Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 37



Hãy Sống Sao Cho Đẹp
cảm xúc từ những danh ngôn trên một clip

Phải sống sao cho đẹp, cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí. Nói như Nietzcher là sống như cỏ cây gỗ mục, nên ông có cảm giác buồn nôn. Con người quá nặng về sinh tồn, tồn tại và hưởng thụ mà quên mất cái căn bản là hiện sinh, dấn thân và sáng tạo không ngừng để phân biệt con người khác loài cầm thú và những vật vô tri vô giác không có linh hồn .


Sống sao cho nó ra cái giống người. Tại sao có chữ con người? Chữ con có trước và chữ người viết và nói sau, mà không gọi người con? Người con còn có nghĩa đã được thuần dưỡng dạy bảo của gia đình. Vậy cả xã hội rộng lớn không thể có người con mà chỉ có con người.

 Chữ con có xu hướng  bản năng tính thú vật, chữ người có xu hướng tâm linh thánh thần như trong kinh thánh đã viết. Chúa đã làm ra con người, phỏng theo hình ảnh của ngài. Như Đức Phật cũng từng nói: Kỳ lạ thay tất cả chúng sinh đều có tính Phật, nhưng vì  tấm màn u minh che khuất mà không nhìn thấy đó thôi. Tâm Phật bị xóa nhòa mà thành tâm ma. Vậy phải tu để trở về tâm Phật như những đứa con ngoan của Thượng Đế.
Nói như Mạnh Tử: “Nhân chi sơ tính bản thiện“. Platon cũng thừa nhận: Mọi đứa trẻ sinh ra đều có thể trở thành thiên tài, nếu nó có một người mẹ hay người chị tốt, biết cách nuôi dạy chăm sóc nó, trừ những đứa trẻ dị tật bẩm sinh. Vậy giáo dục dạy dỗ học tập để từ tính con trở thành tính người là cả một qúa trình khó nhọc dày công vất vả không phải dễ dàng cho những ai hay bất chế độ xã hội loài người nào. Con nhà công không giống lông cũng giống cánh, giỏ nào quai ấy, nồi méo úp vung méo, nồi tròn úp vung tròn.

Trái lại Tuân Tử thì: “Nhân chi sơ tính bản ác”. Tuân Khanh cho rằng: Bản tính con người vốn dĩ là ác, căm ghét mê tín, nên phải được giáo hóa, ông đề cao các tiên vương đời Hạ, Thương, Chu mà xem nhẹ Nghiêu Thuấn là mẫu mực của Khổng Tử. Tư tưởng của Tuân Khanh là dùng lễ để trị nước, khác với Khổng Tử là dùng nhân để trị nước. Do lễ và luật rất gần nhau nên hai học trò của ông là Hàn Phi và Lý Tư đều chuyển sang pháp trị. Tần Thủy Hoàng giết Hàn Phi nhưng lại tin dùng Lý Tư làm điều bất nghĩa. Đốt sách thánh hiền chôn học trò áp dụng chính sách thẻ môn bài, sổ hộ khẩu, tam gia liên bảo như ngày nay ta thường là tổ tam tam, tổ dân khối để rình mò kiểm soát lẫn nhau.

Nói như Tuân Tử là sai. Một đứa trẻ mới sinh ra, thi làm sao có thể có tính ác được? Chúa Giê-Su từng bảo: Vào đưọc nước Chúa chỉ có các em nhỏ hồn nhiên trong trắng mới xứng đáng. Còn người lớn thì vất vả khó khăn như con lạc đà chui qua lỗ kim vậy.


“Đừng sống theo miệng lưỡi kẻ khác
Những u mê lầm lạc tin người
Hãy nên vững dạ mỉm cười
Lương tâm thanh tịnh cảnh đời chớ trêu“

Sống theo miệng lưỡi người khác là sống theo tuyên truyền nhồi sọ, theo học thuyết giáo lý này nọ. Thiếu chủ kiến cá nhân, thiếu lý trí khả năng tự chủ, luôn bị động bởi những lời rèm pha của kẻ khác, thường sảy ra trên facebook, với những comment gà vịt, thư nặc danh v. v….Còn bàn về giáo lý, chủ nghĩa, chủ thuyết mà có nhân chủ tự do hay bàn về những tôn giáo hướng thiện còn khá chứ trúng phải bàn môn tả đạo, ma giáo  như các tà phái sekts thì khốn đốn, khốn nạn vô cùng.

Con người do trời cho, nhờ tinh cha huyết mẹ mà sinh thành có bộ óc và trái tim. Bộ óc phải đi trước trái tim dẫn dắt hướng dẫn trái tim sao cho yêu đúng người ghét đúng kẻ. Chớ nên nhẹ dạ mụ mẫm cả tin kẻ khác mà lầm lạc đi vào 3 đường ác đạo. Kẻ hiền thì lánh xa, người dữ tâm địa nham hiểm thì lại thích gần gũi tin tưởng. Vậy phải biết chọn bạn mà chơi chọn thày mà học. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Cái quan trọng là lương tâm mình thanh tịnh. Từ thời cụ Nguyễn Du những khái niệm tự do bình đẳng hòa bình bác ái còn xa lạ nhưng cụ vẫn nhìn ra cái cái chữ tâm qủa là trân châu bảo ngọc của linh hồn thể xác hạnh phúc và sức khoẻ:

“Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.“

Chớ nên vì qúa vội vã biểu dương cái lòng tốt của mình, mà muốn tất cả mọi người thương yêu hòa thuận lẫn nhau mà quên mất bản chất xã hội tính. Con người sinh ra do cha mẹ nòi giống dòng máu gen di truyền hay do giáo dục mà tạo ra hàng tỉ tính cách khác nhau. Người hữu thần suốt đời sẽ hữu thần, người vô thần hay cộng sản sẽ suốt đời sẽ vô thần cộng sản tin vào vật chất. Chết là hết, chả có thần thánh tâm linh quái gì hết. Của ăn là của được, không tranh thủ mà hưởng thụ thì thằng khác nó hưởng thụ hết và mình bị thiệt thòi, đạp lên nhau mà sống.

Vậy không thể một người nào đó, vì lòng tốt bụng mà muốn người hữu thần và cộng sản hòa thuận nhau. Văn thi sĩ chính danh vương đạo lấy chữ tâm làm đầu sẽ khác với văn thi sĩ  bá đạo lấy chữ danh làm đầu. Kẻ háo danh thì căm thù ai lắm sáng tạo đổ vạ cho là kiêu căng dạy đời, ích kỷ luôn đề cao cái tôi thiếu tinh thần tập thể. Từ đó sinh ra xung đột về nhân cách.

 Cái chính là mình phải lo cho cái tâm mình an định luôn vui vẻ, vô tư, sống thật dồi dào sức khoẻ và sáng tạo. Mình không lo cho tâm mình lại cố gắng lo làm sao cho thiên hạ vui, mà tự mình mua lấy phiền não có phải là dại khờ không?

Vậy tốt nhất thiên hạ họ viết lách gì mặc xác họ, mình chỉ nên đọc những gì hợp với lòng mình, còn không hợp thì mình biến đi. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Chả ai bắt mình phải đội đá ở đời mà cứ phải gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn cả. Nếu như mình có diễm phúc may mắn được sống ở một nước tôn trọng phẩm gía tài năng, tự do dân chủ pháp quyền thì tốt biết bao, tha hồ mà tự do sáng tạo, viết cho thoả mãn cái thú đam mê yêu văn chương nghệ thuật của riêng mình là cái trước tiên mà không vì ai hết.


“Người hâm mộ kẻ kêu phiền trách
Ghét bỏ ta bóc cánh bẻ càng
Ganh đua kèn cựa nổ xằng
Tấn công vô lý hung hăng rủa nguyền“

Như trên tôi đã phân tích: Cũng một câu thơ, một đoản văn được viết ra đăng trên facebook  thì có người hâm mộ cám ơn chân thành, ngược lại có kẻ thì hằn học căm thù chê bai. Vậy chính bản thân ta phải tự dùng bộ óc trái tim cảm giác cảm xúc và trình độ tu học, huân tập của ta mà đọc và tự hiểu. May ra thì sẽ có số người luơng thiện tài ba thông thái chia sẻ cùng ta, chẳng may thì cả một đàn ma qủy lưu manh mất dạy vô học sẽ lăn xả vào cắn xé tác gỉa viết ra câu thơ bài văn đó. Nhưng chúng nó ngu và hèn không dám công khai chỉ trích người ta, mà nó lại tìm đến mình, bắt mình phải nghe chúng nó trút hết hờn căm vào tác gỉa đó thì sao?

Cái nguy hiểm lầm lạc là mình lại qúa tin yêu qúy trọng bầy ma qủy đó, coi chúng nó gìa cả rồi, trắng râu bạc đầu mà ngộ nhận  thấy chúng cũng kính mến như cha mẹ, chú bác, cô dì, thày dạy hay thân mến như huynh đệ, huynh muội, tỉ muội,  bạn thân chí cốt nối khố thì sao? Nếu mình không tỉnh táo trải đời, ít ca chạm, kém hiểu biết nên u mê thì mình sẽ sa vào cái bẫy hỏa mù đó để làm cho trái tim dễ mềm yếu héo tàn và trí khôn của mình tự bị tàn lụi mai một đi, thật là thảm thê thay vì niềm tin yêu mù quáng mà tự mình làm hại mình và mình sẽ mất đi một người bạn cao cả của linh hồn.

“Hãy sống như thiên nhiên tự tính
Trời đã cho đừng dính đến ai
Vửa lòng những đứa bất tài
Tự tôn tự trọng vẫn hoài suy tư“

Thiên nhiên tự tính tức là luật vô thường do thiên đạo, máy trời, do sự thuận hòa của trời đất và các quy luật vận hành của tự nhiên như thiên văn, toán số, vật lý, tâm linh, lực hấp dẫn thông minh của vũ trụ vân vân và vân vân….

Ta cứ bình thản sống sao cho cái tâm an tịnh, lòng mình thanh thản vô tư, chớ nên hấp tấp bấn loạn phiền não vì những câu nói phiền hà trách móc của kẻ khác, thật ra chả dính dáng gì đến mình. Chớ đừng nên khen ai vút đuôi cốt làm vừa lòng người ta về cái gọi là xã giao, ngoại giao, tế nhị, điểm nóng, điểm nhạy cảm, lịch sự v. v… Tâm thức ta sẽ bị rối loạn bởi những mỹ từ sáo rỗng đó. Người có tài thì mình nên trân trọng, kẻ bất tài hay phá quấy thì tốt hơn lờ đi không đếm xỉa đến. Nếu như không muốn phê phán. Đằng này lại khen lấy khen để làm người ta thấy mình cũng chỉ là thứ vịt giời hay sợ bóng sợ gió sợ mất lòng thì nó càng lấn sâu vào để hủ hóa mình, lung lạc lợi dụng mình, biến mình thành một thứ đầu sai tay sai cho nó tấn công người bạn tốt của mình. Nó muốn ly dán mình với hiền nhân, sợ mình học lắm cái hay để hơn nó. Nó cốt cho mình ngu muội đi và nghĩ gì làm gì nên giống nó. Đến khi hiểu ra cái tình thân thiện gỉa cầy của nó thì muộn mất rồi. Đời người nhanh như giấc ngủ trưa như bóng mặt trời lướt qua cửa sổ. Ai đó sống được 100 tuổi thì có phải nhiều nhặn gì?

 Bản chất ta vốn dĩ ngay thẳng trong sáng hóa ra mình bị lôi cuốn vào cái vòng xảo trá lươn lẹo dĩ hòa vi qúy chỉ vì mục đích cỏn con mọi người hãy sống tốt đẹp tròn trịa. Mình có muốn sống tử tế tốt đẹp nhưng đã trót giao du kết bạn với ma qủy thì chúng nó sẽ không bao giờ muốn mình làm người tử tế, nó hiểu tâm tính nhân hậu của mình, nó sẽ lợi dụng nay tấm lòng thơm thảo của mình để dẫn dắt mình đi cùng đường và từ cách nghĩ quan niệm thế giới quan như chúng nó. Thủ đoạn quen dùng rẻ tiền mà rất công dụng là bịa chuyện, tự bịa ra chuyện về đời tư nó thống khổ ra sao để mua tình thương hại thương cảm của mình rồi lợi dụng mình. Nếu không đủ trí thông minh tỉnh táo phân tích thì người tra sẽ dể dàng mềm nhũn trái tim đi. Thi nhân chính danh cũng rất đa cảm, trái tim mềm yếu nhưng lại có lý trí tuyệt hảo nên họ chóng nhận ra câu chuyện tang thuơng đó thật hay giả. Nếu không tinh ý mình sẽ bị mê hoặc bởi tình thương vô ý gây nên tội, thậm chí còn tiếp tay kẻ ác làm việc thương thiên hại lý  mà cứ tưởng là mình là người nhân hậu.

Vậy có phải mình tự làm mất chính mình không? Bởi vì mình qúa tốt mà thành ra sử dụng cái lòng tốt của mình qúa thừa thãi để ma qủy lợi dụng.

“Dễ dao động ầm ừ uế xú
Làm đầu sai cáo cú lạc loài
Phù du bèo bọt trần ai
Biết bao phiên bản đường dài bụi nhơ“

Ở trên đời khổ nhất là những kẻ làm đầu sai, tay sai không công. Tự dưng tự lành nghe theo bầy ma qủy mà tấn công chê trách bạn mình và cả người đáng là thày của mình. Ta không nên lấy ai làm thần tượng, hãy biết dùng bộ óc quan sát phân tích kẻ đó có đáng là thần tượng không? Hãy nên lấy ngay chính cha mẹ ông bà đã sinh ra mình dạy dỗ mình là người tử tế làm thần tượng.

Tôi thấy ở Việt Nam có nạn Fan âm nhạc một cách lố bịch. Đến nổi các ca sĩ Nam Hàn sang thanh niên nam nữ tranh nhau đạp lên nhau, để sờ tay vào chổ ngồi của người ta hay hít thở ngửi cả chỗ ngồi của người ta để khảng định có tấm lòng trái tim yêu nghệ thuật.

“Tìm cốt lõi lờ mờ đâu đó
Bởi người đời góc độ trước sau
Tuy rằng ánh mắt giống nhau
Chớ nên nhầm lẫn vàng thau nhập nhằng“

Trên trái đất này có khoảng gần 7 tỷ người thì là gần bảy tỷ vân tay, gần 7 tỷ tâm hồn tư duy tính cách khác nhau. Các triết gia và các nhà thơ cố gắng dùng bộ não và trái tim mình để tự khám phá ra ngay chính tâm hồn mình. May ra số người có những giá trị tâm linh hao hao giống ta và đồng cảm với ta. Theo tôi tâm linh có cảnh giới và có đẳng cấp như ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Tất nhiên ngựa qúy hơn trâu. Cái quan trong mình hòa nhập cùng với bày ngựa hay bầy trâu, nhập hồn với các thiên thần hay với ma qủy đây?


“Hãy tránh xa dây chằng lắt léo
Nói nghĩ suy lắm nẻo dặm trường
Thuận theo chân lý vô thường
Tẩy chay ma qủy nhiễu nhương phố phường“

Chớ nên mua dây buộc bụng, chớ nên xăng xái nhận lời giúp đỡ ai như chuyền tin nhắn để khuyên răn người nọ kẻ kia. Thành ra mình bạc đầu rồi mà còn dại để đứa oắt con nó lợi dụng tình cảm của mình để xỏ mũi mình chơi đểu mình.

Làm việc gì cũng phải biết nhìn trước nhìn sau, nhìn gần nhìn xa, trông rộng. Nếu không phải là công việc có tính từ thiện như cúng rường 3 ngôi tam bảo hay hạnh bố thí thì đừng nên dính vào về những chuyện củ hành củ tỏi, uy tín, danh dự, vinh quang, phiền toái, phiền não của kẻ khác…. Mình nên tự biết thân phận mình, ốc không mang nổi mình ốc còn muốn làm việc đại nghĩa giúp đỡ kẻ khác về vấn đề nhận thức, quan niệm, quan điểm, học thuyết, vân vân và vân vân….

Muốn viết gì thì tự mình công khai viết, phân tích, biện luận lý giải tùy theo khả năng trình độ của mình. Chớ nên vì chữ khiêm tốn xảo trá ngu xuẩn mà suốt đời chả viết được quái gì  dù một vần thơ hay một mẩu văn. Nhưng lại lại hay nguyền rủa người khác nào là khoe khoang dạy đời…Mình là kẻ tài ba lỗi lạc, trên hiểu thiên văn dưới tường địa lý bách gia chư tử làu thông, nhưng vì mình đức cao trọng vọng qúa khiêm tốn, khiêm tốn đến mức cực điểm mà không muốn viết gì vì sợ hai chữ khoe khoang.

“Tiền của cũng bất lương đen trắng
Dối gian trò bánh tráng gần xa
Chi tiêu manh múng khác ta
Tự tin nhân cách hải hà xưa nay“

Không ai có thể phủ nhận vai trò của đồng tiền . Không có tiền thì cuộc sống vất vả, trăm thứ bà rằn. Bước chân ra khỏi nhà là cần đến tiền, bươn bả gánh gồng mưu sinh. Hình như cả xã hội cùng bị cuốn hút vào vòng xóay của đồng tiền.

Tiền là một công cụ trao đổi hàng hóa, người ta dùng tiền để mua bán, giao thương. Ngày nay, xã hội càng phát triển, tiền càng có thêm nhiều sức mạnh vô hình. Thời nào cũng có kẻ chạy theo đồng tiền, bất chấp mọi giá để có tiền.
Không ai có quyền phán xét cách ta đối xử với đồng tiền của mình, nhưng xin hãy quý trọng nó! Với những kẻ giàu có, tiền mang lại danh tiếng và cuộc sống an nhàn với nhà đẹp, xe sang, những món hàng xa xỉ. Càng có nhiều tiền, người ta càng sinh ra lắm ảo tưởng bởi lẽ họ cho rằng mình đang đứng trên tất cả và coi thường kẻ khác. Tiền trở thành thứ bất lương, với đủ trò mánh mung. Ta không nên coi tiền là tất cả mà đánh mất nhân cách sự liêm sỉ của mình mà trở thành kẻ tội đồ tha hóa bệnh hoạn bị người đời nguyền rủa. Chết đi còn bị nguời ta rắc phân tro đổ vôi bột lên mồ mả.

“Cánh đại bàng vui say gió lốc
Bỏ ngoài tai tâng bốc rêu rao
Tầng mây khí quyển lên cao
Mặc cho sóng dữ mưa gào cản ngăn“

Đại bàng biểu tượng cho khát vọng tự do tráng khí của người quân tử.Tuy không phải là chim con nguời chúng ta nên sống tựa như chim. Trùng dương đôi cánh đạp non ngàn, dù bao giông tố phũ phàng nhưng dạ chẳng lung lay. Tự tin vào mình mà cố gắng học tập trau dồi kiến thức và thành có tài năng thực sự, không cần là thành phần cơ bản có ô dù che chở. Phải tự lực cánh sinh không nên ỉ nại vào người khác há miệng chờ sung.

“Đám cỏ kia chẳng cần chăm sóc
Tự vươn mình sẽ ngóc đầu lên
Rừng sâu hoa dại thiên nhiên
Tỏa hương thơm ngát thôi miên rầm rì“

Tâm hồn mình,hãy sống an nhiên tự tại với cỏ cây hoa hóa, vui với tự nhiên. Thiên tài tự tính và do huân tập nhiều mà có

“Bao kẻ sỹ không vì công trạng
Lòng thẳng ngay chiến thắng tự ti
Bao dung rộng lương tức thì
Trời cao chẳng phụ đền nghì thanh tao“

Người Tàu và Việt Nam hàng nghìn năm bị cái giáo huấn sai lầm của ông Khổng Khâu đè nặng lên đầu về cái gọi là: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Học hành dùi mài kinh sử không phải vì sự hiểu biết có kiến thức, ích lợi cho bản thân gia đình và xã hội mà chỉ vì mục đích tiến thân quan lộ như ngã Tô Tần ngày xưa học hành miệt mài cậy mình có cái lưỡi để xui bẩy thiên hạ đâm chém nhau cho cá nhân mình thủ lợi vì sĩ diện với chị Dâu ở nhà. Ở Việt Nam có vấn nạn song hỷ lâm môn. Võng chàng đi trước võng nàng theo sau. Có đỗ dạt mới cho động phòng trúc hoa uống rượu kim bôi. Học không nổi thì tung tiền mua chức bán quan vì chút hư danh háo danh

“Chuyện khứ lai làm sao kế hết
Bạn đời ơi tha thiết mến thương
Đông tây nam bắc tha phương
Ngậm ngùi xứ sở quê hương giống nòi.“

5.3.2017 Lu Hà

Khứ lai có nghĩa là qúa khứ và tương lai. Qúa khứ là những cái đã sảy ra đã biết. Không nên vướng nặng nhiều về quá khứ, hãy coi đó là những kỷ niệm và kinh nghiệm. Cái quan trọng là hiện tại sống sao cho tốt, cho phải đạo, thuận hòa với trời đất và con  người nhân bản chân thiện mỹ. Tương lai là cái chưa biết, chưa sảy ra. Chớ nên qúa lo lắng cho tương lai mà sinh ra phiền não. Nhưng phải nên có kế họach dự trù tính toán tìm phương án tối ưu cho tương lai.

Ngày xưa ông Đào Tiềm làm quan lệnh Bành Trạch, có quan đốc bưu đến huyện, bọn tiểu lại khuyên ông nên buộc dây đai để tiếp quan đốc bưu, ông than rằng: "Ta không thể vì năm đấu gạo mà uốn lưng trước bọn hương lý tiểu nhi". Nói rồi, nội ngày đó ông trả ấn từ quan đi về làng cũ. Trên đường ông hoàn thành bài "Quy khứ lai" để biểu lộ chí của mình. "Quy khứ lai" có nghĩa "Hãy đi về đi!", giống như câu nhà Phật đã thường nói: "Quy mệnh khứ lai", "Quy y khứ lai".


    Từ Long dịch thơ:
    Đi về sao chẳng về đi,
    Ruộng hoang vườn rậm còn chi không về?
    Đem tâm để hình kia sai khiến,
    Còn ngậm ngùi than vãn với ai?
    Ăn năn thì sự đã rồi,
    Từ đây còn lại, biết thôi mới là.
    Lối đi lạc chưa xa là mấy,
    Nay khôn rồi chẳng dại như xưa.
    Con thuyền thuận nẻo gió đưa,
    Gió hây hây áo thuyền lơ lửng chèo.
    Hỏi hành khách lối nào đi tới,
    Bóng mập mờ trời mới rạng đông.
    Miền quê nẻo trước xa trông,
    Chân hăm hở bước đường mong tới nhà.
    Chạy đón chủ năm ba đầy tớ,
    Đứng chờ ông mấy đứa trẻ con;
    Rậm rì bao xóm con con,
    Mấy cây tùng cúc hãy còn như xưa.
    Tay dắt trẻ vào nhà mừng rỡ,
    Rượu đâu đà sẵn chứa đầy vò;
    Thoạt ngồi tay đã nghiêng hồ,
    Cười nom sân trước thấp tho mấy cành.
    Ngồi riễu cợt một mình trước sổ;
    Khéo cũng hay vừa chỗ rung đùi;
    Thăm vườn dạo thú hôm mai,
    Cửa dù có, vẫn then cài như không.
    Chống gậy dạo quanh vườn lại nghỉ,
    Ngắm cảnh trời khi ghé trông lên:
    Mây đùn mấy đám tự nhiên,
    Chim bay mỏi cánh đã quen lối về.
    Bóng chiều ngả bốn bề bát ngát,

           

    Quanh gốc tùng tựa mát thảnh thơi.
    Từ đây về thực về rồi,
    Thôi xin từ tuyệt với người vãng lai.
    Vì ta đã với đời chẳng hiệp,
    Cần chi mà giao thiệp với ai.
    Chuyện trò thân thích mấy người,
    Bạn cùng đèn sách khi vui đỡ buồn.
    Người làm ruộng ôn tồn hỏi chuyện,
    Tới xuân rồi sắp đến việc ta.
    Hoặc truyền sắm sửa câu xa,
    Hoặc khi đủng đỉnh thuyền ra coi đồng.
    Dưới khe nọ nước vòng uốn éo,
    Bên đường kia gò kéo gập ghềnh;
    Cỏ cây mơn mởn màu xanh,
    Suối tuôn róc rách bên ghềnh chảy ra.
    Ngắm muôn vật đương mùa tươi tốt,
    Ngán cho ta thôi trót già rồi.
    Thôi còn mấy nỗi ở đời,
    Khứ lưu sao chẳng phóng hoài tự nhiên,
    Cớ chi nghĩ thêm phiền tức dạ,
    Đi đâu mà tất tả vội chi?
    Giàu sang đã chẳng thiết gì,
    Cung tiên chưa dễ hẹn kỳ lên chơi.
    Chi bằng lúc chiều trời êm ả,
    Việc điền viên vất vả mà vui.
    Lên cao hát một tiếng dài,
    Xuống dòng nước chảy ngâm vài bốn câu.
    Hình thể này mặc dầu tạo hóa,
    Tới lúc nào hết cả thì thôi.
    Lòng ta phó với mệnh trời,
    Đừng ngờ chi nữa cứ vui vẻ hoài.

11.3.2017 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét