Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Bàn Về Thơ Tượng Trưng Với Nina Phan Và Nam Khai





Vẫn Là Anh

Vẫn là anh
Tình yêu trong mộng
Khi em bắt đầu biết vào mơ
Anh ẩn hiện xa mờ

Vẫn là anh
Tình yêu sâu lắng
Khi em bắt đầu những mối tình
Anh chập chờn mông linh


Vẫn là anh
Tình yêu chung thuỷ
Khi em thay bạn đời chóng vánh
Anh đợi chờ năm canh

Vẫn là anh
Tình yêu duy nhất
Khi em không còn muốn yêu đương
Anh mở lối thiên đường

Vẫn là anh - tượng đá
Nụ hôn lạnh giá
Vòng tay không bao giờ khép chặt
Ở trọn đời bên em.

Nina Phan


-Lu Hà: Có thể Nina chưa nghĩ tới hay đã nghĩ tới. Vô tình bài thơ này mang một tư tưởng triết học hiện sinh, tượng trưng siêu nhiên.

-Nina Phan: Em không biết là gì?

-Lu Hà: Hiện sinh tạm hiểu danh giới giữa thiên Chúa mộng mơ và đời thực. Cái này phải hỏi triết gia nhà văn Paul Nguyễn Hoàng Đức, ổng sành về môn này. Hiện sinh như Nina là tạo ra những phóng thể ái tình lạc vào cảnh giới của thơ tượng trưng siêu hình. Lấy tượng đá là chủ đề sáng tác. Anh nói thẳng ra người Việt ra nước ngoài rồi tâm hồn trí tuệ cởi mở họ có thể hiểu thơ tượng trưng của em. Còn người Việt trong nước số đông bị nhồi sọ ít người hiểu em viết gì ?

Đó là sự thật cay đắng phũ phàng bạn bè em ở Việt Nam phải chấp nhận, đối diện với cuộc đời, không nên mặc cảm tự ti là anh vơ đũa cả nắm. Tất nhiên vẫn có người sáng suốt nhìn ra vấn đề nhưng so với 90 triệu dân còn trong tình trạng u uẩn bao điều uất ức khổ đau mà không dám nói ra chỉ nhìn nhau mà sống, tranh nhau nói dối và mặc áo thụng vái nhau để được hai chữ bình an.

Họ thích thơ nôm na mách qúe dễ hiểu như viết về củ đa, dòng sông, con đò, rơm rạ khoai sắn ngô nghê dài lê thê dây cà dây muống ghép vần ép vận tùy tiện lắp ráp sao cho xuôi tai và họ lại nhầm tưởng là thiên tài vĩ đại tranh nhau ngâm nga phổ nhạc xưng tụng. Giống như thơ rơm ra thì phải có những bồi ca, bồi nhạc, bồi ngâm đầu gỗ thưởng thức thứ rơm ra đó như ngưu tầm ngưu mã tầm mã trầm trồ xưng tụng nhau chắp tay vái nhau. Thơ rơm rạ to đùng mà rỗng tuyếch nhạt phèo chỉ một mồi lửa châm vào là cháy bùng. Giỏi lắm có gân cổ ngâm nga nghêu ngao hát hò sùi bọt mép ra cho người tình cho cha chú bạn bè mình cũng chỉ kéo dài một thời gian ngắn khi dân tộc đó hay loài người thông minh dần lên và họ sẽ ném vào sọt rác không nuối tiếc.

Con người ta trí tuệ càng phát triển thì càng thích mơ mộng trìu tượng hơn. Làm thơ như em là làm thơ cho con người của thế kỷ 23 đó.

Em dùng tượng đá để mộ tả về một tình yêu đầy mâu thuẫn kịch tính của tâm hồn vượt xa cái lệ đá gì đó của Trịnh Công Sơn, nhạt nhẽo vô hồn vô cảm vì họ Trịnh không có khả năng làm đàn ông và sẽ không có khả năng yêu một người đàn bà thật sự.

Theo hồ sơ CIA và nha cảnh sát Thừa Thiên Huế thì họ Trịnh làm mật vụ tay ba là cái nghề lá trái lá phải lọc lừa gian dối bán tin tức nuôi miệng. Nhiều người bị chết oan vì y, có khi hàng trăm hàng nghìn người? Vụ mậu xuân 68 y có bắn giết ai không cùng tụi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Trinh? Tất nhiên anh chàng trung thành với Hà Nội hơn cả mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Anh chàng bị bệnh mộng tinh di tinh, nên có ăn quả chuối quả trứng gà nào cũng bằng không, tự bài tiết ra ngoài hết, người gày đét đi. Bộ máy cơ thể  xộc xệch như vậy thì còn hứng thú, hứng cảm quái gì mà yêu với chẳng đương? Anh ta không thể yêu đàn bà con gái có khi còn căm thù họ vì anh ta nghĩ dính vào tụi đàn bà là anh ta mất sinh khí có khi còn mất mạng, gần trai trẻ như Minh béo có khi hay hơn? Vậy nhạc tình Diiễm Xưa hay Lệ Đá gì đó là nhạc rỏm trí trá không phải vì tình yêu hay thuổng lại của tụi nhạc sĩ cò mồi ngoài Bắc tuồn vào?

Nên  bảng nhạc này Hà mỗ đọc ôm bụng mà cười vì nó nghô ghê vớ vẩn quá mức, nên anh có làm thơ cảm tác trào phúng nhạo báng anh chàng Trịnh đó. Một người làm mật vụ cái nghề chỉ điểm việt gian thì làm quái gì có tâm hồn chân thật mà cũng đòi viết nhạc? Sao người Việt Nam ta không biết ăn cái gì mà đến bây giờ một số vẫn còn ngu, còn u mê hát hò nhạc Trịnh nhỉ?

Anh hiểu bài thơ tình của em mang màu sắc triết lý rất hiện sinh và bày tỏ sự suy tư của anh. Em thì vô tư chẳng chính trị chính em triết lý nhân sinh, hiện sinh gì. Nhưng duới con mắt của anh thì em đã vô tình thả tâm hồn mình vào cảnh giới của thơ tượng trưng siêu hình. Anh bàn luận như vậy, chắc sẽ lợi lạc cho em muốn hiểu sâu kỹ càng hơn về nghệ thuật làm thơ tình... Anh viết cho em là chỉ muốn riêng cho em đọc và các bạn gái em cũng đọc và mấy chị em bàn thảo về ý kiến của anh Lu Hà nhé? Chắc là không vô bổ thừa thãi đâu, rất hữu ích cho tất cả những ai muốn là thi sĩ , nữ sĩ,  nên đọc và cùng nhau tham khảo.

Học trực tiếp như vậy có khi còn gía trị thiết thực cụ thể hơn vào học ở đại học văn khoa hay trường Nguyễn Du gì đó?

Còn anh khi đọc bài thơ này anh rất ngưỡng mộ em. Mà anh đã ngưỡng mộ thì anh bày tỏ với em về tấm lòng của anh dành cho em không phải b ằng cái comment tán tỉnh suông mà bằng bài thơ cảm đối cảm tác cụ thể. Em chờ anh ít phút nhé.

Tình Yêu Tượng Đá
cảm đối thơ Nina Phan: Vẫn Là Anh

Em cứ tưởng anh là tượng đá
Khi tim em chan chứa đòi yêu
Bâng khuâng gió thoảng mây chiều
Bóng anh mờ nhạt liêu xiêu giận hờn…

Lòng sao nhãng chập chờn huyền ảo
Bước chân em lảo đảo cuồng say
Hững hờ đá chẳng vui vày
Lâu đài tình ái chuỗi ngày sầu đong…

Nào ai biết mỏi mong chờ đợi
Đổ mồ hôi chới với đá kia
Dồn em tới chốn xa lìa
Gió sương cát bụi bên bìa rừng hoang…

Tình duy nhất mơ màng trong mộng
Vẫn là anh mở rộng vòng tay
Thiên đường hạnh phúc cho hay
Đá mềm ra nước đắng cay chữ tình

Rưng ngấn lệ lung linh ngọn nến
Cả thần linh xao xuyến ngân vang
Ngẩn ngơ nghe khúc nhạc vàng
Giáo đường thánh thót huy hoàng đá ơi…!

19.4.2016 Lu Hà

Giỏi chú em Nam Khai nhạc sĩ này phổ nhạc luôn bài “Vẫn Là Anh “ của Nina Phan và hát hay lắm. Anh trông chú mày hao hao giống ông Bao Chửng tức Bao Công thời Nam Tống quá. Rất vui khi nghe chú Nam Khai tự biên tự diễn. Đúng là con nhà nghệ sĩ bẩm sinh có khác.

Anh thấy chú rất tự nhiên phóng khoáng thơ phổ xong hát liền ôm cây đàn gảy phong thái đàng hoàng, giọng hát trầm hùng ấm áp vô cùng. Nói về bản chất ý nghĩa của thơ ca đàn hạc thì cách làm như chú là đúng rất hay bằng vạn lần cái lối cầu kỳ kiểu cách sân khấu trang bị tối tân vì nó chân thực bình dân giản dị cây nhà lá vườn mời nhau x ơi. Nếu có điều kiện mà thiên hạ rầm rộ và có tiền tổ chức thành băng nhạc như Paris by night hay Aisan gì đó cũng tốt. Nhưng đó là các tổ chức kinh tài mua bán sòng phẳng, người bán tiếng hát kẻ mua vé vào rạp, chẳng ai nợ nần ai chịu ơn ai. Nhưng với chú thì khác cứ vui vẻ hát miễn phí. Có lẽ làm như chú tâm hồn sẽ sảng khoái và tài năng chú sẽ nâng cao vì chuyên tập hàng ngày, suy tư hứng cảm thường xuyên rất tốt cho chú và lợi lạc cho mọi người khi vào chơi facebook. Một sinh hoạt văn nghệ rất gia đình anh khoái lắm. Người có tâm tài phải phóng khoáng như vậy mới đáng gọi là nhạc sĩ nghệ sĩ ca sĩ. Còn coi cái chuyện ngâm thơ hay hát hò như là chuyện ban ơn bố thí hay lấy đó làm điều kiêu hãnh dền dứ làm mình làm mẩy anh không thích.

Phải sống ngay thẳng vô tư sảng khoái không cơ hội, không tâng bốc ai qúa đáng, không nịnh bợ xun xoe ai. Bất cứ cái gì cùng nhìn trước trông sau biết phân biệt hay dở biết kẻ thực tài không thể vì cái đầu kém cỏi trí tuệ cùn rỉ của mình mà xưng tụng kẻ bất tài là thần thánh và phải luôn tự rèn luyện mình hàng ngày văn ôn võ luyện. Anh thấy chú làm như vậy cũng là hiếm hoi, anh coi chú là một kẻ sỹ một con người thực sự có chân tài. Cô Nina Phan làm thơ rất hay có tìm tòi suy nghĩ rất có trí tuệ thiên về thơ tình lãng mạng tượng trưng siêu nhiên, siêu hình siêu thực theo bước chân tiền nhân như Hàn Mạc Tử, Bích Khê, Đinh Hùng v. v…

Chú đã noi theo gương 7 vị tài nhân thời nhà Tấn. Trúc lâm thất hiền là tên dân gian gọi nhóm bảy tu sĩ Đạo giáo sống trong rừng Trúc đầu thời nhà Tấn, gồm: Nguyễn Tịch, Kê Khang , Lưu Linh , Sơn Đào , Hướng Tú, Vương Nhung , Nguyễn Hàm. Nhà Tấn là của Tư Mã Chiêu con của Tư Mã Ý sau khi đánh bại Gia Cát Lượng thu phục nhà Tây Thục của Lưu Bị và thu phục luôn cả nhà Ngô của Ngô Quyền đó. 7 vị này đều làm thơ theo lối tu đạo coi trọng thiên nhiên bầu bạn với cỏ cây chim chóc vi vô kiểu Lão Tử Lão Trang, chán cảnh thế tục tranh giành xôi thịt danh lợi và uống rượu gảy đàn hát ca rất vui.

Vì vui qúa nên anh đối cảm với cô Nina Phan một bài lục bát cho có nếp có tẻ.

Gót Hài Dặm Băng
cảm đối thơ Nina Phan: Vẫn Là Anh

Yêu nhiều nhưng mộng chẳng tròn
Đa tình tự cổ phấn son lửa hồng
Hồn mây trôi dạt thinh không
Hoàng hôn xế bóng cánh đồng hoang vu…

Gió đông phảng phất như ru
Nỗi niềm băng gía âm u dế sầu
Đình làng mai trúc dãi dầu
Xót xa nghê đá cúi đầu tương tư…

Canh khuya  tê tái như từ
Nụ hôn dàn dụạ chần chừ bóng ai…?
Trăng tàn nguyệt lặn sơn đài
Tóc xanh biếng trải lược cài trâm rơi…!

Soi gương ẻo lả chơi vơi
Chiếu chăn xộc xệch nụ cười héo hon
Khát khao tình ái chon von
Bên bờ vực thẳm vàng còn đá mơ

Bướm ong dan díu dật dờ
Đại dương giông tố hững hờ thuyền ai
Nghẹn ngào giọt lệ u hoài
Lòng em u uẩn gót hài dặm băng…!

20.4.2016 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét