Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 100


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 42“

“Xứ xở lạ não nùng cô quạnh
Bỗng một người du khách ghé thăm
Bâng khuâng dưới ánh trăng rằm
Khéo thay thiên ý cho tằm sợi tơ


Quê huyện Tích làng thơ tao nhã
Quán châu Thương thư thả Thúc Sinh
Kỳ Tâm đáng bậc lưu tinh
Vào ra đài các phong tình vốn quen

Cửa tài lộc ngợi khen chú bác
Mở ngôi hàng của nả thiếu chi
Cảm lòng ngưỡng mộ Kiều nhi
Nhạn đưa canh thiếp tu mi má hồng“

Sau khi được nữ giáo sư tiến sĩ dâm dục học Tú bà truyền thụ cho Kiều những kỹ năng cơ bản về nghệ thuật mồi chài khách làng chơi. Ngày nay ta có thể coi như Kiều đã có bằng thạc sĩ khoa tâm lý học đàn ông thì bỗng đâu một cơn gió lành đã thổi đến cho nàng một tay ăn chơi ngoại hạng, cũng là một kỳ phùng địch thủ với Kiều về khoản thơ phú. Đó là chàng Thúc Kỳ Tâm, gọi tắt là Thúc Sinh người huyện Vô Tích Châu Thường hay gọi là Thường Châu thuộc tỉnh Giang Tô bên nằm ở bờ nam sông Dương Tử giáp Nam Kinh bên Tàu. Tại Vô Tích ngày nay có cây cầu cực  lớn bắc qua sông Trường Giang.

Cụ Nguyễn Du mô tả vài nét về chàng Thúc:
“Khách du bỗng có một người
Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương
Vốn người huyện Tích, châu Thường
Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Tri”
Một điều tuyệt vời Thúc Sinh thuộc giới thương gia. Rất có thể buôn bán tơ lụa, vàng bạc đá quý chứ không phải là thứ tạp hóa lem nhem tầm thường. Thời nhà Minh nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển, giới thương gia có thế lực như cha con họ Thúc độc quyền về chỉ thêu, tơ quý để cho các nghệ nhân thêu gọi là tú hoa hay tú nữ thêu áo long bào cho vua và mũ áo cho các quan đại thần, các quan tổng đốc, châu, phủ, huyện nên họ Thúc cực kỳ giàu có. Thúc Kỳ Tâm đẹp trai, hào hoa phong nhã không kém gì chàng Kim Trọng công tử Liêu Dương du học tại Bắc Kinh. Thúc Sinh còn vượt Kim Trọng ở hai điểm: Có vợ là con quan đại thần và làm thơ rất giỏi không kém gì tài tử Giang Nam Đường Bá Hổ.

“Khi giáp mặt phập phồng oanh yến
Ngọn hải đường xao xuyến mến yêu
Lạ gì thanh khí phiêu diêu
Hôn trăng hớp nguyệt mĩ miều liễu xanh

Dan díu mãi sau thành vàng đá
Lòng nặng lòng bả lả bướm hoa
Bầu tiên chuốc chén thái hòa
Trai thanh gái lịch lòa xòa tóc mây

Khi hương sớm ngất ngây đàn hạc
Chiều truy hoan xào xạc canh thâu
Quản chi hao cạn đĩa dầu
Càng quen thuộc tính càng sâu sắc dần

Dòng phú hộ xa gần đều biết
Thói bốc trời tiểu tiết sá chi
Gạn gùng thưa gửi má mì
Muốn nàng phụ việc Lâm Tri cửa hàng“

Thúc Sinh với Thúy Kiều đúng là hồng nhan tri kỷ thanh mai trúc mã rất đẹp đôi. Tài làm thơ của Thúc Sinh còn trên cả Kiều. Thúc Sinh rất yêu nàng Kiều hơn cả vợ mình vì tâm đầu ý hợp, cả hai đều tài hoa trí tuệ cao. Thúc Sinh ngỏ ý với Tú Bà chi trả cho mụ khoản tiền lớn để đưa Kiều về làm thư ký, phụ Thúc Sinh trông coi cửa hàng và Kiều có những tháng ngày mặn nồng ân ái với chàng Thúc. Theo tôi hình bóng Kim Trọng đã mờ nhạt dần trong tâm trí nàng. Thúy Kiều cũng yên trí ở nhà đã có Thúy Vân thay nàng làm vợ Kim Trọng rồi. Vì vậy trong thơ tôi đã mô tả theo đúng như nguyên trạng.

“Mụ càng bốc leo thang giá cả
Chàng Thúc Sinh chi trả một lèo
Cát đằng dậu đổ bìm leo
Dịp may thân phụ vượt đèo băng sông

Ngựa xe giá ngóng trông ngày tháng
Đường về quê bóng dáng Thúc ông
Đợi chờ họ mạc tổ tông
Thiếu gia thừa dịp mặn nồng ái ân

Khi gió gác trăng sân thả nguyệt
Khi cuộc cờ mải miết đối câu
Huyền sương chày ngọc bên cầu
Họa đàn tấu nhạc bóng câu muộn màng

Hòn non bộ thênh thang dạo gót
Vai kề vai chim hót líu lô
Chập chùng bướm trắng lô nhô
Cỏ non mơn mởn đáy hồ lắng trong“



Tài Mệnh Tương Đố
“Video 43“

“Tường lửa lựu chung lòng sảng khoái
Chim đỗ quyên thơ thái gọi hè
Aí ân thuê thỏa buồng the
Chập chờn nửa tỉnh nửa mê thiếp chàng”

Cụ Nguyễn Du thì viết dưới trăng quyên đã gọi hè, đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông là cụ tả cảnh bên ngòai, còn tôi là cả bên ngòai lẫn bên trong. Ý tôi còn muốn nói căn phòng được sơn màu hoa lựu để kích thích cảm giasc xác thịt.

“Nhìn rõ nét đài trang thúc giục
Sinh mừng thay sẵn đúc một tòa
Vén ngay lá tọa lòa xòa
Tóc mây lõa xõa nhạt nhòa thiên nhiên

Lời châu ngọc thuyền quyên tình tứ
Thêu gấm hoa quân tử dát vàng
Luật đường thiếp phải chịu chàng
Tao nhân mặc khách đầu hàng văn chương”

Hai người cùng nhau phun châu nhả ngọc. Thúc Kỳ Tâm nắm rất chắc niêm luật thơ đường như của Việt Nam theo lối thi cử cung đình rất khuân mẫu gò ép chỉ có bốn phép niêm theo luật bằng hay trắc. Nhưng với Thúc Sinh vốn dĩ là dân Tàu chánh hiệu con dê rừng chàng nắm bắt từ 16 tới 32 phép niêm biến hóa vô cùng tận đến mức Kiều cũng là loại võ lâm cao thủ đường thi cũng phải chịu chàng. Trong lúc say xưa ái tình, nhưng nghĩ tới thân phận lạc loài nơi đất khách quê người Kiều đã ứa nước mắt kể hết mọi chuyện với Thúc Sinh về cảnh ngộ gia biến ra sao, bị người ta trả thù vu oan giá họa ra sao với cha mình mà đẩy mình sa vào cạm bẫy tụi Tú bà, Mã giám Sinh tưởng rằng lấy hắn làm vợ lẽ, hóa ra nó đẩy mình đến kỹ viện làm nghề buôn phấn bán hoa. Nàng khuyên Thúc Sinh phải công khai mối quan hệ về nhà cứ nói thẳng với chị cả, chắc người cũng chẳng hẹp hòi gì, vả lại hai người lấy nhau đã không có con cái gì? Sợ rằng gia đường sau này hương khói lạnh không có ai ôm chân bàn thờ ông bà ông vải.

“Lòng còn nặng đoạn trường ai oán
Bước lưu ly hoạn nạn gia đình
Cau mày ủ dột thần linh
Buồn tênh cam chịu tiểu tinh mọi bề

Ứa nước mắt não nề thân phận
Cánh hoa rơi tủi hận lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành
Say xưa hút nhụy thôi đành chúa xuân

Tuần trăng mật non thần đỉnh giáp
Chốn thiên thai bão táp mưa xa
Lệnh đường nay đã vắng nhà
Bấy lâu vụng trộm được ra thế này

Nên minh bạch tỏ bày sau trước
Phải công khai đón rước dâu về
Bên tòng bên thú dãi dề
Sá chi lẽ mọn phu thê đàng hoàng”

Nhưng Sinh vốn dĩ là con nhà buôn, giới thương gia thời đó tuy giàu có nhưng vẫn bị coi thường trong xã hội: Sĩ công nông thương. Lã Bất Vi ngày xưa còn buôn cả vua và sau này làm đến chức thừa tướng, dưới một người trên vạn người. Nhưng Thúc Sinh làm sao đủ cao mưu như ho Lã kia chứ. Thúc Sinh còn dựa hơi bố vợ để nắm con đường tơ lụa từ Nam Kinh đến Bắc Kinh, nên chàng rất lừng khừng không dám để lộ mối quan hệ với Kiều có nguồn gốc từ lầu xanh. Bản chất con buôn thì vẫn là con buôn, tuy chàng rất si tình. Sinh muốn dò hỏi ý tứ bên gia đình nhà vợ và cả Thúc ông cha mình nữa. Thái độ lừng khừng nhu nhược không can đảm của Thúc Sinh đã mang họa cho Kiều về sau này.

“Sinh tư lự ngổn ngang trăm mối
Thuở tương tri vạch lối chỉ đường
Trăm năm tính cuộc cương thường
Phải dò nguồn lạch tỏ tường mới xong

Cũng biết vậy long đong số kiếp
Thiếp ơn chàng giao tiếp bấy lâu
Công phu đổ móng xây cầu
Bình khang nấn ná dãi dầu tuyết sương

Rồi lạt phấn phai hương ruồng bỏ
Lòng kia còn gắn bó mãi sao?
Xót xa thân phận liễu đào
Mười hai bến nước dạt vào khổ đau

Yêu hoa mãi một màu trang điểm
Lòng riêng tây ngồi đếm hạt mưa
Nửa đêm gà gáy say xưa
Gối loan ai dễ chịu chừa cho ai?”

Bình Khang là tên một phường ở kinh thành Trường An đời Đường, đây là nơi ở của các kỹ nữ. Bình khang nấn ná là bởi Thúc Sinh sợ mất danh tiếng mình là một đại gia giàu có con rể một vị quan đại thần rất bề thế trong giới quý tộc thượng lưu thời đó.

3.12.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét