Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Thơ Tâm Tình Chùm 45


Bể Thảm Trầm Luân
hoạ thơ Nguyễn Phan Ngọc An

Lạc bước qua đây hỡi khách trần
Dong buồm bể thảm vượt trầm luân
Hải âu vỗ cánh trời thăm thẳm
Khổ ải trùng dương để thoát thân


Dấn bước ra khơi chẳng lỡ thời
Lênh đênh một mảng khóc thương đời
Quê người xứ lạ tìm nơi chốn
Chấp chới tìm nhau giưã biển khơi....

Vi vu hiu hắt suốt đêm thâu
Gió thổi từng cơn quặn nỗi đau
Giưã chốn mây cùng bầy cá mập
Chơi vơi biển lạnh khóc than sầu

Lạc bước đầu thai sa bến này
Gông cùm bạo lực xiết chân tay
Tha hương biền biệt đời bi lụy
Sầu tủi thương thân kiếp đoạ đầy

Mái tóc phơ phơ bạc thế trần
Đoái hoài cực lạc đoạn hồng nhan
Đắn đo chi nưã đôi giòng nước
Bến đục bến trong ôi thế nhân!

17.10.2009 Lu Hà



Biển Trời Lận Đận
hoạ thơ Hàn Thiên Lương

Hoàng hôn sóng vỗ ngoài khơi
Làn mây lãng đãng trắng trời hoang vu
Vì sao ra nỗi bơ phờ
Xót xa thân phận đôi bờ tử sinh
Ngậm ngùi nhớ mái nhà tranh
Dòng sông bãi miá vườn xanh con đò
Bao năm mù mịt xa nhà
Biển ơi ! Bốn hướng đâu là quê hương ?
Bọt bèo trôi nổi thê lương
Trùng dương biển động đoạn trường đau thương
Đảo hoang hải tặc phũ phàng
Mang thân tứ đại lưu vong sứ người
Rưng rưng cốc lệ vơi đầy
Mẹ cha còn ở cuối trời Việt Nam
Năm dài tháng tận xa xăm
Con chim vắng bóng cá chìm sôi tăm
Chôn sâu ngàn dặm nỗi niềm
Chiều nay lồng lộng hoàng hôn lụi tàn
Lao xao lớp sóng chân cồn
Đất trời thăm thẳm hương hồn bay xa…
Mảnh đời bao kiếp phù du
Tự do là chốn ước mơ chưả thành....

16.11.2009 Lu Hà



Bóng Hồng Tiên Nga
tặng Tường Vi

Lắng nghe cô gái làm thơ
Viết văn đẫm lệ má đào ngẩn ngơ
Thương sao trái chín ngọt ngào
Quê hương ta đó bốn muà nắng mưa
Miền Nam chỉ có hai muà
Mận xoài cam quít đào tơ thơm nồng
Nguyện làm hoa cỏ bên đường
Tường vi xào xạc bên dòng sông Hương
Kià ai thơ thẩn vấn vương
Dừng chân mà ngắm bóng hồng tiên nga
Lăn tăn làn nước trắng phau
Hai gò bồng đảo dạt dào chiều thu
Lâng lâng nàng bước lên bờ
Hỏi người thục nữ xứ nào tới đây?
Thẹn thùng cô chẳng gì
Ngắt hoa trinh nữ Tường Vi cài đầu
Bâng khuâng nàng đã đi xa
Hoàng hôn đã xuống thì thào về đi...!

24.2.2011 Lu Hà



Bóng Lẻ Chiều Buông
hoạ thơ Hồ Bảo Thanh

Bóng lẻ chiều buông màn tối đêm
Thẫn thờ năm tháng khúc say mềm
Tình thu thấm thoát năm mười ngón
Dằng dặc cho lòng lạnh thấu tim

Đếm lại đông tàn chồng chất đau
Ngày xuân buồn tủi nỗi chôn sâu
Hàng hiên mưa thấm vào da thịt
Lạnh ngắt đời tôi những mối sầu

Thơ thẩn hồn xưa một bóng soi
Vầng trăng lạnh lẽ bước qua đồi
Tủi hờn sáng tối chiều mưa nắng
Tin ngóng thư chờ cánh nhạn ơi!

Bể thảm thuyền trôi cõi mộng mơ
Hoàng hôn rủ bóng khóc nàng thơ
Cưả tình hé mở hương hồn lạnh
Bút tích còn đây gió hững hờ….

Trằn trọc bao năm vẫn thế đêm
Vầng dương hửng sáng vội qua thềm
Thời gian thong thả xin dừng bước
Tình tôi câm lặng tháng ngày quên…

16.9.2009 Lu Hà



Nhớ Bức Tranh Cổ

Tôi được sinh ra ỏ cõi đời
Chả may lưu lạc tới nơi đây
Năm canh vò võ niềm thương nhớ
Hình bóng quê hương với bóng người…

Kỷ niệm xa xưa phút hiện về
Hai hàng dâm bụt mái nhà quê
Sông thao nước đục người đen cháy
Một nắng hai sương những dáng người

Quê tôi đẹp lắm nắng vàng hoe
Daỉ tóc tre bay tiếng chích choè
Những dạng cau xanh treo trĩu quả
Bờ ao giếng nước tiếng ve sầu

Mẹ tôi hay vắng chợ đường xa
Biền biệt cha tôi chẳng có nhà
Thơ thẩn một mình tôi ngắm ảnh
Những hình tranh cổ cuả Trung hoa

Tôi nhớ không nguôi yến vườn đào
Anh em Lưu Bị giưã vườn hoa
Triệu Vân qùy gối dâng A Đẩu
Bà cười đôi mắt cháu tròn xoe…

Lớn lên tôi học ở trường làng
Thày giáo chú tôi cụt một chân
Ê a tôi cứ gào như cuốc
Nhồi mãi rồi sau cũng thuộc lòng

Rồi một ngày nao tôi trở về
Những hình tranh cổ hẳn còn treo
Mỉm cười tôi nhớ thời thơ ấu
Một thời thơ mộng của hôm qua.

2008 Lu Hà

Chú Thích: Nhớ bức tranh cổ là kỷ niệm quê hương thời thơ ấu cuả tôi, không phải là có tư tưởng vọng ngoại đâu.
Thời trẻ con mà , ở vùng nhà quê nhiều nhà hay có treo tranh cổ: Lã Vọng câu cá, Lương Sơn Bá Trúc Anh Đài v.v...
Hoài niệm về những kỷ niệm xa xưa, quá khứ hay dở; theo tôi người ta hay viết ra thành thơ lắm.
           













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét