Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 1
*Nguyên tác thơ lục bát: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp
“Truyện Tam công thảnh thơi nhàn rỗi
Thắp đèn lên chẳng vội vàng chi
Tang bồng hồ thỉ nam nhi
Tranh đua thúc quí so bì thấp cao“
Tam công dùng để chỉ
ba chức quan cao cấp nhất trong triều đình phong kiến tại các nước Á Đông như
China và Việt Nam. Chức vị chi tiết từng bộ ba này thay đổi theo từng thời đại
mà không cố định luôn thay danh xưng tên gọi
Trong Thiên văn, Tam công là tên sao. Tấn thư, Thiên Văn
Chí chép rằng: "Ba sao Tiêu Nam trong chòm sao Bắc Ðẩu, sao Khôi đệ nhất,
phía Tây ba sao nữa, đều gọi là Tam công. Trên trời, các sao này chủ về dụng đức
cải hóa thế gian, hòa hợp chính sự, dung hòa Âm-Dương. Lại nói: Ðông Bắc ba sao
gọi là Tam công, chủ những đại thần ngồi ở Triều đình".
Tam công có xuất xứ từ nhà Chu, gồm ba chức quan là Thái
sư, Thái phó và Thái bảo. Thời Tây Hán, thiết trí Thừa tướng, Thái úy và Ngự sử
đại phu sau lại sửa thành Đại tư đồ tức Đại tư mã và Đại tư không. Đến thời
Đông Hán, các chức danh này được đổi tên thành Thái úy, Tư đồ cùng Tư không được
gọi là "Tam tư", vị trí dưới Thái phó, khi ấy xưng gọi Thượng công .
Thời Bắc Nguỵ thiết lập Thái sư, Thái phó và Thái bảo, gọi là Tam sư Thượng
công .
Thời nhà Tùy và nhà Đường, các chức Tam công thuộc hàng
vinh hàm. Sang thời nhà Tống, Tống Huy Tông đem đổi Tam công là Thái sư, Thái
phó cùng Thái bảo nguyên là Tam sư. Thời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, Tam
công đã được mặt định thành Thái sư, Thái phó cùng Thái bảo, tiếp tục là một loại
vinh hàm tối cao trong hệ thống quân chủ.
Lương bổng của Tam công thời Hán là một vạn thạch. Có lẽ
là thạch lúa mì, vì thời đó gạo chưa phổ biến ở vùng phía Bắc sông Dương Tử,
trung tâm của nhà Hán. Về sau, với sự hình thành của Lục bộ thì Tam công dần trở
thành các chức danh danh dự, mang màu sắc là các cố vấn cao cấp của triều đình.
Vì tính chất này, quá nửa các triều đại đều chỉ tặng Tam công sau khi vị lão thần
qua đời mà thôi.
Trong y học Tam Công có tính chất phân cấp trình độ y thuật
tay nghề gồm có thượng công, trung công và bậc thấp gọi là hạ công. Các danh y
như Hoa Đà, Biển Thước, Hải Thượng Lãn Ông dứt khoát vào bậc thượng công.
“Trải mấy thâu biết bao thay đổi
Thạch Tấn vương tăm tối than ôi!
U Yên thành quách mất rồi
Bàn giao mấy quận đền bồi Khiết Đan
Cuộc chinh chiến gian nan khốc liệt
Họa giặc Liêu tuấn kiệt ẩn cư
Cây rừng cá nước tâm tư
Chán chê Phật Lão chân như nẻo nào“
Hậu Tấn Cao Tổ tên thật là Thạch Kính Đườn là hoàng đế đầu
tiên của triều Hậu Tấn, vương triều thứ 3 trong 5 vương triều Ngũ đại, thời Ngũ
đại Thập quốc.
Cha của ông là Thạch Thiệu Ung, làm quan tới Minh Châu thứ
sử. Thạch Kính Đường từ nhỏ đã được Lý Tự Nguyên (sau này là Hậu Đường Minh
Tông) đánh giá cao, cho chỉ huy thân binh và gả con gái cho.
Năm 934, Hậu Đường Mẫn Đế Lý Tòng Hậu chuyển Thạch Kính Đường
tới làm tiết độ sứ ở Thành Đức. Mẫn Đế thảo phạt Lộ vương Lý Tòng Kha bị thất bại,
chạy tới Vệ Châu, cầu viện Thạch Kính Đường, nhưng bộ hạ của Thạch Kính Đường lại
giết sạch tùy tòng của Mẫn Đế và giam cầm Mẫn Đế tại Vệ Châu. Cuối cùng Mẫn Đế
bị Lý Tòng Kha cử người tới giết chết.
Thạch Kính Đường nổi dậy chống Hậu Đường, ông cầu viện sự
giúp đỡ của Khiết Đan, cắt 16 châu cho Khiết Đan sau khi giành được quyền lực,
một hành động có tác động đến tình thế chính trị Trung Nguyên trong nhiều năm
sau đó.
Cựu Ngũ Đại sử viết
rằng Thạch Kính Đường là hậu duệ của Đại phu Thạch Thước của nước Vệ thời Xuân
Thu, và Thừa tướng Thạch Phấn của triều
Hán.
Khi còn trẻ tuổi, Thạch Kính Đường có tính trầm đạm, ít
nói cười, đọc binh pháp, xem trọng cách hành sự của Lý Mục, Chu Á Phu.
Sau khi triều Đường sụp đổ lãnh địa mà Lý Khắc Dụng cát cứ
trở thành nước Tấn, và sau khi Lý Khắc Dụng mất Lý Tồn Úc kế vị Tấn vương.Thạch Kính Đường
lĩnh hơn mười kị binh thâm nhập đột kích, được Lý Tồn Úc khen ngợi, ban thưởng
đặc biệt, do vậy mà có được danh tiếng.
Da Luật Đức Quang
tuyên bố Thạch Kính Đường có tố chất làm chủ Trung Nguyên, lập Thạch Kính Đường
làm Thiên tử. Theo nghi thức, Thạch Kính Đường từ chối vài lần, được tướng lại
thuyết phục, rồi chấp nhận. Ngày hôm đó, Da Luật Đức Quang cho lập sách thư, mệnh
Thạch Kính Đường là Đại Tấn hoàng đế, Thạch Kính Đường thụ chiếu rồi tức hoàng
đế vị, tức Hậu Tấn Cao Tổ.
Các tiết độ sứ tại lãnh thổ Hậu Đường ban đầu đều chính thức
quy phục Hậu Tấn Cao Tổ, tuy vậy Thiên Hùng tiết độ sứ Phạm Diên Quang lo sợ bị
bãi chức, và cũng có mong muốn làm hoàng đế, do vậy định nổi dậy. Tháng 3 năm
Đinh Dậu (937), nhận thấy Phạm Diên Quang định làm phản, Tang Duy Hàn thỉnh Hậu
Tấn Cao Tổ dời đô đến Đại Lương, cho rằng nơi này thuận lợi về giao thông, phồn
vinh, còn Lạc Dương rất nguy hiểm do gần thủ phủ của Thiên Hùng, Hậu Tấn Cao Tổ
chấp thuận và dời khỏi Lạc Dương
Phạm Diên Quang nổi
dậy, Hậu Tấn Cao Tổ huy động binh sĩ trấn áp Phạm Diên Quang, các đạo quân
chính nằm dưới quyền Thị vệ đô quân sứ Dương Quang Viễn và Hộ thánh đô chỉ huy
sứ Đỗ Trọng Uy. Hậu Tấn rơi vào hỗn loạn một thời gian sau khi Phạm Diên Quang
thuyết phục được tướng Hậu Tấn là Trương Tòng Tân nổi dậy tại Lạc Dương, Trương
Tòng Tân còn giết đượch các hoàng tử của Hậu Tấn Cao Tổ là Thạch Trọng Tín và
Thạch Trọng Nghệ. Binh sĩ của Dương Quang Viễn cũng cố thuyết phục chủ tướng nổi
dậy, ủng hộ người này làm hoàng đế, song Dương Quang Viễn từ chối đề nghị này.
Đỗ Trọng Uy nhanh chóng đánh bại Trương Tòng Tân, Phạm Diên Quang thấy tình thế
bất lợi nên đề nghị đầu hàng. Ban đầu, Hậu Tấn Cao Tổ từ chối chấp thuận đầu
hàng, song Dương Quang Viễn không thể nhanh chóng chiếm được thành Quảng Tấn. Hậu
Tấn Cao Tổ chấp thuận cho Phạm Diên Quang đầu hàng, cuộc nổi dậy kết thúc.
Hậu Tấn Cao Tổ thượng
tôn hiệu cho Da Luật Đức Quang và Thuật Luật thái hậu của Khiết Đan, cho hai
lão thần là Lưu Hú và Phùng Đạo làm sách lễ sứ. Thông qua sách lễ sứ, Hậu Tấn
Cao Tổ phụng biểu xưng thần, gọi Da Luật Đức Quang là "phụ hoàng đế",
mỗi khi sứ giả Khiết Đan đến, Hậu Tấn Cao Tổ đều bái thụ chiếu sắc ở biệt điện,
mỗi năm dâng của cải cho Khiết Đan, ngoài ra còn tặng của cải cho thành viên
hoàng thất các đại thần của Khiết Đan. Sau này, Hậu Tấn Cao Tổ còn xưng là
"nhi hoàng đế" trong thư gửi đến hoàng đế Khiết Đan. Điều này khiến
các quan viên và thường dân của Hậu Tấn thấy bị sỉ nhục, song Hậu Tấn và Khiết
Đan hòa bình trong thời gian trị vì còn lại của Hậu Tấn Cao Tổ.
Thành Đức tiết độ sứ An Trọng Vinh dự tính nổi dậy chống Hậu
Tấn, liên minh với Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ An Tòng Tiến. An Trọng Vinh cũng
liên tục khiêu khích Khiết Đan khi chặn và giết sứ giả. An Trọng Vinh thượng biểu
xưng với Hậu Tấn Cao Tổ nói rằng Khiết Đan thường xuyên cướp phá, cần tập hợp lực
lượng tấn công Khiết Đan nhằm đoạt lại lãnh thổ và dân cư mà Khiết Đan chiếm
trước đó. Theo khuyến nghị của Thang Duy Hàn, Hậu Tấn Cao Tổ tiến về Quảng Tấn nhằm
chuẩn bị cho một chiến dịch chống An Trọng Vinh. Dự tính rằng An Tòng Tiến có
thể nổi dậy khi mình rời khỏi Đại Lương, theo khuyến nghị của Hòa Ngưng, Hậu Tấn
Cao Tổ để tụng tử là Thạch Trọng Quý lưu thủ Đại Lương.
Hậu Tấn Cao Tổ tức Th ạch Tấn Vương lâm bệnh, ông mệnh ấu
tử An Trọng Duệ, con trai duy nhất còn sống của ông bái Phùng Đạo, muốn Phùng Đạo
giúp An Trọng Duệ làm hoàng đế. Tuy nhiên sau đó Phùng Đạo cùng Thị vệ mã bộ đô
ngu hậu Cảnh Diên Quản thảo luận và cho rằng quốc gia cần một quân chủ nhiều tuổi
hơn, vì vậy lập Thạch Trọng Quý làm người kế vị.
“Phận ai giữ âm hao ngày tháng
Kiếp sống thừa cay đắng lao đao
Xót xa hai họ Mộng Bào
Ngư Tiều lần lữa anh hào xôn xao
Mộng Thế Triền gặp Bào Tử Phược
Gần bốn mươi bạc phước duyên trần
Nhà nghèo ở núi Bạch Vân
Năm lần lấy vợ tủi thân văn đàn
Theo nghề võ nhọc nhằn chẳng ngại
Chẳng gặp thời biên ải tiều phu
Nay Di mai Hạ ngao du
Đào nguyên tìm dấu xuân thu úa vàng
Bào Tử Phược thênh thang chài lưới
Thuyền ngư ông tuổi mới ba lăm
Nghêu ngao dưới ánh trăng rằm
Túi thơ bầu rượu khói lam sương mờ
Sinh mười đứa bé thơ khó nhọc
Quen vẫy vùng sông nước bao la
Ngậm ngùi ngọn gió thu ba
Bút nghiên tạm gác giang hà lầm than
Khổng phu tử bần hàn khổ cực
Sách thánh hiền từng đọc bấy lâu
Nắng mưa dầu dãi mái đầu
Khá thương kẻ sĩ bể dâu đoạn trường
Rồi một buổi trên đường lánh nạn
Cơn gió lành kết bạn tâm giao
Cùng nhau nhỏ giọt máu đào
Hòa vào chén rượu dạt dào khói hương
Trong miếu thờ văn chương sĩ tử
Mở tiệc vui kinh sử luận bàn
Tâm đầu ý hợp chứa chan
Ngâm nga xướng họa thi đàn võ công
Chốn rừng xanh mênh mông bát ngát
Giặc Tây Liêu tàn sát dân lành
Sưu cao thuế nặng tranh giành
Đất đai lấn chiếm sao đành Sào Du
Miền hoang dã âm u gió thổi
Dìu tiều phu cây cối chặt phăng
Rảnh rang ngày tháng thung thăng
Chả cầy nai nướng cung hằng ngẩn ngơ.“
Tây Liêu được thành lập bởi Da Luật Đại Thạch người đã dẫn
môt đội quân hùng m ạnh hậu duệ người
Khiết Đan sau khi thoát khỏi sự xâm lăng của người Nữ Chân vào đất nước họ tức
nhà Liêu hay vương triều Khiết Đan. Nhà nước này tồn tại cho đến khi các đội
quân kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn tràn xuống.
Sào Phủ Hứa Du là tên một tích truyện cổ bên Tàu cổ. Hai
nhân vật này sống đời vua Nghiêu.
Hứa Du được tiếng
là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi.
Hứa Du từ chối, cười
mà về rồi ra sông để rửa tai.
Trong khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu xuống sông uống nước,
thấy Hứa Du rửa tai, bèn hỏi tại sao?
Hứa Du trả lời:
-"Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua."
Sào Phủ bèn dắt
trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống.
Hứa Du hỏi tại sao,
Sào Phủ đáp:
- " Ông rửa tai ông xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm
nước bẩn."
Sào Phủ lại nói:
- " Ông đi
đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho ông, ấy là tại bụng ông vẫn
còn danh lợi đó."
Có người phê rằng,
-"Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
Tích truy ện Sào Phủ Hứa Do trở thành một điển cố về lòng
trong sạch và tính ẩn dật của người quân tử
Trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, đoạn
Vân Tiên, Vương Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm vô quán nước gặp một chủ quán có vẻ
có tài, Vân Tiên khuyên ông ra làm quan. Ông trả lời:
Quán rằng: Nghiêu
Thuấn thủa xưa
Khó ngăn Sào Phủ,
khôn ngừa Hứa Du
Ý nói, ngay cả đời thịnh vượng thanh bình như thời vua
Nghiêu vua Thuấn mà còn có người ẩn dật không ra làm quan. Ý nói rộng hơn: huống
chi thời này!
Trong tập thơ Trung Hiếu Nghĩa Hiệp Lu Hà tôi cũng có đoạn:
“Chủ quán nghe tức thì sằng sặc
Trực Tiên càng ngơ ngác cười ai?
Ông kêu cười kẻ bất tài
Bàng Quyên Tôn Tẫn thiện tai phũ phàng
Chuyện lịch sử trái ngang như vậy
Biết bao điều xem thấy mà đau
Tiểu nhân kèn cựa tranh nhau
Anh hùng vùi dập vàng thau lu mờ
Lục Vân Tiên sững sờ yêu ghét
Vẫn chưa tường hư thiệt lẽ nào
Lão ông bao chuyện tầm phào
Ghét cay ghét đắng thấm vào não tâm
Đời Kiệt Trụ gian dâm sa đọa
Lệ u vương đốt hỏa phong đài
Đau thương tang tóc trần ai
Óan hờn ngũ bá dằng dai lụi tàn
Đời thúc quý lầm than điêu đứng
Sáng đầu hàng tối dựng dân binh
Loăng quăng chẳng liệu sức mình
U mê tăm tối sinh linh chất chồng
Hết Tống Vệ Trần Khuông hành đạo
Chẳng tin dùng ngơ ngáo thánh nhân
Thương ông Gia Cát công thần
Xót thày Đổng Tử tủi thân Nhan Hồi
Thương Hàn Dũ bầy tôi nghĩa khí
Sớm biểu thư tối bị đày xa
Liêm Pha tướng quốc lui ra
Gian thần xua đuổi về nhà tưới phân
Qua sử sách kinh luân mấy lượt
Nửa ghét còn sướt mướt nửa thương
Trực khen chùa rách khói hương
Ai hay trong quán cương thường nho gia
Lại cam chịu tuổi già hiu quạnh
Chẳng giúp đời đáng trách lắm ru?
Lão cười Sào Phủ Hứa Du
Di Tề rau má thiên thu ngậm hờn“
Y Đức Hai Họ Mộng Bào
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 2
“Bạn đồng môn ai ngờ gặp lại
Trên dòng sông buồm lái vi vu
Lửa chài mây khói trời U
Mui che gió Tấn mấy thu dãi dầu
Thú phù sinh nông sâu nếm trải
Tuổi hạc cao chẳng ngại sóng vờn
Cá tôm đen khịt chập chờn
Mặc đời ngao ngán giận hờn thế gian
Bào Tử Phược băn khoăn thế sự
Lắng tai nghe tư lự bạn hiền
Nghẹn ngào cùng Mộng Thế Triền
Tri âm tri kỷ hàn huyên dãi dề
Người thức thời chẳng mê tiên phật
Đường công danh lật đật phôi pha
Thương câu thế đạo đồi ba
Biết bao kẻ sĩ sa đà trần ai
Tự huyễn hoặc cam lai khổ tận
Bậc hàn nho lận đận áo cơm
Trời già quen thói bờm xơm
Sôi kinh nấu sử củi rơm cháy nồi
Lòng nguội lạnh than ôi ngọn lửa
Bếp nhà nghèo chữ nghĩa ích chi
Khổng Khâu vật vã trí tri
Dửng rưng Lão Tử tu mi thẹn thùng“
Khổng Khâu tức là Khổng Phu Tử hoặc Khổng Tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng
Khâu hay Khổng Khưu tự Trọng Ni. Ông được suy tôn như một trong những nhà khai
sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông
Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự
Vạn thế sư biểu hoặc Đại thành chí thánh tiên sư hay như có thơ rằng Thiên bất
sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ tạm dịch: Trời không sinh Trọng Ni, muôn đời
như đêm dài.
Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc,
sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Thời Bách
gia chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo đức kinh. Cuốn
sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo
giáo.
Người ta biết được rất ít về cuộc đời Lão Tử. Sự hiện diện
của ông trong lịch sử cũng như việc ông viết cuốn "Đạo Đức Kinh" đang
bị tranh cãi rất nhiều. Lão Tử đã trở thành một nhân vật văn hóa quan trọng đối
với các thế hệ người China tiếp sau. Truyền thuyết cho rằng ông sinh ra ở huyện
Khổ nước Sở, hiện nay là Lộc Ấp thuộc tỉnh Hà Nam, trong những năm cuối thời
Xuân Thu. Một số truyền thuyết nói rằng khi sinh ra tóc ông đã bạc trắng.
“Thật nực cười cố cùng quân tử
Nợ thanh khâm mồi nhử cá vàng
Vinh quy bái tổ vẻ vang
Quan trường chen chúc giàu sang dật dờ
Gối hoàng lương giấc mơ vụt biến
Mộng nam kha đàn kiến lao xao
Vu Phần tham chén rượu đào
Thảm thương phò mã ứa trào dòng châu“
.Lư Sinh trọ ở Hàm Đan, gặp đạo sĩ tên Lã Ông. Lư Sinh
than vãn cảnh mình cùng khốn. Lã Ông bèn lấy cái gối bằng sứ cho Lư Sinh mượn
ngủ. Khi ấy, chủ quán đang nấu một nồi kê (hoàng lương). Trong giấc ngủ, Lư
Sinh nằm mộng thấy được tận hưởng vinh hoa phú quý. Lúc tỉnh dậy, thì nồi kê
chưa chín. Câu chuyện ý nói đời người ngắn ngủi, vinh hoa phú quý là giấc chiêm
bao
Trong "Nam Kha ký thuật" của Lý Công Tá đời nhà
Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được
vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho
làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.
Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ
sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự.
Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước
Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.
Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà
vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường
dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt
tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về
phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo
lên cây hòe.
“Chả mấy chốc nương dâu bãi biển
Khóc tang điền triền triện còn bay
Phù du quyến rũ men say
Sòng đời đen đỏ đắng cay não lòng
Thuở Đông Chu long đong xuôi ngược
Bao anh hùng cá cược vận may
Đạo đời xung khắc đến nay
Hạ Thương đường cũ càng day dứt nền“
Nhà Hạ hay triều Hạ là triều đại Trung Nguyên đầu tiên
theo chế độ thế tập được ghi chép trong sách sử truyền thống của China (Tàu)
Một số người cho rằng nhà Hạ chưa phải là một triều đình
cai trị đúng nghĩa mà là một liên minh nhiều bộ lạc có hình thức tù trưởng phức
tạp. Còn nếu căn cứ theo ghi chép trong sách sử thì Tam Đại gồm Hạ, Thương, Chu
đều là vương triều phong kiến phân quyền, quân chủ và chư hầu chia nhau mà cai
trị và triều Hạ là vương triều phong kiến thị tộc thế tập đầu tiên.Trong các
văn vật thời kỳ Hạ, có số lượng nhất định lễ khí làm bằng đồng thanh hoặc ngọc,
niên đại của chúng ước tính là vào cuối Thời đại đồ đá mới, đầu Thời đại đồ đồng.
Nhà Thương Thương
triều hay nhà Ân, Ân đại. Ân Thương là triều đại đầu tiên được xác nhận rõ ràng
về mặt lịch sử thì trước Nhà Thương đã có nhà Hạ, nhưng hiện chưa tìm được bằng
chứng khảo cổ, văn tự, đủ để xác nhận rõ ràng về sự tồn tại của nhà Hạ.
“Từ Văn Vũ tạo nên công nghiệp
Bảy bá vương nối tiếp lợi danh
Gầm ghè xâu xé tranh giành
Kinh Lân dẹp loạn ruồi xanh một bầy“
Hạ Vũ thường được gọi Đại Vũ hay Hạ Hậu thị là một vị vua
huyền thoại thời cổ đại. Ông nổi tiếng với về việc chống lũ, xác lập chế độ cha
truyền con nối ở bên Tàu bằng cách thành lập nhà Hạ và nhân cách đạo đức ngay
thẳng của mình.
Rất ít ghi chép về sự trị vì của ông trong của lịch sử . Bởi
vì điều này, phần lớn các thông tin về cuộc sống và triều đại của ông xuất phát
từ các câu chuyện bằng miệng và những câu chuyện đó đến từ các vùng khác nhau của
China mà phần lớn trong số đó được thu thập trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Vũ và
Nghiêu, Thuấn được dựng thành hình mẫu tiêu biểu của minh quân thời kỳ đầu thượng
cổ là những vị thánh quân được ca ngợi bởi
Khổng Tử.
Người đời sau ngưỡng mộ công tích sự nghiệp và đức độ của
ông, cùng với Thành Thang và Chu Vũ vương hợp xưng làm Tam vương . Người đời đều
cao sự nghiệp của những người đã tạo ra 3 triều đại lớn là nhà Hạ, nhà Thương
và nhà Chu. Tam vương thường được hợp xưng với Nghiêu, Thuấn được gọi chung là
Nhị đế Tam vương.
“Sử Mã khôn cáo cầy mọi rợ
Mặc Dương càng dùi mõ lấn sang
Tiếng chuông Phật Lão khua vang
Lửa Tần tro Hạng sắt gang nguội dần
Đám cửu lưu xa gần bái tổ
Ánh trăng vàng cổ độ Hán am
Chùa Lương nhả khói già lam
Bên đường tam giáo càng ham xưng thầy
Khe Đào Lý một bầy chạy trốn
Trúc đình Lan chộn rộn cuồng say
Thi thư mọt ruỗng ai hay
Lê thê lễ nhạc sương bay mịt mù.“
Sử Mã khôn chỉ bầy gian thần như thái giám Triệu Cao thừa
tướng Lý Tư còn Mặc Dương là một giáo phái chủ trương kiêm ái hòa bình nhưng cũng
là một phái võ. Mặc Dương cũng gọi là Mặc Gia hay Mặc Định, sư tổ là Mặc Tử ảnh
hưởng uy tín rất lớn ngang ngửa với Khổng Mạnh, một lò đào tạo nhân tài. Trương
Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà, Kinh kha, Phàn Khoái …. cũng từ đó mà ra.
Lưả Tần tro Hạng ám chỉ cha con Tần Thủy Hoàng và Tây Sở
Bá Vương Hạng Võ.
6.4.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét