sẻ bảy héo hon dường nào

 

Vòng phú quý lao xao nhầy nhụa

Cảnh triều đình nhớp nhúa gian thần

Sớm tôi, tối chúa vô luân

Mua quan bán tước bất nhân lộng quyền

 

Quỳ mọp lạy hoàng thiên thánh thượng

Mưa móc xin ban thưởng tước vương

Chúa Liêu kiêu ngạo khinh thường

Lê dân bách tính thê lương hãi hùng“

 

13.5.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét