Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Bạo Động Hay Bất Bạo Động



Bạo động hay bất bạo động là hai đôi chân của những người muốn dân tộc mình thoát khỏi vòng nô lệ. Đồng bào ai cũng được sống tự do mưu cầu hạnh phúc phát triển tài năng.
Đàn hay phải gảy cho người biết nghe, không ai gảy vào tai
trâu. Thằng không biết nghe, trâu cứ ì ra mà mình cứ ôm cây đàn mà gảy thì tự mình là ngã khờ. Trâu nó lồng lên, nó điên lên, nó sôi máu lên, nó húc cho lòi ruột thằng gảy đàn. Vậy trâu điếc hung dữ cứ dùng búa tạ mà phang vào đầu nó may ra nó chịu quy phục. Đằng nào mình cũng chết. Chết vì tay ôm cây đàn mà hát bài ca tình tang tính tang trả cho lại cho tôi dân chủ nhân quyền hay tay vác búa tạ đòi quyền sống quyền làm người? Cái chết nào có gía trị hơn?  Chết vì vác búa tạ phũ phàng cũng chỉ vài trăm vài ngàn người chứ chết vì ôm cây đàn gảy bài ca dân chủ tự do nhân quyền ngấm ngấm dần mòn cũng có tới hàng vạn hàng triệu, ai mà kể xiết được.

Mahatma Ghandi ông ấy tinh khôn, ông ấy học luật ở Anh. Ông ấy hiểu nền quân chủ lập hiến Anh. Vua chỉ là biểu tượng cho toàn dân tộc, còn quyền hành trao cho thủ tướng và quốc hội có hai đảng lớn đối lập thay nhau cầm quyền. Nên gậy ông đập lưng ông , Mahatma chủ trương bất bạo động, vì Ấn Độ dùng bất bạo động là có khả thi là phương án tối ưu giản tiện nhất để có độc lập tự do hạnh phúc. Nhưng mấy nước Bắc Phi muốn bất bạo động thì có đến mục thất cũng không có quyền tự do dân chủ mà sống làm người. Ông Mahatma  đó, cây đàn ông ấy ôm không phải nhằm vào tai trâu mà gảy , ông gảy cho quốc hội các nhà lập pháp Anh nghe.

Nàng Tây Thi đẹp, nhưng có chứng đau bụng mổi khi nhăn mặt vì đau bụng càng xinh đẹp hơn, chim sa ca lặn mà. Nàng Đông Thi còn xấu hơn Thị Nở nhà ta, cũng bắt chước Tây Thi, chả đau bụng đau nhức bẹn gì, cũng nhăn mặt lại làm cho các cụ gìa phải đóng cửa không dám ngó đầu ra nhìn, trẻ con sợ không dám ra đường. Vì tưởng là ma qủy. Một sự bắt chước kịch cỡm lố bịch làm trò cười cho thiên hạ. Người ta bất bạo động mình cũng ti toe bất bạo động, còn viết văn chương bút luận nào là khai dân trí trấn dân khí hậu dân sinh của cụ Phan Châu Trinh chết từ đời tám hoánh nào rồi. Một mớ lý thuyết suông, lúc đầu thì nghe hay đấy, sướng cái lỗ tai, nhưng mãi rồi cả thế kỷ nay chả có tác dụng gì, thì chả đúng là lý thuyết suông rồi? Vậy cứ khai dân trí trấn dân khí hậu dân sinh dài dài đi cho vài thế kỷ cho tròn 1000 năm Bắc thuộc lần nữa đi?

Thời cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu khác chúng ta ngày nay, vì thằng Pháp tuy thế còn là nước tự do bác ái dân chủ nhân quyền đa đảng, nên ở các xứ thuộc địa anh có thể kêu gọi khai dân trí trấn dân khí hậu dân sinh còn có lý. Bản thân cụ Phan Châu Trinh vẫn phải hàng ngày ăn bánh mì kẹp ba tê Pháp béo hú lên. Bây giờ thời đại cộng sản còn hát bài ca Phan Châu Trinh mãi không cảm thấy lỗi thời à? Muốn khai nó chẳng cho khai, muốn trấn nó chẳng cho trấn, muốn hậu nó chẳng cho hậu. Nó đánh cho bạc mặt ra máu me toé loe như cậu Dũng cô Vân. Nó chặn các cửa nó bít tất cả rồi còn đâu mà ngồi đó cứ gào lên khai, trấn, hậu. Cũng là kiểu bắt chước lỗi thời vô duyên lố bịch mà thôi.

Nhiều người làm văn sĩ có tinh thần yêu nước đó, cũng gò lưng tôm viết văn luận, nghị luân hoa lá cành, câu chữ trau chuốt văn phong đài các bóng bẩy ví von để làm gì , ca ngợi mãi với vài anh hùng lãnh tụ phong trong đấu tranh, ngôi sao sáng, ngọn hải đăng, bó đuốc soi đường như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy, Dương Thu Hương, vân vân và vân vân… Cái thời gian ngồi vã mồ hôi ra để viết tiểu thuyết truyện ngắn tô vẽ qúa nhiều về cá nhân thà rằng chí viết mấy câu ngắn gọn: Khổ qúa rồi, nhục qúa rồi, chết cả nút đến nơi rồi hãy đứng dậy lên mà đòi quyền sống, mỗi người là một lãnh tụ, mỗi người tự là ngôi sao chả cần noi gương ai hết. Dẹp bỏ  dần cái trò dâng hương tế lễ truy tặng danh hiệu, cấp bằng khen, treo bảng anh hùng chống cộng đi, khi họ còn đang sống đó đi. Vì hôm nay họ chống cộng ngày mai họ dở chứng không chống nữa vì chỉ có tiếng không có miếng thì làm gì họ?

Hãy tự cứu cái thân ta kiểu gì cũng tốt, bạo động hay bất bạo động phải coi là đôi chân đứng thẳng làm người của mình. Không thế để chân trái chửi chân phải, hay chân phải mắng nhiếc chân trái. Chân nào cũng muốn mình hay hơn. Cả hai chân đều qúy cả tương trợ ủng hộ nhau.

Khi đã sắp chết cả nút thì chả cần khai phóng quái gì cũng sẽ tự nổi dậy thôi. Đời nhà Trần cần quái gì mớ lý thuyết suông đó? Vì đằng nào cũng chết, thì hô một tiếng đã có hội nghị Diên Hồng ngay, lúc đó thì ta hoà rượu xuống sông cho quân sĩ cùng uống để mà đánh giặc Nguyên.

Tôi thấy cũng tội nghiệp cho anh chàng Dũng Phi Hổ hay cô Vân gì đó máu me toé loe nhìn mặt ánh mắt là biết thừa đau đớn khổ não lắm. Thế nhưng chụp thành hình lên mạng Intrernet thì đủ kiểu, thời đại thông tin máy tính biến hóa vô cùng của kỹ thuật kopie sao chép lắp ghép tẩy xóa hình. Môt cô mặt rỗ như tổ ong chỉ vài thao tác đưa đẩy con chuột cũng thành Dương Qúy Phi, Tây Thi cả.

Rồi căn cứ vào mấy tấm hình trên mạng phân tích cãi lộn ỏm tỏi. Chửi bới vu cáo vu khống hiểu lầm hay cố ý hiểu lầm như hội mổ bò.
Chết cười!

À cái chuyện tưởng niệm 64 chiến sã Gạc Ma gì đó, là tỏ chút lòng thương hại cho những linh hồn bất hạnh xấu số đó. Họ là những kẻ ngu trung chết nhục chết nhã chết ươn hèn như con giun con dế chứ có phải anh hùng vị quốc vong thân quái gì đâu? Chả có quân đội nào kỳ quặc tự ưỡn ngực mình cho giặc nó bắn.

Công an họ đàn áp vì họ không muốn nhắc lại cái hình ảnh khốn nạn ô nhục của quân đội nhân dân Việt Nam đó thôi. Cấp chỉ huy họ lên chứng co rật thần kinh, khi họ thấy hình ảnh này. Nên họ muốn bảo vệ sức khoẻ cho họ vui sống tuổi gìa với con cháu họ nên họ ra lệnh cấp dưới đàn áp. Mấy tên công an làm cái nhiệm vụ đó đánh người toạc máu ra chắc tụi này sẽ có kết cục chả ra gì? Quả báo linh hồn 64 chiến sĩ Gạc Ma sẽ bóp cổ họ, vợ con họ.

 Còn các chiến sĩ quân lực miền Nam cộng hòa trong trận hải chiến đáng kỷ niệm lắm, hãy qùy xuống rập đầu kính bái linh hồn bất tử thiêng liêng của họ còn có lý. Tôi có ý kiến như vậy có phải không bà con? Viết như vậy có phải là hán gian, việt gian, phản động không?


16.3.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét