Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Linh Hồn Trường Sa Và Tô Thùy Yên



 




Thưa anh Vương Ngọc Minh! Tôi và anh đã từng trao đổi với nhau về thơ của ông Hữu Loan hay ở chỗ nào? Anh còn làm cả bài thơ và đặt một câu hỏi trong thơ hay ở chỗ nào? Tôi đã kịp thời hiểu được tâm trạng cuả anh và tôi cũng làm bài thơ để đáp lại nỗi lòng trăn trở thi phú cuả anh.


Về Hữu Loan tôi không muốn bàn nhiều. Vì ông ta làm vẻn vẹn chỉ có mấy bài thơ, đỉnh cao nhất là Đồi Tím Hoa Sim. Hữu Loan đã đi vào lòng người đơn giản mộc mạc với tấm lòng thuần khiết rất Việt Nam. Thơ tự do cuả Hữu Loan như một bản nhạc du dương cuả làng quê Việt Nam bắt đầu thường từ cây tre, giếng nước, gốc đa đầu làng với ngôn ngữ đại chúng dân gian...

Thơ Tô Thuỳ Yên với bài Trường Sa Hành làm trước năm 1975 đã đi vào quân sử thi ca cuả nền đệ nhị cộng hoà. Tâm hồn Tô Thuỳ Yên như cánh diều bay lên bởi trăm nghìn luồng gió thổi từ những trái tim yêu thương quê hương tổ quốc. Có thể bài thơ sẽ được phổ nhạc, hay réo rắt véo von ngâm nga trên đài phát thanh quân lực Miền Nam Cộng Hoà. Các cựu chiến binh muốn giữ mãi những kỷ niệm oanh liệt  cuả một thời hùng chiến xa xưa. Hình ảnh Trường Sa- Hoàng Sa là máu thịt thiêng liêng cuả tổ quốc đã được một người sĩ quan hải quân Tô Thuỳ Yên viết lên thành thơ.

Tôi cũng xuất phát từ sự kính phục, ngưỡng mộ Tô Thuỳ Yên, ngưỡng mộ cuộc đời từng trải chiến chinh cuả anh. Thơ cuả anh đã thấm vào máu thịt cuả tôi, vào tâm hồn tôi, đã thức dậy những cảm giác, giác quan cuả tôi và tôi đã ca ngợi thơ Tô Thuỳ Yên bằng chính những lời phụ hoạ  qua bài thơ chuyển thể cuả mình. Tôi cố gắng tránh không dùng trùng câu chữ cuả anh để mang tiếng là học lỏm, nhái lại, sài lại, dùng lại.... tôi chỉ muốn hoá mình thành luồng gió mới để nâng cánh diều Tô Thùy Yên bay cao lên mãi mãi.

Tôi đã đứng bên cạnh anh, như người em bắc Việt chưa hề biết mặt, chứ tôi không có ý qua mặt anh, làm thơ để tranh tài, đọ sức, cạnh tranh thơ phú với anh ta để làm gì? Phận đàn em làm sao tôi có thể dám ngo ngoe với các bậc đại ca, thi ca lớp người đi trước?

Ngày xưa tôi cũng từng đi lính, nhưng tôi không phải là lính chiến, tạng lính cuả tôi cũng chỉ lem nhem như thanh niên  ba sẵn sàng, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ mà thôi. Tôi chưa hề giáp mặt đối đầu với người lính cộng hoà nào, chưa từng nhìn thấy bộ quân phục cuả các anh chiến binh miền nam cộng hoà. Cách ăn mặc trang bị cuả các anh chỉ được thấy trên báo chí phim ảnh .

 Các bạn có thể đọc bài thơ chuyển thể cuả tôi, phào phào như nước lã cũng được chẳng sao đâu. Coi như một bài bình luận bằng thơ về bài "Trường Sa Hành" cuả Tô Thùy Yên. Bài thơ cuả Tô Thùy Yên hãy coi như là người anh cả, còn bài thơ chuyển thể cuả tôi coi như cái bóng nhỏ nhoi cuả thằng em út nấp dưới gốc cây đại thụ Tô Thùy Yên. Bài thơ cuả cuả tôi không hề lay động một tí gì về, hay làm giảm đi cái hay cuả thơ Tô Thùy Yên, ngược lại càng làm cho bài thơ cuả anh đã hay lại càng hay, càng thêm giá trị mà thôi. Các cụ thường nói uống nước nhớ nguồn, lá rụng về cội, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Bài thơ" Linh Hồn Trường Sa" cuả Lu Hà cũng chỉ là cái quả từ cái nhân, cái gốc Tô Thùy Yên đã được bói ra được, âu cũng là một cái nhân duyên hữu thể ở đời. Khi bài thơ làm ra ở thể dạng nào mà tung lên mạng có người đọc qua thì nó là một tác phẩm và nó không còn phụ thuộc gì với tác giả nưã nó là giá trị tinh thần xã hội. Nhưng tác giả vẫn là người cha tinh thần có trách nhiệm về những phi lý cuả nó. Còn khi nó còn nằm trong ngăn kéo thì nó là mớ chữ nghiã vụn vặt chả là cái quái gì hết.

Cho nên anh Vương Ngọc Minh cũng đừng nên nói: Bài thơ cuả Tô Thùy Yên là một sáng tạo độc nhất vô nhị, đừng có ai nên hoạ vần chuyển thể hay sáng tác gì thêm nưã.

Như vậy miền Nam sinh ra Tô Thùy Yên, thì miền Bắc cũng có thằng em Lu Hà để hai anh em nhà nó làm thơ ca ngợi về Trường Sa, duyên khởi trùng phùng biết đâu đây là hiện tượng cuả thiên nhiên cuả lòng người mà tương đồng, tương kiến, tương ý, tương giao, tương cảm mà thôi. Cái gì sảy ra nó vẫn cứ sảy ra hy vọng người đời đọc bài thơ" Trường Sa Hành"" cũng không nỡ ném đi cái  quả mà gốc cây Tô Thùy Yên hiếm hoi đã bói ra " Linh Hồn Trường Sa". Các bạn hãy coi như đây là hiện tượng tương ứng, đồng cảm cuả tâm linh. Thơ là như vậy đó nó khác với văn nhiều lắm.

 Còn nưã, dưới chế độ Việt gian độc tài cộng sản có hiện tượng thơ ghế đá, nghiã là loại thơ truyền khẩu truyền miệng, không dám công khai đăng lên báo để phản đối chế độ hà khắc, hay hiện tượng thơ Bút Tre trào phúng, miả mai những chuyện vụn vặt lề thói xã hội, hoặc đánh bóng nịnh bợ các lãnh tụ cộng sản cũng với thủ thuật cường điệu đại chúng, ngôn ngữ hoá. Hoặc loại thơ chân dung, đối thoại nghiã là từ bài thơ gốc cuả nhân vật nào đó mà mình không ưa, phê phán chửi kháy cả vần thơ cũng như tâm tính nhân cách cuả nhân vật đó. Thơ có xuyên tạc nội dung có thể với dụng ý tốt và dụng ý xấu...Có thể là một hình thức đấu tranh cũng mang màu sắc dân chủ mà cơ quan công an, hay kiểm duyệt cũng bất lực. Nhiều người đã làm việc đó âm thầm nhưng tác dụng cuả nó trong quảng đại quần chúng rất cao như  làm thơ để nhạo báng thơ Hồ Chí Minh, thơ Tố hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu ...

Cám ơn các bạn đọc những dòng tâm sự này

30.6.2012


Linh Hồn Trường Sa
chuyển thể thơ Tô Thuỳ Yên: Trường Sa Hành

Đảo chếnh choáng Trường Sa gợn sóng
Thăm thẳm sâu mây trắng bốn bề
Mươi người lính thú xa quê
Đêm nằm mộng tưởng trôi về cố hương

Hồn tử sĩ lang thang trôi nổi
Biển mênh mông chở nỗi thương yêu
Xót người cảnh sống sớm chiều
Vì dân vì nước tiêu điều quạnh hiu

Hoang đảo vắng vi vu biển động
Cả một thời nguyên thủy xa xôi
Xanh rờn thảo mộc khắp nơi
Bồng bềnh thân xác nổi trôi âm thầm

Mở tầm mắt bốn trăm hải lý
Giữ giang sơn bi lụy bạo hành
Oán hờn ngùn ngụt trời xanh
Hải quân Trung Cộng rập rình bao phen

Từ thiên cổ sóng thần thê thảm
Thân thế cô bầm tím ruột gan
Nhỏ nhoi suối lệ tuôn tràn
Trùng dương khói trắng tro tàn năm canh

Muà gió xoáy biển xanh khốc liệt
Bãi Tây bồi thống thiết bãi Đông
Điêu tàn cảnh tượng tan hoang
Ngậm ngùi cây cỏ khinh hoàng chim giơi

Hoàng hôn xuống muôn nơi vội vã
Tiếng chim đàn lã chã sương đêm
Đất trời xao động triền miên
Lòng người lính đảo nỗi niềm nhớ thương

Gió hiu hắt hoài hương hải đảo
Truyền thư nhà khói lưả bếp than
Quây quần chờ chín miếng ăn
Đói mồi chim cũng thân tàn xác xơ

Hong râu tóc ngẩn ngơ ngượng ngập
Những lá dưà lập bập bên tai
Nghe tim rạo rực u hoài
Chú em lính mới bồi hồi nhớ ai...?

Mong ấm bưã nước sôi buồn thảm
Hét trong lòng ảm đạm canh khuya
Não nùng chết điếng từ xa
Thương cha nhớ mẹ bốn muà cô đơn

Đêm lẩn thẩn ôm đàn ai oán
Giọng ca ngâm nghèn nghẹn trăng sao
Ngân hà tinh tú lao xao
Lân tinh đom đóm âm u côn trùng

Đất liền gọi nghe không tiếng bạn
Máy thông tin đứt đoạn không gian
Bộ đàm khoảng cách xa gần
Mở vòng tay mẹ chưá chan tấm lòng

Ngày cậm cụi chói chang nắng cháy
Giọt mồ hôi bóng láng thân đen
Lưng trần xoay điệu muá điên
Đêm trăng sóng biển vạn nghìn hiểm nguy

Kià ven bãi bụi cây lụp xụp
Rễ bung rồi trọn kiếp tồn sinh
Ru hồn chiến sĩ quang vinh
Phi lao xào xạc biển xanh ngậm ngùi

San hô mọc tương lai hy vọng
Nghìn năm sau mộng tưởng xa khơi
Trường Sa rỏ hạt mưa rơi
Căm quân bá đạo lạc loài bán buôn…!

 Chú Thích: Thực ra bài thơ tôi này một nưả là chuyển thể, một nưả là cảm tác ra theo tâm trạng và trí tưởng tượng siêu hình cuả tôi.

1.4.2010 Lu Hà



Nguyên tác:

Trường Sa Hành

Trường Sa ! Trường Sa! Đảo chếnh choáng
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi

Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cững rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ

Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên

Bốn trăm hải lý nhớ không tới
Ta khóc cười như tự bạo hành
Dập giận, vác khòm lưng nhẫn nhục
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh

Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời

Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi
Đám cây bật gốc chờ tan xác
Có hối ra đời chẳng chọn nơi ?

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển
Vầng khói chim đen thảng thốt quần
Kinh động đất trời như cháy đảo...
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân

Ta ngồi bên đống lửa man rợ
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi
Nghe cây dừ ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi

Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu

Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê

Ta nói với từng tinh tú một
Hằng đêm tất cả chuyện trong lòng
Bãi lân tinh thức âm u sáng
Ta thấy đầu ta cững sáng trưng

Đất liền, ta gọi, nghe ta không ?
Đập hoảng vô biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc
Con chim động giấc gào cô đơn

Ngàỵ Ngày trắng chói chang như giữa
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu giòn như tiếng nứt hoa niên

Ôi! Lữ cây gầy ven bãi sụp
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh

Sa hô mọc tủa thêm cành nhánh
Những nỗi niềm kia cững mãn khai
Thời gian kết đá mốc u tịch
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.

Thùy Yên
(8-1974)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét