Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Chiếm Hữu Nô Lệ Lại Được Chủ Nghĩa Hóa



 


Thế nào là biện chứng pháp duy vật sử quan?

Ngay từ thời xuân thu chiến quốc trước công nguyên, nghiã là trước đây hơn hai nghìn năm Mạnh Tử đã có thế giới quan chính trị tiến bộ hơn Các Mác, Lê nin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh... rất nhiều. Ông đã từng nói:" Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh".


Nhưng ngày nay cứ theo cung cách cuả tập đoàn Việt gian lãnh đạo cộng sản bắt buộc ta phải hiểu là: " Đảng vi quý, xã tắc thứ chi, dân vi khinh ". Tập đoàn chủ nô ăn trên ngồi trốc đã ngang nhiên đặt quyền lợi cuả đảng lên trên vận mệnh cuả quốc gia và mạng sống muôn dân bá tánh.

Xã hội xã hội chủ nghiã hiện nay ở Việt Nam có khác gì một xã hội chiếm hữu nô lệ được chủ nghiã hoá, được ngang nhiên thưà nhận hợp pháp hoá. Cái gọi là dân làm chủ là cái cớ để đảng lũng đoạn nhà nước, hay bỉ ổi hơn họ còn gọi dân là thày và đảng là đầy tớ là câu nói cưả miệng tráo trở nhất cuả ông Hồ Chí Minh.

Hơn 40 năm qua, kể cả khi Hồ đã chết. Tập đoàn đầy tớ Việt gian cộng sản vẫn cố bám vào cái sở hữu toàn dân để ngang nhiên chiếm đoạt ruộng đất, nhà cưả, tài sản cũng như mạng sống cuả hàng triệu người dân. Để bảo vệ cho các xác thối trương cuả ông Hồ vì nó một thời đã chưá đựng cái linh hồn quái gở béo bở là sở hữu toàn dân; nên đảng phải cần cả một sư đoàn quân chính quy được trang bị vũ trang hiện đại từ răng đến tóc.  Nếu đạo đức cuả Hồ chỉ được một phần nhỏ cuả ông Mạnh Tử mà biết thực sự coi trọng lời dạy cuả ngài là biết đặt dân là trên hết, trên quyền lợi cuả đảng nhỉ: Dân vi quý thì xã tắc mới vững bền, xã hội mới văn minh thịnh vượng được. Dân là thành phần phức tạp cuả các nhân tố cá thể muôn màu muôn vẻ: Trí, phú, điạ, hào, nông, binh, công, thương... Nếu khi Hồ còn sống mà biết làm cái việc coi dân làm trọng, coi các thành tố tạo thành dân muôn hình muôn vẻ làm trọng thì khi ông ta chết đi muốn xây lăng, xây đền, ướp xác thì đâu cần đến cả một sư đoàn lính chính quy đằng đằng sát khí như thế bảo vệ?

Cộng sản là những người giỏi biện luận lý luận suông. Theo họ mọi vật luôn có hai đối cực tồn tại trong nó, luôn đấu tranh để vận động mà tồn tại. Cái nọ thủ tiêu cái kia một mất một còn và họ  tự nhìn ra toàn xã hội loài người là một chứng tích lịch sử đấu tranh giai cấp. Họ luôn so sánh sự hơn hẳn cuả xã hội nô lệ với xã hội vượn người. Phong kiến quân chủ hơn nô lệ và tư bản hơn phong kiến.
 Cái sự do sánh giáo điều đó họ gọi là duy vật sử quan. Vô tình họ đã bóp nghẹt đi sự thăng hoa tiến bộ cuả  từng các quốc gia trong một thời đại, niên đại, niên lịch nhất định.

Lịch sử loài người phát triển từ thấp lên cao theo hình kim tự tháp là một điều dĩ nhiên. Theo tôi đạo trời là quy luật tự nhiên tối cao cuả tạo hoá là đỉnh cao nhất cuả kim tự tháp. Thế giới cuả chúng ta ngày nay có khoảng 200 nước là cái nền, cái chân cuả kim tự tháp. Tôi coi từng nước là những tảng đá sỏi khác nhau, bao gồm đá quý kim cương và cát sỏi bình thường. Một toà kim tự tháp mà nền móng cuả nó chỉ là cát sỏi thôi thì sẽ không bao giờ cho ta một kim tự tháp cả. Hiện tượng các nước độc tài cộng sản là những rác rưởi cặn bã, là sỏi đá ngăn cản sự tiến lên  cuả kim tự tháp.

Từ lý do đó ta không thể dùng biện chứng pháp cuả ông Mác gì đó để đánh giá sự tiến bộ cuả loài người. Thực ra biện chứng pháp này đã có từ lâu từ thời Platon, Hegel v. v... được coi là duy tâm biện chứng thần học. Đến thế kỷ 19 thì ông Mác tự đổi nó với cái tên là biện chứng duy vật sử quan. Đại để là với con mắt trần tục mô phạm thiển cận cuả mình để khảo sát lich sử với lối so sánh khập khễnh về thời gian.

Chính thể cộng hoà khác chính thể quân chủ là nền dân chủ nghị viện. Nhưng có điều lạ cùng là nghị viện nhưng các nước dân chủ do nhiều đảng lập nên. Còn cộng sản thì coi quốc hội là con đẻ cuả đảng và làm việc theo chỉ thị cuả đảng.

Chính thể nào cũng có đầu cơ tham nhũng nhưng mức độ cuả nó hoàn toàn khác nhau. Chính thể cộng cản coi tham nhũng cưả quyền độc tài là nguyên tắc sống còn. Còn chính thể cộng hoà dân chủ tư bản coi tham những chỉ là hiện tượng tiêu cực xấu cần phải lên án và đào thải. Cùng là hiện tượng công an đánh người nhưng ở các nước tư bản còn có pháp luật  nghiêm trị nhưng ở các nước cộng sản thì coi công an là thanh gươm và lá chắn cuả đảng. Thanh gươm để cưá cổ dân và lá chắn để sả thân quên mình vì đảng.

Trong cùng một thời điểm không gian để suy xét đánh giá tội phạm công an cuả hai chế độ trái ngược nhau ta gọi là biện chứng Hegel, hay biện chứng Platon, Aristoles v. v... Để tìm ra đâu là bản chất tội phạm, đâu là hiện tượng cá thể cuả những người cùng theo nghề công an.

Người công an tư bản đánh dân có thể là do quá khích khi dùng sức mạnh, có khi vì hằn ghét chủng tộc hay những lý do tâm lý có tính chất cá thể lẻ tẻ đâu đó. Nhưng người công an cộng sản đánh dân có tính chất quốc gia và được pháp luật cộng sản bảo vệ họ. Họ đánh người thường xuyên là vì bản chất di chuyền đảng tính và giai cấp tính, thú tính, sa đoạ tính mà ông Hồ là người chủ trương như vậy .

Xã hội xã hội chủ nghiã ngày nay về bản chất nó là một xã hội chiếm hữu nô lệ cao, xã hội hoá được ngụy danh là thế giới đại đồng với cái hư quyền toàn dân làm chủ. Họ tuyện mộ lao động, lao nô ra nước ngoài để làm thuê với giá tiền công rẻ mạt,  họ mở các công ty môi giới buôn bán thân xác phụ nữ, chiếm đoạt tài nguyên đất nước coi như cuả cải riêng cuả đảng cuả gia đình họ thì chả là chiếm hữu nô lệ là gì?

Đã là nô lệ thì không có quyền tự do phát biểu, văn chương thơ phú làm ra cấm được đăng. Không có quyền mở toà báo tư nhân mà chỉ được mở hàng trăm toà báo quốc doanh làm cái loa tuyên truyền ca ngợi giai cấp chủ nô là đảng cộng sản và họ lưà phỉnh dụ dỗ hưá hẹn tinh thần vật chất , thuê mướn khoảng 3 triệu nô lệ với cái tên trang trọng đảng viên để làm chổ dưạ nền móng bảo vệ quyền lợi cho thiểu số các nhóm lợi quyền trong đảng.


.Tác giả Lê Hải Lăng đã làm bài thơ" Đi Giưã Lòng Hà Nội", bài thơ đã nói lên phần nào cuả cái gọi là nhà nước chiếm hữu nô lệ đã được chủ nghiã hoá. Tôi xin phép được chuyển thể bài thơ sang song thất lục bát.

21.6.2012 Lu Hà


Chói Loà Lòng Dân
chuyển thể thơ Lê Hải Lăng: Đi Giưã Lòng Hà Nội

Tôi đi giưã trong lòng Hà Nội
Đời đắng cay tê tái thế này
Phố phường ảm đạm mưa rơi
Mênh mông sóng nước thuyền trôi nẻo nào?...

Tiếng kêu khóc dở cười dở mếu
Đảng giáng từng nhát buá tai ương
Lưả hờn than hận thê lương
Cưả nhà tan nát bốn phương hãi hùng

Nỗi thống khổ tháng năm u uất
Đồng bào tôi thảm thiết bi ai
Tám mươi năm đã phơi bày
Bất nhân bè lũ điên say bạo quyền

Chúng cướp đoạt bán thân quỷ đỏ
Xã hội đen chủ nghiã Lê Nin
Nhà thờ giáo hội chuà chiền
Cà Mau tang tóc Nam Quan lệ trào

Dâng Bản Giốc Hoàng Triều cương thổ
Nhượng Hoàng Sa hải đảo đau thương
Hít hà cẩu tặc Bắc phương
Ép dân mê ngủ quê hương lụi tàn

Ra nghị quyết toàn dân cưỡng chế
Chống biểu tình phản đối ba Tàu
Sáu trăm nghị gật tung hô
Đỉnh cao trí tuệ miếng to tôn thờ

Loài quỷ đói mặt trơ trán bóng
Quốc hội ma đằng đẵng ăn sương
Tám lăm triệu mạng bi thương
Cô hồn tử sĩ hãi hùng giang sơn...

Tôi đi giưã lòng dân Hà Nội
Mòn vết giầy tăm tối than ôi!
Những cô gái trẻ xinh tuơi
Vẫy tay mời đón giá hời xin anh

Bên kia dãy Ba Đình mũ cối
Áo màu xanh bộ đội xin tiền
Chân què tay cụt đói ăn
Một thời chinh chiến tro tàn khói bay...

Xe bóng lộn băng băng đường phố
Còi hét vang inh ỏi kêu la
Tửu lầu năm bảy cái sao
Ra vào tấp nập má đào ngẩn ngơ

Trong khi đó các bà các chị
Mẹt hàng rong te tái bán buôn
Chuột mèo lẩn trốn công an
Bát cơm manh áo đỡ đần chồng con

Treo la liệt bích chương biểu ngữ
Ngợi ca nhau nhí nhố cha con
Háo danh đội lốt trí nhân
Đầu trâu mặt ngưạ bon chen nắm quyền

Khoe công trạng chính trường đại hội
Thuở ngày xưa giết hại dân lành
Miền Nam tàn sát lấn tranh
Cầm cân nảy mực đàn anh lộng quyền

Tám lăm triệu dân đen nô lệ
Bầu bán chi dân chủ tượng trưng
Đảng viên xâu xé gặm xương
Nhân dân chiụ tiếng hãi hùng thảm thương

Tôi đi giưã trong lòng thành phố
Nghe núi sông trăn trở chuyển mình
Hồi chuông tỉnh ngộ trời xanh
Thái Hà văng vẳng kinh thành ngàn xưa...

Cơn thịnh nộ sóng trào bãi nổi
Huế- Sài Gòn- Hà Nội thét vang
Việt Nam con cháu Lạc Hồng
Tự do dân chủ chiến trường thần kinh...

Giờ đã điểm trời xanh mây tản
Không lẽ nào lận đận mãi sao?
Ngàn năm hùng khí bỏ đâu
Hồi sinh dân tộc chói loà lòng dân.

16.7.2010 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét