Nếu muốn trở thành thi sĩ thực sự trong
lòng nhân thế, thì hãy quên đi hai chữ danh vọng. Danh vọng tiếng tăm người đời
thường ham muốn; nhưng cũng chính nó sẽ giết chết hồn thơ và cảm hứng sáng tác.
Đỗ
Phủ, Lý Bạch, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử v.v đã để lại cho chúng ta những kiệt tác bất hủ lưu danh thiên sử ngàn thu. .Trong khi đó các vị đó lại có một cuộc sống nghèo xác xơ. Có những người làm thơ ra, thiên hạ còn coi thường không thèm đọc. Chỉ còn thời gian là sàng lọc, khi trí tuệ, cảm xúc cảm nhận cuả nhân thế nâng cao thì người ta mới nhớ tới các vị đó. Than ôi, các ông các bà đã là người thiên cổ từ lâu rồi. Nhưng không ai có thể sau một đêm ngủ dậy mà trở thành thi sĩ. Ngày xưa, thường phải học hành lấy sự nghiệp quan trường làm chính. Nhưng khi đã làm quan to thì các ông lại chẳng sáng tác ra được một bài thơ nào cho nên hồn. Chỉ khi đã bị thất sủng, bị đày đoạ ra biên cương, chỉ khi đã bị đẩy xuống tận cùng cuả đau khồ thì tâm hồn các ông mới trỗi dậy, khóc thương, lồng lộn đòi cuộc sống, đòi cơn về văn thơ.
Phủ, Lý Bạch, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử v.v đã để lại cho chúng ta những kiệt tác bất hủ lưu danh thiên sử ngàn thu. .Trong khi đó các vị đó lại có một cuộc sống nghèo xác xơ. Có những người làm thơ ra, thiên hạ còn coi thường không thèm đọc. Chỉ còn thời gian là sàng lọc, khi trí tuệ, cảm xúc cảm nhận cuả nhân thế nâng cao thì người ta mới nhớ tới các vị đó. Than ôi, các ông các bà đã là người thiên cổ từ lâu rồi. Nhưng không ai có thể sau một đêm ngủ dậy mà trở thành thi sĩ. Ngày xưa, thường phải học hành lấy sự nghiệp quan trường làm chính. Nhưng khi đã làm quan to thì các ông lại chẳng sáng tác ra được một bài thơ nào cho nên hồn. Chỉ khi đã bị thất sủng, bị đày đoạ ra biên cương, chỉ khi đã bị đẩy xuống tận cùng cuả đau khồ thì tâm hồn các ông mới trỗi dậy, khóc thương, lồng lộn đòi cuộc sống, đòi cơn về văn thơ.
Thi ca là kho báu tâm hồn cuả những người
nghèo, chứ không phải cho người giàu. Người giàu đã có vàng bạc tiền cuả rồi, họ
cần thi ca để làm gì? Có chăng chỉ là đua đòi đánh si cho bóng cho cái mặt mình
thêm dày thêm bóng mà thôi .Thật nực cười cho cả những tên đao phủ giết người
trong nháy mắt, những Gangster, những trùm băng đảng khủng bố, hay những con
yêu dâu xanh cũng tự nhận mình là văn thi sĩ, thậm chí còn ăn cắp thơ văn cuả
người khác và bắt ép toàn thể dân chúng ca ngợi, học tập trước tác cuả mình như
các ông Hồ Chí Mít, Mao Chủ Ịt, Tố Hữu v. v... rất nhẵn mặt với chúng ta ở Việt
Nam và Trung Cộng.
Khi đọc một bài thơ ta thấy những gì? Những
câu, những chữ, những vần, những điệu, những ý nó liên kết với nhau như một nhịp
cầu, nghe như có hơi thở đều đặn cuả một linh hồn, xa xăm như làn sóng thủy triều
mênh mông vô tận... Phương Tây người ta còn phân loại ra các trường phái hiện
sinh, siêu hình, hình thức, lãng mạn v. v...Thế mới gọi là thơ. Đọc một bài thơ
chỉ thấy chữ thấy câu, những chữ mà ta đã nghe nhàm chán như trong nghị quyết
chỉ thị cuả đảng thì đó có phải là thơ đâu. Lắm chữ nhiều từ nhưng rời rạc tối
nghiã, cố tạo ra sự mập mờ khó hiểu để người ta nhầm lẫn là cao siêu lắm.
Ta hãy nghe anh chàng Phạm Tiến Duật làm
thơ: „ Xe không có kính, không phải vì xe không có kính- Đạn nổ bom rơi kính vỡ
đi rồi“ .Cũng giống như „ Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi- Con cóc nhảy đi,
con cóc ngồi đó.“. Họ làm thơ như vậy đó, nó trối tai quá, chẳng có hình ảnh
trí tuệ , trí tưởng tượng, ẩn dụ, siêu hình gì cả. Họ còn bảo Phạm Tiến Duật là
viện sĩ hàn lâm cuả đảng, cuả dòng thơ cách mạng yêu nước chống Mỹ. Tố Hữu chỉ
làm thơ con cóc thôi mà cũng được phong là đại thi hào ngang ngưả với Nguyễn
Du. Cái khốn nạn thi sĩ và danh vọng là ở chỗ đó. Làm thơ không phải vì tâm
linh tâm hồn vì nghệ thuật sáng tạo mà chỉ vì tuyên truyền chính trị, biến những
khẩu hiệu suông tẻ nhạt thành những bài vè có mùi mắm tôm, mắm ruốc, dưa khú mà
bọn bút nô ăn theo vẫn phải bịt mũi khen hay do áp lực cuả cường quyền và súng
đạn.
Tôi phê phán thẳng cánh, và rất khó chiụ
khi phải đọc những bài thơ như vậy. Ngực họ đã đầy huân huy chương sáng loé lên
rồi hoặc với những tấm biến treo cao rất oai chủ tịch đảng, chủ tịch nước, uỷ
viên bộ chính trị mà vẫn chưa đủ còn phải nhất quyết kèm theo cái thẻ thi sĩ
dán ở túi áo nưã thì mới thoả mãn hay sao? Thật ra tôi chỉ tình cờ nhớ lại khi
có đọc những bài bình cuả một số người như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Nguyễn Công
Hoan v. v...viết những bài bình ca ngợi tâng bốc họ. Người ta gọi họ là bọn bồi
bút sinh ra chỉ để ăn lương bố thí cuả đảng và ca ngợi đảng và lãnh tụ. Tôi rất
thích đọc khi ai đó viết về Nguyễn Du, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hồ Dzech và tôi đọc
rất say xưa. Nhất là cụ Tản Đà là người tôi ngưỡng mộ như một bậc Thày có một
không hai cuả tôi.rất
Thơ tình là một mảng đề tài mà tôi rất
thích, nó là những giọt nước mắt yêu thương cuả tâm hồn. Mình có như thế nào,
mình nghĩ những gì thì mình sẽ viết ra như thế đó. Đã là tình yêu thì không thể
dối trá, không thể không nói có, có nói không. Nếu chả may nhân vật mà mình viết
trong thơ có vô tình đọc được, cô ta sẽ nghĩ về mình như thế nào? Dù cho mình
không nói rõ tên là ai. Nếu mình điêu ngoa cố tình viết sai tâm trạng mình? Sau
này ai cũng phải chết cả, nhưng tấm lòng chân thành cuả mình hy vọng sẽ được cảm
thông, hoá giải cho những buồn đau thương nhớ trên cõi trần gian giả tạm này.
Người cộng sản họ cũng làm thơ tình.
Theo tôi thơ thì có nhưng tình thì không. Nghe nói họ tuyên truyền tôn thờ một
anh chàng đồng tính luyến ái cả đời không biết mùi mồ hôi đàn bà, không biết
cái slip của đàn bà dày mỏng như thế nào. Chắc các bạn cũng biết tên tuổi anh
chàng này như sấm động ngang tai. Anh chàng này họ Xuân tên Diệu. Thú thực thơ
anh ta tôi chỉ ngửi thấy mùi húng lìu và thịt chó thôi. Nhưng bộ máy tuyên truyền
cuả đảng thi nhau gọi anh ta là hoàng tử thơ tình. Thật là mâu thuẫn khi những
bài thơ tình đều viết ra trước năm 1945, thì đảng phê phán là ủy mị tiểu tư sản
và chính Xuân Diệu tự đốt đi, nguyền ruả nó. Sau năm 1945 Xuân Diệu rất hiếm
làm thơ tình; nhưng cớ sao bộ máy tuyên truyền cuả đảng cứ gọi mãi Xuân Diệu là
Hoàng tử thơ tình? Gọi như vậy có phải là háo danh một cách trơ trẽn không?
Cũng như vậy họ gọi ông Hồ là danh nhân
văn hoá, tập thơ Ngục Trung Nhật Ký là do chôm chiả cuả người khác? Trong khi
có những chàng hoàng tử đích thực như Nguyễn Bính, Hồ Dzech, Hữu Loan v.v..thì
bị gán cho cái tội nhân văn giai phẩm, kẻ đi tù, người về quê đóng gạch, luôn bị
rình rập ám toán đến tuyệt đưòng sinh nhai. Nhiều người sống lay lắt dật dờ như
cái bóng mà chết dần chết mòn như các ông: Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Lê đạt,
Hoàng Cầm v.v..Trong số những mảnh đời tài ba bất hạnh này tôi thấy đau xót cho
Hữu Loan một nạn nhân thương tâm cuả chế độ cộng sản và tôi đã chuyển thể thơ
ông. Nếu các bạn rỗi rãi thì đọc chơi, thưởng lãm cho vui và cho cả linh hồn
người quá cố thì tôi cũng lấy làm mãn nguyện lắm rồi. Hoặc ai đó có chê bai coi
thường khinh rẻ như kiểu cộng sản thì cũng chẳng sao.
Tại sao trong bài viết này tôi lại chọn
nhân vật Hữu Loan? Thật ra thơ Hữu Loan theo tôi là hay theo trình độ dân gian,
theo tôi là trên trung bình với lối viết thự do. Nhưng Hữu Loan là nhân vật phù
hợp tiêu biểu nhất cho đề tài tôi muốn viết: Văn thi sĩ dưới chế độ đồng loại
ăn thịt người. Vậy tình cảm ,cảm xúc cuả tôi về Hữu Loan ra sao? Với những bài
thơ tôi đã chuyển thể hay viết về ông sẽ cắt nghiã cho việc bài viết này.
28.6.2012 Lu Hà
Kính Tặng Hương Hồn Hữu Loan
Có Ai Thắp Nén Hương Sầu Cho Tôi
chuyển thể thơ Hữu Loan: Màu tím Hoa Sim
Phận là gái ba anh bộ đội
Xa gia đình ở mãi chiến khu
Em trai còn bé ngây thơ
Vẫn chưa biết nói mẹ già em thương
Tôi Hữu Loan người chồng vệ quốc
Đợi chờ em mái tóc còn xanh
Kết hôn ngày đẹp tháng lành
Không đòi áo cưới, yêu anh trọn đời
Tôi tranh thủ mấy ngày vội vã
Đôi dày đinh tầm tã hành quân
Bùn lầy lưá tuổi đang xuân
Em cười xinh xắn tâm hồn ngất ngây
Chàng độc đáo em say giản dị
Tình vợ chồng đắm đuối yên vui
Cưới xong rồi phải ra đi
Mấy ngày nghỉ phép ngậm ngùi trăng suông
Vẫn ái ngại tào khang nồng thắm
Gái có chồng ảm đạm chiến tranh
Cuộc đời vệ quốc chiến binh
Biết đâu vĩnh biệt khi mình hy sinh
Cũng khối kẻ rừng xanh núi đỏ
Nắm xương tàn cổ độ trăng thu
Linh hồn lạc lối quê nhà
Tìm người vợ trẻ sớm chiều mưa rơi
Nhưng không chết người trai khói lưả
Mà chết người em gái hậu phương
Em tôi một buổi bên sông
Cuốn trôi rờn rợn thê lương não nùng
Tôi xin phép về làng thăm mộ
Mẹ tôi ngồi lã chã thương đau
Chiếc bình hoa cưới ngày xưa
Muội tàn bám lạnh tối chiều âm u
Thương mái tóc vẫn chưa tròn búi
Vội ra đi sầu tủi hoàng hôn
Ái ân chưa trọn trăng tuần
Để anh côi cút tấm thân phong trần
Vẫn chưa thuả lời trăn ý trối
Dặn gì nhau lần cuối em ơi!
Ngày xưa đồi tím sương rơi
Áo em cũng tím lòng tôi ngẹn ngào
Tôi nhớ lại đèn khuya vắng vẻ
Một mình em vá áo cho chồng
Miệt mài trọn cả đêm trường
Bát cơm miếng nước tình thương dạt dào
Chiều đông bắc rừng mưa u ám
Ba người anh thê thảm bi thương
Cái tin em gái trôi sông
Đi nhanh hơn cả lấy chồng mừng vui
Gió thu sớm ngậm ngùi nước chảy
Dòng sông quê bàng bạc trăng non
Em trai mới lớn nhìn lên
Ngỡ ngàng ảnh chị lệ tràn bờ mi
Gió hiu hắt mây trời bảng lảng
Chiều hành quân qua những đồi sim
Cỏ vàng héo uá trong tim
Nỗi buồn day rứt âm thầm tôi đi
Muà sim chín lòng tôi tha thiết
Cảnh chiều hoang biền biệt Ninh ơi!
Ai hò biển lá xa xôi
Vô tình ác ý giưã đời thương đau...
Chiều hoang tím vàng thu không rứt
Tôi ngân nga da riết lời ca
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu...
Muà sim chín càng đau rớm lệ
Gió thông reo tê tái hồn thơ
Nấm mồ cỏ dại hoang vu
Có ai thắp nén hương sầu cho tôi!
20.3.2010 Lu Hà
Tỏ lòng ngưỡng mộ thương nhớ tới thi sĩ
Hữu Loan
Tôi Khóc Thương Anh
Kính viếng hương hồn thi sĩ Hữu Loan
Tôi khóc nhớ anh một nỗi thương
Hỡi người thi sĩ cuả quê hương
Vì ai khổ lụy màu hoa tím
Nga Lĩnh người ơi, dưới suối vàng
Từ giã cõi đời anh vẫn đau
Nỗi đau dân nước gói trong thơ
Giang sơn gấm vóc đang chìm đắm
Bởi kẻ vô tâm bóng ác tà…
Anh đã đi rồi theo bóng trăng
Mênh mông sầu thảm cả đại dương
Hôm nay u ám trời mây tối
Tầm tã mưa rơi những suối lòng
Anh đã thản nhiên trong áo quan
Rung ring sương rụng những đồi sim
Ngàn thu yên giấc sầu thiên cổ
Để lại trên đời những trái tim.
Vĩnh biệt ra đi hỡi Hữu Loan
Phiêu diêu cảnh giới những linh hồn
Nhân văn giai phẩm ngày xưa ấy
Bè bạn tìm nhau chốn cửu tuyền.
7 giờ 15 phút 19.3.2010 Lu Hà
Nhớ Đồi Tím Hoa Sim
Kính tặng nhà thơ Hữu Loan
Gió sớm hương về một nắng thu
Bâng khuâng tâm dạ giọt sương chiều
Thương chàng thi sĩ dòng sông mã
Nhớ vợ hồn ma hẹn bóng chờ
Tôi biết rằng anh khóc đã nhiều
Nỗi niềm đau khổ xuốt canh thâu
Trái tim thi sĩ tình trong trắng
Hồn đã ghi sâu tấm mộng đầu
Tôi đọc bài thơ của Hữu Loan
Tấm lòng thương vợ với thi nhân
Gọi anh như thuở ngày xưa đó
Khắc ở trong tim một nỗi buồn
Tôi đọc bài thơ cũng nghẹn ngào
Thương anh vệ quốc cuả ngày xưa
Hành quân ngang trái muà xim chín
Tím cả lòng anh những buổi chiều
Anh khóc vợ anh em gái yêu
Tình nàng dấu kín lúc khi nào
Mẹ Cha dạm hỏi mà chẳng biết
Như trái tim non trái chín muà
Từ chiến khu ba anh đã về
Không đòi áo cưới gái làng quê
Hương thơm giản dị màu xim tím
Thơm mái tóc xanh hẹn nỗi thề
Mấy ngày nghỉ phép cưới là đi
Đọng lại môi anh một nụ cười
Thương em gái nhỏ chiều quê ấy
Trằn trọc mưa rừng nỗi nhớ thôi
Anh biết làm sao được hở trời
Dòng sông rờn rợn quấn em đi
Lưả tình đôi lưá muà xim chín
Chẳng trọn tuần trăng hẹn lỗi rồi….
Anh chạy về thăm bóng xế tàn
Mẹ ngồi mộ tối khóc bên con
Bình hoa ngày cưới tàn đông lạnh
Mái tóc còn xanh buí chưả tròn
Số kiếp loài người bạc thế sao?
Thương anh vệ quốc thuở khi nào
Phu thê chăn gối chưa tròn tháng
Sầu đã rã tan một cánh bèo
Nặng nghĩa ân tình một trái tim
Bài thơ muôn thuở nấc nguồn cơn
Thương đau cho dấu đồi xim tím
Nhớ hẹn chiều quê lúc xế tàn
Nếu phải một đời đi vắng xa
Tình quê nam việt vẫn bao la
Hôm nay ngồi đọc đồi xim tím
Vương vấn lòng ai nỗi nhớ nhà….
ngày 24 tháng 8 năm 2008 Lu Hà
Vịnh Hữu Loan
Cuộc thế tàn suy trọn kiếp đời
Anh thư tiết tháo thuở dong chơi
Tâm hồn thi sĩ hoàng hôn thảm
Đồi tím hoang vu gió vẳng lời
Rờn rợn trăng soi dòng nước chảy
Bơ vơ tăm cá cánh bèo bơi
Trúc mai tùng bách còn xanh nở
Ngào ngạt hương thơm cúc giưã trời
20.3.2010 Lu Hà
Tình Quê
chuyển thể thơ Hữu Loan: Hoa Luá
Hương ngào ngạt đồng xanh hoa luá
Đôi mắt nhung chan chưá người ơi!
Mênh mông thăm thẳm chân trời
Cay đa giếng nước bồi hồi tình quê
Trải gió bụi sơn khê vạn nẻo
Nhạc quê hương cổ độ trăng lên
Xôn xao chim chóc vang ngân
Lời ca như thể mưa ngàn suối reo
Gió thu sớm vi vu thánh thót
Để lòng anh tha thiết hội muà
Đánh đu vật trụi cuộc cờ
Dân ca quan họ mặn mà xa bay
Trai với gái thôn đoài thôn thượng
Ván thăm thuyền một mảng trầu cau
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Núi bát ngát sông đầy hương nội
Khói sương lam phủ mái nhà tranh
Ngân hà một khoảng trời xanh
Mười mong chín nhớ cho mình yêu nhau
Cầm bàn tay đậm đà ân ái
Tuổi hai mươi một trái tình si
Ngực căng mắt biếc xa xôi
Tràn đầy nhưạ sống tuổi đời trắng trong
Một toà ngọc hiền lương đắm đuối
Thương quê hương bất diệt tình em
Tào khang trọn nghiã tình thâm
Răng long tóc bạc thì thầm thông reo
22.3.2010 Lu Hà
Thưa Anh Vương Ngọc Minh, cái điều Anh
tâm sự thành thơ và tôi cũng dùng thơ để tâm sự lại cùng Anh. Theo tôi bài thơ
Màu Tím Hoa Sim hay là bởi chữ tâm. Lối viết giản dị nông dân cuả Hữu Loan đã
khoan sâu vào lòng người dân Việt Nam. Hữu Loan chỉ có một cô Đỗ Thị Lệ Ninh
người vợ mới cưới chết đuối trên sông và cũng chỉ có một Màu Tím Hoa Sim độc nhất
vô nhị. Hữu Loan không có nhiều cô Lệ Ninh chết đuối nưã để khóc thành thơ. Định
mệnh thật trớ trêu, nghe nói vợ Tố Hữu cũng đã từng yêu Hữu Loan. Tố Hữu vì
ghen tuông biết vợ chỉ có Hữu Loan trong lòng.Bài thơ Màu Tím Hoa Sim như cái
tát vào mặt Tố Hữu. Vì lý do cá nhân và bài thơ này quá bi lụy thương đau .
Theo Tố Hữu là tiểu tư sản phản động,cản trở cho cuộc đấu tranh giai cấp. Nên Tố
Hữu đày đoạ Hữu Loan để trả thù cá nhân, „Nhất tiễu song điêu „vưà trả thù
riêng vưà đánh cả nhân văn giai phẩm. Hữu Loan bị khổ nạn là như vậy đó, đóng gạch,
thồ đất, con cái bị trù dập khổ lây là một điều dễ hiểu. Cho nên bài thơ này
người ta mua lại với lý do tế nhị để giữ bản quyền chỉ có 100 triệu đồng theo
tôi vẫn còn ít. 100 triệu đồng VN khoảng 5 ngàn € tương đương tháng lương cuả một
kỹ sư bình thường ở các nước văn minh, ngoài ra còn phải đóng thuế 10 cho nhà
nước là 10 triêụ đồng VN. Nhà nước cộng sản đã đày đoạ ông xuống tận cùng cuả
kiếp ngưòi còn muốn kiếm chác thêm ở con người khốn khổ này 10 triệu đồng nưã
thì thử hỏi là cái giống gì? 90 triệu còn lại chia đều cho 10 đưá con là 60 triệu.
Hữu Loan giữ lại 30 triệu để phụng dưỡng tuổi già. 30 triệu khoảng 1500 € (1500
€ bằng lương thất nhiệp cuả một ngưòi lao động ở các nước văn minh ). Nghe vậy
cũng đủ ưa nước mắt rồi Anh Minh ạ. Câu hỏi cuả Anh rất đúng không sai, và tôi
đã làm thơ tâm sự trả lời Anh
Chúc Anh và Gia Đình bình an
Ngàn Năm Vẹn Tròn
Tâm sự cùng Vương Ngọc Minh
Ông Hữu Loan bước vào lịch sử
Bởi cuộc đời sầu tủi bi thương
Giưã bầy lang sói điên khùng
Tinh thần kẻ sĩ ngang tàng có hay
Cõi trần thế si mê tăm tối
Ánh hào quang sáng chói những ai?
Hữu Loan là một con người
Trái tim lương thiện ngậm ngùi thương
đau
Màu sim tím xót xa rỏ lệ
Mái nhà tranh bi lụy tình quê
Xanh lam dặm nẻo sơn khê
Ru hồn dân tộc tái tê nỗi niềm
Thương Hữu Loan thương luôn màu tím
Tình vợ chồng đỏ thắm trái tim
Cái hay là bởi chữ tâm
Phải đâu nghệ thuật ngàn năm vẹn tròn….
21.3.2010 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét