Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 175

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 19

 

“Không hổ thẹn ông bà tiên tổ

Với thần linh phù hộ độ trì

Hiếu sinh mầm sống lương tri

Non xanh nước biếc vân vi đất trời

 

Từ thấu hiểu những lời gan ruột

Trí hào quang sáng suốt bao la

Thẹn lòng nghĩ tới quê nhà

Vợ con eo óc canh gà mù sương

 

Xin lão trượng chỉ đường đi tới

Ngả nào hay tới cõi thiên thai

Tụng kinh gõ mõ mãi hoài

Nỗi niềm canh cánh bi ai muộn phiền

 

Nghe đồn thổi chùa tiên hẻo lánh

Đỉnh núi cao giá lạnh thấu xương

Gần xa nô nức thập phương

Trẻ già trai gái khói hương chay đàn

 

Lão tiều phu khuyên can chẳng nỡ

Lỗi đạo này chăng chớ mọi đàng

Hướng nam tới bến Châu Giang

Trời quang mây tạnh sang ngang gọi đò

 

Dương Từ quyết lò dò chống gậy

Vực đèo sâu trông thấy mà kinh

Ngẫm đời đen trắng nhục vinh

Họa vô đơn chí rập rình vây quanh

 

Phúc bất trùng lai xanh thăm thẳm

Bả phồn hoa thê thảm chúng sinh

Mà sao lắm  kẻ liều mình

Bảng vàng thẻ bạc điêu linh rợn rùng“

 

Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí là một câu tục ngữ mang nghĩa ám chỉ những điều may mắn thì đến bất ngờ và không có đến lần thứ hai, còn họa vô đơn chí thì ngược lại ám chỉ sự xui xẻo đến bất ngờ và liên tục. Ý nói họa đến liên tục nhiều hơn phúc đến.

 

“Lão tiều phu tận cùng trời đất

Nơi thâm sơn ẩn dật náu mình

Bao điều thấm thía chân tình

Công hầu vương bá triều đình kể chi

 

Đến sông Châu rầm rì mai trúc

Liễu xanh rờn chim cúc trái ngon

Vẳng nghe tiếng sáo véo von

Cất cao giọng hát nỉ non u hoài

 

Thấy một người râu dài vai rộng

Chèo chiếc thuyền rõ tướng võ phu

Nhẹ nhàng cập bến êm ru

Cắm sào hỏi khách chu du phương nào?

 

Từ cung kính cúi chào ngư phủ

Chở tôi sang trả đủ bạc tiền

Ngã cười kẻ ở chùa chiền

Phải đâu Hạng Vũ Ngũ Viên thuở nào

 

Hai người đó anh hào kiếm khách

Miền Ô Giang hiển hách một thời

Oán thù rửa nhục tới nơi

Nào ai bắt kẻ liều đời đi tu?“

 

Ô Giang còn có tên gọi là Lư Giang là một con sông lớn bên Tàu. Hạng Võ còn gọi là Sở Bá Vương từng tranh hùng với Hán Cao Tổ Lưu Bang tiêu diệt nhà Tần.

Hạng Võ có sức khỏe kỳ lạ, người đương thời không ai địch nổi, người đất Cối Kê còn có tên là Tịch có chú ruột là Hạng Lương là một người hùng tài chiêu mộ  quân binh khởi nghĩa hiệp lực với Bái Công đánh Tần. Diệt Tần xong xưng là Sở Bá Vương nhưng bản tính kiêu ngạo nên không được lòng Hàn Tín. Về sau Hạng Võ và Lưu Bang đánh nhau tranh giành ngôi thiên tử. Võ thua trận bị  Hàn Tín Trương Lương Tiêu Hà dồn cùng đường phải tự tử ở sông Ô Giang cùng vợ là nàng Ngu Cơ. Truyền thuyết Bá vương biệt cơ; đoạn tình giữa hai người trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng rất nổi tiếng trong lịch sử Tàu được Sử ký của Tư Mã Thiên nhắc tới.

Sự tích kể rằng, khi bị bao vây ở Cai Hạ, Hạng Võ đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít lương hết, tình thế quả thực nguy khốn. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng Võ thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói:"Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?". Đêm hôm đó, Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài "Cai Hạ ca":

 

Lực bạt sơn hề, khí cái thế,

Thời bất lợi hề, Truy bất thệ

Truy bất thệ hề khả nại hà,

Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà.

 

Có người tạm dịch là:

 

Sức dời núi, khí trùm trời,

Ô Truy chùn bước bởi thời không may!

Ngựa sao chùn bước thế này?

Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?

 

Ngũ Viên còn có tên gọi là Ngũ Tử Tư một danh tướng người nước Sở thời xuân thu chiến quốc, trên đường chạy trốn vua Sở được một ngư ông cho cơm ăn và chèo thuyền đưa qua sông. Ông trốn sang Tống, qua Trịnh và cuối cùng đến Ngô. Cả nhà ông cha và anh trai đều là công thần nước Sở và Sở Bình Vương nghe lời rèm pha của gian thần giết cha, anh và cả nhà hàng trăm mạng người nên ngày đêm Ngũ Tử Tư chỉ lo việc báo thù mà bạc trắng cả đầu tuy rằng tuổi còn rất trẻ. Cuối cùng ông cùng Tôn Vũ giúp Ngô đánh bại nước Sở riêng Ngũ Tử Tư báo được thù nhà.

 

Đầu trọc lốc không râu không tóc

Áo cà sa chẳng nhọc nhằn gì

Bận lòng chi chốn thị phi

Ăn chay niệm Phật tu trì sớm hôm

 

Từ lật đật tay ôm bình bát

Nhảy xuống đò dào dạt sóng trào

Chập chùng tôm cá lao xao

Thoắt đâu thuyền đã cập vào bờ bên“

 

 

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 20

 

“Từ trả tiền bèn liền từ trối

Ngư phủ rằng tiện mới cho sang

Quăng chài mẻ lưới sẵn sàng

Làm ơn kẻ khó đạo tràng mấy khi

 

Từ ngưỡng mộ tu mi nam tử

Đấng anh hùng nghĩa cử tao nhân

Chinh đông đại tướng nước Tần

Tây kinh chẳng đến quân thần xứng danh?

 

Chàng trẻ tuổi tranh giành chẳng muốn

Võ trạng nguyên phiền muộn cân đai

Tiếc thay sức đủ dư tài

Triều đình đổ nát khứ lai mịt mù

 

Bọn tham quan thu xâu vét thuế

Còn mấy ai tử tế biết điều

Sai nha miệng lưỡi cú diều

Dân đen thống khổ tiêu điều tang thương

 

Thỏ chết sạch thê lương đàn chó

Chim diệt trừ cung nỏ xếp kho

Địch quân đâu nữa mà lo

Mưu thần đói rách ôm o mặc đời

 

Chưa nói đến giết người bịt khẩu

Sợ hiền tài sàm tấu điêu ngoa

Gian thần xu nịnh lu loa

Thịt xôi giành giật nhạt nhòa máu tươi“

 

Các đoạn thơ trên dựa theo ý của Phạm Lãi. Sử ký viết, khi bỏ sang Tề, trong thư Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng có đoạn viết :

-"Phi điểu tận, lương cung tàng. Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh. Việt vương vi nhân trường cảnh điểu uế, khả dữ cộng hoạn nạn, bất khả dữ cộng lạc. Tử hà bất khứ?"

 

Dịch nghĩa:

Chim bay mất hết, cung tốt được cất đi. Thỏ khôn chết, chó săn bị nấu. Việt vương là người cao cổ, miệng chim, chỉ có chung hoạn nạn mà không thể chung vui. Thầy sao còn chưa lui về?

Văn Chủng nhận được thư, cáo bệnh không vào triều. Có người sàm tấu Văn Chủng muốn phản loạn. Câu Tiễn ép Văn Chủng tự sát bằng cách ban cho ông thanh kiếm và viết "Tử giáo quả nhân phạt Ngô thất thuật, quả nhân dụng kì tam nhi bại Ngô, kì tứ tại tử, tử vi ngã tòng tiên vương thí chi."Dịch nghĩa: Thầy dạy quả nhân 7 thuật phạt Ngô, quả nhân dùng 3 đánh bại Ngô, còn 4 ở lại với thầy, thầy vì ta theo tiên vương mà thử. Văn Chủng bèn tự sát. Có người nói Văn Chủng bị chém chết dù Văn Chủng không có tội gì.

 

Cũng từ đó mà có thành ngữ "Thỏ tử cẩu phanh", dùng để ám chỉ thói đời đen bạc, lấy oán trả ân, các vị vua hung bạo bất nhân, khi đã lập quốc thành công rồi thì trở mặt giết hại các công thần.

 

“Nghe sóng vỗ tiếng cười sảng khoái

Dấn chân chèo thoắt cái vút đi

Giàu sang phú quý khinh khi

Sòng đời né tránh so bì thiệt hơn

 

Hơn nửa tháng chẳng sờn gai góc

Vạch lá rừng chim chóc hót ca

Ngày đi đêm ngắm trăng ngà

Thiên thai phút chốc sa bà thì xa

 

Động tiên cảnh xế tà bóng đậu

Lý tri Niên Hà Mậu đón chào

Non thần đỉnh giáp ước ao

Dập dìu hoa bướm dạt dào gió mây

 

Từ thẫn thờ ngất ngây say đắm

Có ngờ đâu rừng thẳm tuyết dày

Đông di trùng thảo bạn bày

Suối reo róc rách đêm ngày hươu nai

 

Chùa Linh Diệu thiên thai muôn thuở

Từ Thức xưa cổ độ trăng soi

Ngàn năm thu thủy mặn mòi

Ai hay Lưu Nguyễn rượu mời chả dê

 

Hai chàng rể đê mê ân ái

Cùng hai nàng con gái xinh tươi

Một bầy tiên nữ vui cười

Mận đào ngọt lịm lả lơi buông màn

 

Nửa năm trời chứa chan hạnh phúc

Nhớ trần gian thôi thúc đòi về

Chia ly vạt áo tràn trề

Bâng khuâng cửa động đường quê xa mù

 

Nay Dương Lý Hà tu Tiên Phật

Ba họ càng thành thật công phu

Lão Nhan đạo sĩ chân tu

Cùng vào bẩm báo trăng thu soi đường“

 

Theo truyền thuyết, Từ Thức quê ở ở Hòa Châu tức Thanh Hóa bây giờ. Truyện cũng cho biết cạnh huyện nhà ông có một ngôi chùa danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn lớn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến xem đông nh ộn nhịp. Một hôm khi Từ Thức đến thăm chùa có nhìn thấy một thiếu nữ tuổi chừng mười sáu, mười bảy, nhan sắc xinh đẹp, đến xem hoa, nhỡ tay vịn gãy một cành hoa mẫu đơn, không có gì để đền, nên bị các chú tiểu nhà chùa bắt giữ lại để phạt vạ. Từ Thức trông thấy cảnh đó và với tấm lòng nhân hậu, hiệp nghĩa, ông liền cởi áo mặc ngoài, chuộc cho thiếu nữ. Mọi người đứng xem đều khen Từ Thức là người nhân đức.

 

Từ Thức nghe danh huyện Tống Sơn có nhiều núi đẹp, liền đem theo một tiểu đồng và một túi đàn đến dựng một gian nhà nhỏ ở chân núi để ở. Từ đấy, những nơi phong cảnh đẹp quanh vùng, không nơi nào là không có vết chân Từ Thức.

 

Một hôm, dậy sớm, trông ra cửa Thần Phù thấy có mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen, Từ Thức một mình chèo thuyền ra phía ấy. Ðến chân một dãy núi cao ngất, chạy sát mặt biển, Từ Thức buộc thuyền lên bờ và trèo lên một mỏm đá cao.

 

Chợt trông thấy một cái hang bên sườn núi, cửa hang tròn và rộng, chàng thử vào hang xem sao. Từ Thức mới đi được vài bước thì cửa hang bỗng đóng ập lại. Hang tối mịt mùng, không còn biết đường lối nào. Từ Thức phải lần theo khe nước mà đi. Ði một lúc lâu, thấy có ánh sáng, ông lần ra khỏi hang và đi đến một chân núi khác. Thấy núi cao vòi vọi, sườn núi dốc ngược, Từ Thức cố bám vào hốc đá trèo lên.

 

Lên cao, ông thấy có đường rộng, rồi lên đến đỉnh núi thì trời quang đãng, ánh sáng rực rỡ, xa xa có lâu đài cung điện nhấp nhô bên những lùm cây xanh. Từ Thức đi theo đường lớn đến một lâu đài. Bỗng có hai thiếu nữ mặc áo xanh chạy ra, bảo với nhau rằng: "Chú rể nhà ta đã đến kia kìa!", rồi hai người chạy vụt vào tòa nhà lộng lẫy.

 

Một lúc sau, hai người lại ra, nói với Từ Thức rằng:

-"Phu nhân sai chúng tôi ra mời người vào chơi".

Từ Thức đi theo hai người con gái, thấy lầu son gác tía, tường gấm, bậc đá xanh, trước kia ông chỉ thấy đề cập đến trong sách, bây giờ mới thật mắt trông thấy. Trên mấy cửa đi qua, chàng thấy có chữ đề: "Ðiện Quỳnh Hư", "Gác Giao Quang", ông theo hai thiếu nữ lên gác, thấy một vị phu nhân mặc áo lụa trắng ngồi trên sập thất bảo, trước sập có kê đôi kỷ gỗ đàn hương.

 

Người đó cho biết đây là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động núi Phi Lai, xưng là Ngụy phu nhân, địa tiên núi Nam Nhạc. Phu nhân bảo thị nữ gọi một tiểu thư ra. Vừa trông thấy, Từ Thức nhận ngay ra người con gái đánh gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ.

 

Người con gái đó có tên là Giáng Hương, mang ơn của Từ Thức nên đem lòng cảm kích. Ngay đêm hôm ấy, phu nhân sai mở tiệc hoa, cho hai người làm lễ thành hôn. Từ Thức ở được chừng một năm, có ý nhớ nhà, nói với Giáng Hương rằng:

-" Tôi đi xa nhà đã lâu, lắm lúc nhớ quê cũ, muốn về thăm một chút".

 Giáng Hương khuyên rằng:

-"Thiếp không phải vì tình lưu luyến hẹp hòi mà ngăn trở ý định của chàng, chỉ vì ở trần gian tháng ngày ngắn ngủi, sợ chàng có về đến nhà, cũng không thấy còn như trước nữa".

 

Sau đó vị phu nhân mới sai người lấy một cỗ xe để tiễn đưa chàng. Giáng Hương viết một phong thư dán kín đưa cho chồng, dặn đến nhà hãy mở ra xem.

 

Từ Thức từ biệt Giáng Hương và Phu nhân, rồi lên xe, chỉ chớp mắt đã về đến làng cũ. Phong cảnh khác hẳn xưa, chỉ còn hai bên khe núi là vẫn nguyên như trước. Chàng đem họ tên mình hỏi thăm các cụ già trong làng thì có một cụ trả lời: “Thuở bé tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng cùng tên họ như ông, đi vào núi mất đến nay đã hơn 80 năm, nay đã là năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh là đời ông vua thứ ba của triều Lê rồi”.

 

Tương tự như Từ Thức thì Nguyễn Triệu và Lưu Thần nhập thiên thai.

Thiên Thai là tên của chuyện Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời nhà Hán nhân tiết Đoan Dương vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc lối về. Hai người tao ngộ tiên nữ, kết làm vợ chồng. Sống hạnh phúc được nửa năm thì hai chàng nhớ quê muốn về thăm. Các tiên nữ cho biết đây là cõi tiên, đã về trần là không thể trở lại, song vẫn không giữ được hai chàng. Lưu, Nguyễn hồi hương thấy quang cảnh khác hẳn xưa, thì ra họ xa nhà đã bảy đời. Buồn bã, hai người trở lại Thiên Thai thì không thấy tiên đâu nữa...

 

Lưu Thần, Nguyễn Triệu du Thiên Thai

 

Thụ nhập thiên thai thạch lộ tân,

Vân hoà thảo tĩnh quýnh vô trần.

Yên hà bất tỉnh sinh tiền sự,

Thuỷ mộc không nghì mộng hậu thân.

Vãng vãng kê minh nham hạ nguyệt,

Thời thời khuyển phệ động trung xuân.

Bất tri thử địa quy hà xứ,

Tu tựu Đào Nguyên vấn chủ nhân.

 

Dịch nghĩa:

Theo hàng cây vào động Thiên Thai, lối đá còn mới

Mây êm, cỏ lặng, không vương chút bụi trần

Nhìn chốn khói mây, không nhớ những việc đã qua

Thấy cây và nước, ngỡ mình tỉnh mộng chiêm bao

Thỉnh thoảng gà gáy dưới trăng bên sườn núi

Đâu nay chó sủa trong động giữa mùa xuân

Chẳng biết nơi nay thuộc nơi chốn nào?

Phải tới nguồn đào mà hỏi chủ nhân

 

Tác giả là một người đã tu đạọ tiên như Lý Tri Niên người dẫn dắt Dương Từ và Hà Mậu sau này lấy chuyện Lưu Thần và Nguyễn Triệu trong sách "Thần tiên truyện" mà làm ra  bài thơ này. Trong truyện nói rằng: Đời nhà Hán có Lưu Thần và Nguyễn Triệu, nhân ngày Đoan ngọ đi hái thuốc vào suối Đào Nguyên ở trong núi Thiên Thai, gặp hai nàng tiên, ở với nhau được nửa năm rồi về. Nhưng khi về đến nhà thì cháu bảy đời đã chết hết cả rồi. Hai người lại trở lên núi Thiên Thai, nhưng lại thấy mịt mù không có gì nữa.

 

12.3.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét