Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Những Lời Nhắn Nhủ Sau Cùng Của Một Vị Tổng Thống Hoa Kỳ


Ngô Kỷ



 Những Lời Nhắn Nhủ Sau Cùng 
Của Cố Tổng Thống Richard Nixon Đối Với Vấn Đề Việt Nam
 
Little Saigon ngày 15 tháng 4 năm 2015

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Còn một tuần nữa là đến ngày giỗ của cố Tổng Thống Richard Nixon, truyền thông Mỹ lại đề cập và chiếu những cuốn phim tài liệu nhằm tưởng niệm cố Tổng Thống Richard Nixon, một vĩ nhân của Hoa Kỳ và thế giới. Dù không cùng máu mũ, nhưng lòng tôi cảm thấy bồi hồi xúc động, vì tôi luôn ái mộ và kính phục ông, một quán quân chống cộng sản.

Cố Tổng Thống Richard Milhous Nixon ra đời năm 1913 và an giấc ngàn thu nơi căn nhà thời hàn vi tại Yorba Linda, California vào ngày 22 tháng 4 năm 1994, hưởng thọ 81 tuổi. Bây giờ thì những vòng hoa tang đã tàn, những điếu văn tiếc thương đã dứt, những lời chúc tụng vinh danh đã hết, cố Tổng Thống Richard Nixon mang theo ông về bên kia thế giới tất cả những vinh nhục của cuộc đời, những lời khen chê, thương ghét của nhân loại. Cuộc đời ông với Watergate, với chiến tranh Việt Nam, với Hiệp Định Ba Lê, với Mao Trạch Đông, với Trung Cộng, với Liên Sô v.v..., tất cả đã đi vào lịch sử. Tôi không phải là sử gia, không phải là chính trị gia, cũng không phải là nhà bình luận gia nên tôi không đề cập chi tiết về sự nghiệp chính trị của cố Tổng Thống Richard Nixon. mà nhân dịp này tôi chỉ muốn nói lên sự cảm kích, kính phục và biết ơn Ông, dù rằng có một số người ngoại quốc lẫn Việt Nam, một số tài liệu, phim ảnh, sách báo lên án và chỉ trích Ông, đặc biệt cáo buộc Ông là người bỏ rơi miền Nam Việt Nam vào tay cộng sản, dù rằng trên thực tế không có tài liệu nào chính xác và trung thực nào chứng minh điều đó cả. 

Là người Quốc Gia chống cộng sản, tôi tin tưởng mãnh liệt rằng nhị vị cố Tổng Thống Richard Nixon và cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đều chống cộng sản Việt Nam triệt để, và vì với tư cách là vị nguyên thủ quốc gia nên mỗi vị đều phải lắng nghe lòng dân, quan tâm và thực hiện ý dân và phục vụ cho quyền lợi của đất nước mình trên hết. Theo tôi dù nhị vị tổng thống có thể có một số bất đồng nào đó trong phương cách hành xử hay trong việc hoạch định chính sách, nhưng nhị vị tổng thống vẫn luôn tôn trọng lẫn nhau và thông cảm rằng mỗi người có riêng một hoàn cảnh cần phải ứng phó. 

Có hàng vạn tài liệu, bài viết, phim ảnh đề cập đến đề tài này, tuy nhiên tôi xin phép các tác giả để kính gởi đến quý vị cái youtube và 2 bài viết điển hình dưới đây mà tôi tâm đắc, vì có nội dung xúc tích, sâu sắc, trung thực và chính xác.

Youtube Sự Thật Về Cuộc Chiến Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=3X9pnLfHda8 

 


Ở phần cuối bài viết này, tôi có posted 3 bài viết này để phòng trường hợp các cái Links bị trở ngại. Mời quý vị đọc ở cuối bài này.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1992, cố Tổng Thống Richard Nixon tuyên bố: “Không bang giao với cộng sản Việt Nam không những tới khi Hà Nội cung cấp đầy đủ tin tức người Mỹ mất tích, mà còn cho đến khi họ phải ngưng tức khắc mọi sự đàn áp dã man những người từng chiến đấu sát cánh với quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến vừa qua, và cho tới khi Bắc Việt phải thực thi đứng đắn các điều khoản trong Hiệp Định Ba Lê. Nó sẽ trở thành một sự sỉ nhục ngoại giao nếu tiến tới bình thường hóa với cộng sản Việt Nam trong lúc này.”
 
Ngày giỗ thứ 21 của cố Tổng thống Richard Nixon sắp đến, tôi xin gởi đến quý vị bài dịch “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội” do cố Tổng Thống Richard Nixon viết vào năm 1992 với quan điểm chống cộng triệt để, được báo Los Anges Times đăng tải vào ngày 10 tháng 1 năm 1992.
 
Cũng nhân dịp này, luôn tiện tôi cũng xin chia sẻ để quý đồng hương kính tường, là vào cuối tháng 7 năm 1992, tôi có cơ hội trao tận tay cho Tổng Thống George Bush (cha) Bản Kiến Nghị Của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt, mà Bản Kiến Nghị này tôi cũng có đệ trình lên Ủy Ban Soạn Thảo Sách Lược Của Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc. Bản Kiến Nghị này gồm 16 trang, chứa nội dung chống đối bang giao với cộng sản Việt Nam, lên án cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp Thuyền Nhân Tỵ Nạn, gia tăng tiếp nhận các Cựu Tù Nhân Chính Trị (H.O) được định cư vào Mỹ, và yêu cầu chính phủ Mỹ cho phép thiết lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia.

Để hỗ trợ cho ý kiến của tôi, trong Bản Kiến Nghị này, tôi có trích kèm theo bài viết của cố Tổng Thống Richard Nixon “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội,” từ trang 5 đến trang 7, và cũng trong Bản Kiến Nghị này tôi cũng có nêu lại bài phát biểu của tôi trước Ủy Ban Nghiên Cứu Thiết Lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cho thiết lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Dree Asia từ trang 12 đến trang 15. (Xin quý vị xem Bản Kiến Nghị bằng Anh ngữ được đính kèm theo ở dưới bài viết này)

Tôi cực lực chống đối Việt cộng và Việt gian, do đó bất cứ ai có hành động, tư tưởng, lời nói, bài viết chống cộng mạnh mẽ là tôi hoan hô và thán phục. Do đó tôi lấy làm hân hạnh để chuyển ngữ bài viết này của cố Tổng Thống Richard Nixon. còn vấn đề luận công và tội hay quan điểm về cố Tổng Thống Richard Nixon thì tôi xin để cho lịch sử, và không phải là chủ để hay mục đích của bài viết này.

Xin mời quý vị thưởng lãm bài “Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội,” của cố Tổng Thống Richard Nixon sau đây.

Trân trọng

Ngô Kỷ

Hình ảnh và tài liệu: Xin quý vị bấm vào các Links dưới đây để xem hình ảnh và tài liệu về cố Tổng Thống Richard Nixon.
 
 Photo of Richard M. Nixon
 
 photo 1tt1_zps2f00f8c8.jpg

Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội 

(America Has A Moral Duty To Play Hardball With Hanoi) 

Richard M. Nixon viết 
Ngô Kỷ chuyển ngữ 


Sức mạnh của Hoa Kỳ: Chúng ta sẽ bỏ mất một lợi khí đòn bẩy tốt nhất trong việc thúc đẩy chế độ bạo tàn cải cách nếu chúng ta đi bang giao và giao thương với chúng trong lúc này. 

Vào lúc chủ nghĩa cộng sản trút hơi thở cuối cùng tại cựu Đế Quốc Ma Quỷ (Sô Viết) thì Tây Phương lại tiến tới các chính sách giúp cộng sản sống còn tại Việt Nam. Đây là một diễn tiến vô cùng tệ hại. Bình thường hóa quan hệ và bãi bỏ lệnh cấm vận của Tây Phương đối với cộng sản Hà Nội tức là cấp dưỡng khí cho một chế độ mà chế độ đó đang đi xâm lược nước ngoài và đàn áp dã man trong bản xứ.. 

Một vài quan sát viên lập luận rằng sự thừa nhận ngoại giao sẽ thúc đẩy cải cách kinh tế và chính trị. Những người khác thì ích kỷ than phiền rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ mất cơ hội mậu dịch, đầu tư vào tay Nhật Bản và Âu Châu nếu chúng ta chậm bước trong việc thiết lập mối quan hệ mới. Các lập luận này không những đã không hữu lý về chiến lược mà còn sai trong vấn đề đạo đức nữa. 

Các nước Tây Phương và đặc biệt là Hoa Kỳ vẫn thường áp dụng biện pháp rút lại sự thừa nhận ngoại giao như là một phương cách lên án các chế độ xâm lược áp bức, trừ trường hợp chính sách ấy làm thiệt hại đến quyền lợi chiến lược của Tây Phương. 

Trong trường hợp Việt Nam thì Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam chẳng được lợi lộc gì nếu ban cho bọn tội đồ quốc tế Hà Nội cái vỏ bề ngoài hợp pháp. Thời đại khủng bố mà cộng sản áp đặt lên nhân dân miền Nam Việt Nam sau ngày bọn chúng xâm lăng bằng võ lực vào năm 1975 được coi là tàn bạo nhất lịch sử. 

Hơn một triệu người miền Nam Việt Nam bị giam cầm trong các ngục tù kinh hoàng hoặc bị đày đi các trại lao động nơi rừng thiêng nước độc, khủng khiếp đến nỗi nếu đem so sánh thì hệ thống ngục tù Gulag của Sô Viết vẫn được liệt vào loại khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. Thêm vào đó, có khoảng sáu trăm ngàn thuyền nhân đã chết mất xác trên biển Nam Hải khi trốn chạy sự cai trị dã man của bạo quyền cộng sản Việt Nam.. 

Ngay cả lúc này, các giới chức cộng sản Việt Nam vẫn công khai nhìn nhận rằng họ không hề có ý định cởi mở hệ thống chính trị. 

Sau những phong trào cách mạng nổi lên chống đối cộng sản tại Đông Âu năm 1989, Hà Nội đã phát động một chiến dịch đàn áp rộng lớn các thành phần đối lập chính trị. Những người từng phục vụ trong chính quyền miền Nam Việt Nam, luôn cả con cháu của họ cũng đều bị đối xử một cách tàn nhẩn và bất công. Hậu quả là con đường tỵ nạn vẫn là con đường một chiều: hàng ngàn người sẵn sàng liều chết để ra đi và không ai muốn trở lại. Ngay cả sau khi cộng sản Việt Nam rút khỏi Cam Bốt, chính sách đối ngoại xâm lược của họ vẫn không thay đổi. Họ vẫn điều khiển chính phủ bù nhìn Lào mà ở đó vũ khí vi trùng và hóa học đã được xữ dụng để tiêu diệt kháng chiến Mường. 

Cộng sản Việt Nam vẫn còn giữ một lực lượng quân đội lớn vào hàng thứ 5 thế giới và chi dụng hơn 15% tổng sản lượng quốc gia để duy trì lực lượng quân đội ấy, lớn gấp 3 lần quân đội các nước Tây Phương, mặc dù lợi tức đầu người hàng năm chỉ có 130 Mỹ kim và là một trong năm xứ có lợi tức thấp nhất thế giới. 

Sau hết, cộng sản Việt Nam đã vô liêm sỉ cản trở giải quyết 2,273 trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Các cơ quan tình báo Tây Phương biết rằng Hà Nội đang nắm giữ rất nhiều tin tức người Mỹ mất tích đã chết nhiều hơn số mà họ đã giao cho các viên chức Mỹ. Thay vì tự bạch hóa, Hà nội lại đi vào con đường độc ác bằng cách tiết lộ nhỏ giọt các tin tức và cứ mỗi vài năm lại nhả ra chút ít mảnh hài cốt. Một chế độ như chế độ Hà Nội không đáng và không nên được thừa nhận như một hội viên lương hảo của cộng đồng quốc tế. 

Nếu chúng ta thừa nhận và viện trợ kinh tế cho bọn cộng sản cứng đầu tại Hà Nội, chúng ta sẽ bất trung không những đối với nhân dân miền Nam Việt Nam đã chiến đấu chống bọn chúng mà còn lại phản bội 56.000 binh sĩ Mỹ đã hy sinh mạng sống và 8 triệu rưỡi người Mỹ khác đã phục vụ trung thành tại Việt Nam. Sẽ có người lý luận rằng chúng ta tự mâu thuẫn khi cô lập Việt Nam mà vẫn duy trì quan hệ với Trung Cộng sau vụ Thiên An Môn. Vấn đề không phải như vậy. Trung Quốc là một nước lớn mà các hành động của họ đều có ảnh hưởng tới quyền lợi của Hoa Kỳ trên khắp thế giới, còn Việt Nam thì không được như vậy. Đảng Cộng Sản Trung Hoa có một phe cánh lớn trong quá khứ do Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương lãnh đạo đã ủng hộ việc cởi mở chính trị.. Còn Việt Nam thì không có điều này. Chỉ ở Trung Quốc mới có sự tiếp tục theo đuổi chiến lược tốt đẹp nhất để thực hiện cải cách qua sự thay đổi trong hòa bình. 

Bây giờ là thời điểm nguy kịch của chế độ cộng sản Việt Nam. Bị Mạc Tư Khoa cắt đứt viện trợ hàng năm 2 tỷ Mỹ kim. Hà Nội sẽ trở nên suy nhược bởi sức ép của sự phong tỏa kinh tế do Tây Phương gây ra, giống như sự suy nhược của Ba Lan vì sự trừng phạt của Tây Phương sau khi đất nước này bị ban bố tình trạng thiết quân luật, kết quả là đã áp lực được chính quyền Warsaw phải cởi mở hệ thống chính trị vào năm 1989. 

Bọn lãnh đạo cộng sản Việt Nam không phải là những nhà hiền triết cũng không phải là những kẻ ngu đần.. Chúng là những tên độc tài khát máu, chẳng bao giờ chịu nhả ra điều gì nếu không có áp lực của Tây Phương. 

Lợi khí để áp lực tốt nhất của chúng ta là sự bình thường hóa các mối liên hệ và các món lợi kinh tế do sự bình thường hóa đưa đến. Nếu bây giờ chúng ta không đạt được cái gì cụ thể trước mắt như việc có được một cuộc tổng tuyển cử tự do tại Lào, một nền kinh tế thị trường tự do tại Việt Nam, chấm dứt sự đày đọa các viên chức miền Nam Việt Nam, và cải cách chính trị tại Việt Nam, thì chắc chắn chúng ta chẳng buộc được Hà Nội phải chấp nhận những điều đó trong tương lai. Và nếu cộng sản Việt Nam không chịu nhúc nhích thì ta chẳng có lợi gì để mà thổi sinh khí cứu vớt cái xác của con tàu đế quốc Sô Viết đã chìm đắm. 

Chúng ta có bổn phận lương tâm phải cứng rắn với Hà Nội. Khi Quốc Hội (Hoa Kỳ) nhẫn tâm cắt mất 80% viện trợ cho miền Nam Việt Nam chống cộng sản trong hai năm 1974 và 1975, Quốc Hội ấy đã xô nhân dân miền Nam Việt Nam vào một thảm họa kinh hoàng của nhân loại. 

Trong khi chúng ta đang ăn liên hoan mừng sự sụp đổ chủ nghĩa cộng sản, chúng ta nên quyết tâm xử dụng sức mạnh mà chúng ta đang có trong tay để áp lực bọn Hà Nội phải chấm dứt đàn áp những người đã dũng cảm chiến đấu bên cạnh quân đội của chúng ta cho cùng một lý tưởng. 

Richard
Nixon

 photo 1tt1_zps2f00f8c8.jpg
America has a Moral Duty to Play Hardball with Hanoi 

By Richard M. Nixon 

As communism gasped its last breath in the former Evil Empire, the West has moved toward adopting policies that help keep it alive in Vietnam. This is an appalling development. To normalize relations with and lift the Western trade embargo against the Communist government in Hanoi would give a life-support system to a regime that is engaging in aggression abroad and brutal repression at home.

Some observers argue that granting diplomatic recognition will foster economic and political reform. Others selfishly complain that the United States will lose trade and investment opportunities to Japan and Europe if we drag our feet in establishing new relations. These arguments are not only strategically unsound; they are morally flawed.

It has been a common practice for Western nations and particularly the United States to use the withholding of diplomatic recognition as a means to condemn the legitimacy of aggressive or regressive regimes, unless such a policy harmed Western strategic interests.

In the case of Vietnam, no interest of the United States or the Vietnamese people would be served by bestowing the appearance of legitimacy on the international outlaws in Hanoi.

The reign of terror imposed on South Vietnam after its conquest by communist forces in 1975 was among the most brutal in history. More than 1 million South Vietnamese w ere sent to shockingly miserable prisons or rural work camps that made the Soviet gulag look like a five star hotel by comparison. In addition, an estimated 600,000 boat people perished in the South China Sea while fleeing Vietnam’s barbaric rule.

Even today, Vietnamese officials candidly amid that they have no intention of liberalizing the political system. After the anti-communist revolutions in Eastern Europe of 1989, Hanoi launched a widespread crackdown on political dissent. Those who served in the South Vietnamese government or army – even their children and grandchildren – continue to be ruthlessly persecuted and discriminated against. As a result, refugee traffic is still all one-way: Thousands are willing to risk death to get out, and none want to go back.

Even after Vietnam’s withdrawal from Cambodia, its aggressive foreign policy remains unchanged. It still runs a puppet state in Laos, where chemical and biological weapons have been used against the Hmong resistance. It also maintains the fifth-largest military in the world and spends more than 15% of its GNP on its armed forced – three times the level of Western countries – despite the fact that its annual per capita income is only $130, one of the five lowest in the world..

Finally, the Vietnamese have been cynically obstructionist in resolving the case of the 2,273 Americans listed as missing in action from the Vietnam War. Western intelligence services know that Hanoi has more information abo ut many MIAs who died than it has presented to American officials Instead of coming clean, Hanoi engaged in a cruel and macabre exercise of parceling out information and the remains of our servicemen bit by bit few years.

A regime like the one in Hanoi does not deserve and should not receive recognition as a member in good standing of the community of nations. If we recognize and provide economic aid to the communist hard-liners in Hanoi, we will break faith not only with the South Vietnamese who fought against them, but also with the 56,000 Americans who lost their lives and the 8.5 million others who loyally served in Vietnam.

Some might argue that it is inconsistent to isolate Vietnam while maintaining relations with China after Tine an Men Square. That is not the case. China is a major power whose actions affect American interests around the world. Vietnam is not. China’s Communist Party has a major faction, led in the past by Hu Yaobang and Zhao Ziyang, that supported political liberalization; Vietnam’s does not. Only in China is continued engagement the best strategy for fostering reform through peaceful change.

It is a critical moment for Vietnam’s Communist regime. With the imminent cutoff of Moscow’s $2.5-billion annual subsidy, Hanoi could become as vulnerable to the squeeze of the Western economic embargo as Poland was to the post-martial- law sanctions that ultimately forced Warsaw to open up the political system in 1980.

Vietnam9 9s leaders are neither philanthropists nor fool. They are tight-fisted totalitarians who will give up nothing without Western pressure. Our great leverage is normalization of relations and the economic benefits that will flow from it. If we do not get something upfront in return-free elections in Laos, demilitarizing Vietnam’s economy, terminating the persecution of former South Vietnamese officials, and a start to political reform in Vietnam – we will never get it out of Hanoi in the future. And if the Vietnamese refuse to budge, it is not in our interest to throw a lifeline to the flotsam of the wreck of the Soviet empire.

We have a moral duty to play hardball with Hanoi. When Congress recklessly cut aid to the an-communist South Vietnamese by 80% in 1975 and 1975, it doomed them to a catastrophic human tragedy. As we celebrate the defeat of the ideology of communist, we should commit ourselves to use the power that we have to try to force Hanoi to end its oppression of those who fought bravely with our troops in that same cause.

PHỤ ĐÍNH:

YOUTUBE: Xin quý vị bấm vào Link dưới để nghe Tòa Bạch Ốc gọi điện thoại mời Ngô Kỷ gặp Tổng Thống George  George Bush tại căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại El Toro, California năm 1992:  http://www.youtube.com/watch?v=ZT28wQTAaWg

 photo 1asdf_zpsc65a62df.jpg

Hình dưới: Ngô Kỷ được Tòa Bạch Ốc sắp xếp tiếp xúc với Tổng Thống George 
Bush tại  căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại El Toro, California năm 1992.
Tại đây Ngô Kỷ đã trao tận tay Tổng Thống Goerge Bush “Bản Kiến Nghị Cộng
Đồng Người Mỹ Gốc Việt.”

Hình dưới: Tổng Thống George Bush và Ngô Kỷ vui vẻ gặp lại nhau.


Hình dưới: Tổng Thống George Bush cởi mở tâm tình và trao đổi tin tức thời sự.



Hình dưới: Vì muốn Tổng Thống George Bush đích thân đọc Bản Kiến Nghị chứ không
chuyền cho các phụ tá cầm dùm, do đó Ngô Kỷ giữ Bản Kiến Nghị trong tay cho tới phút cuối.
Sau khi thảo luận nhau một số vấn đề, thì Ngô Kỷ mới trao tận tay cho Tổng Thống George
Bush Bản Kiến Nghị trên xe Limousine. Tổng Thống George Bush rất hoan hỹ và trân trọng
đón nhận Bản Kiến Nghị này.
Và trong khi ngồi trên xe thì Tổng Thống George Bush đã chăm chú đọc Bản Kiến Nghị.

(Nhìn kỹ trong hình thấy Ngô Kỷ cầm Bản Kiến Nghị "màu trắng" trên tay cho tới phút cuối.)



Hình dưới: Dù khả năng giới hạn và phương tiện eo hẹp, nhưng nhờ Hồn Thiêng
Sông Núi và Anh Linh Các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa phù trợ và an bài, nên
Ngô Kỷ có được cơ duyên tiếp xúc với nhiều vị tổng thống Hoa Kỳ, đặc biệt liên
hệ gần gũi với Tổng Thống George Bush (cha) để vận động và tranh đấu cho
các nguyện vọng chính đáng của cộng đồng, đất nước.

Một điều vô cùng hy hữu và rất đặc biệt, chỉ sau một ngày gặp lại Ngô Kỷ, trên đường
bay về lại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Goerge Bush viết thư gởi cho Ngô Kỷ
ngay trên máy bay Air Force One của Tổng Thống, và trong thư Tổng Thống 
George Bush hứa là sẽ đưa “Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt” ra thảo 
luận tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại Tòa Bạch Ốc.

Đây là một sự kiện hiếm thấy khi vị Nguyên Thủ Quốc Gia Hoa Kỳ lại đích thân
gởi thư cấp tốc và nói lên lời hứa hẹn quan trọng như vậy.   



NGÔ KỶ PHÁT BIỂU ỦNG HỘ THIẾT LẬP ĐÀI Á CHÂU TỰ DO
 (RADIO FREE ASIA) 
 
Kính thưa ông Chủ Tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm Nghiên Cứu Thiết Lập Đài Á Châu Tự Do và quý vị Ủy Viên,

Thật là hân hạnh cho tôi hôm nay được mời tới đây để phát biểu ý kiến về việc thiết lập đài Á Châu Tự Do nhắm vào các quốc gia cộng sản và độc tài tại Á Châu. Tôi chân thành cám ơn Ủy Ban đã mời tôi nói về đề tài quan trọng này.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Theo tuần Báo Newsweek, thì giữa năm 1982, năm điểm chiến lược của chính quyền Reagan là cố gắng tạo ra sự sụp đổ nền kinh tế Liên Sô, làm suy yếu mối liên kết giữa khối Liên Bang Sô Viết với các quốc gia thuộc khối Cộng Sản Đông Âu, cùng đẩy mạnh tiến trình cải cách dân chủ vào tận Liên Sô. Một yếu tố chính của chiến lược đó là tăng cường việc xử dụng Đài Tự Do, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, và Đài Âu Châu Tự Do để truyền đạt những thông điệp của chính phủ Hoa Kỳ đến nhân dân Đông Âu. Việc làm đó đã đưa đến một kết quả cụ thể.

Đúng mười năm sau, chúng ta ngồi tại đây hôm nay, Đông Âu đã được tự do và Liên Bang Sô Viết đã tan vỡ từng mảnh. Đây không phải là một chiến thắng về quân sự mà là một chiến thắng về tư tưởng.

Trong khi Liên Sô có thể kiểm soát được những hoạt động đối kháng của nhân dân, hay chận đứng được những tài liệu xâm nhập  qua các ngõ biên giới, nhưng họ không thể kiểm soát được những trào lưu tự do tư tưởng của con người. Không một ai có thể làm được điều đó cả.
Khi mà con người biết được sự thật và có được những tin tức chính xác thì họ sẽ không còn là những kẻ nô lệ mù quáng nữa. Mặc dù những hoạt động đối kháng của họ có thể bị hạn chế, tuy nhiên không ai có thể kiểm soát được đầu óc của họ.

Đây không phải là một ý niệm mới mẽ. vào tháng 1 năm 1819, nhà ngoại giao Anh Quốc tên Mountstuart  Elphinstone đã nói: “Sự lãnh hội kiến thức bởi dân chúng đã làm cho Pháp phải từ bỏ thuộc địa Haiti, và Tây Ban Nha phải mất thuộc địa Nam Mỹ.” Chúng ta có thể thêm rằng sự việc đó cũng đã làm cho Cộng Sản mất Liên Bang Sô Viết.

Dù chúng ta đã thắng vinh quang trong trận Chiến Tranh Lạnh, cộng sản Việt Nam vẫn chưa chết. Theo ước tính, có khoảng 1/3 dân số trên thế giới vẫn còn sống dưới chế độ độc tài chuyên chính mà đa số tại các quốc gia Á Châu, đặc biệt tại Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Tây Tạng, Miến Điện. Cam Bốt và Lào. Tôi xin dùng thì giờ này để tập chú nói về Việt Nam, và để các diễn giả khác nói về quốc gia của họ.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Cộng sản Việt Nam hiện nay đang áp dụng một chính sách tàn bạo nhất thế giới. Người dân không được tự do thờ phượng tín ngưỡng của mình, họ phải có hộ khẩu mới xin được việc làm, họ có thể bị giam cầm vì bất cứ lý do nào. Vâng, hiện nay có một số thay đổi bề ngoài, tuy nhiên những người cộng sản Việt Nam khẳng định rằng họ không bao giờ chịu rời bỏ quyền lực. Tại Đại Hội Đảng kỳ VII tháng 6 vừa qua, tân tổng bí thư đảng Cộng Sản Đỗ mười đã xác định lập trường rằng: “Đảng và nhân dân chúng ta không hề run sợ khi quyết định theo đuổi đường lối của Chủ Nghĩa Cộng Sản, đường lối mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, một đường lối đúng duy nhất.”

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Tôi biết rằng hiện nay chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam rất là tế nhị, trong đó có vấn đề cấm vận ngoại thương với Việt Nam. Tôi ủng hộ chính sách cấm vận ngoại thương đó, tuy nhiên thật là một lỗi lầm lớn lao nếu chúng ta cấm vận cả tư tưởng của chúng ta.
Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Tại Việt Nam, nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát tất cả cơ quan truyền thông, dân chúng tại đó cần có một nguồn tín tức đáng tin cậy. Sau khi Đông Âu được tự do, tôi có thấy và đọc được những câu chuyện mà họ đã dựa vào các đài phát thanh của Hoa Kỳ để có được những tin tức chính xác. Nhân dân Việt Nam cũng đáng được hưởng như vậy.

Hiện nay có thể có một số người lý luận rằng nếu thiết lập đài phát thanh hướng vào Việt Nam sẽ làm trở ngại đến vấn đề bình thường hóa bang giao giữa hai quốc gia. Điều đó hoàn toàn vô lý. Trong tiến trình bàn thảo về bình thường hóa bang giao, Hoa Kỳ đang nắm thế chủ động, cộng sản Việt Nam cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Điều quan trọng hơn hết tôi muốn lưu ý cùng quý vị là việc thiết lập đài phát thanh nhắm vào Việt Nam sẽ làm cho nhân dân Việt Nam biết rằng chúng ta không hề lãng quên họ. Điều này sẽ đem đến cho họ một sức mạnh và niềm hy vọng tin tưởng rằng rồi có một ngày họ sẽ được giải phóng khỏi xích xiềng nô lệ cộng sản để có một đời sống tự do dân chủ thật sự.

Trong Thánh Kinh có chép rằng: “Nếu anh biết sự thật thì anh sẽ có tự do.” Điều này cần được thể hiện tại các quốc gia Á Châu như từng được thể hiện tại các quốc gia Tây Phương.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Bây giờ Đông Âu đã được tự do, không có lý do chính đáng nào để tiếp tục phát thanh hàng ngàn giờ mỗi tuần vào các nước Đông Âu và Cộng Hòa Sô Viết cũ, trong khi chỉ phát thanh vào Đông Dương vỏn vẹn có 35 tiếng đồng hồ. Trong hoàn cảnh ngân sách bị eo hẹp hiện nay, chúng ta cần phải xử dụng đồng tiền vào những công việc lợi ích thiết thực nhất. Chúng ta nên chuyển một phần ngân khoản 198 triệu Mỹ kim của Đài Âu Châu Tự Do để tài trợ cho Đài Á Châu Tự Do.

Thưa ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên,

Để kết luận, tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng khí giới mạnh mẽ nhất của kho vũ khí Hoa Kỳ đó là sức mạnh lý tưởng tự do dân chủ của nước Mỹ.
 
Ronald Reagan thường hay nói về "Thành Trì Sáng Ngời," và mặc dù đặc tính này bị chế nhạo bởi một số cấp tiến, tôi có thể đảm bảo với quý vị rằng đó là quan điểm của Mỹ trong suốt phần lớn thế giới. 

Sức mạnh lý tưởng tự do dân chủ của nước Mỹ sẽ thắng, nhưng chỉ khi nào nó được đem ra thi thố. Không có Đài Á Châu Tự Do, các vùng đất này sẽ bị bọn bạo quyền cộng sản và độc tài khống chế. Chúng ta không thể để điều này xảy ra.

Xin cám ơn ông Chủ Tịch và quý vị Ủy Viên. Tôi xin ngừng ở đây và sẵn sàng trả lời những câu hỏi của quý vị.

Hình dưới: Năm 1991, Ngô Kỷ (trái) và hai đồng hương được Ùy Ban Nghiên Cứu
Thiết Lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia của Tổng Thống George Bush mời ra
điều trần để lên tiếng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ việc thiết lập Đài Á Châu
Tự Do - Radio Free Asia. May mắn là nguyện vọng của người cộng đồng Việt 
chống cộng thành công, và Đài Á Châu Tự Do đã được thiết lập trên 20 năm nay.
 
 photo 1ac43_zpsbfe6c21d.jpg
 photo 1ac15_zpse3e13393.jpg
 photo
1ac18_zps10c1f726.jpg

Hình dưới: Dân Biểu Liên Bang Ed Royce và Ngô Kỷ trả lời phỏng vấn của ký giả
hãng thông tấn AP. 

Vào nhiệm khóa thứ 113 Quốc Hội Mỹ, tức hiện tại Dân Biểu Ed Royce đảm
nhận chức Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ, một trong những 
chức vụ hàng đầu và rất quan trọng trong vấn đề đối ngoại với thế giới, kể cả Việt Nam.

Dân Biểu Ed Royce đại diện cho địa hạt 39, gồm các thành phố Nam Cali trong các 
quận Orange, Los Angeles, và San Bernardino. Dân Biểu Ed Royce là "linh hồn" trong
việc ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập và duy trì Đài Á Châu Tự Do.

 photo 1ac7_zps25227b19.jpg

Hình dưới: Dân Biểu Ed Royce cùng phu nhân và Ngô Kỷ tại đại hội.

 photo 1ac13_zpsacf2e4f7.jpg

Hình dưới: Logo trang nhà của đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia bây giờ

 photo 1rfa2_zps483a5b1f.jpg

Các trang dưới: Bản Kiến Nghị Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt được Ngô Kỷ trao tận tay cho Tổng Thống George Bush (cha) năm 1992. Gồm 16 trang, chứa nội dungchống đối bang giao với cộng sản Việt Nam, lên án cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cứu giúp Thuyền Nhân Tỵ Nạn, gia tăng tiếp nhận các Cựu Tù Nhân Chính Trị (H.O) được định cư vào Mỹ, và yêu cầuchính phủ Mỹ cho phép thiết lập Đài Á Châu Tự Do - Radio Free Asia.

Đặc biệt trong trang số 5,6,7 Ngô Kỷ có đính kèm theo Bản Kiên Nghị bài viết của cố Tổng Thống Richard Nixon viết trên báo Los Angeles 1992 với đề tài "Hoa Kỳ có bổn phận lương tâm cứng rắn với Hà Nội." (America Has A Moral Duty To Play Hardball With Hanoi) 



 photo r212.jpg
 photo
r413.jpg
 photo r415.jpg
 photo
r417.jpg

 photo r419.jpg

 photo r421.jpg
 photo r424.jpg

photo r427.jpg
 photo r429.jpg
 photo r432.jpg

photo r442.jpg
 photo r444.jpg
 photo r446.jpg
 photo r451.jpg
 photo r457.jpg
 photo 1nq3_zps0f780f2d.jpg


YOUTUBE: Sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam, trình bày lý do đưa đến sự sụp đổ miền Nam Việt Nam. Dài 5 phút 45 giây








Một số hình ảnh về các cuộc gặp gỡ giữa hai vị Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu và Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon tại Việt Nam và tại Mỹ:






Mời đọc một số bài viết liên quan đến sự sụp đổ miền Nam Việt Nam:


http://www.danchimviet.info/archives/60687/si%E1%BA%BFt-c%E1%BB%95-mi%E1%BB%81n-nam/2012/06

Siết cổ miền Nam
Khúc quành cuộc chiến
Kissinger nói về việc Quốc hội Mỹ bỏ rơi miền nam Việt Nam trong Years of Renewal, trang 479. Ông đã dùng từ ngữ gợi hình “siết cổ” và cho biết Tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng, người chỉ huy giai đoạn Tổng tấn công cuối cùng tại miền nam VN kể lại họ đã đưa một khối lượng lớn xe tăng, thiết giáp, hỏa tiễn, đại bác, phòng không vào Nam. Sự vận chuyển dễ dàng nhờ hệ thống đường xâm nhập chằng chịt, kỳ diệu mà Dũng ví như những sợi dây thừng to quấn quanh cổ, chân, tay của con quỉ từng ngày một, đợi lệnh xiết chặt kết liễu đời nó.
Ông cũng nói trong khi miền nam VN dần dần bị siết cổ, Hoa Thịnh Đốn không để ý tới nó vì chia rẽ nội bộ. Nhưng hơn bao giờ hết Hoa Thịnh Đốn đã chán vấn đề VN (Washington had grown tired of Vietnam). Trang 471, Kissinger nói Quốc hội cắt giảm viện trợ cho miền nam VN từ 1973 mỗi năm khoảng 50%, trong khi Hà Nội gia tăng xâm nhập cùng với xe tăng đại bác vào miền nam VN sau ngày ký Hiệp định Paris. Hoa Kỳ đã xiết cổ miền nam VN và làm tê liệt khả năng tự vệ của họ. Người ta không lấy làm ngạc nhiên tấn thảm kịch kết thúc với toàn bộ quân đội BV tràn ngập miền nam VN trong khi Hoa Kỳ đứng nhìn, tê liệt vì chia rẽ nội bộ.
Như mọi người đều biết, sau Hiệp định Paris Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự VNCH dần dần khiến cho khả năng tự vệ của ta không còn và sụp đổ vào ngày 30/4/1975.
Ngược dòng thời gian, trận Mậu Thân 1968 trở thành một khúc quành quan trọng của cuộc chiến tranh VN cũng như cho cả Đông Dương. Mặc dù miền nam thắng lớn về quân sự, tài liệu Bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH cho biết BV đưa vào tổng cộng 84 ngàn cán binh vào trận đánh, 58 ngàn người bị giết, hơn 9 ngàn bị bắt, chạy thoát 16 ngàn tên, chưa tới 20%, tổn thất CS gấp hơn mười lần VNCH, cơ sở nằm vùng bị bại lộ. Tuy nhiên CSBV lại thắng lớn về chính trị, họ được món quà vô giá: Mẫu thân đã đẩy mạnh phong trào phản chiến lên cao, người Mỹ không còn ủng hộ cuộc chiến VN. Cuộc Tổng công kích đã khiến cho nhóm nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ đề nghị hạn chế can thiệp vào VN để thay thế bằng VN hóa chiến tranh.
Nhiều nhà bình luận phía Mỹ cũng như VN đã nhìn nhận trận Mậu Thân đã khởi đầu một khúc quành bi đát cho số phận miền Nam. Phong trào phản chiến càng lên cao dữ dội hơn, hành pháp đã nghĩ tới hoà giải, Việt Nam hóa chiến tranh, rút quân về nước. … Hiển nhiên giới lãnh đạo Hà Nội đã đạt được một chiến thắng vô giá mà họ không dự định. Chúng ta đánh thắng một trận lớn nhưng ta thua cuộc chiến.
Trang 88 No More Vietnams, Nixon cho biết người dân Mỹ đã dành cho Johnson một khoảng thời gian nhất định để thắng CS tại Việt Nam. Gần bốn năm trôi qua, trận Mậu thân tháng 2/1968 đã khiến cho họ không còn kiên nhẫn vì quá mệt mỏi, người ta không cho chính phủ thêm thời gian để giải quyết cuộc chiến mà họ chỉ muốn rút bỏ Đông Dương.
Năm 1965, thời cao điểm của thuyết Domino, theo thăm dò gần 80% người dân Mỹ, các Thượng nghị sĩ, Dân biểu thế lực đều ủng hộ chính phủ đưa quân vào để cứu miền nam VN. Nhưng sau bốn năm, mặc dù quân tham chiến đã tăng hàng năm: 1965 có184,000 người, năm 1966 lên 385,000 người, năm 1967 lên 485,000 người, năm 1968 lên tới đỉnh cao 536,000 người.
Từ 1965 tới 1968, Johnson và Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã không thắng được CS, số lính Mỹ bị giết ngày một tăng từ 1,863 người năm 1965 lên 6,143 người năm 1966 và 11,115 người năm 1967…Người dân không còn tin vào thuyết Domino như trước. Khi ủng hộ chính phủ đưa quân cứu miền nam VN người ta nghĩ nó sẽ được cứu với cái giá “vừa phải”, nay nó đã bị vượt quá lên trên 500 ngàn quân thì số người ủng hộ tụt thang nhanh chóng.
Sau trận Mậu Thân tháng 2/1968 số người chống chiến tranh tăng vọt, ngược lại số ủng hộ tụt thang nhanh chóng, người ta không còn tin chính phủ có thể thắng được cuộc chiến tranh Đông Dương. Từ cuối 1965 tới cuối 1966 số người ủng hộ giảm từ 61% xuống còn 51%, từ đầu 1967 tới cuối 1967 giảm từ 52% xuống còn 45%, từ đầu 1968 tới tháng 10/1968 giảm từ 42% xuống còn 37%. Những người chống chiến tranh cực đoan đã hô to những khẩu hiệu “Phải rút ra khỏi Đông Dương, Việt Nam ngay”
Những sợi dây thừng
TT Nixon (No More Vietnams trang 152) cho biết suốt mấy năm đàm phán CS Hà nội đòi những khoản chính như Mỹ rút đơn phương, thành lập chính phủ Liên hiệp, TT Thiệu phải từ chức, Mỹ cắt viện trợ quân sự kinh tế cho VNCH.
TT Nixon cũng cho biết:
Từ năm 1969 chúng tôi đã phải đương đầu với nguy cơ Quốc Hội ra luật chấm dứt chiến tranh. Các Thượng nghị sĩ và dân biểu phản chiến đang làm luật bắt chúng tôi rút hết quân để đổi lấy tù binh. Năm 1972 Thượng Viện đã thông qua dự luật này, tại Hạ viện số phiếu gần đủ. Chúng tôi đã tránh cho dự luật không thành hình vì đã tuyên bố rút quân nên khiến những người ủng hộ cuộc chiến đã thay đổi tình hình vì thấy rõ chính phủ đang dần dần chấm dứt sụ can thiệp- (No More Vietnams trang 142)
(Since 1969, we had been faced with the danger of Congress legislating an end to our involvement. Antiwar Senators and Congressmen had been introducing resolutions to force us to trade a total withdrawal of our troops for the return of our POWs. By 1972, the Senate was regularly passing these measures, and the votes in the House were getting close. We were able to prevent the passage of these bills only because our withdrawal announcements provided those whose support for the war was wavering with tangible evidence that our involvement was winding down – Page 142).
Khi Quốc Hội ra luật chấm dứt chiến tranh có nghĩa là họ thỏa mãn hai yêu cầu của BV: rút quân về nước, cắt viện trợ quân sự kinh tế VNCH. Khi bị cắt viện trợ quân sự miền Nam sẽ sụp đổ rất nhanh. Tại Hoa Thịnh Đốn, ngày 2/1/1973 Ủy ban bầu cử Dân Chủ tại Hạ viện bỏ phiếu nội bộ với 154 phiếu thuận và 75 chống để cắt hết viện trợ Đông Dương để lấy về tù binh và rút hết quân về nước. Sau này Kissinger viết Quốc hội đe dọa bỏ rơi đồng minh ở Đông Dương. Quốc hội khóa 93 dự định họp hôm sau để ra quyết định ngay sau khi ép Tổng thống Mỹ chấm dứt tất cả mọi hoạt động quân sự tại tại nam VN. Ngày 4/1 Ủy ban bầu cử Dân chủ Thượng viện thông qua nội bộ dự luật giống như tại Hạ Viện với 36 phiếu thuận, 12 phiếu chống. Dự luật chấm dứt chiến tranh đang tiến hành (Larry Berman No Peace No Honor trang 221)
Như vậy những năm 69, 72… Quốc hội đã ra luật hoặc dự định ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ miền nam VN để đổi lấy 580 tù binh còn bị Hà Nội giam giữ . Cuối tháng 11/1972, Tòa Bạch Ốc tiếp ông Nguyễn Phú Đức đại điện TT Thiệu, Nixon nói cho NP Đức biết ông đã bị các vị trưởng ban Thượng viện gồm John Stennis, Barry Goldwater và Gerald Ford … lưu ý nếu miền nam VN gây trở ngại hòa đàm, Quốc hội sẽ ra luật đổi lấy tù binh bằng rút hết quân, cắt viện trợ VNCH với tỷ lệ phiếu 2-1 tại Hạ Viện (Sách đã dẫn, trang 200).
Tiến sĩ Kissinger và Tướng Haig đã nhiều lần nhắc nhở ông Thiệu coi chừng nếu không chấp nhận Hiệp định miền nam VN sẽ bị Quốc Hội cắt viện trợ để đổi tù binh. Như vậy chủ trương cắt viện trợ quân sự miền nam VN đã manh nha từ 1969, 1972 không phải tới 1974, 1975 sau này họ mới siết cổ miền nam. Nixon kể lại (No More Vietnams, trang 169-70) đầu tháng giêng 1973 ông được biết Quốc hội sẵn sàng bỏ phiếu chấm dứt chiến tranh nếu Hành pháp không ký được Hiệp định ngưng bắn, các phụ tá của ông tiên đoán sẽ có thử thách lớn nếu Quốc Hội nhóm họp trở lại . Ngày 12/1/1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với tỷ lệ 154 thuận, 75 chống để cắt hết viện trợ mọi hoạt động quân sự ở Đông Dương sau khi rút quân và lấy tù binh về. Nixon cho đấy là một cách đầu hàng hèn hạ nhất đối với những nhu cầu cấp thiết nhất của BV.
Khi Hiệp định chưa thành hình, Quốc hội không cắt viện trợ Đông Dương và VNCH vì sợ ảnh hưởng tới sinh mạng của lính Mỹ còn đóng tại đây, nhưng sau khi ký Hiệp Định, họ trở mặt rất nhanh và bắt đầu xiết cổ miền nam VN từ từ. Hạ Viện Mỹ 1972 Dân chủ chiếm đa số 242 ghế, Cộng Hòa 192 ghế, đảng nọ phá đảng kia, Dân Chủ chống đối chiến tranh VN rất mạnh, nó nắm giữ túi tiền, họ nắm đằng chuôi. Trước hết họ cắt giảm quân viện xương tủy mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471).
Tại Hạ viện những năm 1968, 1970, 1972 đảng Dân chủ luôn chiếm đa số
Năm 1968 Dân chủ 243 ghế (55.9%), Cộng Hòa 192 ghế (44.1%)
Năm 1970 Dân chủ 255 ghế (58.6%), Cộng Hòa 180 ghế (41.4%).
Năm 1972 Dân chủ 242 ghế (55.6%), Cộng Hòa 192 ghế (44.2%)
Dân chủ có chính sách đối lập với Cộng Hòa hiện đang làm chủ Tòa Bạch Ốc từ năm 1969, họ chống chiến tranh ngày càng mạnh hơn và được phong trào phản chiến ủng hộ rất nhiều.
Chính phủ Nixon ngày một yếu hơn vì bị Quốc hội chống đối, theo Kissinger (Years of Renewal trang 469) Nixon cho đường lối Dân chủ lật đỏ chính phủ đồng minh là không có đạo đức trong khi phong trào phản chiến cho Nixon là trở ngại hòa bình.
Trước ngày 27/1/1973, Nixon nghĩ nếu ông mang lại hòa bình, đem quân về nước và lấy lại được tù binh thì phong trào phản chiến sẽ không chống đối. Trái với niềm mong đợi, sau khi ký Hiệp định họ lại chống đối mạnh hơn trước
(I thought their opposition to our policy would end with the war end. Instead, it increased- No More Vietnams, p. 182).
Hết chống chiến tranh nay họ quay ra chống thi hành cưỡng bách Hiệp định và chống Nixon qua vụ Watergate, ông thú nhận ngay từ năm 1973 bị bất lực trước áp lực của Quốc hội
Khả năng trừng phạt Bắc Việt tiêu tan thành mây khói cuối tháng tư 1973. Không phải tôi nản chí, tôi muốn trả đũa, nhưng sự ủng hộ của quốc hội ngày một yếu. Mỗi lần tôi đề cập tới trả đũa thì một làn sóng phản đối nổi lên tại Quốc hội, mỗi lần nhắc lại thì họ còn phản đối mạnh hơn nữa.
Tháng 5, tôi không còn đủ khả năng kiếm đủ số phiếu để yểm trợ cho những lời hăm doạ của tôi bằng vũ lực và Quốc hội trong bất cứ trường hợp nào đã tước đoạt quyền hạn để hành động của tôi.”
No More Vietnams, trang 178
Từ tháng 4/1973 vụ Watergate ngày càng nặng hơn, Quốc hội thù nghịch, phong trào phản chiến, đảng Dân chủ…đều nhận thức Nixon là trở ngại cho hòa bình mặc dù đã ký kết Hiệp định. Họ thừa biết Nixon và Kissinger đã chuẩn bị kế hoạch đối phó với sự vi phạm của Hà Nội, sẽ trả đũa nặng nề bằng sức mạnh của không lực Mỹ cũng như sự tiếp tục ủng hộ giúp đỡ Đông Dương . Nếu còn Nixon thì không thể có hòa bình thực sự.
Hòa bình theo chủ trương của Dân chủ, của Quốc hội thù nghịch và phong trào phản chiến có nghĩa là chấm dứt mọi sự yểm trợ quân sự cho Đông Dương bao gồm cắt viện trợ, không cưỡng bách thi hành Hiệp định. Rõ ràng là đường lối của họ bỏ rơi Đông Dương đấu hàng Cộng Sản như Kissinger nói trong Years of Renewal, trang 471
“Không trừng phạt vi phạm thì thỏa hiệp ngưng bắn chỉ là đầu hàng trá hình
(Without a penalty for violations, a cease-fire turns into a subterfuge for surrender)”
Nixon cũng nói tương tự
Ngày 2 /1/1973 khối Dân chủ Hạ viện bầu nội bộ với tỷ lệ 154-75 để cắt hêt viện trợ cho mọi hoạt động quân sự ở Đông Dương vừa khi đã đưa quân về nước và lấy lại tù binh. Đó có thể là cách đầu hàng hèn hạ nhất đối với nhu cầu cấp thiết nhất của BV. Hai ngày sau, bầu cử nội bộ Dân Chủ Thượng Viện cũng thông qua dự luật tương tự tỷ lệ 36-12”
No More Vietnams trang 168
Tháng 6/1973 Quốc hội từ chối cấp ngân khoản cho Nixon mở chiến dịch oanh tạc Khmer đỏ để yểm trợ chính quyền Lon Nol, họ còn bắt đầu soạn tu chính án cấm mọi ngân khoản dành cho việc xử dụng không quân cũng như các hoạt động quân sự khác tại Đông Dương. Nixon miễn cưỡng phải ký thành luật ngày 30/6, có hiệu lực ngày 15/8/1973. Theo đó nay không còn ngân khoản nào dùng trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động quân sự tại Mên, Lào, Bắc và Nam VN hay ngoài khơi Mên, Lào, Bắc, Nam VN. Nixon coi như thực sự không còn quyền hạn để gìn giữ hoà bình tại VN.
Ngoài ra tháng 11/1973 Quốc hội lại ban hành luật War Powers Act, tên chính thức là War Powers Resolution để hạn chế quyền Tổng thống, nó qui định Tổng thống phải tham khảo ý kiến Quốc hội trước khi tham chiến.
Trong vụ đặt máy nghe lén đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate Nixon bị báo chí, Quốc hội chống đối dữ dội. Giữa năm 1974 Hạ viện ra những điều khoản để tố cáo, đàn hạch Tổng thống như cản trổ Công lý, lạm dụng Quyền lực. Ngày 8/8/1974, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ Tổng thống Richard Nixon tuyên bố từ chức.
Vụ tai tiếng Watergate đã mang lại thắng lớn cho đảng Dân chủ tại cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4/1/1974, họ lấy thêm được 49 ghế, trong đó 48 ghế là của đảng Cộng Hòa và làm tăng thêm khối đa số của họ lên hơn hai phần ba tổng số Hạ Viện.
Nay Dân chủ tại Hạ Viện chiếm 291 ghế hay 66.9%, Cộng Hòa chỉ còn 144 ghế hay 33.1%. Cuộc bầu cử này chính là bản án tử hình cho miền nam VN, cho cả Đông Dương. Những đảng viên Dân chủ mới vào Hạ Viện kỳ này đại đa số chống chiến tranh Đông Dương hăng hái.
Kissinger nói.
“Một sự thúc đẩy mới thêm vào khi đảng Dân chủ thắng lớn trong kỳ bầu cử Hạ Viện 1974. Nó đã mang một khối những dân biếu mới tới Hoa Thịnh Đốn mà Lịch Chính Trị Mỹ 1978, The Almanac of of American Politics, 1978 đã coi nó như một khu vực chính trị trong đó việc chống chiến tranh Việt Nam là động cơ áp đảo nhất.
Chỉ mới hai năm trước trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972, George McGovern đã bị đại bại trong khi đối thủ thắng cử lớn thứ nhì trong lịch sử Mỹ về vấn đề Vietnam. Trong cuộc bầu cử 1974, những người ủng hộ xa xưa của ông nay đạt thắng lợi trong vấn đề Watergate và xuất hiện trên một vị thế để đảo ngược quyết định về Vietnam của những cử tri trước đây”
Years of Renewal, trang 479
Sự thất bại nhục nhã của Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 đã khiến họ vô cùng cay đắng. Nixon thắng 66.7% số phiếu phổ thông, hơn McGovern 18 triệu phiếu . Cộng hòa đã thắng tại 49 tiểu bang, điểm cử tri đoàn là 520 so với 17 của Dân chủ. Nixon đã đem quân về nước, lấy tù binh, không bỏ rơi đồng minh, hòa được với Nga, bang giao với Trung Cộng…
Sau khi thắng lợi qua Watergate, đánh đổ chính phủ Nixon, đảng Dân chủ thừa thắng tiến lên dành thắng lợi mới trong cuộc bầu cử Hạ Viện và có thừa điều kiện để trả thù Cộng hòa về vấn đề Việt Nam. Họ đi ngược lại hoàn toàn chính sách của Nixon, chống chiến tranh Việt Nam tới cùng, xiết cổ đồng minh dần dần không thương tiếc.
Hậu quả của cắt giảm viện trợ khiến cho Quân đội VNCH lâm vào tình trạng thiếu thốn tiếp liệu đạn dược. Ông Cao Văn Viên trong Những Ngày Cuối VNCH trang 86, 87 cho biết không quân phải giải tán 200 phi cơ các loại chiến đấu, vận tải, thám thính…nay chỉ cung ứng 50% yểm trợ hỏa lực so với giai đoạn 1973-1974. Trực thăng vận bị cắt giảm 70%, các hoạt động hải quân bị cắt giảm 50%, tại sông ngòi chỉ còn 28%, giải tán 600 giang thuyền. Từ trang 89 tới trang 94 tác giả đề cập vấn đề đạn dược tiếp liệu, từ tháng 8/1974 tới tháng 2/1975 quân đội chỉ sử dụng 19,808 tấn đạn hàng tháng chỉ bằng 27% so với 73,356 tấn dùng hàng tháng trong thời gian trước đó. Hỏa lực đã giảm 70%, trang 92 tác giả cho biết đạn tồn kho các loại súng tháng 2/1975 chỉ còn đủ xài cho một tháng.
Cuối 1974 sau trận Thượng Đức, một sĩ quan cao cấp quân đội BV cho biết quân đội miên Nam đã suy yếu rõ rệt, thiếu phi cơ vận chuyển, sĩ quan này cho biết CSBV nay mạnh hơn đối phương. Hà Nội phân tích về hậu quả của cắt giảm quân viện tại miền nam VN.
Theo Kissinger tháng 1/1975 báo Học tập cùa CS viết.
Hỏa lực và sự di động của quân Ngụy giảm mạnh trong quí ba 1974, hỏa lực pháo binh hàng tháng của quân Ngụy giảm ba phần tư (3/4) so với 1973. Số phi vụ chiến thuật hàng ngày của Ngụy giảm chỉ còn một phần năm (1/5) so với năm 1972. Số máy bay Ngụy so với thời ký chiến tranh trước đây giảm 70%, trực thăng giảm 80%…Kho bom đạn Ngụy giảm mạnh và gặp nhiều khó khăn về tiếp liệu, bảo trì, sửa chữa các loại máy bay, xe tăng, tầu thuyền, vũ khí nặng
Years of Renewal, trang 480
Dưới thời TT Nixon, chính phủ đã đề nghị Quốc hội cấp 1 tỷ 4 viện trợ quân sự cho miền nam VN, Ủy ban quốc phòng Thượng viện do Nghị sĩ John Stennis làm chủ tịch cắt bớt còn 1 tỷ, nay dưới thời TT Ford Ủy ban chuẩn chi Thượng viện do Nghị sĩ John McClellan làm chủ tịch cắt 300 triệu còn 700 triệu (Years of Renewal trang 472).
Vài tuần sau khi Ford lên nhậm chức thay Nixon, ông Thiệu cử Tổng trưởng ngoại giao Vương Văn Bắc đi Hoa Kỳ hạ tuần tháng 9/1974 để vận động xin 300 triệu quân viện bổ túc để phục hồi 1 tỷ như cựu TT Nixon đã ký trước đây.
Ngày13/12/1974 Cộng quân mở cuộc tấn công qui mô Phước Long tới ngày 7/1/1975 họ làm chủ hoàn toàn thị xã. Mấy tuần sau, ngày 24 và 25 tháng 1/1975 TT Thiệu gửi hai bức thư cho TT Ford phản đối CSBV tấn công chiếm Phước Long vi phạm trắng trợn Hiệp định Paris. Ông Thiệu diễn tả cuộc tấn công này của địch rất qui mô hùng hậu bằng hỏa lực mạnh và thiết giáp. Trái lại quân đội miền nam VN đã phải đếm từng viên đạn pháo để tiết kiệm để còn đạn sử dụng.
(He described the intensity of the North Vietnamese attacks, backed by the “massive application of fire power and armor”. By contrast, the South Vietnamese troops “had to count every single shell they fired in order to make the ammunition last” – Years of Renewal, p. 490)”.
Mặc dù ban tham mưu tòa Bạch Ốc chống đối việc xin viện trợ này nhưng TT Ford và Kissinger vẫn tiếp tục chính sách của Nixon ủng hộ đồng minh VNCH. Theo lời kể của Kissinger trang 490 sách kể trên, bức thư của ông Thiệu đã khiến TT Ford vượt qua chống đối của ban Tham mưu, ông đã họp với các vị Trưởng ban Quốc hội ngày 28/1/1975 cho họ biết BV nay rất mạnh trong khi miền nam VN thiếu thốn nhiều về đạn dược tiếp liệu. Ông nói cho Quốc hội biết ông đã nói với VNCH nước Mỹ chỉ có thể gửi các phương tiện chiến đấu để họ tự vệ như đã ghi trong Hiệp định.
TT Ford cũng cho Nội các và nhiều viên chức thân cận biết đã lập hồ sơ đưa Hạ Viện để xin quân viện bổ túc cho Đông Dương, ông cho biết chính phủ Hoa Kỳ mạnh dạn yểm trợ yêu cầu này. Ford cũng yêu cầu các cộng sự viên của ông hãy ủng hộ khoản viện trợ này vì nó là vấn đề sinh tử và hợp lý .
Với các vị trưởng ban tại Quốc hội, Hành pháp nhấn mạnh nếu ta không làm đầy đủ thì coi như chẳng làm gì cả. Chẳng lẽ ta từ bỏ tất cả những hy sinh ta đã làm trước đây, ta đã hy sinh hơn 55 ngàn người, hy sinh tiền của để rồi không cấp đủ phương tiện cho họ tự vệ. VNCH đồng ý chiến đâu một mình trên căn bản ta cung cấp cho họ phương tiện chiến đấu, họ vẫn còn cơ hội, họ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.
Lá bài duy nhất để cứu miền nam là xin viện trợ bổ túc nếu không Sài Gòn sẽ sụp đổ, nhưng nếu viện trợ bổ túc kéo dài cũng không cứu vãn tình hình được. Ai cũng biết con số 300 triệu không đủ nhưng nó tránh được các thủ tục vì nay chỉ xin lại khoản đã bị Ủy ban chuẩn chi Hạ viện cắt mà thôi.
Quốc hội lãnh đạm với những lời kêu gọi của TT Ford do Kissinger biên soạn. Thượng nghị sĩ trưởng khối đa số Mansfield giải thích rằng ông bỏ phiếu chống viện trợ vì bạn (tức lính chiến) của chúng ta hiện ở đây, không còn ở Á đông. Phát ngôn viên Hạ Viện Carl Albert trước đây hay ủng hộ chính phủ nay phát biểu:
“Tôi không nói tôi sẽ làm gì nhưng khi tất cả mọi người ở đây chống lại ông thì ông làm gì được?” (Years of Renewal trang 491).
Thượng nghị sĩ Jackson cho biết năm ngoái ông bỏ phiếu cắt 300 triệu này và năm nay ông không ủng hộ việc trả lại khoản này. Vấn đề cuộc chiến VN không thể giải quyết bằng cấp thêm 300 triệu về đạn dược.
Hố cách biệt giữa Quốc Hội và Hành pháp khó mà bắc cầu qua được. Khoản viện trợ này cần phải được chấp thuận từ tháng 3/1975, chậm trễ sẽ khiến Quân đội VNCH mất tinh thần vì thiếu thốn tiếp liệu đạn dược, tử thương lên cao. Khi Quốc hội tỏ ra thờ ơ với khoản viện trợ bổ túc, Hà Nội biết là chắc ăn trong chiến dịch tổng tấn công sắp tới. Quốc hội càng xa lánh VN, Sài Gòn ngày càng mất tinh thần, Sài Gòn càng yếu thì Quốc hội càng chống đối và nhấn mạnh ở việc chấm dứt chiến tranh, đó là cách nói bóng bẩy thực ra chỉ là “xiết cổ đồng minh” của chúng ta.
(the more congressional oppposition insisted on the need to “end the war” – its euphemism for strangling our allies – Sách kể trên, trang 493).
Những người chống viện trợ nói chính phủ tìm giải pháp chính trị hơn là quân sự nhưng thực tế cho thấy Hà Nội không bao giờ đếm xỉa tới ngoại giao mà chỉ có quân sự, nếu ta không có sức mạnh thì không thương thuyết gì với họ được. Trong khi Hà Nội chọn giải pháp chiến thắng quân sự tại miền nam, Hoa Thịnh Đốn vẫn bàn vu vơ về số tiền viện trợ 700 triệu cho VNCH, thật ra nó chỉ bằng 1/4 của năm 1973.
Ngày 20/1/1974 Bullington, viên chức ngoại giao đặc trách về VN sau khi viếng Sài Gòn cho biết 300 triệu không thấm gì, không đủ thay thế sửa chữa các cơ phận. Nếu không được cấp thêm thì miền nam không hy vọng tồn tại. Theo Kissinger khi Hà Nội tấn công Phước Long ồ ạt, Quốc hội không tỏ phản ứng, không thấy họ tỏ sự quan tâm nào về viện trợ bổ túc cũng như một hình thức giúp đỡ nào, Kissinger cũng cho biết may mà có người trong hành pháp chia xẻ quan điểm cơ bản với ông, người đó chính là TT Ford, rút lại chỉ còn Ford và Kissinger còn nghĩ tới việc yểm trợ đồng minh.
Dưới áp lực truyền thông và Ban Tham mưu khuyên nên từ bỏ VN và từ bỏ Kissinger. Ford bị các đồng viện cũ từ chối ủng hộ nhưng ông vẫn bình tĩnh và kiên quyết nhưng cả hai Ford và Kissinger đều bất lực để ngăn cản bước tiến của CSBV. Hành pháp gửi văn thư kêu gọi Moscow, Bắc Kinh, Hội đồng Bảo an và phản đối với 11 phe, nước đã ký bảo đảm Hiệp định Paris nhưng không có hiệu quả gì. Chính phủ gửi thư cho những nước tham dự hòa đàm không phải VN và bốn nước trong Ủy ban quân sự bốn bên kiểm soát đình chiến Canada, Hungary, Ba Lan, Nam Dương nhưng chỉ được vài nơi trả lời mơ hồ, họ chán chiến tranh VN, đa số thầm lặng.
Những người lớn tiếng to mồm tại Quốc hội và giới truyền thông tạo ra cuộc tranh luận và chống đối dữ dội những ý kiến đối lập. Họ chống liên hệ, chống giúp đỡ đồng minh VN, cuộc chống đối lên tới đỉnh cao, họ mở chiến dịch qui mô chống lại việc cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương Việt, Mên Lào. Số báo Los Angeles Times ngày 6 tháng 3/1975 không những kêu gọi bỏ viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ thật nhiều số viện trợ 700 triệu đã được chấp thuận từ trước.
Họ lý luận ta cần phải đặt mức độ viện trợ cho miền nam VN để khuyến khích Nguyễn Văn thiệu theo đường lối chính trị hòa giải và nhân nhượng chứ không phải để khuyến khích ông ta củng cố chế độ cá nhân của ông ấy.
Họ ngụy biện cho việc xiết cổ đồng minh đang cần giúp đỡ.
Quốc hội Mỹ trì hoãn viện trợ, thượng nghị sĩ Humphrey đề nghị cử một phái đoàn Quốc hội đi thăm Sài Gòn để được trợ giúp chính xác hơn , thực ra họ để cho Sài Gòn từ từ tắt thở. TT Ford ngờ vực đó chỉ là cách từ chối khéo. Cuối cùng một thượng nghị sĩ và bẩy dân biểu tới Sài gòn quan sát vào đầu tháng 3/1975 nói là để thẩm định tình hình trước khi khi quyết định bỏ phiếu, sự thực họ chỉ làm mất thì giờ vô ích trong khi VNCH đang ngắc ngoải. Họ rời Sài Gòn thì Cộng quân tấn công Ban Mê Thuột ngày 10/3, mấy ngày sau 13/3 khi BV chiếm được Ban Mê Thuột, Quốc hội Mỹ mà đa số là Dân chủ phản chiến đã chống mọi hình thức viện trợ cho miền nam VN.
Một ngày sau khi mất Ban Mê Thuột, TT Thiệu bay ra Cam Ranh họp các Tướng Cao Văn Viên, Trân Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Phạm Văn Phú để bàn kế hoạch triệt thoái Cao nguyên rút về Tuy Hòa theo đường số 7. Cuộc triệt thoái bị Cộng quân truy kích gây thiệt hại nặng, tới cuối tháng 3/1975, một phần vì kế hoạch tái phối trí sai lầm của TT Thiệu, một phần vì hỏa lực yếu kém của VNCH do cắt giảm viện trợ đã khiến cho cả hai Quân khu tan rã trong vòng hai tuần lễ.
Siết chặt lần cuối cùng.
VNCH mất hai Quân khu Một và Hai, mất luôn hai Quân đoàn Một và Hai trong hai tuần lễ từ 14/3 tới 30/3/75. Ta mất 5 Sư đoàn bộ binh (22, 23, 1, 2, 3), 11 liên đoàn Biệt động quân, mất gần hết 2 Sư đoàn tổng trừ bị, vũ khí đạn dược coi như mất hết.
Kissinger và Ford đã cử Tướng Weyand, Tham mưu trưởng tới Sài Gòn để thẩm định tình hình quân sự trong một tuần kể từ 28/3/1975, ông trở lại Hoa Kỳ ngày 4/4/1975. Weyand đề nghị cho oanh tạc bằng B-52 trở lại và đồng thời xin viện trợ khẩn cấp722 triệu cho quân đội VNCH, điều xin tái oanh tạc sẽ trái luật, khoản viện trợ trên đây rất lớn trong khi kinh tế đang suy thoái và chỉ có một ít người tin là có thể giúp VNCH cầm cự được.
Tướng Weyand cũng như Kissinger dù không tin là Quốc hội có thể cấp cho khoản tiền lớn này nhưng cũng đề nghị TT Ford đưa ra Quốc Hội để giữ uy tín cho Hoa Kỳ trên thế giới, chứng tỏ Hoa Kỳ không bỏ rơi Đồng minh.
“Ít ngày sau dân biểu Whitten thuộc tiểu bang Mississipi đã hỏi Tướng Weyand
“Đề nghị của ông dựa trên cơ bản nào trừ việc chỉ làm cho có hình thức, khi chúng ta đều biết chắc là sắp thua rồi?.
Tướng Weyand trả lời: “Thưa ông, cái cách mà chúng ta làm hay cái hình thức như ông nói nó cũng quan trọng như thực chất của vấn đề vậy”
Walter Isaacson, Kissinger A Biography trang 641.
Kissinger phản đối đề nghị xin tái oanh tạc của Weyand vì sợ người dân chống đối, xuống đường biểu tình. Đa số cố vấn của TT Ford đều chống đối đề nghị xin viện trợ trước bầu không khí phản chiến của Lập pháp. Vả lại năm 1974, 1975 kinh tế Mỹ bị suy thoái nặng, tỷ lệ thất ghiệp cuối năm 1974 lên 7.1, đầu năm 1975 lên 8.1 càng khiến cho việc xin cấp viện trợ thật mong manh.
Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger cũng chống xin viện trợ, ông cho là tình hình miền nam VN nay không hy vọng gì. Kissinger đồng ý tình hình không thể cứu vãn nổi nhưng cho rằng đề nghị xin Quốc hội viện trợ 722 triệu là để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. Ford đồng ý mặc dù không nhiệt tâm lắm.
Ngày 10/4/1975 Ford ra Quốc hội xin 722 triệu, Kissinger soạn diễn văn cho Tổng thống, có ý chỉ trích Quốc hội đã hủy hoại Hiệp định Paris. Tại Quốc hội không khí tiếp đón lạnh nhạt, không có có ai vỗ tay. Khi Tổng thống ngỏ lời xin viện trợ thì có hai dân biểu Dân chủ bỏ ra khỏi phòng họp. Quốc hội lẫn người dân đều không ai còn muốn ủng hộ cuộc chiến tranh VN, chỉ có TT Ford và Tiến sĩ Kissinger là hai người cuối cùng của guồng máy chính quyền còn muốn cứu miền nam VN.
TT Ford yêu cầu Quốc hội chấp thuận ngân khoản 722 triệu và ấn định thời hạn 10 ngày để Quốc hội biểu quyết vì tình hình cấp bách của VNCH. Như Kissinger đã nói, việc đưa ra Quốc hội ngân khoản này chỉ để cứu vớt chút uy tín cho Hoa Kỳ, chứng tỏ cho thế giới biết người Mỹ vẫn hết lòng để cứu Đồng minh. Chính Kissinger cũng như Ford đều đã biết rõ thực trạng tình hình chống chiến tranh VN của Lập pháp.
Ngày 18/4/1975 ngân khoản viện trợ khẩn cấp 722 triệu Mỹ kim đã bị Quốc hội bác bỏ, Sư đoàn 18 rút bỏ Xuân lộc ngày 20/4. Hôm sau 21/4 /1975, TT Thiệu từ chức. Cộng quân dốc toàn lực gần 20 Sư đoàn bao vây Sài Gòn với hỏa lực áp đảo . Quân đội VNCH thiếu hụt nhân sự, đạn dược tiếp liệu kiệt quệ hầu như bất lực trước sức tấn công của địch và sụp đổ ngày 30/4/1975.
Nhiều người Mỹ và cả người Việt Quốc gia cho rằng TT Thiệu sai lầm trong kế hoạch tái phối trí lực lượng để mất miền Nam, thậm chí một vị Tổng thống Hoa Kỳ gần đây còn cho rằng VNCH thua trận vì họ không chịu đánh chỉ chờ Mỹ đánh dùm!! Sự sai lầm của ông Thiệu khiến nhiều người Mỹ nhân cơ hội đổ trách nhiệm cho miền Nam đã gây lên tấn thảm kịch 30/4/1975.
Nay sự thật đã rõ ràng, sự sai lầm của TT Thiệu chỉ là nguyên nhấn gần, thực ra như đã nói ở trên ngay từ 1969, 1972 Lập Pháp Mỹ đã quấn dây thừng định xiết cổ Đông Dương nhưng chưa thực hiện được. Dần dần đảng Dân chủ phản chiến ngày càng củng cố quyền lực tại Quốc hội, họ ngày càng thắt chặt sợi dây thừng quấn quanh chân tay, mình nạn nhân từ 1973 bằng biện pháp cắt giảm quân viện dần dần.
Theo bản tin của BBC.com ngày 10/5/2006 một buổi hội thảo qui mô tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Sài Gòn trong hai ngày 14 và 15/4/2006. Trong số các bài đọc ở hội thảo, tác giả Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng thuộc Viện Lịch sử Quân sự Cộng sản Việt Nam có bài tham luận về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến. Giai đoạn 1969-1972 BV được Nga, Trung Cộng viện trợ 684,666 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí, số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.
Theo Kissinger (Years of Renewal trang 481) CSBV đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Thàng 12/1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội. Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, sau đó Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng kế tiếp. Nga khuyến khích BV gây hấn.
Tại chính trường cũng như trên toàn nước Mỹ trước ngày TT Nixon từ chức 8/8/1974, số người ủng hộ cuộc chiến chỉ còn đếm trên đầu ngón tay ngoài Nixon, Kissinger và một vài một vài phụ tá thân cận. Vào những ngày cuối cùng của miền nam VN, khi mà người Mỹ đã chán ngấy cuộc chiến sa lầy, chỉ còn hai người có chút tình với sự tồn tại của người bạn đồng minh, quanh quẩn chỉ có Ford và Kissinger. Ngay cả Nội các, Cố vấn, Phụ tá… cũng đã can ngăn Tổng thống đừng dính dáng vào cuộc chiến VN.
Quốc hội đã biết rõ lực lượng CSBV rất hùng hậu nhưng họ vẫn cắt giảm viện trợ miền Nam cho tới khi bị đối phương đè bẹp. Những sợi dây thừng quấn quanh cổ miền nam VN từ 1973, 1974 không phải của Văn Tiến Dũng, của Hà Nội mà chính của Lập pháp Hoa Kỳ. Từ sau Hiệp định Paris, sợi dây thừng trói chân tay miền nam VN dần dần xiết chặt qua các đợt cắt giảm quân viện 1973, 1974, 1975, cuối cùng qua bác bỏ các khoản viện bổ túc tháng 3/1975, viện trợ khẩn cấp tháng 4/1975.
Khi ấy sợi dây thừng đã siết cổ xong nước Việt Nam Cộng Hòa
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
—————————————
Tài Liệu Tham Khảo
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam-The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams, Arbor House, New York 1985
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam, A History, A Penguin Books 1991
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006

 

THÁNG 4/1975 - MIỀN NAM SỤP ĐỔ
 Hai mươi bốn năm sau khi chiến tranh kết thúc, Kissinger viết.   
    “Lý tưởng đã đưa nước Mỹ vào Đông Dương và sự mệt nhoài khiến chúng ta phải rút ra ...
    … Đông Dương sụp đổ năm 1975 vẫn còn gợi  lại trong tôi những nỗi niềm u sầu khó tả. Nỗi buồn của tôi dành cho những kẻ nạn nhân bị bỏ rơi cũng bằng ngang với niềm ngậm ngùi của tôi dành cho nước Mỹ đã gây ra cho chính mình. (1)
     Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ này đã để lại cho hai nước đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều thiệt hại nặng, miền Nam bị mất về tay Cộng Sản, khoảng hai trăm ngàn binh sĩ tử trận. Hoa Kỳ với hơn 58 ngàn quân bị thiệt mạng, tốn kém nhiều trăm tỷ cũng như mất uy tín danh dự trên thế giới. Các phe đều thiệt hại lớn, miền Bắc được tiếng là chiến thắng nhưng đã phải trả cái giá quá đắt: hơn một triệu thanh niên phơi thây ngoài trận địa, hơn một triệu gia đình đau khổ, đất nước tan hoang vì bom đạn mà nhiều thập niên sau mới xây dựng lại được.
     Người Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương từ 1950 khi Trung Cộng viện trợ ồ ạt cho Việt Minh tại biên giới Việt - Hoa nhưng họ thực sự can thiệp vào VN khi đổ quân vào Đà Nẵng giữa năm 1965.
     TT Johnson được Quốc hội ủng hộ cho tăng quân đều hàng năm từ 184,300 người năm 1965 lên tới 536,100 năm 1968. Nhờ vậy miền nam VN đã được bình định. Mỹ oanh tạc BV từ 1964, có leo thang  nhưng hạn chế mục đích hăm dọa để Hà Nội phải đàm phán rút về Bắc. Phía CS tiếp tục cuộc chiến, họ đánh thí quân để đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ. Số lính Mỹ bị giết tăng dần, năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn.
     CS bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Năm 1968 phản chiến nói chung bất bạo động, năm sau 1969 khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học.
     Cuối 1965 tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh VN khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng 30% (2)
      TT Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử.  Năm 1969 ông bắt đầu cho rút quân, thực hiện VN hóa chiến tranh giúp VNCH hành quân sang Miên từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 để đánh vào hậu cần BV tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.
     Kế đó Nixon giúp miền nam VN mở hành quân tiến sang Hạ lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi gặp trở ngại, quân số lúc cao nhất là 17,000 người.
      BV phản công mạnh hơn ta tưởng, đồng thời VNCH thiếu yểm trợ không quân của bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, ta bị thiệt hại nặng lên tới 3,000; TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba ta rút lui về phía nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng.
      Nixon cho biết (3)  cuộc tấn công mục đích giảm áp lực địch để Hoa Kỳ rút quân mà VNCH vẫn còn tồn tại, Nixon dự trù tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn lính Mỹ còn ở VNCH.
      Tổng thống cử Kissinger, Phụ tá an ninh Quốc gia đàm phán với BV tại Paris. Cuộc hòa đàm bắt đầu từ tháng 5-1968 dưới thời Johnson, nhưng thực sự bắt đầu từ 1969 và do Kissinger  đi đêm với Lê Đức Thọ. Trong mấy năm liên tiếp phía BV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ. Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập  chính phủ ba thành phần, cắt viện trợ VNCH. Họ biết Hành pháp Mỹ bị Quốc hội và phản chiến chống đối nên lì ra không chịu ký.
     Cuối tháng 3-1972, khi Hoa Kỳ đã rút gần hết , Hà Nội đưa khoảng mười Sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại bác, phòng không tấn công VNCH dữ dội làm ba mũi dùi: tại Quảng Trị 6 Sư đoàn, tại Kontum 2 Sư đoàn và Bình Long 3 Sư đoàn . Hỏa lực Cộng quân rất hùng hậu khiến VNCH phải rút chạy tại nhiều nơi. TT Nixon cho mở lại cuộc oanh tạc, ông  dùng hỏa lực vũ bão đánh BV, trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất hạm đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc. Cuộc tấn công của Hà nội bị nghiền nát chấm dứt cuối tháng 9-1972, tổng cộng khoảng 100 ngàn cán binh bị giết , 75%  số xe tăng bị hủy hoại.
     Tại Hòa đàm Paris phần vì thấy Nixon qua thăm dò sẽ tái đắc cử Tống thống ngày 7-11-72, phần vì thất bại về quân sự nên BV đã chịu nhượng bộ rất nhiều trong phiên họp 9-10-1972. Họ không đòi lật đổ ông Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, cắt viện trợ VNCH…Kissinger và Lê Đức Thọ chuẩn  bị ký kết cuối tháng 10 nhưng VNCH chống đối bản Dự thảo, việc ký kết tháng 10 bất thành . Kissinger muốn ký kết trước bầu cử nhưng Nixon không cần vì theo thăm dò ông vượt đối thủ quá xa.
     Sang tháng 11, tháng 12 hòa đàm bế tắc phần vì do VNCH và  nhất là BV cố tình gây trở ngại, họ đoán Quốc hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên bỏ họp ngày 13-12. TT Nixon đã cho B-52 oanh tạc BV dữ dội suốt 12 đêm từ 18-12 cho tới cuối tháng khiến BV phải trở  lại bàn hội nghị. Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973,  các phe tham dự đều được chia phần: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng thống , chính phủ Cách mạng lâm  thời được coi là đảng phái chính trị của miền Nam.
     Bầu cử Tổng thống  7-11-1972 Nixon thắng 47 triệu phiếu phổ phông, 60.7% số phiếu bầu , hơn McGovern 18 triệu phiếu , thắng cử lớn nhất từ xưa  tới nay.  Nixon đã đem quân về nước, lấy lại tù binh, không bỏ đồng minh, hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng. Sau khi ngưng bắn, Quốc hội cắt giảm viện trợ cho VNCH dần dần : Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu. Năm 1972 đảng Dân chủ nắm 242 ghế hạ Viện, Cộng Hòa 192 ghế, Cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4-11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghế thành 291,  Cộng Hòa mất 48 ghế còn 144, Dân Chủ chiếm 60.7%  Hạ viện , Cộng Hòa 33.1%.
     Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự cho miền nam VN  như trên để bỏ rơi Đông Dương. Theo lới kể của Kissinger (4)) Hà Nội xây dựng hệ thống đường xâm nhập tổng cộng trên 20 ngàn km để vận chuyển  nhiều xe  tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không vào Nam. Văn Tiến Dũng nói hệ thống đường này như những sợi thừng ngày này qua ngày khác quấn quanh cổ, chân , tay con quỷ (VNCH) đợi lệnh xiết cổ cho nó chết.
     Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu vì bị cắt giảm viện trợ trong khi BV được Nga, Tầu tích cực giúp đỡ mở cuộc tấn công miền nam từ cuối năm 1974 tại Phước Long. TT Thiệu gửi thư cho TT Ford ngày 24 và 25 -1-1975 cho biết tình trạng thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, pháo thủ phải đếm từng viên đạn. Mặc dù Ford và Kissinger nỗ lực vận động tại Quốc hội để xin viện trợ bổ túc 300 triệu nhưng bị chống đối mạnh, họ tìm cách trì hoãn viện trợ cử  phái đoàn dân biểu sang Sài Gòn quan sát trong khi miền Nam đang sụp đổ dần dần
     Theo Kissinger đám người to mồm tại Quốc hội và truyền thông chống liên hệ giúp đỡ Sài Gòn, sự chống đối lên tới tột đỉnh khi họ mở chiến dịch chống cung cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương lâm nguy. Họ không bao giờ ý thức được việc làm tàn ác của mình, đối với họ chỉ có sinh mạng của người Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của nhân dân Đông Dương như cỏ rác không đáng cứu vớt. Trong số báo Los Angeles Times ngày 6-3-1975 kêu gọi bác bỏ khoản viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ viện trợ quân sự dưới mức 700 triệu dù đã được chấp thuận, những người này đã tiếp tay với Hà Nội xiết cổ VNCH.
      Tình hình quân sự miền nam VN vô cùng bi đát, pháo binh thì hết đạn, máy bay không còn xăng nhớt, các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….
      Ban Mê Thuột bị Cộng quân tràn ngập 13-3-1975, hai ngày sau, TT Thiệu hốt hoảng cho rút lui Quân đoàn II tại Kontum, Pleiku đưa tới sụp đổ cả hai Quân khu I và II trong vòng hai tuần lễ. Trận Long Khánh diễn ra ác liệt từ ngày 9 cho tới giữa tháng 4-1975,  
     Theo lời đề nghị của Kissinger ngày 10-4,  TT Ford ra trước Quốc hội đề nghị viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH nhưng bị bác bỏ ngày 18-4. Tại Long Khánh Trung Tướng Toàn cho lệnh rút ngày 20-4. CSBV hối hả chuyển  đại binh bao vây dứt điểm Sài Gòn, lực lượng BV vào khoảng 20 Sư đoàn trang bị đầy đủ trong khi Quân đội VNCH tại quân khu Ba chỉ có 3 Sư đoàn  thiếu thốn kiệt quệ mọi mặt, đạn chỉ đủ đánh trong hai tuần lễ.
     Ngày 21-4 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay được một tuần rồi bàn giao cho Tướng Dương văn Minh ngày 28-4 để hy vọng thương thuyết với BV. Ngay chiều hôm ấy năm máy bay Mỹ do CS lấy được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả Sài Gòn, tối ấy BV pháo 300 quả 130 ly vào phí trường Tân Nhất. Hà Nội từ chối đề nghị thương thuyết của Tướng Dương Văn Minh  và buộc phải đầu hàng. Sáng hôm sau tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đọc văn thư yêu cầu cơ quan DAO Hoa Kỳ rút lui trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tức thì trực thăng từ hạm đội số Bẩy bay ào ào vào Sài Gòn di tản.
      Tối 29-4 trong cơn khói lửa, ông Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm. 
   “Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới” 
     Dưới đây là đoạn phim thể hiện cảnh tượng bi đát tại tòa Đại sứ Mỹ trong giờ phút hấp hối của Sài Gòn, xin lược thuật theo lời tác giả Larry Berman (5). Đại Sứ Martin chưa muốn đi ngay, ông ta xin Kissinger cho Ban tham mưu độ 20 người ở lại hai ngày.
      Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia, Giám đốc CIA William Colby báo cáo CS không chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Dương Văn Minh. Kisinger nói: 
     “BV cố ý làm nhục Hoa Kỳ, không thể để người Mỹ tại Việt Nam nữa”.  
     Ngày 29-4 Đại sứ Martin được lệnh phải di tản hết mọi người, ông ta không nghe lời. Kissinger tái mặt bảo:  
     “Không có lý do gì mà người Mỹ còn ở lại đó. Tổng thống đã lệnh cho Đại sứ phải đưa họ đi hết.. tại sao kỳ thế?
     Sáu giờ rưỡi sáng 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesinger công bố Tổng thống ra lệnh rút khỏi VN lần cuối vào khoảng 11 giờ tối qua bằng trực thăng.
      Kissinger cáu giận điện cho Martin:
     “Ông phải xử dụng trực thăng để di tản tất cả người Mỹ, nhắc lại tất cả”  
      Ngày 30-4 một biển ngữ đặt ở sân tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tắt đèn ở cuối đường hầm khi bạn đi ra”. Cuộc di tản do những trực thăng CH-46 Sea Night và CH-53 Sea Stallion từ nóc tòa Đại Sứ bay ra hạm đội. Mọi liên lạc giữa phi công với Bộ Chỉ Huy Không Vận Chiến Trường và Trung Tâm Kiểm Soát đồng thời cũng chuyển về các Giới chức chỉ huy và kiểm soát Mỹ tại Hạ Uy Di và Hoa Thịnh Đốn.
     Báo cáo cuối cùng do một phi công CH-53 xác nhận kết thúc chua chát của cuộc di tản:
    “Tất cả nhân viên Mỹ còn lại hiện đang ở trên nóc và người Việt ở trong tòa nhà”
      Người Việt phá cửa tràn vào tòa Đại sứ,  từ trên  nóc tòa, Thiếu tá  Thủy quân lục chiến James Kean mô tả cảnh hỗn loạn ở dưới như trong phim On the Beach.
      Lúc 7 giờ 51 phút sáng giờ Sài Gòn, chuyến trực thăng cuối cùng chở TQLC Mỹ về nước. Báo cáo cuối cùng của người phi công CH-46 chỉ vỏn vẹn:
    “Tất cả người Mỹ đã ra đi, nhắc lại ra đi”
     Tại tòa Bạch Ốc TT Ford chính thức thông báo:
     “Cuộc di tản đã hoàn tất. Nó đã đóng kín một chương trong Kinh nghiệm của người Mỹ.”
     Lúc 12 giờ 10 xe tăng BV húc vào cổng dinh Độc Lập, lúc 12 giờ 30 lính BV bước vào dinh. Tướng Dương Văn Minh và nội các ngồi đợi bàn giao quyền hành, Đại tá Búi Tín thay mặt quân đội CSBV nói:
    ‘Các ông còn gì đâu mà bàn giao, các ông phải đầu hàng”.
    Bùi Tìn hỏi Tướng Minh còn chơi tennis và sưu tầm hoa lan không. Bùi Tín hỏi Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sao tóc ông dài thế vì nghe nói ông thề cắt tóc ngắn khi Thiệu còn làm Tổng thống. Tướng Minh cười, Búi Tín nói
       “Chúng tôi thắng trận chắc vì biết hết mọi chuyện”
      Họ đưa Tướng Minh lên đài phát thanh bắt tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
     Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa.
        Trọng Đạt

(1) Years of Renewal, trang 463.
(2) Nguồn Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
(3) No More Vietnams trang 124
(4) Years of Renewal trang 479
(5) No Peace No Honor trang 270-273.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét