Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Tâm Hồn Thơ Văn



 




Tạo hóa đã sinh ra loài người, cỏ cây muông thú, trái đất, bầu trời , trăng sao v.v…thứ gì cũng theo một cặp đực cái, âm dương, chuyển động tuần tự theo phong thủy ngũ hành. Văn và thơ là sản phẩm của trí tuệ, tinh thần cũng không phải là ngoại lệ. Văn là chồng, thơ là vợ, như dương với âm, có lúc như nước với lưả. Còn muốn
cân bằng cả âm dương, đực cái thì tạo ra trung hoà , chắc chắn ta không còn khả năng phát triển nưã như ta gọi thường gọi là đồng cô, đồng bóng, hay là đồng tính luyến ái. Thường thường thì dương thịnh âm suy và ngược lại âm thịnh thì dương suy. Trong âm có dương và ngược lại trong dương cũng có âm. Cái gì cứ đổ xô mãi về một cực đến tận cùng thì lại thường đảo chiều phát triển ngược lại.

Theo triết học cuả Hegel trong quy luật mâu thuẫn ông cũng bàn về hai mặt đối lập luôn đấu tranh tương tác lẫn nhau lẫn nhau bổ khuyết cạnh tranh nhau để cùng vận động tiến lên nhưng chúng không cực đoan tiêu diệt thủ tiêu nhau như lão già Các Mác nghĩ. Giống như trong gia đình vợ chồng là một thực thể, một tế bào cuả xã hội. Ta cứ coi như chồng mang dương tính và vợ là âm tính. Chồng có lý trí mạnh thì át người vợ và vợ phải nghe chồng thờ chồng cho trọn đạo nghiã. Người chồng ngu tối thì người vợ phải đảm đương vai trò gia chủ thay chồng quản trị gia đình thì lúc này âm tính cuả gia đình mạnh và dương tính suy.

Bọn phát xít cố công săn lùng tiêu diệt hết người Do thái đến tận cùng cuả tội ác thì lại đảo chiều nguợc lại tạo ra nhà nước Israel sau hai nghìn năm lịch sử. Mao Trạch Đông lúc sinh thời là một lãnh tụ anh minh tối cao, sau khi chết đi lịch sử đánh giá là một người có chỉ số IQ quá thấp hơn cả người dân bình thường. Hitler cũng vậy sau khi chết đi thì lại lòi ra là một người có bệnh tâm thần.Trong đúng có sai, trong sai có đúng. Theo tôi văn là đặc điểm cuả dương tính coi như giống đực, nên văn là giống mạnh quen nói dai, nói dài miên man bất tận, hừng hực như lưả cháy. Còn thơ là đặc điểm cuả âm , cuả giống cái nên thơ mềm mại như làn nước, ngắn gọn và mơ mộng, bay bổng như mây như gió.

Thơ văn là một cặp bài trùng luôn đi bên cạnh nhau, đồng thuận cũng có lúc đối chọi nhau như âm dương, nước lưả, tối sáng, ác thiện luôn sảy ra để tạo thành sự phát triển, tàn lụi và tự bị hủy diệt...Rồi tự phủ định để tạo nên một bình diện thẩm mỹ, nghệ thuật trí tuệ cảm xúc cao hơn. Dùng văn để bình thơ, tìm ra những cái phi lý vô nghiã vô cảm cuả thơ hay động viên ca ngợi cái hay chân thiện mỹ vẻ đẹp cao thượng cuả thơ. Cảm ơn Thượng đế toàn năng đã ban cho muôn loài một linh hồn để duy trì sự tồn tại. Nhờ có linh hồn mà có tình yêu giưã đàn ông và đàn bà. Nhờ có linh hồn mà các văn thi sĩ đã viết văn và làm thơ.

Vậy ta hỏi linh hồn là gì? Thì đến nay vẫn chưa có một câu trả lời chính xác. Người thì bảo nó giống như một bóng ma chỉ hiện về đêm và rất sợ ánh sáng, nó có thể đi xuyên qua tường, hoặc nó có thể nhập vào một người khi lên đồng cốt. Cân, đo, tóm bắt hồn khí quả là một việc rất khó khăn cho khoa học hiện đại. Đạo Thiên chuá khảng định khi chết đi thì hồn về trời dự tiệc với Thiên chuá . Đạo Phật không thưà nhận có linh hồn, nhưng lại gọi là giác linh tìm về cõi niết bàn. Tin vào bản ngã cái nghiệp lực tạo ra mà luân hồi chuyển kiếp. Người cộng sản thì sổ toẹt tất cả, làm quái gì có linh hồn, giác linh, ma quỷ, thần thánh. Tất cả chỉ là những phản ứng lý sinh, hoá sinh sảy ra trong bộ não. Sự giải thích tạm bợ thiếu trách nhiệm cuả những người duy vật vô thần đã đơn giản xoá bỏ sự tồn tại cuả linh hồn, tâm hồn và coi đó chỉ là sản phẩm cuả vật chất.

Văn thơ là sản phẩm sáng tạo cuả tình yêu, trí tuệ và tâm hồn mà chính họ lại coi khinh không có linh hồn hiện hữu, không có sự tồn tại vĩnh cửu cuả linh hồn thì không hiểu họ làm thơ viết văn là nhờ bởi cái gì? Làm thơ, viết văn không cần tâm hồn trái tim yêu thương mà chỉ dưạ theo chủ thuyết ba voi, ba xu nào đó, theo đề cương, nghị quyết, pháp luật nhà nước thì không hiểu họ là giống loại gì ở trên hành tinh này? Thi sĩ thường đa cảm, thơ là trái tim yêu thương cuả người mẹ, cuả sự tồn tại và sinh nở. Nên cái lụy cuả thơ lớn lắm, như Nguyễn Du đã dồn hết cả tâm sức để viết truyện thơ về Kiều, không phải chỉ là mua vui cũng được một vài trống canh.

Nguyễn Du là một nhà nho uyên thâm bác học thì ai cũng biết, thơ đường cuả cụ đã nói rõ về cái đạo học làm người cuả cụ, triết lý về nhân sinh huyền diệu vô cùng.  Đọc Truyện Kiều mà làm cho lòng ta tâm hồn ta thấy phấn chấn lên vài trống canh cũng là chuyện hiếm hoi lắm rồi. Hai người đàn ông và đàn bà ân ái giao hợp với nhau giỏi lắm một trống canh thôi đã đủ rồi. Ngày xưa người ta tính một đêm là 5 canh, tính từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Canh một từ 6 giờ chiều đến 8 giờ 24 phút tối. Vài trống canh để đọc Truyện Kiều cũng tức là thức trắng đêm rồi. Cổ kim xưa nay có tác phẩm văn thơ nào lại có giá trị và sức hấp dẫn khinh khủng như vậy. Cho nên nghe cụ nói tưởng như với ý nhún nhường khiêm tốn nhưng thực ra cái ẩn ý giá trị cao thâm là ở đó.

Người cộng sản u mê tăm tối, họ thích khoa trương, háo danh và thích tự ca ngợi mình một cách thô bạo trắng trợn. Cho nên ta cũng chẳng ngạc nhiên khi họ hay dùng cái từ đỉnh cao cuả trí tuệ loài người cho cái chủ nghiã rẻ rách ba xu cuả họ. Nếu nói triết học Mác, cuốn Ngục Trung Nhật Ký mượn tạm cuả Tàu cho ông Hồ là mua vui cũng được một vài trống canh có lẽ họ phát khùng lên và chửi bậy cho ai đó là phản động dám nói xấu Mác và ông Hồ cuả họ.

Bàn thêm chút ít về thiên tài Nguyễn Du. Tôi đã đọc hết tập Truyện Kiều kiên trì mỗi ngày là một trang thôi, cố gắng học thuộc dù chỉ trong một ngày, hôm sau có quên đi thì cũng chẳng sao. Mỗi trang thơ lục bát cuả cụ là cả một thế giới nội tâm, một nghệ thuật siêu đẳng không thể thay một chữ nào. Tôi không thể miên man một vài trống canh được mà kéo dài hàng tháng mới xong.
Kể cũng thương cụ, tài hoa như vậy nhưng thể lực nhà thơ lại mảnh khảnh ốm yếu, trong một hoàn cảnh lại loạn lạc, trao đảo bao nhiêu điều bất công trái tai gai mắt vẫn sảy ra.  Sau này làm quan to, dù bổng lộc vua ban, quyền cao chức trọng nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn khổ hạnh. Nguyễn Du không thể nào vô tư với cuộc đời. Nguyễn Du một tài năng sáng tạo, một trí tuệ siêu phàm nhưng ông lại thất bại bởi nội lực sức bền bỉ bởi chính tâm hồn uỷ mị cuả ông, như khí âm thắng khí dương. Giá như Nguyễn Du còn là một võ quan thì hay biết bao? Ta thường nói âm thịnh dương suy. Nguyễn Du tin Phật nhưng ông không thể ngồi thiền như Phật và ông vui lòng với cái chết khi tuổi đời còn rất trẻ.

Rồi nưã còn Đỗ phủ, Lý Thái Bạch, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử v.v…Linh hồn cuả họ đều phải chịu nhiều đau khổ kiệt quệ trên đường đời. Họ đã tìm thấy sự vô tư trong chén rượu, công bằng để nghĩ về thân phận và làm thơ. Khi tỉnh dậy thì sự thật miếng cơm manh áo bệnh tật, tuổi già vẫn phũ phàng đeo đuổi dày vò đày đoạ họ. Nhưng vẫn còn cái may họ là những con người hoàn toàn tự do. Những sáng tạo những vần thơ tha thiết bi thương cuả một tâm hồn tự do để lại cho con cháu. Họ làm thơ không phải như những cái máy vô hồn theo một lý tưởng chủ nghiã nào cả. Là thi sĩ theo tôi nên để cho tâm hồn mình tự do, sáng tác theo cảm hứng. Nếu còn bị trói buộc vì một lý do nào đó như danh vọng, điạ vị, tiền tài, chính trị, đảng phái, đề cương, chủ thuyết v.v..

Cho dù có làm cò mồi tuyên truyền sùng bái cho một cá nhân nào đó để kiếm cơm, dù có lắm huân chương bằng khen nhưng họ chỉ là những người máy tuôn văn nhả chữ một cách vô ý thức mà thôi. Sống như vậy nhục lắm thà rằng sé toạc bản thảo ném tất cả vào sọt rác, hãy ra bến cảng bốc vác kiếm thêm xu vẫn còn hơn… Dù có viết ra trước sau sẽ bị thời gian đào thải, chưa biết chừng còn bị nguyền ruả làm tiếng cười cho ngàn năm sau như chàng thi sĩ cóc Tố Hữu chẳng hạn, hay như chàng Xuân Diệu gò lưng tôm ra để làm ra những bài vè, viết văn viết báo ca ngợi đảng và bác Hồ. Họ cứ tranh giành đấu đá kèn cưạ củ hành củ tỏi để thoá mạ người nọ chửi bới người kia, kết tội nâng quan điểm lập trường để đẩy bao nhiêu người mà họ ghét vào tù, hòng nâng bi báo công với đảng.

Kể cũng tội cho những văn thi sĩ có tài nhưng sớm tàn lụi vì lúc sinh thời cứ bốc thơm mãi cho Stalin, Mao Trạch Đông và ông Hồ, cứ theo đuổi gò bó trái tim cảm xúc cuả mình trong cái đề cương khỉ gió cuả ông Trường Chinh. Tóm lại thơ văn phải có hồn người, thơ văn là cuộc đời thực, thơ văn không biết nói sai nói điêu, sau đó mới đến nghệ thuật.

Nhân tiện đây tôi cũng có ý kiến: Làm văn thoải mái hơn, nếu học nhiều qua nhiều trường lớp miễn là không viết sai chính tả nhiều quá là được rồi. Nhưng làm thơ theo tôi phải đủ 5 điều kiện cần phải có:

1.-Thiên hứng bẩm sinh phải có, chưa cần đến mức phải xuất khẩu thành thơ.
2.- Đức tính trung thực, ngay thẳng phải có, cấm lươn lẹo lèo lá, tiền hậu bất nhất. Nếu ai đó có tính gian giảo thì tốt nhất đừng làm thơ nưã mà nên viết bình luận, nếu ở xã hội CS vẫn được trọng dụng để dùng trong công tác cắt câu bẻ chữ, nói xuôi cũng được, nói ngược cũng được.
3.-Đọc nhiều từng trải, đam mê học tập trau dồi khả năng nghệ thuật.
4.-Phải có dục tính, nghiã là người khoẻ mạnh sinh lý điều hoà. Một thi sĩ đồng tính luyến ái không thích đàn bà thì trong thơ sẽ có vấn đề ngay. Sự đam mê yêu vẻ đẹp cuả người phụ nữ thúc dục thi hứng cuả thi sĩ, hay các nữ thi sĩ cũng vậy. Người phụ nữ lãnh cảm không có hứng thú với đàn ông thì sẽ không thể làm thơ được.
5. Phải thạo tiếng mẹ đẻ, đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ.

Sau đây gọi là cây nhà lá vườn xin có bài thơ muốn chia sẻ với các bạn đọc.


Chiều Thương Cố Quốc

Thơ thẩn chiều nay nhớ cố hương
Thương người thiếu phụ vạn trùng dương
Mây ơi nhắn gửi miền kinh bắc
Mang tấm hình xưa đã héo lòng

Tôi nhớ không nguôi tiếng gọi hè
Khi con tu hú nắng vàng hoe
Ve sầu hoan hỉ muà hoa phượng
Tôi đến nhà em lúc xế chiều

Tôi đã thầm yêu độ thuở nào
Khi hoa chưa hé nụ đào tơ
Ngỏ lòng chưa dám đời con gái
Khắc khoải tôi mong những hẹn thề

Tôi đã ra đi vạn nẻo trần
Rừng sâu thăm thẳm dãy trường sơn
Ba lô súng đạn mòn quai dép
Dấu bóng hình em ở trái tim

Xuân đến xuân đi xuân lại về
Lòng tôi đau đáu nhớ miền quê
Hỏi thầm em đã bao nhiêu tuổi
Có nhớ đến tôi có đợi chờ?...

Tôi lại ra đi sang sứ Âu
Em tôi càng lớn lại càng lo
Tuổi đời con gái mơ màng lắm
Lại chẳng bên nhau những sớm chiều?

Tôi vẫn đợi em ánh mắt huyền
Bao muà phượng vĩ nắng vàng xuân
Em tôi đẹp lắm muà trăng đến
Thương chị Hằng Nga nhớ thế trần

Em vẫn coi tôi mãi chỉ anh
Hồn nhiên như thể trái vàng anh
Tình tôi khô héo theo năm tháng
Như lá cây xanh đã rụng cành

Em vẫn ngây thơ vẫn chẳng tin
Rằng tôi thầm nhớ vẫn yêu em
Hững hờ như thể loài vô cảm
Tôi phải chôn sâu nỗi tủi hờn

Đã biết bao muà hoa phượng rơi
Tình em như thể áng mây trôi
Ngỏ lòng vẫn ngại tôi không dám
Nghĩ đi nghĩ lại thôi thì thôi...

Cho hay cũng bởi tình huynh muội
Em lại thương yêu đến một người
Người ấy nhưng mà tôi chán lắm
Giận lòng tôi đã quyết ra đi

Tôi đã đi xa chẳng hẹn về
Tình tôi biền biệt dấu sơn khê
Bỗng nhiên sửng sốt chiều nay gọi
Tôi nhận ra em luống ngậm ngùi

Tôi vẫn tin rằng em gọi tôi
Thẹn thùng em lại dấu tên đi
Thương em tôi cũng lờ không nói
Hãy để cho em tự giãi bày

Tôi biết rằng em vẫn nhớ tôi
Nhưng mà em vẫn ngại ngùng thôi
Không tin cho lắm lòng ai thắm
Nên để trôi đi những phí hoài….

22.3.2012 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét