Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Vật Lộn Với Cuộc Sống (8)


Truyện dài của Lu Hà phần 8

Xưa nay người ta vẫn bảo người tính không bằng trời tính. Công lý thường vẫn bênh vực người lương thiện. Nhưng cái công lý đó cũng không phải do ông trời hay một cá nhân nào đó taọ dựng ra. Nhiều nơi trên thế giới vẫn còn các vụ án oan ngút trời không biết đổ vấy cho ai thì đổ luôn cho số mệnh. Tài mệnh tương đố theo cách lý giải của cụ Nguyễn Du theo nguyên lý nhà Phật là bởi tại cái nghiệp. Cái gì cũng đổ cho nghiệp chưa hẳn là công bằng, kẻ ác sẽ lợi dụng để duy trì quyền thống trị. Sinh thời gần cuối đời cụ Nguyễn Du vẫn khao khát một lần được đi thăm nước Pháp những khái niệm tự do dân chủ bình đẳng bác ái cộng hòa đa đảng nghị viện lần đầu tiên cụ được nghe từ cửa miệng một thủy thủ Pháp, viên thủy thủ được vua Gia Long phong tước hầu và lấy vợ Việt Nam nhưng chỉ là cái danh hiệu rỏm và quyền lực chả có gì. Bổng lộc do nhà vua cấp cho hàng tháng, mật vụ lính kín của triều đình luôn theo dõi nhất cử nhất động lời ăn tiếng nói. Tai vách mạch rừng không dám phát ngôn suy nghĩ riêng công khai sợ bị quy chụp là phản động có ý đồ lật đổ triều đình.


Tôi luôn thắng kiện lão già Ohm vì tôi được một hệ thống pháp luật bảo vệ theo nguyên lý tam quyền phân lập. Vậy người tính, trời tính cũng không bằng một quốc gia có nền dân chủ đa đảng nghị viện tam quyền phân lập rõ ràng giữa lập pháp, tư pháp và hành pháp. Trong lúc đang căng thẳng với chủ nhà, thì tôi lại được một đồng nghiệp người Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu với đồng hương có căn nhà muốn cho thuê. Tôi ghi địa chỉ và tìm đến tận nhà. Ông này ngày xưa cũng từng làm trong nhà máy và cũng đứng máy tiện CNC như tôi. Một loại công nhân theo Các Mác là công nhân quý tộc với kỹ nghệ sản xuất tiên tiến nhất, khoa học nhất, trí óc nhất, nửa lao động chân tay nửa bàn phím với những con số. Ông ta làm chủ nghe nói có đến 4 căn nhà, một người khéo tay và vào loại bách nghệ, biết nghề mộc và nghề thợ nề. Nên tự tay ông ta và con trai tu bổ sửa sang lại mấy căn nhà cũ đã đổ nát, ông vay tiền ngân hàng và mua lại 3 căn nhà này.

Ông rất ranh ma chỉ thu tiền thuê nhà, theo giá ở lạnh 800 DM một tháng, còn các khoản phụ khác như tiền điện nước, lò sưởi từ hệ thống nước nóng của thành phố tôi phải tự trả hết. Khổ nỗi thị trấn này giá tiền nước cao nhất so với các thị trấn toàn tiểu bang. Nếu trả tiền nước và nước nóng hàng tháng tôi phải trả khoảng 400 DM. Nhưng cuối năm tiền nước lên tới gần 5 ngàn. Căn nhà này ẩm mốc sửa sang qua quít tạm bợ của ông Thổ Nhĩ Kỳ này, thảm nhà không biết từ thế kỷ nào rất cáu bẩn vẫn để vậy và không có ai dám thuê. Tôi vì muốn thoát khỏi căn nhà ma của lão già Ohm dở điên dở khùng, bí quá mới dọn đến ở liều. Thị trấn này sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 con đường liên tỉnh vẫn chạy qua trung tâm nên dân cư ở đây rất khổ sở vì tiếng ầm của xe vận tải, nên họ đành thu tiền phí nước cao để mở một cây cầu và con lộ lớn chạy mé bên ngoài thị trấn. Hàng xóm là một ngã độc thân mọi người thường gọi tên là Hans họ là gì tôi cũng chẳng biết. Một cô bồ già thỉnh thoảng đến trước nhà ngóng lên gác cứ réo gọi Hansi đâu xuống đây, hình như nợ tiền rượu cuả thị thì phải? Hắn  có thú vui nuôi chim bồ câu, nuôi cả ngan ngỗng và cừu mùi hôi thối nồng nặc. Cả dãy nhà liền nhau gồm 3 gia đình nấp sau một quả núi, ruồi nhặng vo ve quanh năm suốt tháng. Tiền nước cao tôi không trả nổi, nhân viên chính quyền phụ trách xây dựng mang cà lê mỏ nết đến khóa ngay ống dẫn nước lại. Tôi phát đơn kiện, luật sư của tôi và tòa án yêu cầu chính quyền sở tại phải mở ống dẫn nước cho chúng tôi dùng vì nhà có 3 đứa trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Cuối cùng thỏa thuận tiền thuê nhà 800 DM chuyển vào tài khoản của hội đồng thị trấn. Ông Thổ Nhĩ Kỳ phát điên người lên, thành ra  mỗi tháng từ 800 DM hắn chỉ còn nhận có 400 DM thôi. Chính quyền địa phương khấu trừ đi 400 DM tiền nước nóng và lạnh và gửi vào tài khoản của ông ta 400 DM. Ông ta đến hỏi tôi tại sao chỉ có 400 thôi? Tôi trả lời vẫn trả đủ cả 800 DM đấy chứ. Nhà nước người ta truy nã chủ căn nhà này về tiền nước còn tao đâu phải là ông chủ. Kỳ này tôi ranh mãnh hơn rút kinh nghiệm qua vụ lão Ohm mà tôi đẩy chuyện kiện cáo sang giữa ông Thổ và chính quyền thị trấn. Ông Thổ yêu cầu tôi phải tìm căn nhà khác. Kể ra nếu tôi không đưa ra đình đến ở thì căn nhà vẫn bỏ trống không hàng năm và ông Thổ chỉ đủ nguồn tài lực tu bổ cho 2 căn nhà khác mà thôi. Chính vợ con ông Thổ vẫn phải ở một căn nhà thuê từ đời nảo đời nao. Sau này lại sảy ra một vụ hỏa hoạn tự nhiên căn nhà đó bốc cháy chết mất một người vợ xinh đẹp phúc hậu và 2 đứa con gái cũng rất xinh đẹp. Vợ ông ấy chết ít thời gian ông ta lại cưới vợ mới. Tôi hỏi sao cưới nhanh vậy không có tục lệ để tang cho vợ à ? Ông ta bảo:
-Phải cưới ngay vợ mới thôi, ở vậy tao không chịu được.

Ông Thổ này là một người thật tội nghiệp, so với lão già Ohm thì ông Thổ là người biết điều, ông khuyên tôi cố gắng tìm căn nhà khác. Căn nhà tôi đang ở sẽ bán đi vì không đủ sức kham nổi 3 căn nhà một lúc, nợ ngân hàng chồng chất. Ông ta cũng bị mắc bệnh hen xuyễn tuy người to lớn vạm vỡ.

Tôi hàng ngày đi làm đều đặn, nhà máy chỉ cách xa chỗ ở 1 cây số rưỡi. Tôi cũng không an tâm vì tiền thuê nhà hàng tháng trả cho ông Thổ bị chính quyền truy nã. Hai đứa con trai của chúng tôi đi học trường tiểu học cũng gần nhà, nhưng  lại sảy ra một vụ làm cả thị trấn kinh hoàng. Số là chính quyền tăng thuế nước để có tiền mở mang cầu cống, họ còn dư dật để xây một khu nhà trẻ khang trang. Cả thị trấn rầm rộ mấy ngày đêm liền mở hội ăn mừng ca hát nhảy múa diễn kịch, thổi khèn đồng, trống phách inh ỏi, mặc quần áo sặc sỡ đi dạo phố thăm quan khu nhà trẻ nguy nga tráng lệ. Nhưng cái số thị trấn cũng không may không biết có phải tại cái nghiệp kiếp trước không? Có mấy căn hộ mới xây nhưng ông ủy viên hội đồng phụ trách nhà cửa bác đơn của tôi để ưu tiên một người phụ nữ có 4 con và không chồng. Nên tôi đành phải ở nhà thuê của ông Thổ Nhĩ Kỳ này vậy. Hai ông con giời của chúng tôi bị tụi mật vụ Stasi bên Đông Đức bức hại từ khi mới sinh ra, nên trong trí não trẻ thơ là những hồi ức ghê rợ, những cơn ác mộng kinh hoàng. Đối với chúng nhà trẻ là một trại giam một nhà tù trẻ con khốc liệt chứ chẳng tốt lành gì ? Chúng nó không hiểu tại sao cái nơi tàn bạo độc ác vô nhân tính như vậy mà ở đây thị trấn này lại hồ hởi phấn khởi như vậy? chúng nó không đủ sức phân biệt chế độ kìm kẹp Đông Đức và chế độ tự do tôn trọng nhân phẩm quyền làm người ở bên Tây Đức hoàn toàn trái ngược nhau? Đêm hôm đó tự nhiên hai đứa con mất tích, chúng tôi báo công an nhưng suốt từ chập tối đến sáng hôm sau công an cũng bất lực không tìm ra tăm hơi. Tôi đành phải xin nghỉ làm để chờ tin, mãi tới 9 giờ sáng công an mới phát hiện ra hai thằng con trai của tôi đã ngủ trong một căn phòng khu nhà trẻ mới xây dựng. Hình mẫu đều bị chúng nó châm lửa thiêu trụi, thiệt hại tính ra gần 59.000 DM. Ông công an mà chúng tôi làm việc trình báo chiều tối hôm qua dẫn hai đứa trẻ về mệt mỏi tiều tụy ngơ ngác.
-Đây con của ông bà đây? Chúng nó phá nát cái nhà trẻ như một bãi chiến trường.         

11.10.2019 Lu Hà







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét