Tôi thích văn thơ từ thuở nhỏ,
nhưng tôi mơ mộng nhiều về môn toán lý hoá. Tiếc thay sống dưới chế độ cộng sản
khi người ta coi sự học hành là quyền lợi danh vọng được ưu tiên cho những người
thuộc thành phần giai cấp cốt cán và con cháu những người mà họ cho là có công
với cách mạng. Nên tôi không có may mắn cho tư duy trí tuệ thiên bẩm tự nhiên
được cất cánh bay cao theo con đường cử nghiệp hay khoa học.
Tôi phải trải qua một cuộc sống
chật vật về kinh tế và tôi chỉ chăm chăm lo toan cho miếng ăn hàng ngày. Thời
gian sống lưu vong bất hợp pháp ở Cộng hoà dân chủ Đức là thời kỳ kinh hoàng cuả
đời tôi. Vì tôi không phải là thuyền nhân vượt biển hay tỵ nạn gì cả. Tôi luôn
luôn phải dở thủ đoạn mưu kế để khỏi phải về Việt Nam. Chuyện đó cũng đã làm
cho tôi mất nhiều thời gian và mệt mỏi lắm rồi còn thú gì với văn chương thơ
phú nưã. Trải qua bao sóng gió trầm luân, những kinh nhiệm từng trải, những xót
xa yêu thương vùi dập cuả quá khứ, những hoài mộng vấn vương đã tạo cái cớ để
cho tôi bình tâm suy ngẫm mà tự học về cách thức làm thơ hay viết văn.
Nay đời sống định cư đã ổn định,
có máy tính, có thể lên mạng truy tìm những bài cổ thi bất hủ, có nhiều điều kiện
để đọc thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi … Tôi thích lắm, vì biết rõ
mình là người có khả năng dồi dào chất chưá từ lâu . Ở hải ngoại cũng lắm anh
tài, mỗi người mỗi vẻ thi nhau sáng tác. Tâm hồn thi sĩ được tự do bay bổng, cũng
là cái may ở trong cái rủi cuả thân phận người Việt chúng ta khi phải sống tha
hương nơi đất khách quê người.
Rõ ràng so sánh giưã hai
dòng văn học hải ngoại và quốc nội thì ở hải ngoại chất lượng nghệ thuật, nội
dung, thi hứng cảm xúc đã đạt đến thời kỳ vàng son cuả thời kỳ thơ mới 1930 đến
1945. Thơ đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát và thơ mới, thơ cách
tân lại trở về cội nguồn muôn thuở cuả dân tộc. Người ta làm thơ, hoạ thơ lại
cuả nhau, tư duy trí tuệ, thẩm mỹ nhờ đó mà thăng hoa đâm chồi nảy lộc. Nếu
không có khối người lưu vong hải ngoại làm thơ viết văn thì nền văn học Việt
Nam không biết sẽ suy đồi tàn tạ như thế nào?
Giới văn thi sĩ thì nhiều
như vô kể, nhưng về giới bình luận mới xuất hiện thêm bà Thụy Khuê và ông Nguyễn
Hưng Quốc, viết lách tỏ ra rất chững chạc là điều rất đáng mừng.
Tôi không phải là nhà văn,
nhà báo hay nhà thơ chuyên nghiệp. Chẳng phải là giáo sư, tiến sĩ văn chương gì
cả. Nhưng trời phú cho tôi có một trí nhớ kỳ lạ từ nhỏ nên được cái đọc đâu nhớ
đấy. Tôi chẳng cần nhất thiết phải qua một cái trường dạy viết nào để mài đũng
quần tôi cũng có đủ kiến thức để đấu đá tranh luận với đời về cái gọi là trường
văn trận bút.
Tôi có đọc qua mấy bài viết
cuả các văn nô bồi bút kể cả một vài vị gọi giáo sư tiến sĩ đầu ngành về văn
chương ở quốc nội sao thấy chán quá. Tiến sĩ giáo sư quái gì mà viết văn lắm rằng
thì là mà thế? Thôi kệ họ, họ thích khen ai tôn thờ ai là việc cuả họ. Họ thích
ông Hồ Chí Mít, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Trịnh Công Sơn
v. v...là việc riêng cuả cá nhân họ, cuả chế độ họ. Nhưng lịch sử văn chương,
tư duy thẩm mỹ, nghệ thuật có chấp nhận hay không còn là chuyện khác, là vấn đề
sớm muộn cuả thời gian. Tôi không phải là con mèo có ý ngo ngoe bóng gió khoe
cái đuôi cuả mình. Tôi cũng như các bạn, tôi muốn học làm văn thi sĩ, tôi muốn
được hồi tưởng bày tỏ những cảm xúc hoài vọng, nhớ thương lẩn quất đâu đó trong
trái tim tôi và tâm hồn tôi.
Ở lưá tuổi ngũ thập nhi tri
thiên mệnh. Lại được may mắn ở nước ngoài tôi có nhiều thời gian yên tĩnh, để học
hỏi suy tư về thơ. Tôi nhớ lại những người phụ nữ mà tôi đã từng mong đợi yêu
thương. Có thể là tình yêu tự nguyện từ hai phiá, có thể là tình yêu đơn phương
từ một phiá, hoặc chưa hẳn đơn phương vì ý trời chưa thuận mà thôi. Trùm thơ
tình thứ mười là mô tả về một nguời phụ nữ hiện vẫn còn sống ở Việt Nam. Tôi xa
tổ quốc đã lâu, ngôn ngữ giao tế hàng ngày cuả tôi không phải tiếng Việt. Có thể
trong phát âm lâu ngày ít khi dùng đến tiếng quê nhà mà ảnh hưởng đến văn phong
và phạm nhiều lổi chính tả chăng? Ví dụ như " suy nghĩ " tôi hay viết
lầm sang" xuy nghĩ " hoặc " nghiệp chướng " tôi lại gõ
thành " nhiệp chướng " v.v.... Nhưng nếu cứ hẹp hòi vặn vẹo bắt bẻ từng
cái vảy củ hành, từng cái lông củ từ ra để thổi phồng nhược điểm lên, rồi thi
nhau mượn gió bẻ măng theo cái đầu gà nhỏ nhen ti tiện kèn cưạ kiểu cộng sản sẽ
làm tôi mất vui đi. Họ không có ý xây dựng mà cố tình quên đi cái mạch cái luồng
thơ luôn chan chưá tràn trề trong tâm hồn vô tư hào phóng bao dung cuả tôi.
Thật ra tôi chẳng qua một
trường lớp dạy viết văn và làm thơ nào. Như trên đã nói tôi nói rất thích về
các môn khoa học tự nhiên nhưng số mệnh lại không cho tôi được học hành đến nơi
đến chốn, đến tận cùng cuả ham muốn tột bậc, lại bị cái đảng hèn mọn viện lý do
này lý do khác cản trở bước đường cử nghiệp cuả tôi chỉ vì lòng đố kỵ ghen
ghét. Gia đình tôi cũng từng đổ máu cho cách mạng đấy chứ có phải như người dân
bắc thường nói: Nhà nó có người xỏ giầy nhầm, theo tây đánh ta hoặc theo ta
đánh tây đâu ? Nên tôi ức lắm không lẽ đời mình sinh ra lại kém may mắn như vậy?
Ít ra thì mình cũng phải có mặt trên văn đàn. Nếu có theo con đường khoa học giỏi
lắm cũng chỉ là cái nghề để kiếm tiền, để có cơm nhai nuôi cái xác mà thôi. Dù
cho có giỏi được như ông Ngô Bảo Châu thì cũng phèng la trống mõ reo hò một trận
để tung hô, rồi dần dần lại đi vào quên lãng. Nhưng thơ văn thì hàng ngày vẫn
có người nhắc đến tên ta, dù có in thành sách hay chẳng in ấn quái gì. Cái mạng
Internet này tự nó đã là thư viện thơ văn khổng lồ rôi. Người ta chỉ cần gõ lên
google hai chữ "Lu Hà " hay " Lục Bát" hay "Song Thất
Lục Bát " v. v... là có thơ văn cuả tôi ngay rồi. Xin thú thực đến bây giờ
tôi vẫn chưa biết cách đưa thơ văn vào google. Nhưng thiên hạ vẫn khối bạn bè
có lòng với tôi và họ tự đưa lên.
Nên tôi quyết tâm tự học làm
thơ, viết văn để tri ân với đời và chứng minh rằng mình sinh ra không phải là
loại người thưà thãi, chỉ chăm chăm vì miếng ăn và những thoả mãn vật chất tầm
thường. Cộng sản dù mong muốn mình ngu đi, hèn đi, tầm thường đi, an phận thủ
thường với cái công việc cu li nhưng tâm hồn mình có cu li quái đâu. Ngược lại
khối thằng là thủ tướng, bộ trưởng, tiến sĩ lý luận Mác gì đó nhưng tâm hồn trí
tuệ trình độ lại thấp lùn hơn cả cu li. Họ dốt quá, đến một mẩu văn ngắn cũng
không tự viết nổi. Nói năng thì nhí nhố linh tinh như trẻ con mà đòi làm chủ tịch
nước, tổng bí thư đảng, chủ tịch hội đồng lú lẫn kia. Tôi nói như vậy có sai không?
Bản tính tôi, bẩm sinh lại
là loại người đa cảm, thích suy tư nên tôi đã hướng cái khả năng trời phú này
vào việc mày mò học tập để viết văn làm thơ, vưà lợi lạc cho mình và làm đẹp
cho cả cuộc đời. Tôi nói cái lợi lạc về thú vui tinh thần, thú vui nuôi dưỡng bộ
não, giữ gìn phong độ và tuổi trẻ bền lâu chứ còn cái chuyện vật chất thì ăn nhằm
gì, miễn sao ngày no đủ ba bữa là được rồi các bạn ạ.
Thiên hạ bây giờ họ đam mê về
buôn bán, kinh doanh, trấn lột ăn cướp cũng gọi là doanh nghiệp, họ thi nhau
làm đêm làm ngày, tranh thủ làm thêm giờ để có nhà cao cưả rộng, ô tô sang trọng
thì mặc xác thiên hạ, tôi không thèm để ý đến. Tôi dửng dưng với những chuyện củ
hành củ tỏi trong cuộc sống xã hội thường ngày. Tóm lại tôi là loại người vô
tư. Thế nhưng với những vô lý bất công hàng ngày vẫn sảy ra ở quê nhà thì tôi lại
không thể vô tư được, tôi có những trăn trở bực dọc và tôi đã ném những cái
trăn trở bực dọc đó ra thành văn và thơ.
Tôi không phải là chiến sĩ đấu
tranh cho dân chủ tự do nhân quyền, tôi chả ở trong cái tổ chức chống cộng nào
hết. Tôi không chính trị chính em. Đơn giản tôi chỉ thích văn chương thơ phú và
là con người có tâm dạ hiền lương chứ không phải loại lá trái lá phải tiền hậu
bất nhất thế thôi.
Tôi tôn trọng tình yêu và lẽ
phải dù họ là bất cứ ai. Tôi không nuôi dưỡng khái niệm về giai cấp, tôi chỉ có
khái niệm về chính và tà, thiện và ác .
Diễn đàn này là trường văn
trận bút, để tự rèn luyện cho mình, mang lại nhiều niềm vui cho độc giả, nhất
là các cháu thanh thiếu niên quốc nội và hải ngoại. Những ai có tấm lòng giữ
gìn bản sắc văn phong cuả dân tôc . Tôi nghĩ rằng: mình cũng chẳng cần phải làm
vương làm tướng gì, cũng chẳng cần phải ông nọ bà kia có vai vế bằng cấp quái
gì trong xã hội. Nhưng cái việc viết lách từ những việc rất cụ thể này là mang
lại lợi lạc cho mọi người rồi. Một loại người như mình sinh ra cũng đáng sống lắm
chứ và sống rất đẹp. Dù cho kết cục thì ai cũng phải chui vào lò thiêu, hay 6 tấm
ván và vùi xuống lỗ là xong
Tôi tin là có linh hồn trường
cửu tồn tại vĩnh viễn, nếu kiếp này mình ham thơ phú và làm đẹp cho đời, biết
đâu đấy mình lại tự gieo cho mình một cái nhân tốt để kiếp sau mình sẽ đầu thai
lại và sống khá hơn?. Thuyết khỉ tổ cuả Mác rõ ràng đã phá sản, thuyết nhân quả
luân hồi cuả nhà Phật lại được chứng minh bằng những định luật khoa học. Thuyết
tiến hoá cuả Darwin còn nhiều hạn chế, thuyết di truyền cuả Mendel lại chiếm ghế
thượng phong. Tôi tin vào vào luật trời, thiên hạ vạn vật đồng nhất thể. Còn mọi
hiến pháp, pháp luật, thể chế v. v... chỉ là luật nhân tạo có tính quy uớc. Con
người có thiên tính, cái thiện sẽ thắng cái ác khi mà thoả mãn vật chất đến tận
cùng thì loài người có xu hướng từ vật đến nhân và từ nhân đến thiên và từ
thiên trở về chính Đạo.
Để kết thúc bài viết là bài
thơ tả về tâm trạng cuả tôi cũng như hàng triệu người Việt Nam
15.6.2012 Lu Hà
Băn Khoăn
Có người bản xứ hỏi tôi
Vì sao lưu lạc phương trời tới
đây
Thói quen tục lệ giống loài
Mà sao ai chẳng bùi ngùi nhớ
thương
Tấm lòng cố quốc quê hương
Thương thân lê gót tha
phương xứ người
Bần thần tôi chẳng nên lời
Âm thầm tủi hận bồi hồi xót
xa
Ngoảnh đi lén dấu giọt sầu
Non sông nước Việt cơ đồ lầm
than
Ăn chia đong đếm bình quân
Thắt lưng buộc bụng vắt dần
tàn hơi
Đời như con kiến củ khoai
Khinh người như rác hiền tài
cục phân
Đấu tranh giai cấp dối gian
Tương lai chẳng có lụi tàn ước
mơ
Học hành năm tháng dư thưà
Ưu tiên con cháu ông bà cửa
quan
Thêm màu liệt sĩ cháu ngoan
Tuyên truyền nhồi sọ dã tan
giống nòi
Buồn phiền tôi quyết ra đi
Chân trời xa lạ dựng xây cuộc
đời
2008 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét