Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 40



Phần khúc ca Hồ Trường của ông Nguyễn Bác Trác tôi xin miễn trích dẫn, tôi xin bình giảng ngay nội dung bài thơ của tôi cảm khái ra thành “Giọt Lệ Canh Thâu“
Thơ viết theo lối tứ tuyệt trường thiên không đối câu đối chữ, tôn trọng niêm luật như thơ đường. Ta thường gọi là thể thơ mới 7 chữ mà các vị đàn anh thời tiền chiến như Tản Đà, Nguyễn Bính hay làm.


Giọt Lệ Canh Thâu
Cảm khái từ khúc ca của Nguyễn Bá Trác: Hồ Trường

Giọt lệ canh thâu tức là giọt nước mắt chảy dài suốt năm canh. Về thời gian người Á Đông thường chia đêm 5 canh, ngày 6 khắc.

“Bậc trượng phu gan tày thế sự
Chí can thường lạc thủy tha phương
Phong trần kẻ sĩ mang hài cỏ
Cật ngựa thanh gươm đẫm áo sương“

Bậc truợng phu chỉ người quân tử anh hùng bền lòng gan nếm mật ngậm đắng nuốt cay mà nuôi chí lớn theo cùng thế sự. Dù phải nay đây mai đó nổi trôi phong trần long đong hải hồ, lưng đeo gươm chân đi dày cỏ áo đẫm tuyết sương.

“Chí chưa đạt tủi lòng nam tử
Bóng ác tà đầu bạc trắng râu
Khinh cừu tứ mã xa vời vợi
Giọt lệ tuôn đàn hạc vó câu“

Trong sự phân cấp của xã hội xưa thượng lưu ở Tây phương ngày xưa có công hầu bá tử nam.  Nam tước là bậc cuối trong bảng qúy tộc. Người Á Đông giới sĩ phu võ hiệp thường nói: “ Nam tử hán đại trượng phu" thì chữ "hán" này có nghĩa là người đàn ông, là trang hảo hán. Nếu thay từ "hán" đó thành "Nam tử Việt đại trượng phu" thì ý nghĩa sẽ rất phong phú

Tiếc thay người Việt ta bây giờ sống tham lam ích kỷ an phận hủ thường, mũ ni che tai sợ bóng sợ gió. Lúc nào cũng chỉ muốn dĩ hòa vi qúy, anh hùng đa hoạn nạn, ngu si hưởng thái bình. Lên trên facebook thì những người làm thơ hay nói lời ngay thẳng không dám like, mà lạm dụng quyền like trên facebook chuyên ca tụng thổi ống những cái dở nhất tồi tệ nhất, chỉ thích xem tranh hình ảnh con gái đẹp mông to vú nở,  không lẽ gọi : Thanh niên mạt hạng tiểu nhân hèn.

Bóng ác tà là bóng quạ vàng. Theo truyền thuyết bên Tàu, Hậu Nghệ có vợ là Hằng Nga. Hai vợ chồng là những vị thần bất tử sống trên thượng giới. Một hôm, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, hay 10 con qụa vàng làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Ngọc Hoàng ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất không được bèn triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời. Ngọc Hoàng thấy chín con trai của ông đã chết bèn trừng phạt Hậu Nghệ bằng cách đày Hậu Nghệ và Hằng Nga xuống hạ giới để sống cuộc sống của con người.

Nói như Trang Tử đời người ngắn như giấc ngủ trưa, như bóng mặt trời chiếu qua song cửa sổ. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã xế chiều rồi. Đêm hôm trước đầu còn xanh tỉnh dậy râu tóc bạc trắng như Ngũ Tử Tư người nước Sở vậy. Khinh cừu là áo lông trắng chỉ giới quan lại qúy tộc sang trọng. Tư Mã Tương Như ngày xưa khi ra khỏi làng đứng trước cây cầu thề : Nếu mai này không có xe tứ mã, áo khinh cừu mặc thì không quay trở lại nữa.

“Nghiêng bầu dốc cạn cùng tri kỷ
Ngất nghểu cười lảo đảo bể dâu
Hồ trường bi lụy tang bồng thỉ
Biết rót về đâu trải mấy thâu“

Bãi biển biến thành ruộng dâu; dùng để ví sự thay đổi của cuộc đời. Xuất xứ từ câu:
"Bất kinh bột giải tang điền biến", có nghĩa là: "Không sợ bể Đông biến thành ruộng dâu". Cũng nhờ câu chuyện trên mà dần dà trong tiếng Hán xuất hiện thành ngữ "thương hải tang điền”
Thơ ca Việt Nam có câu Nguyễn Gia Thiều
“Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu“

Hay của Nguyễn Du:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng“

Tang bồng hồ thỉ tôi đã bình giảng ở các bài thơ trước cũng cảm khái từ khúc ca của Nguyễn Bác Trác. Bài này xin miễn giải thích lại.

“Phương đông biển động sinh cuồng loạn
Nẻo bắc ầm vang tiếng ngựa hồ
Phiêu lãng trời tây băng gía tuyết
Nam phương tủi hận nợ cơ đồ“

Phương đông ám chỉ đông nam á trong đó có Việt Nam trải qua bao sóng gió biến loạn nào là nạn 12 xứ quân, Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, Trịnh Nguyễn phân tranh v. v…. Nẻo bắc chỉ Tàu và Mông Cổ. Ngựa hồ là giống ngựa Hung Nô chạy nhanh như gió. Phiêu lãng trời Tây  ý nói vận động cuộc duy tân của cụ Phan Châu Trinh. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân. Nam phương chỉ bán đảo Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Kẻ tỉnh người say bầu rượu cạn
Trăng tàn nguyệt lạnh khóc ô hô!
Tiếng quạ ăn đêm sầu vạn cổ
Phong kiều dạ bạc bến Cô Tô“

Tâm trạng người viễn xứ xa cố huơng. Họ phần lớn là các nhà nho sĩ phu yêu nước. Tiếng quạ ăn sương là hình ảnh đời người thứ lữ  có trong bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế rất nổi tiếng:

“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

“Hoàng hạc lầu son buồn qúa khứ
Tỷ Can ai biết có Chu Vân
Xé gan bẻ cột nghe mà thẹn
Ngửa cổ gào lên hỡi cố nhân!“

Tỷ Can, Chu Vấn là những người khảng khái trung thực, những trọng thần ngày xưa bên Tàu, giống như Chu Văn An bên ta dâng thất trảm tấu xin vua chém đầu gian thần.

“Thiếu kẻ nuốt than như Dự Nhượng
Qua sông Vị Thủy dáng Kinh Kha
Tráng sĩ ra đi không trở lại
Trăng thu vằng vặc khắp sơn hà!“

19.3.2017 Lu Hà

Dự Nhuợng nuôi chí phục quốc, nuốt than để tìm cách giết Triệu Tương Tử để báo thù cho người tri kỷ là ông Trí Bá Dao, cũng giống như Kinh Kha quyết hành thích Tần Thủy Hoàng vì ơn tri ngộ của thái tử Đan và muốn cứu nước Yên khỏi họa xâm lăng .

“Dư Nhượng:
Than ôi! Kẻ sĩ chết vì người tri kỷ! Người con gái làm dáng vì kẻ yêu mình. Nay Trí Bá biết ta, ta phải liều chết báo thù để đền ơn, có thế hồn phách ta mới khỏi xấu hổ!“

1.4.2017 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét