Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Đêm Thu Cảm Thán Nghĩa Tình Đầy Vơi

Đêm Thu ...

Cánh nhạn chao mình giữa bể khơi
Hồ thu lá rụng uyển lam trời
Trăng ngà cỏ úa hoàng hôn nhuộm
Sắc ngọc sương gầy huyễn ảo rơi
Lãm cảnh vườn xuân hừng nguyệt tuế
Say thuyền bến hạ ửng sao ngời
Lòng như tuyết lạnh duyên thầm cảm

Viễn mộng se hồn ái lả lơi ...

25.06.2016 Giang Hoa


Trăng Thu Cảm Thán
họa thơ Giang Hoa: Đêm Thu…

Trùng dương sóng vỗ chốn xa khơi
Vùng vẫy chim bằng giữa đất trời
Đau xót làm sao dâu bể khổ
Bàng hoàng chi nữa lệ hồ rơi
Duyên tình người để vầng trăng sáng
Ân nghĩa kẻ còn tỏ rạng ngời
Hoa bướm tao phùng hồn sĩ tử
Thiên sầu vạn cổ dễ buông lơi…

25.6.2016 Lu Hà


Xưa nay người ta thường bảo: Anh hùng đa hoạn nạn, ngu si hưởng thái bình. Kẻ có tài thường hay dễ bị thiên hạ dèm pha ghen ghét nói xấu lăng mạ xỉ nhục, bọn tiểu nhân thường hay đắc ý kiêu căng ngạo mạn. Hồng nhan bạc mệnh, tuy rằng sắc nước hương trời. Nguyễn Du đề ra thuyết tài mệnh tương đố:
“Ngẫm hay muôn sự tại Trời.
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao.”
Trong Truyện Kiều mâu thuẫn giữa Tài và Mệnh tập trung ở nàng Kiều . Con người và số phận. Tài là tài năng và nhan sắc; là tình, là đức hạnh, là những gì tốt đẹp nhất của con người. Có thể nói:Tài là bản chất của con người luôn vươn đến chân - thiện – mỹ.
Số mệnh là một thực thể siêu hình, nó không có tồn tại và hiệu lực thực tại chi phối con người văn minh hiện đại ngày nay.
Theo nhà Phật: Nghiệp chướng qủa báo, nhân duyên học. Các quan điểm thiên mệnh, định mệnh đều bị ngã quỵ không thể đày đọa con người dai dẳng mãi. Con người trôi nổi ngụp lặn là do bởi chính hành vi thất niệm của mình. Con người có tự do trong việc tạo y báo và chánh báo, nhưng với điều kiện là phải có chánh niệm; còn không thì mãi mãi sẽ loanh quanh luẫn quẫn trong vòng mâu thuẫn đố kỵ, trôi dạt trong quỹ đạo của vòng tròn nhân quả luân hồi.
Cuộc đời người có khác chi cánh chim bằng vượt trùng dương bão tố. Thi sĩ Lu Hà từng thốt lên ngay từ 2008 than vãn về cuộc đời gian truân của mình bằng bài thơ trường thiên 7 chữ gần 20 cung đoạn. Bài bình thơ này chỉ xin trích dẫn 5 đoạn ngắn thôi:

Sống Tưạ Như Chim

Cứ phải sinh ra đời khổ ải
Tràng giang đôi cánh vựợt non ngàn
Đại bàng quen chiụ nhiều cay đắng
Giông tố phũ phàng ở thế gian

Bao kẻ manh tâm dạ chẳng lay
Trăm phương nghìn kế diệt người ngay
Đánh vào nòi giống cho kiệt quệ
Kèn cựa bon chen bởi hẹp hòi

Ta đã sinh ra ở cõi đời
Tinh anh đần độn cũng là người
Chân thành muốn sống cho ra sống
Bướng bỉnh gì đâu với mệnh trời...

Nuôi chí sông hồ với tự nhiên
Không tham thân mọi kiếp nô hèn
Đi tìm lẽ sống từng trang sách
Như thuở xa xưa với thánh hiền

Đời nhanh như mộng kiếp phù du
Ý thức ngang tàng thích tự do
Bỏ nước ra đi tìm cuộc sống
Cánh chim lồng lộng với tầng cao..."

Hôm nay họa thơ đường của nữ sĩ Giang Hoa sực nhớ lại bài thơ 7 chữ dài dằng dặc mà ứa nước mắt ra.

Giang Hoa:
"Cánh nhạn chao mình giữa bể khơi
Hồ thu lá rụng uyển lam trời"

Lu Hà:
"Trùng dương sóng vỗ chốn xa khơi
Vùng vẫy chim bằng giữa đất trời "

Chim nhạn và én hoàn toàn khác nhau. Chim nhạn to nặng khoảng 5 hay 6 kg, còn én bé tí ti khoảng 30 gam là cùng. Ngạn to như con vịt, có người gọi là ngỗng trời. Nhạn bắt tôm cá ngoài sông bãi còn én chi ăn sâu bọ ruồi nhặng. Người ta thường thấy từng đàn chim nhạn trên trời vào mùa thu, khi chúng bắt đầu bay về phương nam để để tránh rét, nhưng lại được ngắm nhìn từng đàn chim én bay lượn về mùa xuân khi mùa rét đã trôi qua. Nhạn và én thật khó gặp nhau, dường như luôn luôn ở hai phương trời cách biệt.

Thi sĩ Tản Đà có câu:
" Nhạn về én lại bay đi,
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm."

Nguyễn Gia Thiều, trong Cung oán ngâm khúc:
"Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,
Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền."

Đoàn Thị Điểm, trong Chinh phụ ngâm:
"Thấy nhạn luống tưởng thư phong,
Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng"

Trong thơ ca văn chương Việt Nam nhiều người còn nhầm lẫn giữa nhạn và én. Một cánh én không làm nên mùa xuân chứ nói một cánh nhạn không làm nên mùa xuân nghe sẽ thấy chướng tai ngay.
Riêng tôi thấy chim nhạn và chim đại bàng có những nét tương đồng nhau hơn vì đều to xác cả vùng vẫy chốn biển khơi đồng cỏ mênh mông. Chim nhạn có thể săn bắt được chứ đại bàng thì chớ có đùa, vả lại đại bàng lại hiếm hoi
Chim đại bàng hay chim ưng có con nặng hàng chục kg. Ngày xưa sư tổ phái võ Nga Mi hay cưỡi chim ưng đi du ngoạm phong cảnh các nơi.

Nữ sĩ Giang Hoa: "Cánh nhạn chao mình giữa biển khơi" thì thi sĩ Lu Hà:" Trùng dương sóng vỗ chốn xa khơi". Giang Hoa: "Hồ thu lá rụng uyển lam trời". Còn Lu Hà:" Vùng vẫy chim bằng giữa đất trời"
Thật là đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Tuy hai là một, tưởng một hóa hai. Hồn thơ biến hóa huyền ảo hòa điệu cộng hưởng nhạc tính âm vang.

Giang Hoa:
“Trăng ngà cỏ úa hoàng hôn nhuộm
Sắc ngọc sương gầy huyễn ảo rơi“

Lu Hà:
“Đau xót làm sao dâu bể khổ
Bàng hoàng chi nữa lệ hồ rơi“

Da trắng ngà chỉ làn da con gái đẹp trắng hồng như ngà voi. Còn trăng ngà là ngôn ngữ thi ca của các thi nhân do trí tưởng tượng sung mãn thêu dệt nên. Có thể nguồn gốc từ gương nga chỉ mặt trăng có nàng Hằng Nga. Không ai gọi là trăng nga mà chỉ có trăng ngà. Trăng ngà là tiết trời quang mây tạnh thường xuất hiện mùa nóng nực hoặc mùa thu khi cây cỏ khô héo hay úa vàng đã nhuộm cả buổi chiều hoàng hôn thành màu ảm đạm buồn khi tâm trạng ta không vui mà cảm thấy như vậy? Sắc ngọc cũng chỉ vẻ đẹp đàn bà gặp lúc sương gầy là giọt suơng nhỏ mong manh huyễn ảo rơi. Thật là đau xót cho thân phận con người dâu bể trầm luân, thảng thốt bàng hoàng lã chã rơi lệ ngập đầy hồ là hình ảnh tượng trưng tả nỗi buồn vô cùng tận.

Giang Hoa:
“Lãm cảnh vườn xuân hừng nguyệt tuế
Say thuyền bến hạ ửng sao ngời”

Lu Hà:
“ Duyên tình người để vầng trăng sáng
Ân nghĩa kẻ còn tỏ rạng ngời“

Tôi không muốn bàn nhiều về kỹ thuật, nghệ thuật làm thơ đường ở hai cặp thực, luận Giang Hoa và Lu Hà có đối chỉnh hay không mà chỉ bàn về ý nghĩa của câu thơ thôi.

Hình ảnh người thiếu phụ hay kẻ văn nhân dạo chơi trong vườn thưởng lãm cảnh vườn xuân thấy nôn nao trong lòng bừng lên cùng tuế nguyệt thời gian qúa khứ hiện tại dần trôi, vui buồn xao xuyến thuyền say sóng tình ửng sáng sao trời mà cảm thấy ngậm ngùi bồi hồi nuối tiếc cho người duyên tình để ở vầng trăng sáng, ân nghĩa còn lưu bến sông rạng ngời....

Giang Hoa:
“Lòng như tuyết lạnh duyên thầm cảm
Viễn mộng se hồn ái lả lơi ...“

Lu Hà:
“ Hoa bướm tao phùng hồn sĩ tử
Thiên sầu vạn cổ dễ buông lơi…“

Hai câu kết Giang Hoa và Lu Hà khéo bảo nhau. Nếu viết là:
"Lòng như tuyết lạnh duyên thầm cảm
Hoa bướm tao phùng hồn sĩ tử"

Hay:
"Viễn mộng se hồn ái lả lơi ...
Thiên sầu vạn cổ dễ buông lơi…“

Nếu ghép lại như vậy theo tôi ý thơ đối với nhau. Nếu chỉ nhìn hai chữ cuồi: thầm cảm- sĩ tử và lả lơi- buông lơi ta thấy luôn cảm tử và lơi lơi thì vội cho là trắc- trắc, bằng-bằng nhưng xét cả toàn cục tổng thể thì hai cụm từ này câu chữ ý nghĩa vẫn đối nhau. Cổ kim xưa nay nhiều người vẫn làm câu đối như thế đó.

Đúng vậy lòng người thục nữ nay đã gía băng như tuyết lạnh nhưng duyên vẫn thầm cảm như hoa bướm tao phùng hò hẹn gặp nhau như linh hồn thi nhân kẻ sĩ.

Viễn mộng chỉ là giấc mộng Trang Sinh Hồ Điệp. Thuần Vu Phần Nam Kha mà thôi se sắt tình ái lả lơi, để lại những trang thơ thiên sầu vạn cổ mà người trần gian dễ hững hờ buông lơi...?

Theo tôi là hai bài đường thi hay.
Mừng cho ai biết trân trọng biết thưởng thức mà chăm chú đọc. Không vì chút tỵ hiềm nhỏ nhoi mà bỏ qua hai bài thi đuờng này. Hoặc chi khen Giang Hoa làm thơ hay vì là đàn bà hay Lu Hà làm thơ không hay vì ngã là một tên đàn ông mặt mũi xấu xí không điển trai, làm mất cái hứng của tâm hồn thi nhân thanh cao trong sáng đi thì cũng không nên.

Thật là một đêm tr ăng thu cảm thán, nghĩa tình đầy vơi.

27.6.2016 Lu Hà








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét