Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 109


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 57“

Sinh đau lòng héo hon khi thấy căn nhà để cho Thúy Kiều ở đã trở thành tro bụi. Khi từ Vô Tích trở về Lâm Truy hàng tháng trời dòng để mong gặp lại Kiều thì chỉ là đống xương khô mà cha chàng đã thu nhặt những mảnh vụn còn xót lại và chôn cất tử tế. Sinh cũng nhờ thày đạo sĩ cầu đảo, dùng thần thông pháp thuật để dò la tông tích âm hồn nàng Kiều cũng biệt tăm. Thày còn quả quyết Thúy Kiều còn sống làm cho Sinh càng rầu rĩ bán tín bán nghi.


“Lâm Truy thuở cố nhân ly biệt
Nắm xương khô chẳng biết là ai?
Cuốc kêu khắc lậu đêm dài
Năm canh trằn trọc u hoài thở than

Bình hương thừa tro tàn lửa nguội
Sen xác xơ cúc mới nở hoa
Gió đông lạnh lẽo gối nhòa
Giọt sầu đầy bát đâu tòa thiên nhiên?

Nhờ pháp thuật các miền thăm hỏi
Khi trở về lại nói đâu đâu
Thày qua Bột Hải Thần Châu
Suối vàng nào thấy vó câu ngựa hồng?

Thôi vận mệnh tang bồng hồ hải
Biếng khuây dần rồi lại xót xa
Thương nàng băng tuyết ngọc ngà
Hồn trinh phải chịu dớp nhà khổ đau

Chốn lầu xanh bạc màu son phấn
Bán tiếng cười lận đận tấm thân
Gặp ta thơ đối họa vần
Uyên ương một cặp câu thần điểm trang

Ngày âu yếm xốn xang đàn hạc
Đêm cùng nhau chân gác tay ôm
Đi đâu kìa ánh sao hôm
Thuyền ai lẻ bóng cánh buồm sao mai?“

Mùa thu qua mùa đông đến rồi lại le lói những tia nắng ấm, đàn én bay lượn ngoài trời Sinh lại nhớ tới quê nhà, còn biết đi đâu nữa ở lại Lâm Truy càng khổ não hơn, nên chàng quyết định trở về Vô Tích thì ở nhà như đã chờ sẵn, vợ chàng lại đon đả đón chào.

“Nghe chim én nguôi ngoai thểu não
Mùa xuân về nhắc bảo thầm ta
Nước non một dải bao la
Quê nhà huyện Tích bóng tà tịch dương

Sinh lên ngựa tìm đường trở lại
Lòng quặn đau quan ải mù sương
Nỗi niềm chạnh nhớ quê hương
Nghẹn ngào lữ khách tha phương xứ người

Khi gió Sở chân trời góc biển
Mưa Tần hoài quyến luyến lầu trang
Tầm Dương thổn thức hạc vàng
Kìa chàng Thôi Hiệu mơ màng cố hương

Chiều xế bóng phố phường nhộn nhịp
Cảnh buồn thiu chiêm chiếp tiếng gà
Tiếu thư mở cửa bước ra
Nói cười đon đả thiết tha dịu dàng“


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 58“

”Nàng âu yếm nhìn chàng tha thiết
Mắt long lanh da diết mặn nồng
Hàn huyên tâm sự vợ chồng
Hoa nô truyền gọi trong buồng ra ngay

Rèm mây cuốn chẳng hay đèn lóa
Rõ ràng đang an tọa Thúc Sinh
Trước sau đã hiểu sự tình
Bàng hoàng chàng cũng thất kinh rụng rời

Giờ ra nỗi dở cười dở khóc
Mắc vào tròng kế độc mưu gian
Người đâu lọc lõi khôn ngoan
Làm ra con ở chúa nhàn đôi nơi“

Thúc Sinh trở về nhà Hoạn Thư mừng rỡ ra chào hỏi, rối rít kéo chàng vào nhà và gọi Hoa nô ra hầu rượu. Lúc này cả hai mới mới ngã ngửa người ra. Thúc Sinh thì biết Thúy Kiều còn sống lời thày đạo pháp quả không sai. Thúy Kiều nay mới hiểu rõ thì ra mẹ con bà chủ bắt cóc mình là vì Thúc Sinh. Đây là một hiện tượng tâm lý phức tạp, tôi không nghĩ Hoạn Thư ghen tuông mới bày ra trò này. Đây là một đòn cân não mà Hoạn Thư muốn giáng vào đối tượng chính là Thúc Sinh. Nàng cư xử với Thúc Sinh như một đứa trẻ con. Thực tế Hoạn Thư thuộc đẳng cấp xã hội quá cao, còn anh chàng Thúc Sinh chỉ là một thương gia. Tuy rằng tầng lớp thương gia có lắm tiền nhưng vẫn bị xã hội coi thường. Đẳng cấp quý tộc có công, hầu, bá, tử, nam sau đến lớp bình dân là trí, công, nông, thương. Ngay cả lớp bình dân Thúc Sinh vẫn bị xếp vào bậc cuối cùng. Có lẽ do mặc cảm về giai cấp của mình bị lép vế nên Thúc Sinh trở thành con người nhu nhược không có ý chí quyết đoán rất sợ Hoạn Thư?

Không một người Việt Nam nào mà không biết tên Hoạn Thư và cái tính ghen của nàng. Nhưng có lẽ ít người tìm hiểu sâu xa về cái tính ghen đó. Ai cũng cho rằng Hoạn Thư là con người thâm độc, nham hiểm, tàn nhẫn khi hành hạ Thúy Kiều. Vì thế, tên Hoạn Thư đồng nghĩa với sự ghen tuông độc ác của một người đàn bà. Hễ có cô gái nào chanh chua lắm mồm ở ngoài chợ hàng tôm hàng cá thì lại dè bỉu con bé ấy nổi máu Hoạn Thư.

Ở miền Nam Việt Nam thời miền nam cộng hòa, báo chí đã tường thuật nhiều vụ đánh ghen rất khủng khiếp. Có người thì đốt cho chồng cháy như cây đuốc sống và có kẻ thì tạt át xít vào mặt tình địch, hủy hoại nhan sắc xinh đẹp của một cô vũ nữ… Như vậy, so với cái ghen của Hoạn Thư còn độc ác gấp ngàn lần. Cái ghen của Hoạn Thư lại rất sâu sắc và rất tình người và cho đến ngày nay thế gian vẫn chỉ truyền tụng cái ghen của Hoạn Thư, ghen mà cũng không hẳn ra ghen. Cái này phải cần đến các nhà tâm lý học các nhà thơ phân tách lý giải ra.

Tôi đã tìm hiểu kỹ hơn về cách đánh ghen của Hoạn tiểu thư trong Đoạn Trường Tân Thanh, và tôi có thái độ đồng cảm với nàng , chứ không khắc nghiệt như nhiều người hiện nay. Điều mà những người đọc Kiều ít quan tâm tới là tâm trạng giận chồng của Hoạn Thư. Theo tôi nàng không hề thù ghét Kiều. Chính nàng Ki ều là người hiểu chuyện đã khuyên nhủ Thúc Sinh:

“Buổi thanh vắng thuyền quyên thỏ thẻ
Đã xa nhà ngày lẻ tháng dư
Riêng tư độ lượng nhân từ
Chàng nên xem xét thực hư thế nào?

Nhạt tao khang ngọt ngào cát lũy
Vẫn im hơi kẻo lụy vào thân
Tránh sao điều tiếng xa gần
Xin chàng lo liệu tính dần bài ra

Hãy trở lại quê nhà thăm viếng
Đẹp ý người đánh tiếng xem sao
Lữa lần dù có bề nào
Trở tay không kịp biển gào sóng xa“

Trong khi đó thái độ Hoạn Thư cũng rất rõ ràng khi nghe tin thiên hạ đồn đại về chồng mình:

“Phong phanh chuyện chàng ngoài cửa các
Chốn đào hoa xào xạc bướm vàng
Thị phi chợ búa sỗ sàng
Đong đưa miệng lưỡi phũ phàng thế gian

Khéo ăn ở chứa chan tình nghĩa
Đã bấy lâu tròn trịa dưới trên
Gia phong lề thói giữ nền
Công dung ngôn hạnh tổ tiên phụng thờ

Đường hậu duệ ong tơ kén mật
Vẫn muộn màng trầy trật bấy nay
Đi  chùa lễ Phật cầu may
Huyền sương chày ngọc đắng cay lam kiều

Cứ thành thật biết điều phải quấy
Câù xin ta nhờ cậy ơn trên
Dại gì mang tiếng nhỏ nhen
Đỏ lòng xanh vỏ đậu nghiền ra tương“

Sở dĩ Hoạn Thư không muốn mang tiếng ghen. Vì lễ giáo của đạo Nho Khổng không phản đối việc người đàn ông có thể năm thê, bảy thiếp. Miễn phải thông báo cho bà chính thất biết. Bà chính thất là vợ cái con cột nắm quyền nội tướng trong gia đình. Ngoài ra, Hoạn Thư không dám ghen vì nàng còn có một nhược điểm quan trọng là chưa có con để nối dõi tông đường.

Phải chăng vì chờ mãi không thấy chồng đề cập tới chuyện có vợ nhỏ ở Lâm Truy, Hoạn Thư đã khéo léo mở hé một lối đi cho chồng gỡ thế bí cho chồng. Nhưng Thúc Sinh lại không hiểu ý nàng chỉ muốn tốt cho mình lại cho vợ nói những chuyện đâu đâu.

“Tiểu thư lại những lời đâu đó
Vàng mười ta cầm cố bấy lâu
Dù cho bãi bể nương dâu
Đá vàng cho tới trắng râu bạc đầu

Đêm mộng tưởng đĩa dầu hao cạn
Mơ chàng về tát cạn biển đông
Khen thay một giải tâm đồng
Xích thằng duyên nợ vợ chồng trăm năm

Sinh thấy vợ xa xăm ánh mắt
Miệng cười xinh bát ngát hương hoa
Thuận đà vun xới thái hòa
Loan bồng phượng bế nhạt nhòa trăng soi“

Đây là một cơ hội, để Thúc Sinh cho Hoạn Thư biết mới có vợ nhỏ, chắc chắn Hoạn phải đành lòng chấp thuận. Nhưng tiếc thay Thúc Sinh lại chậm hiểu, một sự nhầm lẫn tai hại :

“Xem ý tứ muôn phần êm thấm
Ai bắt ta thêm giấm chua nhà
Mấy lần Sinh định nói ra
Tóc tơ bất động hay là bỏ qua

Nào ai khảo mà mua rắc rối
Rút dây rừng sợ tội cây xanh
Môi kề má ấp thâu canh
Trai du bướm trắng gái hành chày sương

Thế rồi chàng ở nhà dòng dã mấy tháng trời mà không đả động gì về Thúy Kiều với Hoạn Thư. Khi chàng nhấp nhỏm muốn ra đi, nhưng lại nhút nhát không dám ngỏ lời. Hoạn Thư biết ý, khôn khéo lên tiếng trước:

“Lời ngọt sớt mặn mòi cá nước
Vợ chồng ngâu mực thước mấy ai
Đèn khuya tỏ rạng nét ngài
Thú quê vườn tược hoa cài bướm say

Lá ngô rụng vàng bay phấp phới
Giếng vàng còn khấp khởi đầy vui
Giang hồ nuối tiếc ngậm ngùi
Việc riêng chôn dấu sụt sùi nguồn cơn

Tiểu thư cũng mừng rơn khôn xiết
Ngọn lửa lòng da diết hơn xưa
Liệu chừng miệng lưỡi đong đưa
Lâm Truy đáo hạn sớm trưa đợi chàng“

Sinh không biết mình đang bị vợ gài bẫy, chàng còn trí trá chuyện làm ăn buôn bán đang cần chàng quay trở lại.

“Sinh nghe vậy vội vàng thổ lộ
Cách năm trời hàng họ núi tiền
Sẩy tay là mất trắng liền
Cạnh tranh đối thủ đảo điên thói đời

Khách buôn cũng dám chơi liều mạng
Sổ sách nhiều cáng đáng làm sao
Cha già khắc khổ biết bao
Bâng khuâng tư lự nghẹn ngào lệ rơi!

Nàng thổn thức đôi lời chăng chớ
Dòng trâm anh chàng nhớ không quên
Nho gia lễ giáo làm nền
Cháu con hiếu thảo tổ tiên phụng thờ“

Bất ngờ được vợ cho phép, Thúc mừng quá, bèn xin được cấp tốc trở lại Lâm Truy :

Sinh lên ngựa vẩn vơ chi nữa
Chẳng chần chừ lần lữa thời gian
Vó câu rong ruổi non ngàn
Long lanh đáy nước giang san chập chùng


Thế là bao nhiêu lời dặn dò, cảnh báo của Thúy Kiều thành vô ích hết. Cái mục đích chính về để thông báo xin phép Hoạn Thư  không được thực hiện. Và bây giờ  để sảy ra cảnh ngộ thật là thê lương cho nàng Kiều:

“Càng đau đớn rối bời câm lặng
Rồi bỗng nhiên đằng hắng tiểu thư
Cớ sao chàng lại ngồi thừ
Chặng dài mệt mỏi riêng tư nhớ nhà ?

Lâm Truy ấy cách xa ngàn dặm
Việc thương gia chẳng dám hỏi nhiều
Cạnh tranh đối thủ cao chiêu
Lẻ loi chiếc bóng cô liêu muộn phiền

Vội bày tiệc đoàn viên hội ngộ
Thiếp với chàng vui thú đêm nay
Chén thù chén tạc cho say
Hoa nô rót rượu tận tay trì hồ

Cả hai nơi chồng Ngô vợ Sở
Phận con hầu đứa ở không tên
Gía băng chẳng dám kêu rên
Nhặt khoan dìu dặt đôi bên đẹp lòng

Qùy tận mặt ngăn dòng lệ chảy
Vờ không quen lửa cháy tim gan
Hoạn Thư giả bộ nồng nàn
Yếm hồng lơi lả chứa chan ái tình

Khi vẫy bướm khi rình ong bắt
Lúc uốn lưng khép chặt cánh hoa
Gương trong lấm tấm sương nhòa
Lom khom bê chậu lòa xòa tóc mây

Sinh tận tụy canh chầy chiều vợ
Lảo đảo say tìm cớ tháo lui
Hoa nô chăm chỉ lau chùi
Hoạn Thư quát mắng chẳng vui tại mày“

6.12.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét