Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 176

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 21

 

”Xin huynh đệ Hà Dương hãy đợi

Để ta vào thưa với Tôn Sư

Vội vàng đáp lễ Dương Từ

Hôm nay muốn biết thực hư thế nào?

 

Chùa Linh Diệu am cao mây núi

Tiếng đồn xa thui thủi tới đây

Traỉ qua cát bụi dạn dày

Gập ghềnh trắc trở chẳng tày tấc gang

 

Không thờ Phật khói nhang lay lắt

Cũng tọa thiền réo rắt suối ca

Đường lên cảnh vật bao la

Lánh xa trần thế sa bà khổ đau“.

 

Theo Lu Hà tôi thì tu tiên và tu phật đều lấy thiền làm căn bản. Mục đích chính là thoát khỏi sự khổ đau. Tu tiên lấy thiên nhiên làm trọng, mọi sự đều nhất thiết thuận theo thiên nhiên theo sự vần xoay của trời đất vũ trụ không nặng nề về kinh pháp. Nhưng hai đạo này theo ý kiến của cố Hòa thượng  Thích Thiền Tâm thì:

 

-Tu tiên và tu phật con đường nào tốt nhất thoát ly khổ đau?

 

Loài tiên khỏe mạnh, sống lâu, trẻ mãi không già lại có thần thông tha hồ vui hưởng lạc thú mà chẳng sợ thân thể nặng nề, đau ốm. Tuy vậy, tu tiên có phải là con đường rốt ráo để thoát ly khỏi mọi khổ đau của cuộc đời hay không? Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nên chọn con đường tu tiên hay tu phật.

 

Đàm Loan pháp sư, một trong những vị bồ tát khai sáng pháp môn Tịnh Độ của Phật giáo, sinh trưởng ở Nhạn Môn, (huyện Đại, tỉnh Sơn Tây), Thời trai trẻ, vì nhà của Sư ở gần núi Ngũ Đài, thường được nghe những chuyện thần tích linh dị về chư Phật, Bồ-tát.

 

Năm 10 tuổi, nhân một chuyến rong chơi, phiêu lưu tới Ngũ Đài sơn, thấy khói sương lãng đãng cùng những dấu vết kỳ bí, khác thường, ngài liền phát tâm xuất gia.

 

Về sau, trong khi đọc kinh Đại Tập, thấy văn nghĩa nhiệm mầu sâu xa, Đàm Loan pháp sư tình nguyện chú giải rộng ra cho mọi người đều có thể thông hiểu. Nhưng, công việc mới được nửa chừng bỗng phát bịnh nặng phải thay thầy đổi thuốc nhiều phen.

 

Một hôm, Sư chợt thấy cửa trời rộng mở, bệnh tự nhiên thuyên giảm, liền phát khởi ý tưởng đi tìm phương pháp trường sanh bất tử. Ngài than thở rằng:

 

“Mạng người rất mong manh, cơn vô thường khó định. Ta nghe bậc thần tiên có phép tu trường sanh bất lão. Có lẽ trước hết nên cầu học phép ấy cho thân thể mạnh khỏe sống lâu, rồì sau mới tu hành theo Phật, e hợp lý hơn chăng ?”

 

Suy nghĩ như thế rồi, ngài qua Giang Nam tìm các nhà đạo gia tiên thuật như đạo sỹ Đào Hoằng Cảnh ở núi Cú Dung mà khẩn cầu truyền thụ những bí quyết về tiên thuật. Vị ấy trao cho một bộ Tiên Kinh gồm mười quyển. Ngài sung sướng mang trở về.

 

Dè đâu, nhân duyên hi hữu, chắc hẳn do gieo trồng nhiều căn lành từ lắm kiếp lâu xa, vừa đến Lạc Dương thì gặp ngay ngài Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi, liền đem ưu tư của mình ra chất vấn:

 

”Trong đạo Phật có pháp trường sanh bất lão như Tiên Kinh này chăng ?”.

 

Ngài Bồ Đề Lưu Chi cười rằng:

 

– Ở cái xứ xa xôi hẻo lánh này, vừa kém văn hóa vừa thiếu phước báo tâm linh, thì làm gì có được pháp trường sanh bất tử ? Mười quyển Tiên Kinh mà ông mang theo, nếu liều mình tu tập (tu tiên) cũng chỉ đem lại hiệu năng kéo dài mạng sống dựa trên tấm thân máu mủ tanh hôi này, tạm thời chưa chết chứ làm gì nói tới chuyện trường sanh ? Nhưng đến khi quả báo của loài Tiên chấm dứt, nghiệp lực đời trước hiện ra, kết cuộc vẫn bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Như vậy, có chi gọi là quý báu đâu ?

 

Luận về trường sanh bất tử, nói thật, duy chỉ Phật pháp mới đảm đương nổi”.

 

Nói xong, ngài Lưu Chi lấy trong đãy ra một cuốn kinh Quán Vô Lượng Thọ Kinh (Thập Lục Quán Kinh – kinh chỉ dạy 16 phép quán tưởng Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc) trao cho Đàm Loan, và bảo:

 

– Tu học theo đây, thì không còn luân chuyển trong sáu đường, thoát ly hẳn ba cõi. Sự vinh hư thành bại, đường họa phước xuống lên, cũng không còn ràng buộc được. Nói về thọ lượng, thì số kiếp như cát sông Hằng chẳng thể sánh ví bằng. Đây mới đích thật là phép trường sanh của đấng Đại Giác Kim Tiên chúng ta vậy.

 

Ngài Đàm Loan mừng rỡ vô cùng, tiếp nhận và cảm tạ. Sau khi đọc đi đọc lại lắm lần, cùng so sánh kỹ hai pho sách, Pháp sư liền đốt bỏ Tiên kinh, chuyên tu theo Quán kinh.

 

Từ đó ngài thấu triệt được ý nghĩa sâu xa, uyên áo của pháp môn Niệm Phật, đem Thập Lục Quán Kinh ra dạy bảo và phổ biến cho hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia.

 

Lại soạn văn lễ Tịnh Độ nối tiếp kệ văn của tổ sư Long Thọ, và sáng tác bộ Vãng Sanh Luận Chú (chú thích bộ luận Vãng Sanh) để lưu truyền trong nhân gian.

 

Hoàng Đế nhà Ngụy là vua Hiếu Tịnh rất mến trọng, thỉnh Ngài tới hoàng cung, ban tặng pháp hiệu là Thần Loan.

 

“Trước cửa động hỏi nhau Từ Mậu

Lỡ tu rồi cửa hậu chán chường

Bảo rằng Phật ở tây phương

Man di bộ lạc luân thường chẳng ưa

 

Nghe tam đại đời xưa đâu có

Quốc thái dân an độ chúng sinh

Vẫn chưa giáo phái thành hình

Sau Đường Tam Tạng rước kinh phật về“

 

Đường Tăng, Đường Tam Tạng có tên là Trần Huyền Trang đời nhà Đường quả thật có sang Ấn Độ đi lấy kinh nhưng chỉ đi có một mình nhưng đến thời nhà Minh thì lại là nhân vật trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, được phỏng theo nhân vật có thật là Trần Huyền Trang. Câu chuyện Tây Du Ký chủ yếu kể về cuộc hành trình đi lấy kinh của ông cùng với 4 người đệ tử: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã.

 

Cũng giống như đệ tử của ông là Tôn Ngộ Không, Đường Tăng cũng có khá nhiều tên gọi:

Giang Lưu Nhi: Được đặt bởi Pháp Minh thiền sư, khi Đường Tăng hồi bé bị mẹ thả sông lưu lạc.

Trần Huyền Trang: Được đặt bởi Pháp Minh thiền sư khi Đường Tăng lên 18 tuổi, lấy họ của cha là Trần.

 Đường Tam Tạng (Đường Tăng): Được vua Đường Thái Tông đặt trước khi đi lấy kinh, lấy tên nước Đường làm họ, đi lấy 3 tạng kinh nên gọi là Tam Tạng.

 Chiên Đàn Công Đức Phật: Được phong phật khi lấy được kinh, tu thành chính quả.

 

Đường Tam Tạng, họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.

 

Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.

 

Tới thời vua Đường Thái Tông, có ông Trần Quang Nhụy thi đỗ trạng nguyên, sau được bà Ân Ôn Kiều chọn và cưới bà Ân Ôn Kiều, trở thành con rể Ân thừa tướng, rồi mang thai Huyền Trang. Sau này, Quang Nhuỵ được nhậm chức đi xa, anh cùng vợ và mẹ lên đường nhận chức. Giữa đường, mẹ Quang Nhuỵ bị bệnh nên tạm thời gửi lại quán trọ, sau khi nhận quan sẽ quay lại đón nhưng ai dè trên đường sang sông, Quang Nhụy bị tên cướp là Lưu Hồng hạ sát, vứt xác xuống sông, dành chức lẫn dành vợ. May sao Quang Nhụy trước kia có ơn với Long Vương nên xác được bảo quản kỹ, không thối rữa. Bà Ôn Kiều sinh Trần Huyền Trang, lo lắng con bị Lưu Hồng hại, bà cắn ngón chân con trai làm dấu, cho trôi sông cùng với bức thư. Trần Huyền Trang trôi theo dòng nước đến chùa Kim Sơn, được sư ở đây nuôi lớn, dạy dỗ và khi lên 18 thì được nói về quá khứ của mình.

 

Biết được quá khứ, Huyền Trang về xứ cũ tìm bà nội và chữa bệnh cho bà, tìm mẹ và nhờ ông ngoại cứu mẹ. Cha sau này khi mọi chuyện xong xuôi được hồi sinh, gia đình đoàn tụ nhưng Huyền Trang lại tiếp tục tu, bà Ôn Kiều sau uống thuốc độc tự tử, bi kịch tiếp nối bi kịch...

 

Tính từ khi sinh đến thời điểm này, Tam Tạng đã trải qua 4 kiếp nạn trong 81 kiếp nạn.

 

Cuộc hành trình của Huyền Trang bắt đầu sau khi vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân từ âm phủ lên , đã mời Huyền Trang về giảng kinh thư. Bồ Tát hóa thân đến thành Trường An thấy Huyền Trang, tặng cho Huyền Trang áo cà sa và cây tích trượng, nói rằng cách Đông Thổ 108000 dặm là Linh Sơn có 3 tạng kinh Đại Thừa Chân Kinh, có được sẽ cảm hoá được chúng sinh. Huyền Trang quyết tâm ra đi để thỉnh kinh về.

 

Vua khuyến khích đi, đặt tên Huyền Trang là Tam Tạng, kết nghĩa huynh đệ, tặng cho cái bát vàng, một con ngựa trắng và 2 sư đi cùng.

 

Tam Tạng bắt đầu cuộc hành trình.

 

Đáng tiếc thay, vừa ra khỏi thành thì 2 sư bị yêu quái giết, Đường Tăng may mắn sống sót bởi Thái Bạch Kim Tinh. Tam Tạng có sự giúp đỡ của thợ săn Lưu Bá Khâm trước khi gặp đồ đệ đầu tiên là Tôn Ngộ Không hay Tôn Hành Giả. Và từ đây, ông tiếp tục trải qua hết 81 kiếp nạn cùng 4 người đệ tử của mình và lấy được chân kinh, tu thành chính quả, được phong chức Chiên Đàn công đức Phật hay Công Đức Phật Tổ hay Vô Lượng Công Đức Phật.

 

“Phật chứng quả bồ đề đạo hạnh

Cõi niết bàn bá tánh thấy đâu

Thiện nam tín nữ bạc đầu

Ái tình tận diệt chân cầu tử sinh?

 

Chớ nói vậy oai linh chánh pháp

Phật Thích Ca dung nạp muôn loài

Luân hồi nghiệp chướng bi ai

Ba ngàn thế giới khứ lai tận tường

 

Hán Minh Đế triều cương tỏ rõ

Lương Vũ kia thích thú ăn chay

Ngụy Trần Tề Tống tới nay

Cà sa phấp phới kính thày Sa Môn

 

Từ kinh đô xóm thôn hết thảy

Trên dưới đều nhờ cậy phù đồ

con vua Tinh Phạn tung hô

Xuất thân thái tử nam mô di đà

 

Thân khẩu ý xót xa nghiệp chướng

Ý nghiệp đầy nợ vướng trần ai

Lương tâm mãi chẳng nguôi ngoai

Cốt sao giữ được thiện tai vô thường

 

Dương Từ hỏi thiên đường của Chúa

Theo đạo trời dàn dụa máu tươi

Chôn cây thập ác trói người

Xích xiềng đinh đóng lệ rơi đầm đìa

 

Hà Mậu nói ghi bia tạc tượng

Ngàn năm sau theo hướng chân đi

Vác cây thập gía thầm thì

Hành hương nước Chúa quản gì chông gai

 

Chúa chịu tội nhân loài cám rỗ

Vì tham lam báng bổ thần linh

Trời cao có đức hiếu sinh

Chắp tay cầu nguyện thánh kinh tin lành

 

Câu bác ái nhân danh thiên Chúa

Tình yêu thương là của chúng ta

Dương cầm thánh thót bay xa

A men! chúc tụng mọi nhà bình an“

 

Trong truyện thơ của tôi hai nhân vật chính là Dương Từ và Hà Mậu. Dương Từ theo đạo Phật thờ Thích Ca tổ sư, còn Hà Mậu theo đạo Chúa Jeus. Nhưng lại cùng nhau lên núi tiên để hỏi về chuyện đời và tỏ ra ngưỡng mộ thích thú cảnh tiên có động thiên thai.

 

 

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 22

 

“Chúa trải qua muôn vàn khổ hạnh

Con một mang trọng trách gian nan

Ba ngôi Thiên Chúa thánh thần

Gie-xu nhập thể thế nhân làm người

 

Ta theo đạo Chúa trời thế đó

Đã năm đời sáng tỏ Gia- tô

Khác chi đạo Phật phù đồ

Cầu kinh sám hối nam mô di đà

 

Cả hai đạo đều là thánh thiện

Dạy nhân lành dâng hiến cho đời

Còn hơn Nho giáo lắm lời

Tôn thờ vua chúa lòng người ngả nghiêng

 

Lũ vô thần xích xiềng thống trị

Tham lợi quyền gian dối lọc lừa

Lạ gì mướp đắng mạt cưa

Hổ mang sư sãi say xưa đạo tà

 

Linh mục rỏm sa đà vật chất

Chẳng thiếu gì bày đặt thánh kinh

Con chiên, cư sĩ bất bình

Oan gia trái chủ rập rình khói nhang

 

Dương Từ nói Ngọc Hoàng thượng đế

Là Chúa trời cũng thế mà thôi

Thế gian này lắm lưỡi môi

Giê-xu chịu tội than ôi kiếp người!

 

Con thiên Chúa ba ngôi vô lý

Còn nhiệm màu là ý gì đây

Tình người bác ái vui vầy

Giòng tu thánh chiến ngập đầy máu xương

 

Hà Mậu vội tang thương tôn giáo

Cuộc chiến tranh tàn bạo cường quyền

Đấu tranh giai cấp đảo điên

Giết người hàng loạt tuyên truyền mị dân

 

Trò chuyên chính bất nhân đủ loại

Đạo của ta bác ái yêu thương

Giê-xu đâu phải người thường

Phục sinh trở lại thánh vương cõi đời

 

Dương Từ hỏi bao người tin Chúa

Phật Thích Ca là của chúng sinh

Luân hồi thụ tạo muôn hình

Ba nghìn thế giới hành tinh trập trùng

 

Hai chúng ta đường cùng thui thủi

Ở chốn này  đỉnh núi thiên thai

Nghe rằng ở huyện Tôn Nhai

Có người đạo trưởng oan sai ngồi tù

 

Bình nước thánh Giê xu chẳng rửa

Tội đại hình biết dựa vào đâu

Hòa Lan ở tận tây Âu

Phương đông Khổng Lão cơ cầu Phật môn“

 

Đạo Ki tô từ Tây Âu truyền sang Việt Nam và Tàu phải kể đến trước tiên là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Hà Lan gọi theo giọng Bắc chịu ảnh hưởng nặng bởi chữ Hán còn trong miền Nam thời cụ Nguyễn Đình Chiểu gọi là Hòa Lan, tên gốc bản xứ là Niederland hay Holland. Thật đáng tiếc và cực kỳ ngu xuẩn thời cụ Nguyễn Đình Chiểu các vua nhà Nguyễn lại lật lọng với linh mục Bá Đa Lộc chống đối đạo Gia tô ( Ki tô) kịch liệt, chặt đầu các giáo sĩ hay con chiên như phạt chuối. Buồn thay chính cụ Nguyễn Đình Chiểu lại nặng nề bởi cốt cách Khổng giáo và cụ chẳng ưa gì đạo này. Nguyên tác thơ lục bát của cụ tỏ ra khinh miệt bài xích cả Chuá Jeus Chritstus. Nhưng với Lu Hà tôi thì ngược lại.

 

13.3.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét