Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 58


Hồng Nhan Bạc Mệnh (4)

Thật là hồi hộp, tôi nín thở lắng nghe Thu Hà diễn ngâm video số 4 bài thơ dài như một bản trường bi ai ca của tôi. Tôi viết hoàn toàn bằng lục bát, bằng hơi thở của dân tộc Việt từ thời xa xưa manh nha từ các dân tộc Mường,  Nùng, Chàm vân vân đã hát những bài ca dao rồi biến hóa dần thành thơ lục bát, những bản tình ca du dương ngấm vào máu thịt trải qua bao thế kỷ lầm than vận nước nổi trôi mà nghệ thuật hóa thành thể thơ lục bát điêu luyện tinh xảo về ý và vần điệu một cách lo rich thanh luật cao như ngày nay. Thật khôi hài cho những kẻ mài dùi khinh sử chuyên học chữ nho chỉ đề cao thơ đường luật của Tàu mà nô lệ hóa về văn hóa Khổng Khưu, coi thường vốn văn hóa tinh hoa của dân tộc mình, coi thường lục bát nôm na quê mùa. Lục bát tuy sinh sau đẻ muộn hơn song thất lục bát, nhưng sức sống trường tồn của thể loại này dẻo dai phải nói là cao hơn song thất lục bát. Song thất lục bát có nguy cơ bị thất lạc trong dân gian may thay lại được hồi sinh trở lại. Tôi cũng rất đắm đuối say xưa với thể thơ song thất lục bát và với tôi hai thể này tôi quen dùng như hai thanh bảo kiếm thơ ca. Hồi mới đầu làm thơ, tôi rất thích làm thơ đường luật và thơ 7 chữ theo lối tứ tuyệt trường thiên không đối câu đối chữ để tả tình và cả 8 chữ 5 chữ nữa. Bây giờ thì rất ít khi làm, và chỉ trau chuốt cho thơ lục bát.


“ Trách chi Nguyệt Lão xa xôi
Tơ duyên ràng buộc mấy hồi tháo ra
Lôi thôi trong cõi sa bà
Phai son lạt phấn Hằng Nga thẹn thùng

Xôn xao Phi Yến hoàng cung
Ơn trên sủng ái tiệc tùng truy hoan
Hải đường ngây ngất chứa chan
Mẫu đơn ngào ngạt nồng nàn sương mai?

Nguyệt Lão là ông già dưới trăng đã se tơ nhầm nàng cung nữ này vào một ông vua phong lưu, chơi cho hoa tàn liễu bại thì bỏ lơ. Ông ở trên trời cao biết đâu bao chuyện lôi thôi rắc rối dưới trần gian, biết đâu nỗi khổ của nàng. Tôi cũng từng nghĩ về Nguyệt Lão với chuyện se duyên tắc trách thành một bài thơ:

Nguyệt Lão Uống Say

Cứ nghĩ lòng sao càng thổn thức
Vì ai nhóm lửa cõi ta bà
Đời em phải chịu vòng bi lụy
Mong kẻ xin rơm trở lại nhà?

Phần tư thế kỷ lệ từng rơi
Thiêu đốt đời nhau chỉ thế thôi
Chữ ái chữ tình em muốn trả
Xông vào khổ aỉ chốn dầu sôi

Chuyện đời xói nát buốt tim anh
Trong cõi trần ai cực chẳng đành
Có phải xe duyên từ kiếp trước
Kiếp này sao chịu lệ tàn canh

Đám cưới nhà ai điện mất sao?
Vì trời soát laị sổ thiên tào
Giật mình mới sợ nơi trần thế
Nguyệt lão chót say rượu ứa trào

Nay anh đã hiểu buồn tê tái
Nhức nhối lương tâm khổ thế này
Bản tính em là người nhân ái
Số phận tơ duyên kiếp đọa đày

Biết đến bao giờ trở lại xuân
Chữ ân chữ nghiã ở bên đường
Mang theo cho suốt đời đau khổ
Để bạc đầu ai mãi nhớ thương!

15.2.08 Lu Hà

Triệu Phi Yến vốn dòng giõi con nhà bình dân thấp hèn nhưng là một người tuyệt đẹp trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa, cơ thể nhẹ nhàng như chim yến. Nàng có làn da trắng mịn tỏa mát hương thơm. Mỗi lần lên giường với vua, Triệu Phi Yến thường nhét vào rốn mình viên thuốc gọi là hương cơ hoàn một loại thần dược chế biến từ xạ hương sâm cao ly làm cho cả vua cũng bị say thuốc mà mê mệt với nàng. Nhưng viên thuốc có tác dụng làm làn da đẹp kích dục mạnh lại cực kỳ độc nên Phi Yến không thể thụ thai. Em gái là Triệu Hợp Đức ái phi của vua cũng không có con. 6 năm làm hoàng hậu đựơc coi là mẫu nghi thiên hạ. Sau khi Hán Thành Đế quá hoang dâm mà băng hà. Phi Yến mất chỗ dựa bị gài bầy và bị đày vào lãnh cung, bị bức tử hưởng dương 44 tuổi.

Hải đường  là loại hoa đỏ nhạt đẹp như hồng hạnh. “Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu” câu này trong điển tích Dương Quí Phi ngủ say, vua Đường Minh Hoàng gọi mấy lần không dậy, bèn nói: “Hải đường thụy vị túc gia” nghĩa là hoa hải đường ngủ chưa đủ sao?

“Nụ xuân chúm chím nét ngài
Gió đông đùa cợt gót hài thướt tha
Xiêm nghê bồng đảo mượt mà
Xênh xang dạo khúc tình ca vang lừng

Tây thi ẻo lả lưng chừng
Phù Tô cuồng dại vội mừng tấm thân
Bội hoàn lấp ló bất thần
Mây mưa mấy giọt khóa thân liễu đào”

Xiêm nghê là bởi chữ nghê thường áo xiêm dệt bằng lông ngũ sắc để múa hát. Phù Tô chính là Phù Sai. Vì xây Điện Tô lộng lẫy tốn kém rất nhiều tiền của nên tôi gọi luôn là Phù Tô. Còn một Phù Tô nữa là con trai cả Tần Thủy Hoàng được phong làm thái tử. Sau bị em là Hồ Hợi cùng bọn Triệu Cao, Lý Tư làm chiếu giả ép chết. Phù Tô nặng đầu óc hủ nho nói một câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, nên tự thắt cổ mình đến chết.

Tây Thi vốn dĩ là gái nước Việt. Việt Vương Câu Tiễn theo mưu  quan đại phu Văn Sủng cống nàng cho  chúa nước Ngô là Phù Sai để làm mỹ nhân kế, thực chất là nội gián phá phách bên trong. Bội hoàn là thứ ngọc chạm hình vẽ trang sức quí của đàn bà đẹp đeo bên hông, khi bước đi kêu leng keng.

“Mặt rồng lồ lộ khát khao
Lửa hương nồng cháy dạt dào sớm trưa
Long sàng trướng rủ say xưa
Sân chầu ngơ ngác hay chưa bướm hồng

Bay lên tuyệt đỉnh non bồng
Vu sơn thần nữ ngóng trông nhân hà
Ước sinh con gái mọi nhà
Vinh hoa phú quí ngọc ngà giàu sang

Gần xa nô nức họ hàng
Cậy nhờ lo lót rỡ ràng hiển vinh
Hoa thơm mấy độ rung rinh
Phấn rơi nhụy rữa phận mình về đâu?”

Đoạn thơ này tôi muốn miêu tả nhiều về một nàng cung nữ nhưng gặp vận may và làm chủ nhan sắc tuyệt thế mà một bước nhảy vọt lên làm Dương Quý Phi, tuy không phải là hoàng hậu nhưng được vua sủng ái hơn cả hoàng hậu. Câu chuyện tình giữa Dương Ngọc Hoàn và Lý Long Cơ thường được hậu thế và các thi nhân nhắc lại với cảnh xa hoa tột đỉnh thời thịnh Đường. Trong văn học Trung Hoa bài thơ Thanh Bình Điệu của Lý Bạch khiến nhan sắc của nàng được lưu truyền bất tử:
” Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung” và Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị cũng được tôi cảm xúc ra thơ song thất lục bát. Thơ Bạch Cư Dị được lan truyền khắp Trung Hoa qua hàng nghìn năm người ta vẫn còn biết đến Dương Quí Phi.

Vì Dương Quí Phi được sủng ái nên anh họ Dương Quí Phi là Dương Chiêu tức Dương Quóc Trung được phong làm tể tướng mấy người chị em gái  họ Dương cũng được nâng lên hàng quí tộc, tiền của giàu sang vô cùng.

Riêng Lý Thái Bạch theo tôi chàng cũng choáng ngợp trước vẻ đẹp mê hồn của Dương Quí Phi. Chàng thi sĩ này thầm yêu trộm nhớ Dương Quí Phi? Chàng bị thái giám Cao Lực Sĩ xúc xiểm bài thơ Thanh Bình Điệu như kiểu Gia Cát Lượng xuyên tạc bóp méo nội dung bài thơ Đồng Tước Đền của Tào Thực, để cho Quý Phi hiểu lầm nội dung mà giận chàng và đuổi chàng đi?

Ôm Trăng Theo Bóng Dương Phi

Thơ lai láng trên bàn ngọc thạch
Mộng bâng khuâng Thái Bạch ở đâu?
Âu sầu chín ngả non sâu
Thuyền ai sông nước tan bầu rượu theo

Chàng say bóng mình gieo cá nước
Lý Bạch ơi! Ôm trái cầu trăng
Thương thay một giấc mộng vàng
Lưu danh muôn thuở theo làn hương bay

Chén canh sâm tay ai trái khuấy
Hoàng Đế yêu còn đấy sầu miên
Thanh cao chẳng phục quan quyền
Bút thần một nét thôi miên khắp vùng

Rượu cứ rót vãi vung thi thú
Khi tỉnh ra ủ rũ muộn phiền
Qúy Phi liếc mắt hương tiên
Trái tim Lý Bạch thăng thiên Vu Thần

Danh hào kiệt hiền nhân ẩn sĩ
Chau nét mày rầu rĩ ai hay
Rỉ tai đơm đặt đắng cay
Giận lòng thôi xuống tuyền đài tìm nhau

Lượn đường kiếm bạc màu sương gió
Đấng trai hùng một thuở trăng thâu
Hồn thơ Thái Bạch còn đâu
Vi vu dòng nước than bầu với trăng!
        
 31.5.09  Lu Hà

” Xe dê dẫn dụ lá dâu
Năm canh khắc khoải đĩa dầu hư hao
Xót xa giọt lệ tuôn trào
Mảnh đời cung nữ mận đào phôi pha”

Các cung nữ muốn được vua gần gũi ân ái thường thuê mướn thị nữ, con hầu ra ngoài hái lá dâu trộn tí nước muối về treo trước cứa để dụ con dê kéo xe châu nhỏ khảm ngọc chở vua vào những buổi chiều tối đi đạp mái. Cô nào nhờ hồng phúc tề thiên phúc đức ông bà tổ tiên để lại được vua để mắt đến đêm đó. Nhưng thường là kém may mắn. Ấp mận ôm đào vì cây đào cây mận thường ở chung một bồn một luống chỉ sự ân ái nam nữ nhất là vợ chồng.

“Lầu vàng gác tía vào ra
Chị em lắm kẻ thiết tha đợi chờ
Đêm xuân mưa móc hằng mơ
Ngàn hoa khoe sắc hững hờ quân vương“

 Vua được gọi là con trời. Cả thiên hạ là cuả riêng ông ta, ông ta muốn ai sống thì người đó được sống, muốn ai chết thì kẻ đó phải chết. Cái đạo lý vua tôi được gói gọn bằng một câu rợn người“ Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung“. Vua là kẻ độc tài duy nhất là con dê đực duy nhất làm chủ bầy dê cái trong cái chuồng dê cuả hoàng triều.

Trong lịch sử loài người từ ngàn năm nay vẫn có lệ tôn thờ Vua. Ngoài thiên hạ và triều thần ra, vua còn có cả một bầy cung nữ hàng nghìn cô làm vật hiến thân thí mạng cho vua. Vua thường tham ăn, ích kỷ, đần độn, háo dục chỉ muốn được tận hưởng khoái lạc một mình. Tuy nhiên cũng có những vị vua suốt đời tiết tháo nhân nghiã hơn người nhưng mà hiếm hoi lắm. Chỉ được thời gian đầu là minh quân sau cứ đổ đốn dần thành hôn quân, ham mê tửu sắc rồi lại bị tay chân thủ hạ thân tín cuả mình giết chết đi. Ngoài hoàng hậu, phi tần cung nữ ra , vua còn có hoạn quan là chỗ thân tín, trông cậy. Biết bao chàng trai phải chiụ thiệt thòi, tự thiến đi cuả quý trời cho, để được vào hầu cận vua ta gọi là quan thái giám. Họ thường là lực lượng nịnh thần, luôn tạo ra sóng gió bất ổn cho hoàng triều và thần dân.

Vua còn là biểu tượng cuả cuộc đời ngắn ngủi, trong lịch sử vua chuá hiếm có người nào sống dai như Tề Hoàn Công. Nhưng Công cũng là một ông vua cô đơn, tuy lắm con nhưng về cuối đời chết thối ra mà không ai biết. Vua không chỉ tượng trưng cho quyền lực tối cao, còn là cái máy sinh nở vô tội vạ, vua thường hay mắc chứng bệnh đau lưng, run tay, run đầu gối, hoa mắt. Vua còn nghiã là nô lệ cuả ái tình, tự nguyện tự giác cho phái đẹp. Cánh đàn bà, những con dê cái sung sức đó ở tam cung lục viện thi nhau như điả đói, bóc lột, hút hết tinh khí sức lực cuả vua. Nên ta cũng dễ hiểu nhiều vị vua mới chỉ có 40, 50 tuổi thôi nhưng trông hom hem lắm, râu tóc bạc phơ cả và vua thường hay chóng chết. Ta cũng không lấy làm lạ, vì sao có những đại thần tóc bạc răng long tay cầm long trượng, mà đã từng phục vụ 4 hoặc 5 triều vua. Chỉ vì đàn con xung trận cuả vua sớm bại hoại, nơi chiến trường chăn chiếu, lớp lính mới chưa được tuyển chọn sản xuất kịp thì vua đã lăn ra chết nhăn răng rồi. Vua chết bất đắc kỳ tử mà thần vẫn sống dai như dây chão.

Cuộc đời ngắn ngủi cuả vua do hoang dâm trụy lạc theo tôi cũng có cái hay cuả nó. Vì hoang dâm thích hưởng lạc xu hướng xác thịt thú tính cao, xu hướng suy tư trí tuệ con người giảm nên sinh ra lắm bệnh tật làm cho vua chết non. Vua chết non mạng yểu, nhưng vô hình lại tạo ra cái may, cái phúc cho thiên hạ. Hoàng triều luôn biến động thay đổi, từng lớp nịnh thần, cũng vì thế mà nhào theo xác vua trôi nổi. Đời  người cung nữ còn thê thảm hơn.

“Bõ chi cười gió cợt sương
Với tay ngon mắt yêu thương cửu trùng
Gần kề xa lại não nùng
Lòng băng dạ tuyết khốn cùng khổ đau

Trăm chiều chải chuốt chen nhau
Thời gian phủ bụi vàng thau hoen mờ
Soi gương vách quế ngẩn ngơ
Hồ sen bóng nguyệt lờ đờ cá bơi“

Cười sương cợt tuyết nghĩa bóng chơi đùa hú hí với nhau vào đêm đông lạnh lẽo, nệm thúy chăn loan. Cửu trùng nghĩa là chín tầng là nơi sâu thẳm canh phòng cẩn mật là nơi vua ở thường gọi là điện rồng. Soi gương nơi vách quế có pha bột tiêu, các phu nhân trang điểm tuy mày nhạt phơn phớt  cũng lam xiêu lòng vua. Nhà thơ Trương Hựu vịnh bà Quốc Quốc phu nhân em gái họ thứ 3 của Dương Quí Phi
“ Khước hiềm chi phấn ô nhan sắc
Đạm tảo nga my triều chí tôn”
Vì sợ son phấn làm nhơ nhan sắc, chỉ vẽ sơ đôi mày vào chầu đấng chí tôn. Nên chuyện trải chuốt phải là một nghệ thuật cực kỳ công phu làm cho các nàng cung nữ rất thận trọng đắn đo cân nhắc từng tí son nét phấn.

Nghìn vàng sao được nụ cười
Hỏa phong đài đốt lệ rơi đôi hàng
Than ôi họa thủy phũ phàng
Đổ thành nghiêng nước bẽ bàng vua tôi”

Bao Tự  là vương hậu thứ hai của Chu U vương, vị Thiên tử cuối cùng của giai đoạn Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc. Bao Tự là một mỹ nhân  xinh đ ẹp vô cùng. Chu vương mê say nàng nhưng chưa bao giờ thấy nàng cười nên ra lệnh ai làm cho nàng cười sẽ thưởng nghìn lạng vàng. Để làm nàng cười, Chu U vương nghe theo một nịnh thần, đã đốt lửa trên cột lửa hiệu triệu chư hầu, đùa giỡn với chư hầu rồi gây họa làm mất Cảo Kinh. Việc nhà Chu suy yếu bắt đầu từ đó. Bao Tự về sau được lưu truyền như một Hồng nhan họa thủy liệt kê vào danh sách các mỹ nhân nổi tiếng và ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Nàng cùng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Ly Cơ được xem là Tứ đại yêu cơ, khiến cho cơ nghiệp các quân vương thời Tiên Tần bị phá hoại gồm Hạ, Thương, Chu và nhà Tấn.

“ Vườn Tây thánh thót mây trôi
Gác Lâm Xuân nhạc mấy hồi đình hoa
Dập dìu yếm thắm quần thoa
Chí tôn vời vợi một tòa thiên hương“

Vườn Tây tức Tây Uyển có khúc trùng thanh dạ là 2 lần ngao du chơi trong vườn Tây Uyển nay đem hát lại không nhàm tai. Lâm Xuân Các là tao đàn âm nhạc thơ ca vua Trần Hậu Chủ chế ra khúc hát Hậu Đình Hoa cùng với các cung nữ có trình độ văn thơ âm nhạc trổ tài. Gác Lâm Xuân làm bằng gỗ trầm hương. Chí Tôn là ngôi vua cao vời vợi bên cạnh là một mỹ nhân quốc sắc thiên hương. Nơi ăn chơi trác tán của một vị vua phong lưu. Trần Hậu Chủ tên thật Trần Thúc Bảo, vị vua cuối cùng của nhà Hậu Trần thời Nam Bắc triều bên Tầu. Tài tử, phong lưu, ham mê thi ca vũ nhạc, rượu và gái đẹp nên làm mất nước.

Tich xưa kể: Trần Hậu Chủ mê hai mỹ nhân Khổng Quý Tân và Trương Lệ Hoa, cho dựng gác Lâm Xuân, bằng gỗ trầm hương, dát thêm vàng ngọc, để cùng mỹ nhân thưởng ngoạn. Dưới lầu trồng cây quý, hoa lạ, dựng đá làm núi giả, tháo nước làm hồ... Hằng đêm lại bày tiệc vui, họp các quan học sĩ làm thơ xướng hoạ...

Khi quân của Tuỳ Văn Đế đánh vào tới kinh đô, Trần Hậu Chủ vẫn còn say tuý luý trên lầu Ỷ Kết. Người ta lấy nước đổ vào mặt cho tỉnh, khuyên ra hàng để cứu sinh linh, Hậu Chủ bèn nghĩ kế... thoát thân bằng cách dắt mỹ nhân và quần thần nhảy xuống giếng ở sau lầu để trốn chạy!

30.10.2019 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét