Đất Cày Hay Đất Bùn?
Trích luận văn Paul Nguyễn Hoàng Đức
Trích luận văn Paul Nguyễn Hoàng Đức
“…Mới đây nhà văn Sương Nguyệt Minh
Có đăng bài “Đề thi Bộ Giáo Dục biến ĐẤT CÀY thành BÙN.”
Có đoạn:
“Nguyên bản: Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Vào đề thi: Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa.”
Tôi xin được bình rốt ráo như sau:
- Người Việt nói “Rẻ như bùn”, nghĩa là bùn là thứ rẻ bậc
nhất rồi. Rẻ như vứt đi?!
- Người Việt cũng bảo “chém sắt như bùn” cũng là khinh bùn
lắm?!
- Còn “đất cày” thì tự nó nói lên rất nhiều điều. Đất tức
là sinh hoa kết trái. Người ta còn dùng từ “Đất mẹ” để diễn tả vai trò to lớn
sinh sôi nảy nở của đất….“
Bác Paul viết hay lắm, đọc rất thú vị, mỉa mai châm biếm thâm thúy sâu cay vô cùng từ đất cày biểu tượng cho sinh sống sinh sôi sang đất bùn biểu tượng cho chết chóc tàn lụi. Ma bùn là thứ kinh tởm nhất."Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa.”: Ai là kẻ làm cho tiếng Việt như bùn đây? Hãy ném chúng ngay vào thùng rác, chôn vùi chúng trong đống phân nhầy nhụa của nhân loại. Người ta hay nói bùn nhơ rác rưởi thì lại nói tiếng Việt như bùn và như lụa ngô nghê Chí Phèo Thị Nở. Rằng thì là mà ê a. Một sự ví von so sánh khập khễnh gượng gạo chẳng thơ tí nào.
Bác Paul viết hay lắm, đọc rất thú vị, mỉa mai châm biếm thâm thúy sâu cay vô cùng từ đất cày biểu tượng cho sinh sống sinh sôi sang đất bùn biểu tượng cho chết chóc tàn lụi. Ma bùn là thứ kinh tởm nhất."Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa.”: Ai là kẻ làm cho tiếng Việt như bùn đây? Hãy ném chúng ngay vào thùng rác, chôn vùi chúng trong đống phân nhầy nhụa của nhân loại. Người ta hay nói bùn nhơ rác rưởi thì lại nói tiếng Việt như bùn và như lụa ngô nghê Chí Phèo Thị Nở. Rằng thì là mà ê a. Một sự ví von so sánh khập khễnh gượng gạo chẳng thơ tí nào.
Trong một câu thơ ngắn mà dùng chữ "và "như lối viết văn xuôi là văn sĩ hạng bét. Chữ
"và" chỉ dùng vào cuối một câu dài tràng giang đại hải sau mới nối
thêm cái đuôi “và“ vào để thêm một chi tiết tương tự nào đó." Ôi tiếng Việt
như đất cày, như lụa" Nghe rất thơ, để ca ngợi tiếng Việt là một thứ ngôn
ngữ trác tuyệt. Cha ông ta phải vất vả một sương hai nắng, khai khẩn cày cuốc
lao động cực nhọc từ đời này sang đời khác vấy mồ hôi thành mưa, thở ra thành
mây, trau dồi trau chuốt mới có được như ngày nay mà thành tiếng nói riêng biệt
khác Tàu, Nhât, Lào, Thái v. v…Tiếng Việt réo rắt như cung đàn nốt nhạc, ngữ
pháp thăng hoa. Một tay cha ky chú kiết dốt nát nào đó ở ngành giáo dục viết
là: "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa" thành ra ý mỉa mai khinh miệt
diễu cợt tiếng Việt rồi, mặc dù có chữ lụa bên cạnh. Lụa và bùn không thể đứng
cạnh nhau. Như nàng Tây Thi và Đông Thi. Lê Chiêu Thống Trần Ích Tắc không thể
đứng ngang hàng với Trần Hưng Đạo và Trần Nhân Tông.
Các vị bảo: Thơ Lưu Quang Vũ? Theo tớ Lưu Quang Vĩ là một
tay làm thơ viết kịch cự phách. Chắc chắn anh viết chữ: " đất cày" chứ
chả ngu dại đần độn gì mà viết:" như bùn"? Chết không đối chứng? Ai
dám cậy nắp quan tài hỏi ông Vũ? Ông ấy sẽ bật ngồi dậy chỉ tay vào mặt mắng
cho: Lũ vô học mất dạy này láo. Dám sửa thơ tao, rồi khăng khăng vu khống trong
bản thảo viết tay của tao là như bùn? Tao viết như vậy bao giờ? Quân này láo,
cút xéo đi ngay!
Việt Nam là một nước sống theo chỉ đạo chỉ thị, nên tìm thân nhân Lưu quang Vũ tra hỏi lục vấn? Độ tin cậy theo tôi chỉ đáng một nửa thôi. Vậy cứ sẵn bài thơ đó ta nghiên cứu văn phong trình độ Lưu quang Vũ ra mà xét đoán bàn thảo.
Việt Nam là một nước sống theo chỉ đạo chỉ thị, nên tìm thân nhân Lưu quang Vũ tra hỏi lục vấn? Độ tin cậy theo tôi chỉ đáng một nửa thôi. Vậy cứ sẵn bài thơ đó ta nghiên cứu văn phong trình độ Lưu quang Vũ ra mà xét đoán bàn thảo.
Tôi có nghe Tư Mã Thiên bàn về văn học lịch sử:
"Thiên hạ hi hi giai vị lợi lai
Thiên hạ nhưỡng nhưỡng giai vị lợi vãng"
Nghĩa là: Thiên hạ tấp nập đều vì lợi mà đến, thiên hạ nhộn
nhịp đều vì lợi mà lại.
Ngoài lợi là danh. Danh thì có chính danh và cái danh hão
huyền. Chỉ vì danh lợi quyền lực mà để một đám ma đầu vô học cầm cân nảy mực chức
vị quan trọng trong bộ đại học. Câu thơ mốc thếch uế xú nhạt phèo như vậy mà
dám bắt học sinh phân tích bình giảng? Thật tức cười.
"Ôi tiếng Việt như bùn, và như lụa" rõ ràng là
câu xỉ nhục tiếng Việt lại ca
ngợi là hay bảo là thơ: Lưu Quang Vũ đấy? Bây giờ phải
truy tìm thủ phạm can án, ai dám sửa thơ ông Vũ? Tớ không tin ông Vũ viết như vậy.
Kẻ nào viết như vậy là một trí tuệ cảm hứng cực tầm thường không đáng gọi là
nhà thơ. Bởi vì đây là câu vô nghĩa mang tính phỉ báng xỉ nhục chứ ca ngợi cái
quái gì?
Tớ ôm bụng mà cười cho mấy cái comment dớ dẩn. Nguời ta
đang bàn về văn học thì lại mê man ca ngợi gía trị trồng trọt chất bùn lầy cho
canh tác rồi lân la sang cả phù sa phì nhiêu nhí nhố chả ra sao cả. Có khác chi
ai đó bảo : Mày nói thối như cứt. Thì vội chắp tay vái tạ, cám ơn cứt là thứ của
qúy cho lúa, nhờ cứt mà sản lượng lúa gạo tăng. Vậy bảo tôi nói thối như cứt mà suy diễn bằng cái đầu
gà óc bạ đậu thì đúng là thằng khùng cãi chày cãi cối, hết thuốc chữa.
Ai đó gân cổ lập luận cho chữ bùn hay như kiểu nhà quê,
lão ông toét mắt hút thuốc lào xì nước điếu tung toé khề khà kẻ cả: Bùn là qúy
cho nông nghiệp, để cây lúa phát triển như cánh đồng Tháp Mười giống như AQ hay
Chí Phèo gì đó: cách mạng là cách bỏ mẹ cái mạng nó đi. Cái hay cái đẹp của văn
chương là hình ảnh tượng trưng, tượng hình, bóng bẩy thanh thoát, ý tứ dồi dào
tác động vào bộ não con người dẫn dắt tư duy phát triển hài hòa mộng mơ suy tưởng.
Còn bảo: “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa“ thì có quái gì mà đáng ôi, đáng ngạc nhiên sững sờ cảm động?
Còn bảo: “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa“ thì có quái gì mà đáng ôi, đáng ngạc nhiên sững sờ cảm động?
Tớ chẳng bênh vực gì Bác Paul, nhưng thấy Bác ấy phân tích
rất lô rích chí lý. Thiết tưởng khó ai có thể viết văn hay như vậy. Ai đó nói:
Tiếng Việt của ta ông cha ta khai khoáng mở mang như luống cày ruộng đồng màu mỡ
xanh tươi, đẹp như dải lụa mây bay lưng trời, thơm tho như thảm cỏ nhung mượt
mà... Có phải hay hơn là: Tiếng Việt ta như bùn đất rong rêu, như lụa là nhàu
nát... Một câu mà hai mệnh đề phản nhau chữ nọ chửi cha chữ kia thì còn gì là
hay là chân thiện mỹ nữa? Hãy nên học tập và đọc những gì Bác Paul viết. Theo tớ
viết như vậy là thông thái sáng suốt rồi. Không nên cãi cọ đâm bị thóc chọc bị
gậy càng lòi cái ngu dốt thiếu học của mình ra. Không nên tự ý trám vào mồm nhà
thơ Lưu Quang Vũ những câu vô nghĩa đó. Sách vở in? Phải truy tìm thủ phạm can
án sửa thơ trong ban tuyên huấn ban văn hóa, hội nhà văn, nhà in v. v...Phải
thành khẩn thắp hương kính cẩn xin lỗi linh hồn ông Lưu Quang Vũ thì mới phải đạo
làm người.
Bài luận này bác Paul viết ngày 5.7.2016: " CHUNG KẾT
VỀ “BÙN” HAY ĐẤT CÀY". Tức là vừa mới viết đây thôi vì muốn cho những cái
đấu xi măng cốt sắt vỡ vạc ra. Hôm qua ngày 4.7.2016 bác Paul viết bài luận:“
Bàn Về Đất Cày Hay Đất Bùn? Theo tớ tin chắc không lẽ nào Lưu quang Vũ lại viết:"
Ôi tiếng Viêt như bùn và như lụa ". Chắc chắn Vũ viết:" Ôi tiếng Việt
như đất cày, như luạ". Ngay cả thơ Nguyễn Du người ta còn cả gan láo toét
sửa đi 1000 từ rồi cho in ra đó, thì bài thơ của Lưu Quang Vũ người ta cũng sửa
đi chứ sá gì?. Ngay cái chết của vợ chồng ông Lưu Quang Vũ và con ông bà cũng
là một vụ án tai nạn giao thông bí ẩn. Theo tôi chúng ta không nên giáo dục thế
hệ trẻ Việt Nam hâm mộ ai thái qúa mà mất đi cái khả năng tự chủ nội tại của
mình. Người ta thường nói: "Một cây làm chẳng nên non" chỉ đúng trong
trường hợp làm việc gì như đắp đường khai thông thủy lợi nên cần số đông sức mạnh
tập thể.
Còn chuyện thơ văn, đỉnh cao văn học thì dứt khoát là khả
năng nội tại tiềm tàng của cá nhân đó. Con người ta sinh ra không phải đều bất
tài vô dụng cả, Bất tài chi mộc, giống như cái cây ông thợ mộc chê cây này xấu
xí chả tích sự gì làm cột nhà, làm phản, quan tài cũng dễ mối mọt mà cứ chăm
chăm chặt đốn các cây khác. Chả ai thèm để ý vì ông trùm thợ mộc đã chê bai rồi.
Nhờ vậy mà nó sống xót, to lớn thành cây đại thụ nghênh ngang ở nơi đường cái
quan hiu quạnh trở thành nơi trú mưa trú nắng vì to lớn qúa, mấy chục người ôm
không xuể và chả ai tính chuyện chặt đốn nó đi. Vậy chớ nên cho là vô dụng, cái
vô dụng hóa ra thành hữu dụng. Ngày xưa
quan thừa tướng Huệ Thi bạn của Trang Tử phàn nàn: Ngụy Vương tặng tôi hạt bầu qủa
to qúa mấy người ôm không xuể, bổ ra làm gáo múc nước không được, vỏ thì mỏng
chả tích sự gì? Trang Tử cười: Ấy là tầm nhìn của Thày hạn hẹp. Quả nhỏ thì làm
gáo, qủa to như vậy sao Thày không buộc dây lên nó mà làm con thuyền du ngoặm?
Hãy trông các cây hữu dụng trước mắt như bưởi bòng cam quít ổi na… người ta tranh nhau hái qủa vặt trụi cành lá đi trông thật xác xơ tội nghiệp. Vậy ông thợ mộc đó phải có tầm nhìn xa trông rộng vậy. Khả năng tầm nhìn trí thông minh trí tưởng tượng con người ta cũng rất khác nhau.
Hãy trông các cây hữu dụng trước mắt như bưởi bòng cam quít ổi na… người ta tranh nhau hái qủa vặt trụi cành lá đi trông thật xác xơ tội nghiệp. Vậy ông thợ mộc đó phải có tầm nhìn xa trông rộng vậy. Khả năng tầm nhìn trí thông minh trí tưởng tượng con người ta cũng rất khác nhau.
Thế giới vĩ mô và vi mô con người làm sao hiểu hết. Không
gian vĩ mô thì vô cùng, không gian vi mô cũng nhỏ vô cùng. Ở đây những gì bác
Paul viết ta chưa hiểu hết thâm ý thì chớ nên cãi chày cãi cối. Nói gì tranh luận
gì phải có sau truớc lô rích mạch lạc. Chớ nên chủ quan lấy cái bụng tiểu nhân
ra để đo lòng quân tử, suy diễn linh tinh ngớ ngẩn, vớ vẩn ra để tranh cãi.
Con người ta phải có lý trí minh mẫn và cái tâm tĩnh lặng
tự hiểu lấy cái bản ngã của mình mà giác ngô. Giác là cảm nhận tức thời, ngộ là
cả một qúa trình huân tập tìm tòi sáng tạo. Các bậc cha mẹ hay các nhà sư phạm
Việt Nam mang tính áp đặt chủ quan dạy người theo khuân mẫu.Giống như tạo ra phản
sạ thụ động, chốt lên đầu trẻ một tấm bê tông, mà không tạo ra hướng tư duy
thông thoáng. Ví dụ: Ta bắt một con sập sành, bọ ngựa, hay con dế bỏ vào cái lọ đậy nắp có lỗ thông hơi. Giống
này ngoài không khí tự do nhảy rất cao, nhưng ở trong lọ mỗi khi nhảy lên lại bị
cụng đầu, nhiều lần như vậy nó không dám nhảy cao nữa. Nó sẽ có thói quen chấp
nhận nhảy thấp dần. Khi bỏ ra ngoài thì nó chỉ dám nhảy thấp. Giống như trường
hợp đề thi văn tuyển sinh đại học mà bác Paul và mọi người bàn thảo. Có đề thi
tức có đáp án. Người ra đề thì bản thân trình độ đã lơ tơ mơ thì đáp án cũng bí
bơ theo đơn đặt hàng . Học sinh sẽ biết trả lời thế nào cho vừa lòng giám khảo?
Thật đáng tiếc một đề thi tầm cỡ quốc gia mà trích dẫn thơ
lem nhem. Thật đáng xấu hổ cho các ông bà giáo sư tiến sĩ nhà văn nhà giáo Việt
Nam. Bác Paul phân tích rất chí lý thì lại gân cổ cãi cho bằng đuợc."Ôi tiếng
Việt như bùn và như lụa" cho là hay. Hay ở chỗ nào? Câu này rõ ràng là một
câu rất tự ty kém cỏi thiếu tính nhân văn chả thơ tí nào.
Bản thân tôi không tin Lưu Quang Vũ viết như vậy. Nhà xuất
bản hay bộ văn hóa cố tình in sai ra khác bản gốc. Với tình trạng này thì nền
văn chương văn hóa Việt Nam sẽ xuống dốc, thế hệ người Việt tương lai sẽ không
có cảm hứng biết hưởng thụ cái hay vẻ đẹp của thơ ca, trở thành một dân tộc a
dua bần tiện kém cỏi tụt hậu nhất thế giới.
Con người ta nói như Trang Tử phải phát triển tự do và đạt
tới 3 cảnh giới: Chân - Mỹ- Thiện. Giống như trong văn chương truớc hết anh phải
chân thực, theo cái chính danh vương đạo, sau tới mỹ học biết chọn lọc cái hay
vẻ đẹp của ngôn từ và tất cả mọi người phải đạt tới trình độ tương đương cao. Vậy
phải nhờ vào ngành giáo dục sư phạm thôi, thày cô phải thật giỏi hay nhờ các vị
hiền nhân trí gỉa uyên thâm chỉ giáo thêm cho. Cảnh giới thứ 3 là tính thiện
tình yêu thương tha nhân đồng loại cái tâm của mình phải gíác ngộ trong thầm lặng.
Nhà vận động viên quán quân đi truớc tiếng
vỗ tay hoa hô là vậy. Nghĩa là anh phải thầm lặng một mình anh cố gắng vượt lên
trước khi nào anh tới vạch đỏ là anh đã thành công, lúc đó mới có tiếng vỗ tay.
Còn anh chưa chạy chỉ ló mặt ra mà đã vỗ tay rào rào hoan hô ầm ĩ tức là cái
đám Fun đó mất lý trí. Đọc một câu thơ hâm hấp dở hơi như vậy cứ khăng khăng:
Lưu Quang Vũ viết đấy. Cái gì Vũ viết ra thải ra nhất định phải hay. Bác Paul
dùng một hình ảnh rất thâm thúy: Cứt trẻ con nó có chóp. Nhìn cái chóp đống
phân chớ vội cho đó là tháp ngà, là đỉnh kim tự tháp Ai Cập. Tôi cứ tủm tỉm cười
hoài một ví dụ thâm thúy vô cùng lần đầu tiên trong đời tôi mới đọc.
Tiếng Việt Chết Thành Ma Bùn
Tiếng Việt chết ma bùn thấm lụa
Bầy buôn văn và lũ bán thơ
Nực cười cả bộ nhuốc nhơ
Đề thi mắm thối hòng chờ đợi ai?
Thương tuổi trẻ tương lai dân tộc
Dắt díu đi lốc nhốc uế xù
Giáo trình học vấn tù mù
Còn đâu văn hiến âm u tối dần
Thơ với phú cù lần ngô ngọng
Hồng hơn chuyên lên giọng dạy đời
Đất cày sự sống trăm nơi
Bùn hôi rác rưởi chuột dơi đăng đàn
Chân thiện mỹ thành văn tối nghĩa
Chẳng mộng mơ chôm chỉa trước sau
Xót xa cỏ úa hoa nhàu
Đầu gà bã đậu đua nhau lợi quyền
Chúng tranh cãi bạc tiền béo bở
Bùn thành thơm hơ hớ cà lăm
Khổ đau nòi giống Việt Nam
Môi trường hủy diệt tháng năm lụi tàn
Ôi tổ quốc giang san hùng vĩ
Băm bổ chia xấu xí nghèo nàn
Bồi thơ bồi bút dở gàn
Bồi ngâm í ới ngỗng ngan ca đoàn
Mặc áo thụng gian ngoan vái lạy
Cai thầu thơ múa máy khua môi
Chủ văn chễm chệ thịt xôi
I tờ trình độ bôi tanh hôi nhặng ruồi.
5.7.2016 Lu Hà
Tôi xin đăng bài thơ của ông Lưu Quang Vũ ra đây. Vừa mới tìm thấy trên trang sư phụ Google:
Tiếng Việt
Tôi xin đăng bài thơ của ông Lưu Quang Vũ ra đây. Vừa mới tìm thấy trên trang sư phụ Google:
Tiếng Việt
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.
“Ðá cheo leo trâu trèo trâu trượt...”
Ði mòn đàng dứt cỏ đợi người thương
Ðây muối mặn gừng cay lòng khế xót
Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
Ðiều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt
Ai người sau nói tiếp những lời yêu?
Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình...
Tác gỉa: Lưu Quang Vũ
Cám ơn cô Đặng Quế Chi đăng comment này của Lu Hà tôi. Mới hôm qua múa bút viết liền một mạch, tuổi đời cũng cao rồi mắt thì kém, bảng chữ cái A, B, C thì trên bàn tính thì dấu ngón tay gõ mờ từ lâu. Sáng nay đang định đọc lại sửa lại cả 2 comment cho vào thành một bài luận nghiêm chỉnh. Thấy cô trân trọng comment của tôi, càng làm cho tôi phấn khởi vui và có hứng viết thêm, nhằm giúp cho các cháu học sinh sinh viên Việt Nam đọc, tầm nhìn thông thoáng hơn thoát hẳn cái eo hẹp khuân sáo của nền giáo dục bao cấp quan liêu làm theo chỉ thị, chỉ đạo.
Hà mỗ đã tìm bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ trên mạng và chuyển thể thành song thất lục bát hoặc lục bát hay cảm đối tình tự riêng tặng cô Đặng Quế Chi và bạn đọc trên facebook. Riêng 2 câu thơ Lưu Quang Vũ Hà mỗ muốn xin phép linh hồn ông Vũ và sửa thành:
Cám ơn cô Đặng Quế Chi đăng comment này của Lu Hà tôi. Mới hôm qua múa bút viết liền một mạch, tuổi đời cũng cao rồi mắt thì kém, bảng chữ cái A, B, C thì trên bàn tính thì dấu ngón tay gõ mờ từ lâu. Sáng nay đang định đọc lại sửa lại cả 2 comment cho vào thành một bài luận nghiêm chỉnh. Thấy cô trân trọng comment của tôi, càng làm cho tôi phấn khởi vui và có hứng viết thêm, nhằm giúp cho các cháu học sinh sinh viên Việt Nam đọc, tầm nhìn thông thoáng hơn thoát hẳn cái eo hẹp khuân sáo của nền giáo dục bao cấp quan liêu làm theo chỉ thị, chỉ đạo.
Hà mỗ đã tìm bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ trên mạng và chuyển thể thành song thất lục bát hoặc lục bát hay cảm đối tình tự riêng tặng cô Đặng Quế Chi và bạn đọc trên facebook. Riêng 2 câu thơ Lưu Quang Vũ Hà mỗ muốn xin phép linh hồn ông Vũ và sửa thành:
"Ôi tiếng Việt thấm bùn và nước mắt
Ống tre ngà mềm mại như tơ"
Hay: Ôi tiếng Việt như luống cày lụa dệt
Ống tre ngà mềm mại như tơ "
Hãy nên ném bỏ câu: “Ôi tiếng Việt như bùn và như luạ “đi vào thùng rác, đừng nuối tiếc.
Tiếng Nước Tôi
Hãy nên ném bỏ câu: “Ôi tiếng Việt như bùn và như luạ “đi vào thùng rác, đừng nuối tiếc.
Tiếng Nước Tôi
cảm đối khi đọc bài thơ “Tiếng Việt“ của Lưu Quang Vũ
Tôi học nói từ thời thơ ấu
Mẹ dạy tôi thương dấu vành nôi
Lớn lên tôi lại bồi hồi
Tha phương xứ sở nổi trôi cánh bèo
Con nghé ọ chân đèo thấm ướt
Dòng suối trong tha thướt bóng ai
Nâu sồng cát bụi phôi phai
Giọt sương lã chã ban mai nắng vàng
Nghe tiếng hát dịu dàng ru ái
Mắt nai nhìn cỏ dại hương cau
Xôn xao rặng liễu trâm bầu
Bài thơ dang dở chân cầu phượng rơi
Tiếng cha gọi mặn mòi da diết
Ông bà vui thắm thiết ngàn thu
Tổ tiên gió thoảng vi vu
Hùng Vương dựng nước quân thù tan xương
Giặc xâm lược bắc phương dụng kế
Bầy hắc nô cai trị lầm than
Mưu mô đồng hóa dã man
Tiếng ta còn mãi non ngàn bể dâu
Giòng lạc Việt dãi dầu mưa nắng
Vượt bão giông cay đắng xót xa
Bắc Nam một dải sơn hà
Năm tư dân tộc bài ca tự tình
Thấm bùn đất dáng hình sông núi
Máu Việt Nam sầu tủi thăng trầm
Sớm khuya tần tảo âm thầm
Ca dao quan họ giọng ngâm vỗ về
Nghe sóng vỗ bốn bề dào dạt
Thuyền ra khơi bát ngát mây trời
Cá tôm đầy ắp tiếng cười
Trẻ gìa trai gái trọn đời quê hương
Ôi tiếng Việt vấn vương đằm thắm
Các thanh âm vạn dặm gót hài
Cung đàn dìu dặt êm tai
Nguyễn Du thổn thức canh dài chứa chan
Bài vọng cổ ứa tràn giọt lệ
Hạt mưa sa thế hệ Việt Nam
Nỉ non cái kén tơ tằm
Chuông chùa văng vẳng trăng rằm ngẩn ngơ !
Hịch tướng sĩ trận cờ thế nước
Cáo bình Ngô vững bước xông lên
Quang Trung vó ngựa vang rền
Biển đông vẫy gọi sóng liền ruột đau
Kìa ngư phủ chôn nhau cắt rốn
Hoàng Trường Sa nguy khốn than ôi !
Cát vàng thấm đẫm mồ hôi
Công lao khai khẩn núi đồi của ta
Chữ quốc ngữ thật thà chất phác
Hỏi ngã huyền không sắc ai ơi !
Hồn thơ rạo rực muôn nơi
Cánh cò bay lả thảnh thơi trúc đào
Tiếng quốc hận nghẹn ngào xương cốt
Ngọn lửa hồng thiêu đốt con tim
Tự do mải miết đi tìm
Chủ quyền lãnh thổ cánh chim hải hồ
Tiếng kết đoàn cơ đồ tiên tổ
Trần Nhân Tông nhắc nhở cháu con
Trước sau thề nguyện vẹn tròn
Không dời một thước giặc còn tham lam
Lưỡi bò gặm giật giàm cấu véo
Tổ đại bằng không khéo tổ cò
Chui sâu bóp méo thăm dò
Trường kỳ mai phục nhỏ to thầm thì
Giữ tiếng Việt đền nghì nòi giống
Hai Bà Trưng tiếng trống Mê Linh
Cưỡi con sóng giữ chém kình
Sáng danh Triệu Ẩu tử sinh Lạc Hồng !
6.7.2016 Lu Hà
Tiện đây cũng có bài thơ ca ngợi tiếng Việt từ lâu, khi còn võ vẽ làm thơ song thất lục bát. Có thể coi là bài thơ song thất lục bát đầu tay của lão phu:
Chung Một Bài Ca
Tiện đây cũng có bài thơ ca ngợi tiếng Việt từ lâu, khi còn võ vẽ làm thơ song thất lục bát. Có thể coi là bài thơ song thất lục bát đầu tay của lão phu:
Chung Một Bài Ca
tặng nữ văn sĩ Tiền Anh Thơ
Mô hay mộ trong Nam ngoài Bắc
Bạn thơ ơi! Vướng mắc làm gì
Đố ai đếm được sao trời
Đố ai đo được dòng đời Việt Nam?
Bao nhiêu thế kỷ than phiền trách
Thác ghềnh nào khó tránh nước ta
Việt văn phiá bắc Hồng Hà
Nghìn năm nho học dễ mà đổi thay
Đi mô tê còn răng với rứa
Trải tấm lòng công chuá Huyền Trân
Miền trung khúc ruột nhà Trần
Núi sông liền dải Bắc- Nam một nhà
Chim Nam- Bắc bài ca sông núi
Thì vẫn là tiếng nói Việt Nam
Hò ơ sông nước thu bồn
Theo giòng quan họ lạc miền Bắc Giang
Giọng miền Bắc đôi dòng sơ xuất
Để kiếp sau tớ tính vào Nam
Chắc rằng bạn sẽ chẳng than
Chữ mô chữ mộ tớ nhầm tiếc thay
Tớ mộ Phật bạn hay mô Phật
Chữ vô thường tạo vật đổi thay
Muôn loài sinh diệt khôn cùng
Văn Lang Bách Việt cùng làng Á đông
Cơn gió thôỉ lấn đường Nam tiến
Từ Mán Mèo kéo đến Cao Nguyên
Ba mươi dân tộc triền miên
Ba mươi tiếng hát tự nhiên nước nhà
Con chim Bắc liú lo tiếng hót
Lạc vào rừng Đà Lạt nỉ non
Ngân sao đúng giọng Miền Nam
Bài ca thuở trước hát vang trong vườn
Gió reo vui măng non mới nhú
Đổi thay rồi lá uá màu xưa
Đất lành chim đậu hát ca
Đi tìm nơi chốn truyền thưà Việt văn
Cô giáo Việt vẫn còn nuối tiếc
Của một thời xuân sắc ngày xưa
Khi cô vẫn chửa về già
Cô ơi hát tiếp bài ca nửa chừng....
Ôi cuộc đời muôn trùng duyên số
Gió thuận buồn chớ bỏ lỡ qua
Lợi mình lợi cả người ta
Việt văn chữ nghiã nước nhà chờ mong
Hãy tha thiết vun trồng cao vọng
Càng leo cao ngã xuống càng đau
Thà rằng hiếu tử làm đầu
Cho mình chỗ dựa về sau về già
Con chim non sớm chiều thánh thót
Là niềm vui máu thịt của mình
Bài ca tiếng Việt qua nhanh
Giật mình sực tỉnh là mình chiêm bao.
Ngôn ngữ nở rộ thăng hoa
May ra bạn tớ cùng ca một bài!
Muà thu năm 2007 Lu Hà
Chúc các bạn phút giây thoải mái thư giãn khi đọc bài luận này.
Chúc các bạn phút giây thoải mái thư giãn khi đọc bài luận này.
6.7.2016
Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét