Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 211

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 36

 

“Tổ sư dạy Hiên Kỳ trước hết

Quẻ Bào Hy phải thiệt tỏ tường

Tiều phu hỏi tượng Minh Đường

Là đồ khí hậu chủ chương lẽ gì?

 

Môn trả lời hai nghì trên dưới

Bức họa này vời vợi thiên tri

Giống như soạn thảo kinh thi

Người kia vật nọ tóm ghi lược đồ

 

Vẽ mười vòng cùng phô một nhóm

Khí hậu coi từng xóm ứng nhau

Năm ngày một hậu bồ xâu

Rõ ngay ba hậu bắt đầu tính coi

 

Được một khí sáng soi tỏ dạng

Hai khí thành một tháng kể ra

Đất trời vận chuyển bao la

Giáp mười hai tháng ấy là một niên

 

Một năm tự thiên nhiên riêng biệt

Có bốn mùa nhất thiết tạo nên

Hai mươi bốn tiết theo liền

Xây hai chục tám sao biên sách trời

 

Ba mươi sáu cung thời xuân đến

Đều nhịp nhàng sinh biến xoay vần

Mỗi năm khí hậu tần ngần

Mười vòng lớn nhỏ bần thần thủy chung

 

Bởi việc đời tận cùng bác vật

Mười vòng xoay trời đất một hồ

Lặng lòng coi bức thư đồ

Ba ngàn thế giới nhấp nhô thấy bờ

 

Tuyệt tác thay hoang xơ cây cỏ

Sách châm kim lại có ba hình

Mỗi khi thập tử nhất sinh

Cao minh y thuật gọi Minh Đường đồ

 

Hình nằm sấp để đo kinh túc

Huyệt dò tìm thành thục sau lưng

Thái dương chớ có lừng khừng

Một hình nằm ngửa coi chừng Dương minh

 

Còn hình ngồi đinh ninh một mé

Túc thiếu dương rành rẽ hai bên

Ba hình lập được một nền

Ba trăm sáu chục năm tên tuyệt vời

 

Coi kinh lạc tới nơi tới chốn

Đồ Đường minh đủ trọn độ trời

Một niên thủ túc ai ơi

Ba âm liền với ngoài thời ba dương

 

Mười hai kinh chia đường mấy lớp

Có sau du sáu hợp thường châm

Người nào đau đớn kinh âm

Huyệt du chọc đúng thoát mầm tai ương

 

Tam tiêu, mật, huyệt thường bọng đái

Dạ dày kia với lại ruột gìa

Ruột non gan thận trau tria

Kinh dương thoát hiểm bên rìa rừng hoang“

 

 

Đức Phật dạy rằng:

-“Trong tấm thân một trượng nầy, chứa cả Tam Thiên Đại Thiên thế giới”.

 

 Trong một con người của mỗi chúng ta, chứa cả Tam Thiên Đại Thiên thế giới nghĩa là: Ba ngàn “Đại Thiên thế giới”. Dùng từ nầy hàm ý một con số, về số lượng thế giới rất là rộng lớn vậy. Theo kinh điển diễn tả số lượng thế giới trong vũ trụ nầy vô lượng vô biên.

Có rất nhiều thế giới vây quanh mặt trời, tạo thành một Hệ Mặt Trời;

Có nhiều Hệ Mặt Trời, tạo nên Tiểu Thế Giới;

 Có rất nhiều Tiểu Thế Giới, hợp thành Trung Thế Giới;

Có nhiều Trung Thế Giới, tạo thành Đại Thế Giới…

 

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 37

 

“Kinh sáu phủ thênh thang ta đếm

Bảy mươi hai huyệt chiếm tay chân

Kinh âm năm tạng từng phần

Sáu mươi lỗ huyệt cao nhân chia đều

 

Sáu đối sáu sách nêu trên hết

Thành thơ ca rõ thiệt âm dương

Mười hai huyệt đạo tỏ tường

Sáu bài khí huyết vẫn thường viết ra

 

Phép châm cứu người ta ca ngợi

Mười tám bài vời vợi sáng thông

Huyệt kinh phải đọc thuộc lòng

Dương kinh lục phủ xuôi dòng vinh du

 

Tiều thán phục thiên thu vạn đại

Ngư đồng tình phải trái phân minh

Mười hai kinh nguyệt thuận tình

Hơi dồn máu chạy nhân sinh muôn loài

 

Luận khí huyết sáu bài hoan lạc

Môn khen hay chẳng khác thánh ca

Mỗi câu mỗi huyệt xem ra

Bắt đầu từ phế chạy qua đại trường

 

Xung phủ đến thiếu dương biết trước

Mối theo đường hung ức ngón tay

Thương dương cũng đến chỗ này

Chạy lên trước mũi tên bày nghênh hương

 

Khấp tủa xuống dưới đường ấn bạch

Vị với tỳ tới nhánh ngón chân

Lệ đoài xin chớ tần ngần

Ai hay vú tả rào phần đại bao

 

Ao tiểu trường vào ba tâm chủ

Huyệt cực tuyền tột chỗ da xương

Hữu ra ngón út đầu đường

Thiếu xung thiếu trạch tả thông trong ngoài

 

Phần thính cung ở tai bên tả

Dài chí âm mới hạ bài tư

Tình minh gốc mũi như từ

Giữa bàn chân giữa xem như dũng tuyền

 

Đến du phủ tả biên phủ huyệt

Chiều trung xung khẩn thiết thiên trì

Quan xung ngón cái đen sì

Trúc ty huyệt ấy như di chặng này

 

Y thuật cao can vầy sáu đảm

Đồng tử ra gò má tả cầm

Ngón chân út rõ khiếu âm

Thẳng bên vú hữu âm thầm kỳ môn

 

Vòng khí huyết đóng đồn răm rắp

Mười hai kinh lạc khắp ngày đêm

Trong ngoài chuyển vận êm đềm

Rồi nhanh như ngựa hòa mềm xa đi.“

 

 Theo sư phụ Google giải thích thì Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.

 

Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạch và lạc mạch.Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh, chính kinh có mười hai sợi, tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ. Kỳ kinh có tám sợi, tức đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính.

 

 

Tác dụng sinh lý của kinh lạc là Hành khí huyết, dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết (lưu thông khí huyết, dưỡng âm dương tố chất, nuôi dưỡng các cơ quan), trong thuộc tạng phủ, ngoài lạc chi khớp, thông trong đạt ngoài, vận hành khí huyết, liên hệ toàn thân, để duy trì bình thường công năng sinh lý cơ quan tổ chức cơ thể. Ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, ngũ quan, cửu khiếu, bì nhục cân cốt… của cơ thể, đều phải nhờ liên hệ của kinh lạc với sự dưỡng nuôi của khí huyết, mới có thể phát huy công năng của nó, đồng thời hỗ tương hiệp điều thành một chỉnh thể hữu cơ.

Ý nghĩa bệnh lý của kinh lạc

 

Ở tình huống bệnh lý, kinh lạc có liên quan với sự phát sinh và truyền biến của bệnh tật. Ngoại tà xâm phạm cơ thể, nếu tác dụng bảo vệ phần ngoài của khí mất bình thường, bệnh tà sẽ men theo đường kinh lạc mà truyền vào tạng phủ. Ngược lại, tạng phủ có bệnh, cũng sẽ men theo đường kinh sở thuộc mà thể hiện những triệu chứng tương ứng đến phía ngoài cơ thể. Nhưng thứ truyền biến này chỉ có thể là tương đối, có phải truyền biến hay không, còn phải xem các nhân tố như tính chất mạnh yếu của bệnh tà, chính khí của cơ thể thịnh suy, trị liệu thích hợp hay không … mà xác định.

 

 

Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau: Thủ thái âm phế kinh - Thủ dương minh đại tràng kinh - Túc dương minh vị kinh - Túc thái âm tỳ kinh - Thủ thiếu âm tâm kinh - Thủ thái dương tiểu tràng kinh - Túc thái dương bàng quang kinh - Túc thiếu âm thận kinh - Thủ quyết âm tâm bào kinh - Thủ thiếu dương tam tiêu kinh - Túc thiếu dương đảm kinh - Túc quyết âm can kinh.

 

-Ba kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay.

-Ba kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt.

 -Ba kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.

-Ba kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.'

 

Nhâm mạch: Xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.

 

Đốc mạch: Xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên. Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.

Kinh lạc chủ trị

Mười hai kinh mạch phân bố thuộc vào tạng phủ, âm kinh thuộc tạng là lý (lạc với phủ), dương kinh thuộc phủ là biểu (lạc với tạng). Hai kinh biểu lý thông qua lạc mạch nối tiếp thông đồng lẫn nhau. Do đó 2 kinh biểu lý, ở phương diện sinh lý và bệnh lý đều là liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

 

29.4.2020 Lu Hà

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét