Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 214

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 43

 

“E tả thực phân vân bối rối

Dễ sai ngoa tội lỗi sa bà

Các kinh đều có hỏa tà

Thuốc dùng xung khắc gây ra mọi đằng

 

Bùa linh thày rõ ràng vẽ đủ

Các đạo thường tra cửu hỏa tìm

Sài hồ bạch thược im lìm

Hỏa tà lá lách bệnh dìm mất tiêu

 

Vị thuốc đắng đúng chiêu gan mật

Tri mẫu kia chẳng trật đi đâu

Hỏa còn ở thận bao lâu?

Mộc thông mới thật nhiệm mầu ruột non

 

Hoàng cầm lại sắt son công dụng

Bệnh ruột già trị đúng căn nguyên

Sài hồ ta vẫn thường xuyên

Tam tiêu bệnh khỏi thiên nhiên lạ kỳ

 

Hoàng bá trị chứng suy bọng đái

Kỳ Nhân Sư vạn đại thời gian

Ngư Tiều bệnh tật nguy nan

Biết đâu ngoại cảm vô vàn nội thương?

 

Phải phân biệt bất thường nội ngoại

Chốn dân gian quan tái xa xôi

Nhập Môn đủ cách trị rồi

Nội thương ngoaị cảm hai hồi phân minh

 

Nội thương bởi thất tình lục dục

Chẳng giữ gìn phàm tục sa đà

Bệnh từ năm tạng gây ra

Ngoại thương nổi hứng xông pha cát lầm

 

Khiến sáu phủ tà dâm hủy hoại

Thói lăng loàn cuồng dại ăn chơi

Thâu canh sàm sỡ lả lơi

Bán nhà đổi lấy trận cười phá gia

 

Để ngàn năm khắc bia đội đá

Tiếng còn lưu xuân hạ thu đông

Cờ đen quạ mổ trên đồng

Vành tang nấm mộ bềnh bồng khí âm

 

Coi mạch lý âm dương tương khắc

Khí âm nhiều xơ xác thân tâm

Ai hay ngoại cảm mạch trầm

Mạch phù thấy rõ âm thầm khổ đau

 

Bệnh nội thương đua nhau ăn uống

Nhậu nhẹt nhiều mộng tưởng mê man

Mạch cường bụng trướng xưng gan

Rên la nóng lạnh than van mãi hoài

 

Ngoại thương cũng dằng dai nôn mửa

Chứng ố hàn bếp lửa lạnh lùng

Nội thương rét cũng vô cùng

Toàn thân lẩy bẩy mền mùng còng queo

 

Chứng ố phong hắt heo gió thoảng

Sợ bắn người loạng choạng cửa nhà

Ngoại thương hơi thở phì phà

Mũi thì tắc cứng hoặc ra nước bồi.“

 

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 44

 

“Nội thương ở lưỡi môi thấy rõ

Vị giác không chứng tỏ bất hòa

Cần coi thật kỹ da xoa

Lưng bàn tay nóng ấy là ngoại thương

 

Chứng nội thương khác thường phải biết

Lòng bàn tay nóng thiệt chẳng sai

Ngoại thương đầu nhức nhối hoài

Tĩnh tâm truyền lý nguôi ngoai nhức đầu

 

Nội thương cũng nỗi đau buồn bực

Trước tưởng êm sau nhức không chừng

Ngoại thương giọng nói ngập ngừng

Lời ra trước nhẹ lừng khừng nặng hơi

 

Nội thương dễ tuôn lời hăm hẹ

Trước hay sau nặng nhẹ ít hơi

Đã đành dương khí đất trời

Lây lan mấy chứng bệnh thời đua nhau

 

Phép kìm hãm chỗ đau mà trị

Phải trước sau phối trí bao điều

Coi chừng bởi nội thương nhiều

Trị tiêu ngoại cảm mấy chiêu quen dùng

 

Chầy hoặc kíp cùng chung biện pháp

Phát tán ra bản hạp hữu dư

Thời chuyên tận gốc bổ hư

Gọi là bất túc chứng từ chỗ đau

 

Nội ngoại đều như nhau thế đó

Bản tiêu kia thuốc có màu phân

Ngoài thăng trong giáng chẳng cần

Sáu phần trị ngoại bốn phần trị trong

 

Ta cũng biết chẳng đồng chầy kíp

Ít phần ngoài chữa kịp phần trong

Nếu không tính mệnh long đong

Xưa nay trị liệu theo vòng kỷ cương

 

Học sơ sài dễ thường cùng quẫn

Lang băm hay sân hận chữa liều

Thói dơ học lỏm mấy chiêu

Trong thì bất túc ngoài đều hữu dư

 

Bởi hai chữ thực hư lạc lối

Y chẳng thông thuật rối tơ vò

Bất cần mạng sống chữa mò

Tốn tiền bệnh nặng ốm o dật dờ

 

Tiều cho rằng dễ dò sông biển

Bệnh thật tình ẩn hiện mịt mờ

Phép y thổ hãn hạ chờ

Làm sao thoát khỏi dật dờ hồn ma

 

Tránh sai thuốc cảnh nhà tan tác

Bệnh càng tăng xơ xác nhân tâm

Sách coi tường tận kẻo lầm

Nhân Sư truyền dạy rừng lâm giúp đời

 

Môn giảng giải trong người nóng lạnh

Khắp toàn thân kinh mạch hầm hầm

Gỉa hàn giả nhiệt dễ lầm

Bệnh tình phát tác ngấm ngầm dung y.“

 

Cả tập thơ song thất lục bát dài này, nay được nghệ sĩ Thu Hà diễn ngâm, tôi chỉ bình giảng những bài những đoạn thơ với những điển tích lạ. Còn những thuật ngữ y học và tên các vị thuốc cũng như kinh dịch tôi xin miễn bình giảng dài dòng. Như các bạn đã biết các thầy thuốc Đông y xem bệnh, chữa bệnh qua mạch, qua kinh lạc, ngũ tạng, lục phủ….Ngày xưa các đại phu đánh giá bệnh bằng sự cân bằng âm, dương, sự hài hòa ngũ hành. Những thầy thuốc giỏi khám bệnh qua sắc diện, hơi thở, chỉ cần đặt tay vào mạch là đọc bệnh cho bệnh nhân nghe, rồi từ đó tính toán chữa bệnh gì trước, bệnh gì sau.

 

Ngũ tạng trong cơ thể con người gồm tâm, can, tỳ, phế, thận, là những tạng khí có công năng tàng trữ và gạn lọc, chế tạo ra tinh khí. Một tạng bị bệnh ảnh hưởng ngay tới sự vận hành chung.

 

30.4.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét