Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 220

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 59

 

“Phép coi gái hữu trai bên tả

Trỏ lóng ba ngón ngả ba quan

Phong quan lóng gốc thế gian

Lóng nhì ải khí ba bàn mệnh quan

 

Vằn xanh ngang gió can quá mức

Bỗng đỏ vằn nóng nực ran mình

Vằn xanh đỏ loạn chứng kinh

Vằn hồng bợt nhạt ấm mình bụng đau

 

Vằn lóng gốc trị mau khỏi bệnh

Phải nhanh tay chớ chểnh mảng lâu

Vằn qua ngón giữa chuyển mầu

Hơi tà chạy đến càng rẫu rĩ than

 

Bắn lên trảo, giáp nan giải lắm

Chứng nguy này thê thảm hài nhi

Vằn đen như mực loạn bì

Lấn vào ba ải đông y hoảng rồi

 

Biết chừng ấy mà thôi chẳng rõ

Còn cách nào đâu đó bệnh tình

Môn rằng: Con trẻ mới sinh

Máu hơi còn yếu mạch hình khó coi

 

Giáp năm cũng có người mắc chứng

Thật đớn đau đi đứng hay ngồi

Xem ra bệnh đã nặng rồi

Gân xương mạch lạc lần hồi mở ra

 

Kỳ Nhân Sư nhi khoa giỏi trị

Khí sắc coi vị trí mạch kinh

Tướng xem trên huyệt Tình minh

Thấy trong tạng phủ bệnh tình chữa ngay

 

Xem ngón tay bấy nay biếng nhác

Thày rờ xem mạch Sác có không

Sác cùng chẳng sác coi ròng

Sác cao bốc nhiệt sác không khí hàn

 

Một ngón tay thong dong ba mạch

Hơi thở đều tách bạch điều hòa

Hai lần là thoát chẳng ngoa

Ba lần là thốt nhạt nhòa mồ hôi

 

Bốn lần tổn than ôi năm đó

Gọi là hư chăng chớ vấn vương

Sáu lần không bệnh bình thường

Bảy lần bệnh nhẹ tám đương cận cài

 

Từ chín đến mười hai sẽ chết

Phép coi này nhất thiết tinh thông

Ngư bàn sách ấy thuần dương

Về phần trẻ nhỏ bệnh thường nhiệt dâm

 

Tiểu nhi ca tình thâm nòi giống

Bệnh trẻ con kinh động thống phong

Tich đờm cổ họng không thông

Cam sài giun sán mênh mông vô cùng

 

Sao kể hết chập chùng biển cả

Kiếp con người vàng đá phôi phai

Khen cho con tạo cắm cài

Âm dương kín chữ trần ai muôn hình.

 

Bài này xin miễn bình giảng dài dòng. Tôi không có thời gian sức lực để viết miên man mô tả kỹ càng từng căn bệnh, tôi là thi nhân chứ không phải là một đại phu, nho y, đông y hay bác sĩ. Mục đích chính là để tiện đăng tải thơ Lu Hà được Thu Hà diễn ngâm trên Youtube và Facebook.

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 60

 

“Ngư suy ngẫm âm tinh thấu đặng

Chữ âm này để tặng tiểu nhi

Chờ ngày thiên quý tới kỳ

Tinh thông sáng tỏ đền nghì âm dương

 

Sách ghi rõ thông thường bổ dưỡng

Đọc kỹ thì thuận nhượng thơ ngây

Tính âm luận ngữ chưa đầy

Trẻ con người lớn bệnh gây chẳng đồng

 

Vốn chẳng hại bên trong tình bảy

Sáu dâm kia hết thảy luận tà

Một mai ngoại cảm chẳng qua

Cam, kinh, thổ, tả, tích hòa trường đông

 

Thời hàn cảm thử phong tích nhiệt

Đậu chẩn sang cấp thiết đơn ban

Cản ngăn tạp bệnh lan tràn

Có mười lăm chứng nguy nan rập rình

 

Ta đơn cử tử sinh cụ thể

Mạch chẩn chờ xin kể ra đây

Trên mi mắt nổi vằn dây

Đỏ lừ chạy suốt lấp đầy con ngươi

 

Sưng mỏ ác phù nơi dưới ngực

Kể cả khi đau nhức phập phồng

Mũi khô đen sạm bụng gồng

Gân xanh chằng chịt lộn tròng mắt lên

 

Nhìn không chuyển thường xuyên đờ đẫn

Móng sạm đen chen lấn chân tay

Đột nhiên mất tiếng ai hay

Lưỡi thè ngoài miệng nhớt nhày chảy ra

 

Trẻ nghiến răng kêu la hay cắn

Thở phì phò ỉa rặn phân chim

Ngáp như cá, bỗng im lìm

Giun thò miệng mũi bóng chìm hồn ma

 

Chết tức tưởi mẹ cha bất lực

Thày thuốc càng ráng sức cứu người

Than ôi, mười đứa chết mười

Bệnh này khó chữa cảnh đời thê lương

 

Mười sáu chứng khác thường khinh trọng

Bệnh chứng này trông ngóng nhiều phương

Chẳng qua hư thực hai đường

Chứng hư chứng thực từng chương rạch ròi

 

Chẳng sai ngoa hẳn hoi công luận

Mười bệnh thường lấn bấn mãi hoài

Chín hư một thực gái trai

Ví như đầu tháng dằng dai vẫn còn

 

Khắp muôn nơi trăng non ló rạng

Mở lòng gương thực trạng chưa ra

Dạng tròn vành vạch sơn hà

Bổ nhiều, tả ít, theo tà thực hư

 

Thuốc nhi khoa nhẫn từ sư tổ

Để ngày nay chứng tỏ mọi đằng

Cao thâm y thuật thung thăng

Cảm ơn liệt vị cung hằng sáng soi “

 

Tôi đã sưu tầm một bài viết rất hay của một người nào đó trên Google, không rõ tên tuổi đã giới thiệu qua về tác phẩm “Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp“ làm nguồn cảm hứng cho tập thơ “Y Đức Hai Họ Mộng Bào“ của tôi:

 

Ngư Tiều y thuật vấn đáp (Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) là truyện thơ dài của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

 

Hai nhân vật chính của truyện, Bào Tử Phược và Mộng Thê Triền vì gặp cảnh mất nước nên đã đi ở ẩn làm ngư, làm tiều, sau đó gặp được Đạo Dẫn, Nhập Môn và Kỳ Nhân Sư truyền cho y thuật trị bệnh cứu đời.

 

Cụ Nguyễn Đình Chiểu sinh trưởng giữa lúc thực dân Pháp đang xâm lược Việt Nam. Năm 1858, chúng đánh hải cảng Đà Nẵng. Năm 1859, đánh Gia Định. Hồi ấy ông đang dạy học ở Gia Định, phải chạy về quê vợ ở Cần Giuộc (gần Chợ Lớn) lánh nạn và tiếp tục dạy học ở đó. Năm 1861, Cần Giuộc cũng bị quân Pháp chiếm, ông lại phải chạy về Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, Vua Tự Đức cắt ba tỉnh miền Đông nhượng cho Pháp. Tuy vậy Pháp vẫn tiếp tục mưu đồ xâm lược. Năm 1867, chúng chiếm luôn cả ba tỉnh còn lại của Lục Tỉnh thuộc Nam Kỳ. Vậy là cả Lục Tỉnh Nam Kỳ bị Pháp đô hộ.

 

Cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng như hầu hết đồng bào miền Nam lúc bấy giờ vô cùng căm phẫn. Ông rất đau xót về tình cảnh đất nước bị chia cắt, nhân dân khổ cực nhiều bề: phần bị giặc tàn sát, đàn áp, bức hiếp, phần bị đói rét, bệnh tật, chết chóc… Ông vì bị mù, không thể cầm vũ khí giết giặc, nên dùng bút thay gươm, viết văn làm thơ để nói lên lòng yêu nước thương dân và nỗi oán hận của mình đối với quân cướp nước và triều đình nhà Nguyễn nhu nhược.

 

“Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật” ra đời vào khoảng thời gian sau khi Nam Kỳ đã bị Pháp xâm chiếm. Trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã mượn bối cảnh của đất nước U, Yên ở Trung Hoa đời xưa bị ngoại bang xâm chiếm, dựng lên câu chuyện mấy người dân xứ này đi lánh nạn và cũng tìm thầy học thuốc, để dưới hình thức nói chuyện về y học, thổ lộ lòng căm phẫn của mình đối với thời cuộc, nhằm cổ súy tinh thần đấu tranh chống xâm lăng của đồng bào, đồng thời cũng để nói lên sự lưu tâm của mình đối với tính mạng của bệnh nhân trước tình cảnh các dung y vụ lợi, nhằm bổ cứu tình trạng y học đương thời.

 

 

 Tóm tắt nội dung tác phẩm:

 

a. Bối cảnh: Vào khoảng năm 936, đất U, Yên ở Trung Hoa, do Thạch Kính Đường là quan Đô Hộ Sứ của nhà Đường, cai trị. Thạch Kính Đường thông mưu với quân Khiết Đan nước Liêu, cắt đất nhượng cho Khiết Đan, để được Khiết Đan phong cho làm vua xứ này. Dân U, Yên rơi vào tình cảnh lầm than dưới ách đô hộ của ngoại bang và dưới sự áp bức của bè lũ gian nịnh bù nhìn trong nước. Những người có tâm huyết không khuất phục chế độ ấy. Một số phiêu bạt đi nơi khác để sinh sống và tìm cách cứu nước, cứu dân. Trong số người này, có những nhân vật đã đi tìm con đường y học và cùng gặp nhau trên đường đi tìm thầy học thuốc:

b. Nhân vật:

– Mộng Thê Triền (tức là Tiều), làm nghề đốn củi (tiều phu).

– Bảo Tử Phược (tức là Ngư) làm nghề chài lưới (ngư ông),

– Đạo Dẫn và Nhập Môn là những người đã biết thuốc, cùng đi chạy loạn và tìm thầy học thêm,

 

– Nhân Sư là người thầy thuốc nổi tiếng ở U, Yên đi lánh, không muốn hợp tác với giặc.

 

c. Cốt truyện: Vì tình cảnh đất U, Yên bị chia cắt và đặt dưới sự đô hộ của ngoại bang nên Mộng Thê Triền và Bảo Tử Phược đi làm nghề đốn củi, đánh cá mưu sinh. Chẳng may vợ con bị ốm đau nhiều và chết chóc, nên cả hai người đều muốn đi tìm thầy học thuốc. Họ đều có ý định đi tìm Nhân Sư là một thầy thuốc rất giỏi và cũng là người đất U, Yên đi ẩn cư. Mộng Thê Triền và Bảo Tử Phược là hai người bạn cũ, bị hoàn cảnh loạn ly mà xa cách nhau từ lâu, gặp lại nhau trên đường đi tìm Nhân Sư. Dọc đường họ gặp thêm hai bạn cũ có cùng mục đích là Đạo Dẫn và Nhập Môn. Cả mấy người cùng dắt nhau đi tìm Nhân Sư. Đạo Dẫn và Nhập Môn là những người đã biết chỗ ở của Nhân Sư. Vì họ đã đều biết thuốc, nên trên đường đi Ngư, Tiều hỏi chuyện về y học rất nhiều. Đạo Dẫn và Nhập Môn lần lượt trả lời những câu hỏi của Ngư, Tiều và giải thích một cách rõ ràng nhiều điểm về lý luận y học cơ bản, kèm theo ca, phú mà phần chính lấy ở y học nhập môn ra.

 

Giữa đường, Đạo Dẫn tìm đường đi luyện đan (tu Tiên), còn Ngư, Tiều thì theo Nhập Môn tiếp tục đi đến Đan Kỳ để tìm Nhân Sư, Nhưng khi đến nơi thì Nhân Sư đang bị bệnh và lánh ở Thiên Thai, song họ được gặp lại Đạo Dẫn ở đây. Hỏi ra mới biết là Nhân Sư không phải là bị bệnh thật mà là vì vua Liêu nghe tiếng cho sứ đến mời Nhân Sư vào làm Ngự Y, nhưng Nhân Sư không muốn làm tôi kẻ thù nên đã xông hai mắt cho mù, rồi lánh về ở Thiên Thai và lưu học trò là Đạo Dẫn ở lại Đạo Kỳ để từ chối với sứ Tây Liêu.

 

Ngư, Tiều không được gặp Nhân Sư và cũng không ở lại để đợi Nhân Sư trở về. Nhưng Nhân Sư đã để lại hai bài dạy phép dùng thuốc (một bài luận về tiêu bản, một bài nói về phép chữa tạp bệnh). Ngư, Tiều lãnh hai bài đó rồi trở về. Sau khi từ biệt Đạo Dẫn và Nhập Môn; Ngư, Tiều dự định sẽ bỏ nghề cũ để đi làm nghề y. Đêm đi lạc đường trong rừng, vào ngủ ở một cái miếu trong hang, nằm mê mộng thấy xử án các thầy thuốc: Thầy châm cứu chữa xằng; Thầy pháp, thầy chùa gieo rắc mê tín dị đoan…

 

Tỉnh ra Ngư, Tiều mới biết đó là những lời răn, nên khi về nhà, cả hai người đều ra công học thuốc cho thật giỏi, thấu đáo, rồi chuyên mỗi người một khoa. Ngư chữa bệnh nhi khoa, Tiều chữa bệnh phụ khoa. Họ đều trở nên những thầy thuốc lành nghề và chân chính.

 

8.5.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét