Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 195

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 3

*Nguyên tác thơ lục bát: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

 

“Hận đại dương thiên thu dòng nước

Chặn cội nguồn xâm lược lân bang

Bàng môn tả đạo nhố nhăng

Dân đen ngắc ngoải bẽ bàng triều cương“

 

Bàng môn là cửa hông, không phải cửa chánh. Tả đạo là tôn giáo sai trái. Bàng môn Tả đạo là chỉ chung các tôn giáo, học thuyết dẫn dắt con người vào đường tà  y êu thuật tăm tối quanh co, có xu hướng trục lợi cầu danh, không đạt được kết quả chơn chánh.

Bàng Môn đối với các Chánh Đạo do các Ðấng Phật, Tiên mở ra hay Tả đạo do Quỉ Vương lập ra, để kình chống và giành giựt nhơn sanh do Ðức Chí Tôn mở ra.

Với trí xét đoán phàm phu, chúng ta khó phân biệt đâu là Chánh Đạo, đâu là Tả Đạo Bàng Môn, vì Tả Đạo được Quỉ Vương phủ lên một lớp nước sơn hoa mỹ tinh vi; chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều bị chúng mạo danh, lại còn dùng nhiều hình thức huyền diệu hơn cả Chánh Đạo, để mê hoặc chúng sanh.

 

“Bào Tử Phược hỏi đường gia thất

Mộng Thế Triền chân thật giãi bày

Nỗi niềm u uẩn chất đầy

Năm lần cưới vợ trật trầy mãi thôi

 

Bốn nàng trước xa xôi chín suối

Người cuối cũng tội lắm thay

Xanh xao tàu lá gió bay

Ốm đau vật vã chuỗi ngày sầu bi

 

Hậu sản đã cướp đi tính mạng

Củi bán ra chẳng đáng mấy thang

Dại khờ tin tưởng thày lang

Mua toàn thuốc rỏm bệnh càng nặng hơn

 

Bầy quạ đen chập chờn bay lượn

Bốn mả hoang rùng rợn khổ đau

Chân chim rám nắng bạc màu

Liễu bồ rặt rẹo sớm mau héo tàn

 

Ngư phủ buồn ứa tràn giọt lệ

Biết làm sao san sẻ điêu linh

Xót xa cám cảnh phận mình

Đói nghèo bệnh tật gia đình sầu tang

 

Mười lần sinh vợ càng yếu đuối

Đàn con thơ giận dỗi bỏ đi

Bụng phình cam tích da chì

Lòi trôn kiết lỵ mặt phì mụn ra

 

Tám đứa hận sa bà oan trái

Hồn lang thang quan ải mù sương

Suối vàng lặn lội thê lương

Chỉ còn hai đứa can trường lớn lên

 

Cõi dương gian hao tiền tốn của

Thương mẹ cha củi lửa sớm hôm

Nhờ trời cũng lắm cá tôm

Bát cơm manh áo trăng ôm mái nhà“

 

Bào Tử Phược và Mộng Thế Triền cùng cảnh ngộ về đường vợ con kém may mắn hay ốm đau bệnh tật uổng mạng, nên họ dễ thông cảm thương cho nhau

 

“Khách lãng du quan hà kẻ sĩ

Nhiều chuyển đò thú vị Y lâm

Tiều phu nghe chuyện mừng thầm

Học nghề thày thuốc từ tâm giúp đời

 

Ngư phủ mới tươi cười hể hả

Kỳ Nhân Sư thiên hạ lừng danh

Nho gia y thuật đạo hành

Tinh thông dược thảo thuần thành nhiều năm

 

Đủ kinh luân chẳng nằm một chỗ

Bậc đại phu đây đó xông pha

Ẩn mình chôn ngọc thiết tha

Vùi kim nương náu nhân hà cứu tinh

 

Bào Tử Phược phân minh sau trước

Chẳng kém chi Biển Thước Hoa Đà

Ngựa xe cát bụi bao la

Ngọa Long Cương, có mái nhà cỏ tranh

 

Gia Cát Lượng thi hành chánh pháp

Lưu Sứ quân thu nạp hiền tài

Hi Di ngũ quý kìa ai

Ngọc lân Sử Lỗ dao đài nguyệt sa“

 

Biển Thước  tên thật là Tần Việt Nhân lại có thuyết tên là Tần Hoãn, hiệu Lư Y  là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử China (T àu)

 

Tương truyền ông chính là người khai sinh ra phương pháp bắt mạch, là người đặt tiền đề quan trọng cho Đông y. Do tiếng tăm và các điển tích thần kỳ, về sau Biển Thước cùng Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được hậu thế xưng tụng Trung Quốc cổ đại Tứ đại danh y. Tác phẩm của ông còn có Biển Thước nội kinh, Biển Thước ngoại kinh và Nạn kinh.

 

Biển Thước vốn người quận Bột Hải, Mạc châu ; nay là huyện Nhâm Khâu, tỉnh Hà Bắc, thuộc nước Trịnh. Thời còn trai trẻ, Tần Việt Nhân vốn là chủ một quán trọ, và sống bằng nghề này.

 

Lúc đó, có một lương y biệt danh là Trường Tang Quân thường trọ tại quán của Việt Nhân. Việt Nhân rất kính trọng vị lương y này, nên đã phục vụ rất chu đáo và không lấy tiền. Để đáp lại, Trường Tang Quân nhận Việt Nhân làm học trò và truyền hết sở học cho ông. Khi tay nghề đã thành thạo, Việt Nhân chuyển hẳn sang nghề thầy thuốc này, dần dần trở nên nổi tiếng, vì ông chữa bệnh quá tài tình nên được dân chúng nước Triệu tặng cho biệt hiệu Biển Thước tiên sinh.

 

Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, thuật đồng bóng đang lan tràn, nghề y bị lạnh nhạt; nhiều người mắc bệnh không chịu uống thuốc mà cứ rước đồng bóng về để "đuổi quỷ, trừ tà". Thậm chí nhiều nước chư hầu còn đặt ra các chức quan "đại chức", "tư vu" để chuyên lo việc này.

 

Biển Thước rất ghét thói mê tín ấy, thường xuyên đấu tranh chống lại nó một cách kiên trì, và thông qua hoạt động chữa bệnh có hiệu quả của mình để vạch trần trò hề mê tín của đồng bóng. Căn cứ vào kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm nhiều năm làm nghề của mình, Biển Thước đúc kết thành "tứ chẩn" trong phép khám và điều trị là nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Ngoài việc vận dụng thành thạo "tứ chẩn" để đoán bệnh, Biển Thước sử dụng nhiều biện pháp trị liệu như châm kim đá, châm cứu, xoa nóng, xoa bóp, mổ xẻ, cho uống thuốc v.v...

 

Theo Hán thư ngoại truyện, có lần Biển Thước dẫn năm người học trò đến nước Quắc (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây) để làm thuốc, nghe nói Thế tử nước Quắc bị bệnh qua đời đột ngột, ông cảm thấy đáng ngờ, bèn xin được vào xem. Quan sát một hồi, thấy cánh mũi người chết còn động đậy, hai chân còn ấm, Biển Thước chẩn đoán kỹ rồi kết luận: "Thế tử mắc chứng "thi quyết" (chết giả), có thể cứu sống được". Ông bèn châm kim các huyệt chủ yếu, tiếp theo sai học trò Tử Minh làm ngải cứu, Cốc Tử đổ thuốc, Tử Dung xoa bóp không ngừng tay. Hồi lâu, quả nhiên "người chết "dần dần tỉnh lại. Biển Thước lại dùng thuốc dán dưới hai nách, bệnh nhân ngồi dậy được ngay.

 

Vua nước Quắc hết sức vui mừng, không tiếc lời khen ngợi. Người xem Biển Thước như thần tiên, cho rằng ông có thuật "cải tử hoàn sinh ". Biển Thước khiêm tốn giải thích: "Không phải tôi cứu sống người chết, mà người bệnh vốn chưa chết, tôi chỉ cứu người bệnh khỏi cơn hấp hối mà thôi".

 

Một hôm Biển Thước sang nước Tề gặp Tề Hoàn công. Ông thấy khí sắc vua Tề không tốt, bèn tâu:

- "Quân hầu, trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng thêm".

Tề Hoàn công thờ ơ đáp:

- "Ta cảm thấy trong người rất khỏe, chẳng có bệnh tật gì cả".

Biển Thước lui ra, sau đó năm ngày lại vào yết kiến, nhìn sắc diện rồi khẳng định một lần nữa với vua Tề:

-"Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng rồi, phải chữa ngay đi".

Hoàn công tỏ vẻ khó chịu, không trả lời. Sau khi Biển Thước đi khỏi, ông mới bảo với mọi người:

- "Thầy thuốc chỉ khéo vẽ vời, hù dọa người ta. Ta chẳng có bệnh gì mà ông ta dám bảo là bệnh nặng. Thật vớ vẩn!".

 Năm ngày sau nữa, Biển Thước lại vào yết kiến, chỉ mới nhìn mặt vua Tề, đã quay bước, bỏ đi thẳng. Hoàn công sai người chạy theo hỏi?

Biển Thước nói:

-"Bệnh ở da, thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn tiêm thuốc được, nay bệnh đã vào đến xương tủy rồi thì trời cũng không cứu được nữa, bởi vậy tôi mới bỏ đi".

 

Mấy ngày sau quả nhiên Hoàn công phát bệnh. Ông vội cho người đi tìm Biển Thước, nhưng vị Thần y đã đi sang nước Tần rồi. Bệnh Hoàn công ngày càng trở nặng, chẳng bao lâu vị bá chủ chư hầu này tạ thế. Về phương pháp bắt mạch của Biển Thước, cũng lưu truyền trong dân gian một giai thoại như sau:

 Có lần Biển Thước đến nước Tấn, gặp lúc Triệu Giản Tử, người đang nắm quyền chính trị trong nước lâm bệnh, hôn mê đã năm ngày. Biển Thước bắt mạch, thấy tim mạch bệnh nhân đập yếu ớt, lại biết được tình hình chính trị nước Tấn lúc ấy vô cùng rối ren, đoán định là họ Triệu lao tâm quá mức, mắc chứng bệnh mạch máu (máu tuần hoàn không bình thường) dẫn đến hôn mê. Ông cho uống thuốc.

Hai ngày sau Triệu Giản Tử tỉnh lại và bệnh dần thuyên giảm.

 

 

Hoa Đà  biểu tự Nguyên Hóa  là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử China

Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ trong nước Tàu mà trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y. Ông cùng Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh được xưng tụng làm Kiến An tam Thần y ; cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử.

 

Hoa Đà là người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự Châu nay là Bạc Châu, tỉnh An Huy, là đồng hương của Tào Tháo.

 

Hoa Đà nổi tiếng là thầy thuốc giỏi đương thời. Có lần ông đã chữa cho Lữ Bố khi bị gãy chân. Cạo xương rửa độc cho Quan Vân Trường, nhưng khi Tào Tháo đã mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm, sai người triệu ông đến chữa trị. Do thuốc của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông được giữ lại trong quân Tào Tháo một thời gian. Những lúc bị đau, Tào Tháo nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều. Tào Tháo có chứng đau đầu kinh niên không thể nào chữa khỏi nhưng đến Hoa Đà chẩn đoán có khối u to bằng con chim sẻ, nếu muốn chữa khỏi chỉ còn cách dùng dìu hay dao bửa sọ ra cắt bỏ đi mới khỏi. Tào Tháo không chịu còn nghi ngờ Hoa Đà là mật vụ của Đông Ngô hay Tây Thục phái đến giết mình.

Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị ngục lại tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục.

Tào Tháo lại tái phát bệnh đau đầu. Bị bệnh đau đầu hành hạ không có ai chữa được, Tào Tháo rất ân hận vì đã giết Hoa Đà.Tào Tháo qua đời khi ở tuổi 66, để lại sự nghiệp cho con trai Tào Phi.

 

Gia Cát Lượng và Lưu Sứ Quân chính là Khổng Minh và Lưu Bị. Tôi cũng có thơ rằng:

 

Thương Lưu Huyền Đức Và Tôn Phu Nhân

 

“Đã ốm mà ta vẫn chẳng yên

Bâng khuâng trằn trọc nhớ triền miên

Tâm Viên ý Mã như đồ trận

Gia Cát Khổng Minh giưã trận tiền

 

Đâu phải anh hùng nghiệp bá vương

Phụng Long thuở trước Ngoạ Long Cương

Chẳng qua là ngã si tình nặng

Muá bút chọc gan chốn mộng trường

 

Trường Giang sóng dậy thuyền quân tử

Vẫy gọi ái tình Lưu Sứ Quân

Triệu Vân cắp giáo theo phù trợ

Giang Nam đàn vắng bóng Phu Nhân

 

Huyền Đức ra ông cũng thế sao ?

Lụy tình chẳng quản chốn binh đao

Một mình xông thẳng vào hang cọp

Công Cẩn ngàn thu thẹn mối sầu

 

Ta với tướng quân ngoại ngũ tuần

Kẻ thì binh giáp suốt quanh năm

Ta hèn muá bút thương thân khóc

Hai kẻ si tình ta Sứ Quân

 

Huyền Đức mải mê tiếng ngưạ reo

Phu nhân rơi lệ cánh hoa đào

Aí Vân thương cảm người con gái

Nơi đền Đồng Tước khoá xuân kiều

 

Ai ở phương trời có thấu chăng

Nhớ người nhắn nhủ với lời vàng

Truyện xưa tích cũ còn lưu lại

Để khỏi phụ nhau một tấm lòng“

 

 23.2.2008 Lu Hà

 

 

Hi Di có tài chữa mắt, Ngọc lân Sử Lỗ là những bậc đại phu quan lại danh tiếng liêm khiết trong lịch sử Taù. Chăc chắn hai anh chàng đốn củi chài lưới này sẽ tầm sư học đạo y để tự cứu gia đình mình và cứu giúp đời. Sự thể ra sao xin nghe đoạn video sau sẽ rõ. Nhưng tôi cần nói rõ có nhiều đoạn thơ sẽ rất khó ngâm, vì phải nghe rất nhiều tên các vị thuốc, kinh mạch, kinh dịch âm dương ngũ hành, tinh tú v.v… lạ tai khó hiểu.

 

7.4.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét