Bàn luận với học giả Paul Nguyễn Hoàng Đức
Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“ Theo Nietzsche, người hiền tài là một thách đố và là một mũi giày dẫm lên trên lũ đông, nên lũ đông vừa kính vừa thâm thù kẻ anh hùng. Ông nói: “Người cao thượng là người đã ý thức và tin tưởng đinh ninh rằng mình có quyền nhận định, có quyền đặt ra những giá trị mà không cần được ai chấp nhận hết. Cái gì họ nghĩ là có hại, thì cái đó có hại, cái gì họ nghĩ là danh dự, thì đó là danh dự. Người tự chủ là kẻ sáng tạo ra những giá trị (créateur de valeur). Đó là luân lý của người tự chủ, một luân lý nêu cao danh dự của con người.“
Lu Hà:
Theo tôi thì Nietzsche mất khả năng tư duy sáng suốt khi
ông nói về hiền tài, cao thượng, danh dự và luân lý một cách ngớ ngẩn, lố bịch
và rất khôi hài.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, từ xưa đến nay cha
ông ta đều khẳng định như vậy. Người hiền tài phải biết làm gì đó để ích quốc lợi
dân. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước
yếu, rồi xuống thấp. Những nhân vật tôi liệt vào danh sách gọi là hiền tài như:
Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn
Trãi, Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ... Hiền tài nghĩa là
anh phải hiền và có tài. Nếu anh không hiền mà chỉ có tài thì gọi là người có
tài như Lý Qùy, Võ Tòng về võ, còn Gia Cát Lượng, Gia Long về văn, mưu mẹo, xảo
thuật, quyền biến.
Các cụ nhà ta quan niệm về hiền tài, trước hết phải là người
có đức. Đức tức là hiền. Ngày xưa là lòng trung quân, ái quốc. Mọi suy nghĩ và
hành động của các bậc "hiền tài" đều không ngoài bốn chữ đó. Theo chuẩn
mực đạo đức nho giáo là phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất
năng khuất. Điều quan trọng nhất là "hiền tài" thì phải thực sự có
tài. Có tài kinh bang tế thế thì mới nghĩ ra được những kế sách sáng suốt giúp
vua và triều đình cai trị đất nước.
Hiền tài không phải tự nhiên mà có. Ngoài tính chất bẩm
sinh mang tính chất truyền thống của gia đình, dòng họ, thì người tài phải được
phát hiện, giáo dục, trường lớp có các nhà sư phạm giỏi mới trở nên hiền tài.
Hiền tài kiểu Nietzsche thật là như
kẻ ngông nghênh thách đố vác dao đứng giữa chợ đâm chém loạn xị, nhảy vào tổ
cho đàn kiến lửa đốt sưng vù lên, hay anh cởi trần liều mạng lăn vào đống bò cạp
rồi giãy lên đành đạch và tự nhận mình là anh hùng chả có tí gì khôn ngoan lý
trí cả, thì gọi là kẻ dại dột, ngốc nghếch, chứ hiền tài ở đâu?
Tôi phải ôm bụng mà cười sặc sụa phòi cả cơm cháo dưa hành
mắm tỏi ra khi nghe Nietzsche bàn về tính cao thượng. Thế nào là người cao thượng?
Cao thượng là giá
trị thuộc về tâm linh và phẩm giá của con người luôn hướng đến tầm cao nhất,
loài vật không biết đến cao thượng, cao thượng kiểu Nietzsche là thứ cao thượng
hạ đẳng giành giật xâu xé. Bởi lẽ người có tâm hồn cao thượng luôn vượt hẳn lên
những điều tầm thường về phẩm chất tinh thần, bản thân họ biết cách chế ngự những
ích kỷ của riêng mình, biết tha thứ và chấp nhận lỗi lầm của người khác mà
không cần một điều kiện gì.
Cao thượng không chỉ giúp cho ai đó mắc sai lầm có cơ hội
làm lại từ đầu sửa chữa sai sót, mà còn làm cho tâm hồn mình trở nên thanh thản
hơn. Nếu cứ giữ lấy sự thù hận trong lòng hay oán ghét một người nào đó, luôn
tìm mọi cách để ngăn cản họ thì chính ta bế tắc chứ không ai khác, cảm thấy mệt
mỏi và day dứt trong cuộc sống. Vậy nên, hãy biết tha thứ cho người khác. Hãy
nên biết chấp nhận những khác biệt để rồi sống thanh thản bình an hơn.
Nietzsche đã lạm dụng hai chữ cao thượng để thóa mạ sỉ nhục những người thực sự
cao thượng.
Còn nói như Nietzsche là ý thức và tin tưởng đinh ninh rằng
mình có quyền nhận định, có quyền đặt ra những giá trị mà không cần được ai chấp
nhận hết. Cái gì họ nghĩ là có hại, thì cái đó có hại. Cái đó hoàn toàn không
cao thượng mà là tiểu nhân, hẹp hòi, cố chấp, chai lỳ, ganh đua. Đại để mặc
thây chúng mày, đúng sai đen trắng, phải trái tao không thèm để ý, tao bỏ ngoài
tai hết, tao nghĩ như thế nào là ý của tao, nó sản sinh ra từ trong đầu tao nó
là triết học là ý chí chày cối của tao. Nếu tao bảo lừa là ngựa, khỉ là người lắm
thì thiên hạ làm gì làm gì được ta? Ta tự đặt riêng cho giá trị của ta, không cần
ai phải chấp nhận. Đó là ý chí hùng cường, hùng tráng oai phong lẫm liệt của ta,
có khác chi bài thơ ngụ ngôn mà Lu Hà tôi đã viết Lừa Đội Da Sư Tử. Nietzsche
chính là con lừa đó khoác tấm da sư tử để hù dọa thiên hạ về một mẫu người anh
hùng rơm lỗ mồm thích thú những những sự tàn bạo khi có điều kiện còn bản chất
thực thì nhút nhát ươn hèn, bạc nhược vô lương tâm.
Thật là nực cười khi Nietzsche nói về danh dự. Tôi hỏi
danh dự gì? Danh dự làm người, danh tiếng tổ tông nòi giống, hay là quốc thể,
không thể là thứ danh dự chung chung ngô nghê vớ vẩn như kiểu Nietzsche. Danh dự
là gì? Là những thứ thuộc về phẩm giá, trinh tiết, đạo đức, tư cách tài năng
trình độ uy tín bản thân mà mình đã có mà bị người khác cướp đi hay cố tình bôi
nhọ vu khống xóa nhòa mình phải kiên quyết đòi lại. Danh dự chính là cách nhìn
của người khác về anh. Thực sự có danh dự
hay không, không phải vấn đề bản thân anh có trong sạch hay không, mà là vấn đề
người khác có thừa nhận danh dự của anh hay không? Nếu họ cố tình không thừa nhận
thì ở phương tây thế kỷ 19 thường có các cuộc đấu súng vì danh dự. Danh dự được
ca ngợi là quý tộc của linh hồn, cao thượng, bao dung, vị tha, khinh miệt những
kẻ hèn mọn thì chính Nietzsche cũng sống vào thời kỳ đó phải hiểu đúng nghĩa của
từ danh dự chứ.
Nietzsche tự tạo ra
một thứ danh dự quái đản của riêng mình tách biệt hẳn với thế giới loài người
như Robinson danh dự với chim cò trên hoang đảo giữa đại dương nên mới nói:
“Người tự chủ là kẻ sáng tạo ra những giá trị (créateur de
valeur). Đó là luân lý của người tự chủ, một luân lý nêu cao danh dự của con
người.“
Tự anh nghĩ ra một thứ danh dự mơ hồ của một kẻ cô đơn lạc
lõng trên hoang đảo giữa biển khơi, ốc đảo giữa sa mạc chỉ có chim cò và các
loài bò sát thôi, không có chó đói như tụi Nazi hay cộng sản đâu mà sợ họ cướp
đi thứ danh dự của riêng cho Nietzsche mà coi đó là luân lý nêu cao danh dự của
con người. Con người nào? Bản thân anh tự tách biệt ra khỏi thế giới loài người,
tự chối bỏ những khái niệm danh dự phổ quát thì anh làm gì có danh dự. Danh dự
của anh là thứ danh dự vô liêm sỉ ở
trong lò gạch với cô thị Nở để sinh ra một đứa con hoang vô thừa nhận, vô trách
nhiệm.
Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“Người hùng không lấy làm vinh dự khi thấy người ta cũng
nghĩ như mình, trái lại ông thấy mất thể diện vì người khác cũng đồng ý với
mình, vì như thế là mình chẳng hơn họ chi. Người hùng phải nói: “Ý kiến của tôi
là ý nghĩ của tôi, người khác không có quyền nghĩ như thế”. « Phải giữ mình đừng
chia sẻ những ý nghĩ của quần chúng. Điều thiện thì quý, nhưng cái chi được phô
bày nơi quần chúng thì quý gì nữa. Cho nên tất cả những gì quý báu và cao trọng
không thể thấy nơi quần chúng, mà chỉ giành riêng cho những kẻ anh hùng mà
thôi. Của hiếm giành cho loại người hiếm” (Par de là le Bien et le Mal,
aph.260, 42)
Lu Hà:
Đúng là trông mặt
mà bắt hình dong con lợn có béo thì lòng mới ngon. Nietzsche có chòm râu khum
khum dưới hai lỗ mũi trên cái miệng nằm ngang, sau này Hitler cải tiến thêm cho
khác với Nietzsche và thiên hạ là cạo nhẵn hai bên thành một con sâu róm đi đâu
hai anh ấy cũng vênh váo ta đây anh hùng lắm. Sau này tụi sĩ quan Nhật Hoàng
cũng đua nhau để râu Nietzsche hay Hiter. Ngoại hình cũng muốn khác, suy nghĩ
cũng muốn khác, ngu xuẩn cũng muốn ngu khác, kể cả điên khùng cũng muốn điên
khùng khác để tạo ra một sự lố lăng quái đản riêng. Bởi vì thiên hạ cũng lắm dư
luận viên như tụi SS hay Gestapo ôm chân thổi ống đu đủ nên hai anh ấy mới lên
mặt. Học giả Paul Nguyễn Hoàng Đức đã viết về Nietzsche:
“Người hùng không lấy làm vinh dự khi thấy người ta cũng
nghĩ như mình, trái lại ông thấy mất thể diện vì người khác cũng đồng ý với
mình, vì như thế là mình chẳng hơn họ chi.“ Người hùng phải nói: “Ý kiến của
tôi là ý nghĩ của tôi, người khác không có quyền nghĩ như thế”.
Những cái mà anh bảo là quý báu cao trọng không muốn chia
sẻ cho quần chúng. Nhưng tôi bảo nó là cục phân, là cặn bã rác rưởi thối tha
không nên truyền bá, phổ biến lan rộng để đầu độc thiên hạ. Nhưng khổ nỗi thiên
hạ cũng lắm con chó ghẻ chúng nó cứ lăn sả vào tranh nhau đớp cục phân của anh.
Anh cũng biết thừa anh đã ngu, chúng nó những con chó ghẻ con ngu hơn anh, nên
anh phét lác không muốn chia sẻ là để giữ giá cho cục phân, càng giữ nó càng
ham, thả lỏng nó chóng chán, chúng nó ngán. Tâm lý quần chúng là như vậy, những
viên ngọc thật rải ra đường có khi không ai thèm nhặt, nhưng một bao tải đá cuội
cho quân lính canh phòng thì kẻ trộm lại mò đến.
Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“Và Nietzsche ca tụng những anh hùng: “Cũng như những thời
kỳ oai hùng, những bậc kỳ tài là những chất nổ ghê gớm, vì họ chứa những nghị lực
mãnh liệt. Đồng thời những bậc kỳ tài đó trở thành những mối nguy hại: họ tiêu
hao tất cả nghị lực và làm tê liệt các kẻ ở xung quanh và đi sau họ. Người kỳ
tài là một tận cùng”. (Crépuscule des idoles, aph. 44)
Lu Hà:
Thế nào là kỳ tài? Là tài năng vượt qua mức bình thường.
Những ai đã đạt đến cái gọi kỳ tài là những bậc đại trí đại giác siêu quần bạt
chúng trên thông thiên văn dưới tường địa lý, nói ít làm nhiều, sở trường sở đoản,
quyền biến mưu mẹo dấu kín, thiên cơ bất khả lậu, binh bất yếm trá. Trong lịch
sử đã có các bậc kỳ tài thật sự như Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý, Lưu Bá Ôn, Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Thành Cát Tư Hãn. Không có ai huyên thuyên xoen xoét cái
lỗ mồm giống người mắc bệnh ỉa chảy như Nietzsche cả. Kỳ tài là chứa chất nổ
ghê gớm thì không phải kỳ tài mà là những tên vô lại, bất tài, tham quan vô lại
như kiểu Tần Cối, Cao Cầu có thể làm sụp đổ cả một triều đại. Đó là những tên bất
tài nguy hiểm, như một khối ung nhọt, dung dưỡng nó như nuôi quả bom nổ chậm
trong nhà, một khối thuốc nổ, một khối thuốc độc có thể diệt chủng tiêu diệt cả
sự sống trên hành tinh này. Kỳ tài cuả Nietzsche giống như nọc độc của một con
rắn phun ra hòng làm tê liệt người xung quanh. Kỳ tài kiểu Nietzsche là một sự
dơ dáy, bẩn thỉu, nhơ nhuốc, đê tiện, khốn nạn tận cùng trong thế giới loài người
văn minh.
Bác Paul thiên về môn triết học, tôi thì cặm cụi về thơ
phú. Mỗi người có sở trường sở đoản riêng, niềm vui và ý thích khác nhau. Bác
viết những trang triết học có tính chất tổng quan, kiến thức của bác về triêt học
thì bao la như đại dương, còn tôi lĩnh vực này như cái ao làng. Phần triết học
cổ điển bác Paul biên sọan thì quá tuyệt vời, nhưng phần triết học hiện sinh tôi đọc để
hiểu rất ngưỡng mộ nhưng một vài vị thì tôi phải hết sức cảnh giác, không dễ
dàng tin tương để xuống địa ngục. Bác Paul cũng từng biết các trí thức sinh
viên thời miền Nam cộng hòa kể cả thi sĩ Bùi Giang bị ảnh hưởng nặng mà dở
khùng dở điên. Nhiều người đang sống yên lành thì nhảy núi theo những người cộng
sản , rồi Pol Pot cũng là sinh viên du học ở Pháp về giết hại hàng triêu đồng
bào mình để làm những vĩ nhân anh hùng. Tôi đọc về Nietzsche cũng phải sởn tóc
gáy lên. Thiên hạ đọc phần lớn là những kẻ háo danh đói kiến thức được bác Paul
bón cho thìa cháo nào thì họ hăm hở húp lấy húp để mà không biết những thìa
cháo ấy đa phần là mật ong đôi khi cũng có ruồi nhặng hay nọc độc rắn rết sa
vào. Ít người viết phản biện như tôi từ cái tâm và tấm lòng trung thực của
mình. Chúc bác vui vẻ.
27.11.2020 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét