Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

CHƯƠNG V. Tìm Đường Cứu Đói (1)


Truyện kể của Lu Hà phần 1

Thôi thế là hết, ước mơ của tôi về đỉnh cao khoa học, con đường cử nghiệp gần như đã tiêu tan, tôi nhìn cuộc đời này như đám tro tàn lơ lửng bay, trong lòng đầy u uất oán hận, nợ đời trả hết nhé từ đây. Tay trắng vẫn hoàn tay trắng mới 23 tuổi đầu còn biết làm gì đây? Chào Lạng Sơn, chào những đồi hoa sim bản làng, chào cả dòng sông Kỳ Cùng nước luôn lờ lợ, rồi lại đỏ ngầu. Thế nhưng người ta vẫn hút vào bể chứa cho các học viên tắm rửa vệ sinh cá nhân. Tôi mua vé xe khách về thẳng Hà Nội, với tờ giấy xuất ngũ và hưởng trợ cấp 6 tháng. Tuy xe chật ních như nêm cối, nhưng tôi cũng thấy vui vui vì có các cô gái đứng cạnh tôi, phía trước phía sau phả hơi nóng vào mặt vào gáy tôi rất nồng nàn, làm cho tâm hồn tôi ngây ngất bay bổng ra ngoài cửa sổ của xe trên những cánh đồng ruộng, nương rẫy, sông nước bao la…


Bố mẹ và các em đón tôi, chẳng vui chẳng buồn, tôi có hộ khẩu Hà Nội nên được đong gạo theo giá nhà nước dài dài, tem phiếu thực phẩm tính theo hộ ra đình. Tôi tìm lại thằng bạn thuộc loại anh chị đầu gấu ngày xưa ở phố Khâm Thiên tôn làm đại ca, để trau dồi thêm vài miếng võ. Buổi tối lại cậm cạch chiếc xe đạp đến trường đại học bách khoa để nghe ông chú giảng bài. Bố tôi thấy như vậy không thực tế mới khuyên tôi ra phòng lao động hỏi xem có việc gì làm không? Bố tôi lúc này đã chính thức về hưu. Bố tôi cũng không thích lắm cái chuyện tôi ham mê học võ. Ông bảo chính bản thân ông từng là võ quan, và ông ngao ngán cái nghề võ, học để đánh ai vào thời buổi này. Sinh nghệ tử nghệ, không khéo lại bị chết non.

 Phòng lao động thấy hồ sơ lý lịch của tôi rất cơ bản, lại mới ở trường văn hóa quân đội về, có bằng hết cấp 3 các môn toán lý hóa. Họ bảo cần cả cái học bạ của tôi ngày xưa từng học ở trường phổ thông công nghiệp Đống Đa. Tổng cục đào tạo có một kể hoạch đào tạo một số công nhân kỹ thuật ở Đức. Dĩ nhiên thời gian đó là cộng hòa dân chủ Đức, chứ không phải tây Đức đâu nhé.

Tôi rủ thằng bạn từng nhập ngũ với tôi cùng ngày, nay trở về mở quán bán nước. Nhà cô giáo Kim ở trên một cái gác xép thuộc một khu phố cổ. Cô giáo niềm nở đón hai thằng tôi. Cô tưởng tôi lại xin trở về trường học tiếp? Tôi thưa rằng em đã có trình độ hết cấp 3 rồi, vừa rồi không vào được trường đại học kỹ thuật quân sự. Cô bảo: Trời trường đó lấy điểm cao lắm, trên tất cả các trường đại học trong toàn quốc, còn cao hơn cả tổng hợp toán. Tôi cũng ngậm ngùi nhưng em lại đủ điểm vào , nhưng họ không nhận vì em thi trong quân đội. Bây giờ có xuất đi học công nhân kỹ thuật ở nước ngoài em muốn sang bên đó để có tiền cứu trợ gia đình. Cô bảo em cứ yên tâm, ngày mai em đến trường cô sẽ sao lại học bạ cho em. Ông chồng cô lại là một ngã kiêu ngạo, hắn là giảng viên dạy về môn hóa của trường đại học bách khoa. Lúc đó cũng có khách đến chơi, hắn không thèm ngó đến chúng tôi, coi như rác rưởi thừa thãi cặn bã của xã hội đến nhà hắn. Hắn cứ thao thao bất tuyệt kể về kỹ thuật luyện gang thép. Cô giáo Kim cũng thấy ngường ngượng dù sao tôi cũng là một học sinh giỏi năm xưa của trường, từng đi bộ đội…Cô bảo em còn nhớ thằng Dương không?  Thằng bố láo mất dạy, nó là giặc lái xe tải. Một lần nó đỗ xe dưới lòng đường rồi bắc loa tay, gân cổ rống lên: Cô Kim ơi!

-Dạ thưa cô: Em nhớ lắm chứ, có lần nó và thằng Công thuê một thằng lưu manh côn đồ đánh em, để trả thù. Vì em không cho có quay cóp bài…

Thấy ở lâu không tiện tôi xin phép ra về. Tôi cúi đầu lễ phép chào lão chồng cô nhưng hắn vẫn mải nói chuyện về cái sáng kiến luyện thép mà không thèm trả lời. Dọc đường thằng bạn cứ cằn nhằn: Cùng là cán bộ giảng dạy ở trường đại học bách khoa cả, nhưng tao rất ngưỡng mộ kính trọng ông chú mày, ông ấy phúc hậu, hiền từ như một người nông dân, ông ấy tiếp hai thằng mình rất niềm nở, đâu như cái lão chồng cô giáo mày. Lão ấy khinh người quá đáng.

Tôi chỉ biết thở dài: Có thể tụi mình đến nhà quá đường đột, chuyện xin lại cái bản sao học bạ thì đến tìm thư ký nhà trường mà hỏi chứ? Sao lại đến tận nhà cô giáo chủ nhiệm ngaỳ xưa mà hỏi. Tôi tự đấm ngực, lỗi cũng tại tao mọi đằng.

Hôm sau tôi đến trường phổ thông công nghiệp Đống Đa thì cô giáo Kim đã có bản sao học bạ cầm tay, cô đang đợi tôi đến lấy. Tôi cảm động cám ơn cô rồi hớn hở về nhà.

24.6.2019 Lu Hà










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét