Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Bàn Về Thơ Mậu Dịch Việt Nam Và Thơ Haiku


-Paul Nguyễn Hoàng Đức:  Mới đây, tôi có gặp một nhà thơ thuộc cán bộ trong khung, nghĩa là anh ta vừa duyệt thơ, vừa chấm giải thơ người khác, nhưng thơ của mình thì chẳng có tiếng tăm gì. Thơ mình không hay vẫn có thể
chấm người khác nhờ vào trình độ thưởng thức của mình. Nhưng trình độ của anh ta thì sao? Nói về trường ca, anh ta liền đọc ngay phương ngôn “ca ca – cứt cứt” của Xuân Diệu. Phương ngôn này chắc chúng ta học thuộc chưa đến 5 giây. Về thơ, anh ta chẳng đưa ra tiêu chí nào ngoài khen người này biết làm thơ, người kia thì chớ có hy vọng làm thơ. Nếu để so sánh có lẽ anh ta chưa đạt tầm một chiếc xe cải tiến băng qua quốc lộ thơ. Một con người trình độ bằng vài hạt bụi như thế sao có thể vươn đến tầm thơ cao cả?

- Hung Nguyen: Đọc nghe ghê quá. Mot-Hom-Nui-Khoc-Bai-Hat-MONG...

-Lu Hà: Tớ vừa nghe cái bài thơ Mộng Mị của anh chàng Phú Hải dở hơi nào đó lại thêm một ngã nhạc sĩ cò mồi Sĩ Nguyên phổ thành nhạc và ngã thứ ba là ca nô rên rỉ sao mà tởm lợm buồn nôn thế? Ở bài trước của bác Đức thấy loáng thoáng vài comment bàn về thơ Haiku của Nhật. Ới giời ơi! Cái anh Haiku này tớ cũng làm thử vài bài chơi sau tớ ngẫm nghĩ: sao mình vô duyên thế? Thiên hạ ngu xuẩn mê cái Haiku, Baku và mình cũng theo họ? Haiku này là kiểu xếp chữ chơi chữ để giết thời gian khỏi nhàm chán của người Nhật, chứ không xứng đáng gọi là thơ vì vẫn thiếu 3 tiêu chí như tớ đã viết:

Âm luật, nhạc điệu hình ảnh và tâm hồn nhân thế ân ái, vị tha, thuơng nhớ, oán hận, khổ đau, hận thù v. v...

Eo Ôi Ghê Tởm Qúa
cảm tác từ" MỘNG MỊ" Thơ Phạm Phú Hải-Nhạc Hàn Sĩ Nguyên-Hòa âm Lâm Đình Thuận-Video

Việt Nam ngất nghểu lắm bò
Đảng khoe teo óc thò lò mũi xanh
Dân ta chẳng biết học hành
Núi rừng ma qủy tranh giành thịt xôi

Nghe thơ Phú Hải tanh hôi
Có ngay Hàn Sĩ Nguyên bồi nhạc ca
Hình hài con gái gật gà
Bước đi loạng choạng sơn hà lầm than

Eo ôi trình độ dối gian
Suốt đời ngây dại lường gàn mãi sao?
Gỉa vờ mộng mị tào lao
Suối van núi khóc thuốc lào rắm rong

Đồng bào dân tộc ngóng mong
Sợi dây vắt vẻo ngang dòng sông kia
Vây quanh bếp lửa phân chia
Củ khoai bắp chuồi đầm đìa máu tươi

Nuớc nhà có lắm đười uơi
Công lao của bác trồng người quái thai
Oán hờn ngùn ngụt tuyền đài
Tiếng hò cổ quái đêm dài khổ đau!

23.3.2016 Lu Hà



Người Việt Nam từ khi bị đảng túm gáy, có công an văn hóa ban tuyên huấn tuyên giáo nhiễu nhương phá quấy phần lớn không biết làm thơ. Số biết làm thơ qúa ít ỏi, hình như ở tình trạng ẩn dật và hay bị báo chí lôi ra tuyên truyền lên án phê bình phỉ báng vu khống hạ nhục.

Theo tớ thơ chỉ cần đảm bảo 3 tiêu chí: Âm điệu, nhạc điệu và tâm hồn. Âm điệu, âm vận và nhạc điệu hình ảnh là nghệ thuật nhất thiết phải có. Tâm hồn là sự thành thực của tấm lòng trái tim. Thơ là điệu nhảy của các chữ viết, ký tự theo một lô gích trình tự êm ái.

-Dan Van Truong: Hiện nay người ta rất khoái mặc áo thụng vái ( lẫn ) nhau. đó là quy trình mậu dịch...tôi còn nghe nói có "nhà"... thơ, suốt đời chưa viết nổi một truyện ngắn mà làm giám khảo hội đồng chấm giải... tiểu thuyết.. còn thơ Haiku thì hiện nay có rất nhìêu câu lạc bộ nổi lên, có đông đảo gs, ts...của các trường DH tham gia...thật hết biết .. buồn cho văn học Viet....


Ba Củ Hai Cu

Nực cười ba củ hai cu
Nhập từ Nhật Bổn lù khù nở ra
Chập chờn đom đóm bóng tà
Dưa chua mắm thối đầu gà kêu to

Bồi văn thi rỏm thập thò
Tò te thổi ống đít cò qua sông
Trò hề văn hóa lông công
Chí Phèo Thị Nở căng phồng ba cu

Bốn cu ngất nghểu bướm xù
Côn an văn hối mịt mù tối tăm
Học đòi hành tỏi rau răm
Mở mang chi hội cà lăm hai cù

Thiên hoàng hoang đảo vi vu
Mặt trời kỹ nghệ vù vù lên mây
Cha con cộng sản cáo cầy
Tham lam vật chất ngất ngây phong thần

Dở ngô dở ngọng cù lần
Cu bò lổm ngốm chuồng phân chuồng bò
Năm cu sáu cụ hát hò
Ngân nga mẹ đĩ lò mò tiết canh

Bồi ngâm bồi nhạc tranh giành
Xẩu xương cổ cánh thong manh đui què
Tâm hồn ghẻ lở lè nhè
Mê man mấy chữ té de ra quần.

Thơ trào phúng bồi thi bồi văn Việt Nam tranh nhau làm thơ haiku Nhật Bổn
23.3.2016 Lu Hà


Thơ haiku thật ra không nên tràn lan dùng ngoài thế tục mà chỉ nên co cụm giới hạn trong các nhà chùa Nhật Bản. Một vị sư muốn bài giảng của mình dễ hiểu, làm cho các tín chủ thấm nhầm đạo pháp, mà giác ngộ cảnh giới hư vô, vi vô sinh diệt của vạn vật vũ trụ biến đổi theo tự nhiên. Nên mới nghĩ ra cách chơi chữ gọi là haiku cực ngắn chỉ có 17 âm tiết theo thứ tự 5- 7- 5. Trong chùa ta thuờng nghe đọc kệ . Vậy haiku ví như bài kệ ví dụ: Con người - xuơng thịt- thối rữa- đất thành màu mỡ. Con ếch- đầm ao- kêu hhóc- nồi thịt đông v. v.... Đại để luôn diễn tả người, vật, cảnh quang, thời tiết, khi ta phát hiện thấy và diễn biến của nó ra sao? Gọi là tự diễn biến hòa bình phân hủy nội tại. Vậy thơ haiku chỉ có bấy nhiêu thôi, chả mô tả gì cảm xúc yêu thương dào dạt của loài người, vốn gìau hình ảnh, ý nghĩa cuộc sống bao la, âm diệu âm nhạc trong mấy câu haiku hoàn toàn thiếu vắng. Vậy theo tớ haiku không xứng đáng gọi là thơ. Chỉ có các anh chàng hâm háo danh tưởng bở mới ham hố học đòi làm thơ haiku, ba cu, bốn củ mà thôi. Nên dẹp  nhanh đi cho sớm chợ.


Haiku sẽ làm cho người Việt Nam ngu dần đi thiếu cảm hứng thi phú, thiếu nhãn quan nhân sinh hiện sinh đòi quyền tự do yêu đương, quyền con người nhân chủ dân chủ. Tóm lại chỉ là cách chơi chữ của các nhà sư Nhât Bản. Từ xưa ớ Việt Nam, hay ở nên Tàu cũng có các bài kệ cực ngắn viết theo thể thơ tứ tuyệt cực hay có nhạc có vần điệu, ý nghĩa phong phú hơn haiku sao không học mà cứ haiku baku ở tận đâu đâu? Tiếng Nhật và tiếng Việt khác nhau lắm? Cảm xúc cảm hứng thi ca của một nước như Việt Nam,  từ hàng nghìn năm nối liền với thế giới loài người như Tàu, Ấn Độ, Ba Tư, châu Âu,Thái, Miên v. v...mênh mông hơn nền văn minh hoang đảo Nhật Bản hàng thiên niên kỷ cô lập ngoài biển khơi. Nhật Bồn chỉ trỗi dây lên là một cường quốc kinh tế khoa học kỷ thuật từ một hai thế kỷ nay thôi. Còn văn hóa thơ ca anh ấy vẫn là nước xếp hàng cuối bảng. Cứ haiku, baku, dài dài thì anh không có sử thi trường ca thánh ca được.

Lu Hà cũng làm mấy bài thơ haiku, sau ném vào sọt rác và quên béng đi ngay vì nó chả thi vị gì nhàm chán nhạt nhẽo. Nếu có sang Nhật vào chùa đi tu, may ra tớ mới đọc thơ haiku, baku, còn bây giờ xin miễn cho tớ

Chuyện mấy chàng mấy nàng bồi thi Việt Nam trán thấp trí lùn bắt chiếc làm thơ haiku, baku giống như một người đàn bà xấu xí bắt chiếc Tây Thi nhăn mặt. Ngày xưa nhà Chu có một tiểu chư hầu ở mạn đông namTruờng Giang Chiết Giang bây giờ vùng đất Cối Kê gọi là Việt Quốc có nàng Tây Thi mỗi khi nhăn mặt thì xinh đẹp vô cùng , đến nỗi nhạn bay trên cao mải nhìn cũng đâm vào vách núi đá, cá xấu hổ lặn xuống đáy sâu. Việt Quốc cũng có người đàn bà muốn mình như Tây Thi hơi một tý là mụ lại nhăn mặt lại làm ông gìa bà già sợ hết hồn tưởng ma qủy, trẻ em không dám ra khỏi cửa.

Nước Nhật có nhiều cái đáng học như cải cách giáo dục, tôn trọng lịch sử, tôn trọng nhân tài, phát minh sáng chế, quyền sở hữu tài sản tư nhân, đa đảng v. v... thì không chịu học mà học cái thơ haiku, ba cu. Rõ đồ dở hơi, hâm cả nút.

Thơ haiku, bacu của Nhật giống như món xú đậu phụ có mùi thum thủm như bắp cải thối, phân bắc lên men hợp khẩu vị dễ ăn nhất cho các chàng các nàng bồi thi mậu dịch Việt Nam. Cả bài chỉ có 17 âm tiết, tiết kiệm giấy bút thần kinh trí não nên họ tranh nhau sáng tác hy vọng tranh giải nhất nhì ba tư ...Đồng tiền Yên nghe nói cũng có gía so với đồng dollar? Haiku Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Nhật cũng dễ dàng vì chỉ có 17 âm tiết thật là nhẹ nhàng béo bở vô cùng.

Ông Quyết Haiku
thơ trào phúng

Phen này ông quyết haiku
Baku tấn tới vù vù giàu nhanh
Dễ dàng chẳng phải học hành
Thời gian ít ỏi gía thành phải chăng

Một cu bà cũng mơ màng
Vu quy bái tổ thiếp chàng phởn phao
Báo đài hoan hỉ xôn xao
Chí Phèo thị Nở tào lao Nhật Hoàng

Dở ngô dở ngọng xênh xang
Thám hoa bảng nhãn điếm đàng lao nhao
Vịt gà thổn thức nghẹn ngào
Tinh thần văn hóa xu hào cải lơ

Bồi thi bồi bút ngẩn ngơ
Bồi ngâm bấu víu lờ đờ ngất ngây
Côn an dư luận cáo cầy
Vênh vang ống điếu thổi bầy chuột dơi

Cu ông vọt thẳng lên trời
Cu năm cu sáu lả lơi bướm hồng
Men thơ thum thủm bềnh bồng
Lểu bều từng cục ven sông vớt vào

Ước chừng mười bảy tiết xào
Thiền sư gõ mõ dồi dào canh chua
Khói lam thấp thoáng sân chùa
Vừa rao vừa bán cáy cua lồm ngồm

Thênh thang chú phỉnh chồm hôm
Óc teo trán phẳng ngồi ôm văn bằng
Tỉnh thành chi hội lăng nhăng
Tranh nhau xôi thịt nhập nhằng văn chương

Đường thi tứ tuyệt chán chường
Trắc bằng rắc rối quê hương đói nghèo
Hóa thân cam phận chó mèo
Cu to cu bé trèo leo lên đầu.

23.3.2016 Lu Hà


Nếu qủa thực biết tiếng Nhật xuống tóc đi tu cắt hết duyên nợ trần gian giai không tứ đại tình thù ân oán rũ bỏ mà chuyên tu Phập Pháp. Học theoThày Cô nếu có dùng khẩu ngữ haiku ngắn gọn để chuyển ý hoằng Pháp tinh tấn thì đuợc. Bản thân khẩu ngữ haiku cấu trúc thô thiển không đáng gọi là thơ. Đó không phải là thơ mà là cách xếp chữ đơn giản nhất cho dễ nhớ của nhà Phật. Đó là câu kệ của các nhà sư. Con người đã lạm dụng coi là thơ là thiếu trí tuệ thẩm mỹ văn thơ. Thơ là thơ câu kệ lời kinh là câu kệ lời kinh. Một bài thơ có thể viết theo ý lời kệ, nhưng một câu kệ không hẳn là bài thơ. Đọc haiku nhạt phèo mốc thếch tốn kém thời gian ngẫm nghĩ rối rắm cố tạo ra cảm hứng là anh tự ép buộc thần kinh cảm giác của anh chứ không phải là tự nhiên bình thuờng như cảm xúc một bài thơ thật sự khi ngâm nga có thể rơi nước mắt, bùi ngùi, ngây ngất sơn thủy hữu tình phong hoa tuyết nguyệt.


Nguời cộng sản bản chất vô thần không thể nói chuyện thiền với họ. Họ căm thù Pháp Luân Công là phương thức luyện khí nội công hướng thiền tịnh tâm. là một hệ thống tu dưỡng cơ thể và tinh thần dựa trên nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng.
Haiku có hướng thiền nhưng chưa hẳn tất cả các bài haiku nôm na mách qúe đó là thiền. Nhạc phản chiến ngô ngọng mù tịt tối tăm của Trịnh Công Sơn mấy ông thày chùa quốc doanh cũng hô hoán lên nhạc thiền. Bây giờ lại phân tích thế nào là thiền? Là phương pháp tu tập trực tiếp đưa đến Giác ngộ. Mới đầu tọa thiền đòi hỏi thiền giả tập trung tâm trí lên một đối tượng (ví dụ một Mạn-đồ-la hay linh ảnh một vị Bồ Tát), hay quán sát về một khái niệm trừu tượng (ví dụ như quán tính Vô thường hay lòng Từ bi). Sau đó tọa thiền đòi hỏi thiền giả phải thoát ra sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng, khái niệm vì mục đích của tọa thiền là tiến đến một tình trạng vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào. Sau một giai đoạn kiên trì trong vô niệm, hành giả sẽ bỗng nhiên trực ngộ thể tính của mình, đó là tính Không, cái "thể" của vạn vật.

Còn dùng khẩu ngữ haiku có 17 âm tiết để tọa thiền thì rõ ràng haiku càng không phải là thơ.

Haiku có thể là một khẩu ngữ tọa thiền nhưng haiku không phải là thơ mà chỉ là lạm dụng mà thôi. Haiku rất thích hợp cho việc tạo ra những câu kệ ngắn dễ nhớ. Khổ lắm tớ đã phân tích rất nhiều về các yếu tố cần và đủ của một bài thơ theo tiêu chuẩn quốc tế mà các triết gia học gỉa thi nhân đông tây thừa nhận: Thơ là điệu nhảy của các câu chữ có vần điệu nhạc tính và linh hồn phong phú.


Phật dạy: Ta chỉ các ngươi nhìn thấy mặt trăng chứ các ngươi không nên nhìn vào ngón tay ta. Ngón tay ta không phải là mặt trăng. Ta chỉ các ngươi biết nhìn biết quan sát, dạy cho các ngươi hiểu bản chất của khẩu ngữ haiku có xuất xứ nguồn gốc từ các vị thiền sư Nhật Bản chứ bản thân thiền sư không phải là nhà thơ. Khẩu ngữ tiện lợi khi tọa thiền gọi là haiku chứ bản chất haiku không phải là thơ. Nếu con người gọi haiku là thơ là họ đã lạm dụng một cách vô ý thức thiếu suy nghĩ. Ngón tay Phật chỉ ra là tạo ra một con đường một hướng suy nghĩ hướng tới mục đích là do cái tâm tự giác ngộ như nhìn thấy mặt trăng vậy. Haiku có vẻ đẹp bé xíu, tí ti nào đó có thể có giống như vẻ đẹp như con muỗi, một cọng lông tơ mờ nhạt cũng chả thấm vào đâu vẻ với đẹp lộng lẫy hào quang của một bài thơ hoàn chỉnh. Người ta không thể nhặt một mẩu móng tay sơn son của một cô gái cắt bỏ mà xuýt xoa trầm trồ khen ngợi hơn cả bàn tay ngọc ngà của cô. Vẻ đẹp của khẩu ngữ haiku chỉ đáng là một cái mụn chứng cá của nàng Tây Thi hay Dương Qúy Phi  mà  thôi. Tớ say mê hai nàng là say mê cả thân hình kiều diễm si mê chứ không mê vài cái lông nách lông tơ lông măng, mẩu móng tay của hai nàng.

Ngày xưa Từ Tuân Minh chăm học cái gì cũng muốn học, muốn một phát bốc trời, cứ học Thày này dăm bữa nửa tháng lại bỏ, chuộng ngoại lang thang các nước tầm sư học đạo rồi lại chán chả đâu vào đâu cả. Thày nào ông cũng chê. Cuối cùng ông tìm được một ông Thày hoàn hảo nhất chính là cái Tâm làm thày của ông. Và từ Tuân Minh ngồi nhà tự học tự nghiền ngậm suy tư và ông là một học gỉa lừng danh. Vậy thơ Việt Nam vẫn chưa sạch nước cản, hiểu biết về thơ bọ bẹ võ vẽ lại còn muốn học nhựng câu khẩu ngữ viết theo lối haiku của Nhật Bản và xuýt xoa là thơ cực phẩm có phải là dở hơi không?

23.3.2016 Lu Hà




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét