Trích lời Trần Khải Thanh Thủy: Bố tôi có mối
quan hệ cũ với tướng Giáp nên ngay cả khi ông đã mất, hai mẹ con tôi vẫn nhiều
lần được theo những người bạn của bố đến thăm tướng Giáp tại nhà ông (số 25
Hoàng Diệu) cũng như dự các cuộc họp truyền thống của trường Lục Quân vào ngày
15 tháng 4 hàng năm.
Khi tôi chuyển sang làm phóng viên báo đảng,
cũng là phóng viên nữ duy nhất của tòa soạn báo Cựu Chiến Binh, tôi có điều kiện
tiếp xúc với tướng Giáp nhiều hơn (sinh nhật, lễ, tết, dịp thượng thọ,...) Một
trong những lần đó là ngày sinh nhật lần thứ 84 của ông.
Giữa các đoàn khách nườm nượp ra vào, đa phần
là lính tráng, ông vui vẻ bắt tay từng người, nhận của học trò Nguyễn Thụy Ứng
(dịch giả 4 tập "Sông Ðông êm đềm"), một bức tranh khổ rộng, chỉ có
duy nhất chữ thọ với 1,000 kiểu viết khác nhau. Cuối cùng, dường như không nén
nổi xúc động trước sự quan tâm đặc biệt của mọi người, ông cất giọng trầm, đục
kể lại:
- Tôi đã tưởng sẽ đem những bí mật của mình
xuống mồ nhưng không ngờ trời cho tôi thọ đến vậy. Vì thế, trong lần sinh nhật
thứ 84 này, tôi xin tiết lộ bốn bí mật trong cuộc đời của tôi để anh em biết.
Lập tức cả căn phòng lặng phắc, nghe rõ cả
tiếng gió lao xao trên các tàu lá dừa ngoài vườn.
Ðiều thứ nhất - ông kể: Năm 1972, còn gọi
là chiến dịch đỏ lửa tại thành cổ Quảng Trị. Khi đó, tôi vẫn lấy phương châm tiến
công như mọi khi: 'Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy yếu tố bất ngờ để
tạo thế chủ động, khiến địch trở tay không kịp'. Cứ dùng chiến tranh du kích
tiêu diệt hàng ngày, hàng giờ, hết đêm này sang đêm khác để địch suy tổn lực lượng
rồi đánh cấp tập một trận giải phóng dứt điểm thành cổ như mọi trận khác vẫn diễn
ra từ trước đến nay. Không ngờ quan điểm của tôi bị Ba Duẩn (Lê Duẩn) bác bỏ
không thương tiếc. Giữa hội nghị, anh Ba đập tay xuống bàn, quát: 'Thế là giảm
sút ý chí chiến đấu. Phải cho địch biết thế nào là quả đấm chủ lực của quân đội
nhân dân Việt Nam anh hùng. Vì vậy tôi yêu cầu, cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng
Trị cho tôi. Sống chết, đúng sai tôi chịu trách nhiệm'.
Kết quả trong suốt 60 ngày đêm của chiến dịch
thành cổ, cứ 5 giờ 30 phút chiều, khi trời bắt đầu chập choạng tối, một đại đội
ta ở bên này bờ sông Thạch Hãn, lặng lẽ bơi sang để đánh vỗ mặt thành, 8 giờ 30
phút bơi trở về chỉ còn được mươi, mười lăm người. Lần nhiều nhất là 35 đồng
chí (cả lành lặn, cả bị thương). Lần ít chỉ còn 5, 7 đồng chí thương tích đầy
người, thậm chí có lần cả một khúc sông, không một bóng người, chỉ có tiếng gió
hú ghê rợn như những âm hồn vọng vang khắp đáy sông. Như vậy, trung bình mỗi
ngày ta tiêu hao một đại đội chủ lực (khoảng 135 người) và 60 ngày đêm tấn công
thành cổ ta mất gần một vạn người, biến thành cổ Quảng Trị thành nấm mồ chôn
thanh niên, sinh viên, trí thức Việt Nam.
Ðiều thứ hai - ông vươn cao cái cổ gầy, giọng
nói nửa như kiêu hãnh, nửa như nuối tiếc, khuôn mặt đẫm vẻ u hoài, bí ẩn: Lẽ ra
ta không có được chiến thắng lẫy lừng là giải phóng miền Nam, chỉ vì sau hội
nghị Paris, anh Ba Duẩn ra chỉ thị ngừng tất cả các cuộc tấn công lại, chỉ tập
trung củng cố lực lượng, tăng gia sản xuất, nuôi quân cho tốt rồi sau vài năm
phát triển vượt bậc sẽ đánh một trận dứt điểm, không để địch có cơ ngóc đầu phản
công như hồi tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 nữa.
Khi kế hoạch đưa ra, rất nhiều anh em, tướng
tá cũng như lãnh đạo đơn vị không hài lòng nhưng là lệnh của cấp trên nên buộc
phải chấp hành. Không ngờ, phía dưới, cũng như vùng sâu, vùng xa, lực lượng dân
quân, du kích, bộ đội địa phương đang phát triển mạnh nên không chịu ngừng kế
hoạch luyện tập, tấn công lại. Phần vì không nhận được lệnh trên nên cứ âm thầm
chuẩn bị. Thế là như đứa bé đang tuổi ăn, tuổi lớn, không có cách gì ngừng sự
phát triển lại được nên đành để vậy. Nhờ đó có chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975.
Ngừng lời, đưa mắt nhìn những người một thời
đầy tin cẩn, ông cất giọng khàn, đục, nghiêm trang:
- Ðiều thứ ba, khi biết sớm muộn gì ta cũng
tấn công vào Dinh Ðộc Lập, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ dằng dặc 21 năm,
tôi đưa ra đề nghị: Ta đánh để thống nhất hai miền. Riêng các phái đoàn ngoại
giao của Mỹ cũng như đại sứ quán Mỹ đóng tại Việt Nam, ta nên tôn trọng vì họ
là những người chứng kiến cuộc chiến tranh này và họ sẽ ghi nhận thành tích của
chúng ta, không nên đối xử thô bạo với họ như kẻ thù. Không ngờ Ba Duẩn trợn mắt
quát: 'Không được, phải đánh chết những con chó, kể cả khi nó đã rơi xuống nước.
Tất cả bọn Mỹ, dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều là kẻ thù của nhân
dân Việt Nam. Vì thế, phải chiến đấu quét sạch chúng đi, không để một tên xâm
lược nào trên mảnh đất chúng ta'.
Quá khứ đè nặng trên đôi chân của một người
đã 84 tuổi, đang nói, ông ngồi phịch xuống ghế, cạnh bà Hà (vợ ông) gương mặt bần
thần, tướng Giáp kể tiếp: Cũng vì quen với tiền lệ ở các quốc gia khác, quân đội
cứ đánh, còn cán bộ ngoại giao đóng vai trò quan sát, không hề bị chi phối bởi
cục diện giữa hai trận tuyến, kẻ thắng, người thua, nên đại sứ quán Mỹ, các
phóng viên mặt trận, vẫn ung dung tự tại trước cuộc tấn công ngày một ồ ạt của
ta... Không ngờ, khi lệnh Ba Duẩn ban ra, tất cả đang từ thế chủ động thành bị
động, phải lập tức thu xếp đồ đoàn ra về trước khi Sài Gòn giải phóng. Chính vì
thế cảnh vô cùng hỗn loạn trong các ngày 28, 29, 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra.
Hàng chục máy bay lên thẳng bị hàng trăm người đeo bám, để lại một dấu ấn nhục
nhã trong lịch sử nước Mỹ. Ngay sau đó ta phải trả một giá đắt cho chính sách cực
đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá của
20 năm cấm vận. Cả nước vật lộn trong mưu sinh, khốn khó của thời hậu chiến.
Giọng ông cao lên một nấc, nhìn thẳng trở lại,
ông đưa bàn tay khô héo, chi chít các vết đồi mồi, lên cổ, lên ngực, cố giữ một
cơn ho:
- Thứ 4, ngay từ cuối năm 1979, khi biết
PolPot gây ra hoạ diệt chủng ở Cam pu Chia, tôi đã phát biểu trong cuộc họp:
'Trong hai thằng Lào và Campuchia, chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi.
Còn thằng Campuchia sẽ phản lại mình, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa
có sự lên tiếng của quốc tế' - nhưng Ba Duẩn nhận định: Việt, Lào, Campuchia là
ba nước láng giềng, như ba chân kiềng kê trên mảnh đất Ðông Dương nên phải giúp
nó, sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau... Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai
tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu
tại chiến trường K. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó
chơi, cũng thiên về quấy rối du kích, đánh không theo bài bản nào, chỉ nghi
binh, đánh cấp tập rồi rút lui, đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho lực lượng
ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn.
Trung bình một ngày, anh em bác sĩ ta phải cưa chân 40 chiến sĩ do bị mìn cài,
mìn đặt... Trong điều kiện thuốc men thiếu thốn, thuốc giảm đau cũng như gây mê
đều hạn chế, anh em kêu khóc như ri. Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao
như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối
rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7, 8 km mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng
nặc..."
Ngay sau đó, bà Ðặng Thị Hà - con gái ông Ðặng
Thai Mai (một nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi của Việt Nam) đứng dậy, kéo
ông ra khỏi khu vực đặt bàn tiếp khách và yêu cầu chúng tôi về để ông nghỉ vì mỗi
ngày ông phải tiếp mấy chục đoàn. Bà Hà với tư cách một người vợ phải kéo ông
ra kịp thời trước cả rừng câu hỏi của khách, cũng vì thế giọng bà, không còn là
giọng một vị chủ nhà mà thành "tư lệnh" đuổi khéo tất cả những ai còn
muốn ở lại làm phiền ông...
Cuối năm 1995, tôi chuyển sang báo khác,
làm một "cựu chén binh" thay vì "cựu chán binh" với mấy ông
già lẩm cẩm, công thần, độc đoán, nên không còn được gặp Tướng Giáp thường
xuyên như trước.
Sống đến tuổi 84, ông không ngờ trời cho tuổi
thọ cao như thế, nên quyết định thốt ra bốn bí mật của đời mình. Ðến nay - khi
trở thành một "hoá thạch sống" - vắt ngang từ đầu thế kỷ 20 (ông sinh
ngày 25 tháng 8 năm 1911) đến đầu thế kỷ 21 (2009) ở độ tuổi 98, ông còn tiết lộ
thêm những bí mật nào khác? Tôi không được biết. Chỉ có điều, mỗi lần nghĩ về
tướng Giáp, tôi lại thấy lòng mình xao động lạ lùng. Một chút thương (hại), một
chút cảm phục, một chút trách móc, một chút trào lộng (*).
Ở Việt Nam, ai cũng biết ông là một vị đại
tướng trong thời chiến và một bại tướng trong thời bình, bị Ba Duẩn, Lê Ðức Thọ
tam tứ phen làm cho thất điên bát đảo. Ngay cả ông Hồ cũng không chịu nổi uy
tín và sự nổi tiếng của ông sau chiến dịch Ðiện Biên Phủ (khi đó, dưới ngọn cờ
cách mạng bay lồng lộng là hình ảnh tướng Giáp) nên thay vì đề cử người kế cận
mình là tướng Giáp, đã đề cử Lê Duẩn, hy vọng con ngựa Lê Duẩn sẽ chịu để ông cầm
cương, thuần dưỡng... Không ngờ, năm 1963, chính ông lại là người bị hai học
trò "xuất sắc" là Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vô hiệu hoá.
Còn Tướng Giáp, trước sự lấn lướt của Duẩn,
Thọ thì tự cài số lùi, mỗi ngày một lùi dần, lùi dần, lùi đến tận cửa nhà hộ
sinh của chị em mới thôi. Cho nên khẩu ngữ quen thuộc của mỗi người dân, người
lính Hà Nội khi nhắc đến tướng Giáp là: "Từ cây đa Tân Trào (căn cứ địa
cách mạng, nơi 34 cán bộ vũ trang tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên của Việt
Nam) tới cây đa Nhà Bò (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi hàng chục
chị em ngất nghểu vác bụng đến trạm hộ sinh sinh nở mỗi ngày).
Kể từ ngày Tướng Giáp vinh dự trở thành trưởng
ban sinh đẻ có kế hoạch, khắp Hà Nội đồn thổi câu ca nghịch ngợm của nhà thơ
Nguyễn Duy:
Bác Hồ nằm ở trong lăng,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình (**) chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng Tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa Tướng Giáp... lo khâu: đặt vòng
Và những câu truyền khẩu của Bút Tre thời đại:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công... l. chị em
Ngày 25 tháng 8 năm 2008, khi tròn 97 tuổi,
tướng Giáp ốm nặng, rất nhiều phái đoàn đến thăm ông, song lúc này ông bị vừa
ho, sốt, vừa đau phổi, khó thở. Ông không ở nhà trên đường Hoàng Diệu mà nằm dưỡng
bệnh ở nhà nghỉ bên Hồ Tây. Sau đó được đưa vào Quân Y Viện 108, Khoa A1, dành
riêng cho Bộ Chính Trị và các nhân vật lãnh đạo đặc biệt. Hiện ông vẫn phải thở
oxy. Với tuổi 97, ngược hẳn với tuổi Hồ Chí Minh khi về với các bậc tiền bối
Mác Lê (79), người ta cho rằng ông sẽ khó lòng vượt qua... song một lần nữa trước
cái ác, cái xấu ông vẫn tiếp tục "cài số lùi" và vẫn cách xa tử thần
cả một tầm với.
Hiện tại, Hà Nội đang trong đợt rét đậm,
rét hại, nhiệt độ ngoài trời thường xuyên là 8 độ C, nhiều nơi dưới 3 độ C.
Không biết "hoá thạch sống" như ông còn tồn tại được bao lâu trong thời
tiết khắc nghiệt này? Khi "hoá thạch sống" mất đi sẽ đồng nghĩa với
việc Việt Nam mất một kho bí mật về tầng lớp lãnh đạo cũ mà ông không kịp tiết
lộ hoặc vì bạc nhược ông không muốn, hay không dám tiết lộ.
Hà Nội, Mùng 1 Tết Kỷ Sửu
Khai bút đầu Xuân
Chú thích:
(*) Ðáng trách trong thời chiến, ông thí
quân quá nhiều và vô trách nhiệm đối với vấn đề tù nhân bị bắt, liệt sĩ mất
tích. Trong thời bình ông không dám can thiệp, bảo vệ những sĩ quan thuộc quyền
bị đàn áp, bắt bớ hay bỏ tù (từ Thượng Tướng Chu Văn Tấn, Trung Tướng Ðặng Kim
Giang, Tướng Lê Liêm...) hay những thuộc cấp bị vu cáo trong vụ án Xét Lại Chống
Ðảng. Ðặc biệt là những vụ bắt bớ đầy đọa những viên chức và quân nhân miền Nam
trong các "trại cải tạo",' hay thảm cảnh thuyền nhân của Việt Nam mà
thế giới phải lên tiếng.
(**) Kể từ 1969, tại miền Bắc Việt Nam có
phong trào làm "Ao cá bác Hồ", tất cả các thôn xã đều phải đào ao thả
cá và cắm một tấm biển đề rõ 4 chữ "Ao cá bác Hồ" ở giữa lòng ao để
báo công, lấy thành tích.
(***) Tác giả ghi lại trung thực lời của Tướng
Giáp nên chúng tôi giữ nguyên những từ thuộc loại nhạy cảm như "giải
phóng", "quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng", "Tổng tiến
công"...
TRẦN KHẢI THANH THỦY
Phản Hồi của Lu Hà:
Chỉ được cái giỏi bốc thơm con cà con kê
cho thằng cu Giáp. Nhà văn nói láo nhà báo nói phét. Giáp có đầu thai đến 7 đời
làm thân con lợn thịt vẫn còn thối như Tần Cối quẳng cho chó nó cũng không thèm
ăn.
Cái trò viết văn mồi chài. Có tí văn học hiện
thực xã hội chủ nghĩa đều có thể dùng lời ông nọ bà kia do tự mình thêu dệt tưởng
tượng ra. Rõ ràng người viết có tâm địa hiểm hóc làm ra vẻ khách quan mượn lời
bịa chuyện từ mồm người nọ kẻ kia để nhằm mục đích cứu vãn thần tượng Võ Nguyên
Giáp sau thần tượng Hồ Chí Minh. Cái đáng quan tâm không phải nội dung bài viết,
vì lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Cái đáng quan tâm là mối quan hệ chủ tớ
giữa Giáp và tác giả bài viết. Giáp liệu có xứng đáng được bóng gió ca ngợi như
vậy không? Ý đồ thâm hiểm ranh ma của người viết nhằm mục đích gì và theo đơn đặt
hàng gợi ý của cấp lãnh đạo cộng sản nào? Nên nhớ Giáp là con bài là đầu mối của
sự tranh chấp quyền lực đẫm máu trong cung đình cộng sản, phái theo Nga và phái
theo Tàu.
Mưu mô thằng cha Giáp này hiểm độc thật. Hắn
dã man ác độc như vậy mà thiên hạ khối kẻ vẫn cứ một điều anh Văn hai điều bác
Võ Nguyên Giáp. Người Việt Nam không lẽ bản chất hèn mọn không dám mở mắt nhìn
sự thật sao? Cứ nghe đồng bọn của nó giải giác khắp nơi cãi chày cãi cối bênh vực
cho Giáp nào là tớ có thời cùng làm việc với anh Văn, anh ấy đức độ liêm khiết
lắm. Liêm khiết đức độ cái con mả mẹ gì ngã lưu manh đại côn đồ giả danh trí thức
này. Tần Cối ngày xưa từng đỗ tiến sĩ Trạng Nguyên mà đầu thai 7 đời làm con lợn
mà thịt vẫn còn thối không ai dám ăn.
Người Việt Nam có bệnh hay nói theo a dua rất
khó sửa. Cứ nói mãi Giáp là người có học so với đám đệ tử đầu gà óc bã đậu của
Hồ. Vô tình tạo ra một cảm giác là Giáp phải có trình độ cao siêu lắm? Thực ra
Giáp vẫn là một tên thất học. Nếu Giáp có học thì anh chàng đó phải chứng minh
được anh có học như văn chương thơ phú để lại. Anh phải có tác phẩm văn học như
Nhất Linh chẳng hạn. Anh chỉ có một cuốn Điện Biên Phủ dông dài bốc phét với thứ
văn chữ to vừa đi đường vừa đái thì bố ai chịu được? Chưa có bằng chứng anh tự
viết ra hay do tay chân thủ hạ thư ký viết hộ cho?
Anh có học nhưng cách hành xữ của anh là
cách hành xử của một tên ma cô đâm thuê chám mướn vô học như Vụ Ôn Như Hầu là một
bằng chứng. Cả cuộc đời Giáp không có cái gì để chứng minh Giáp có chữ nghĩa từ
lời ăn tiếng nói từ các bài phỏng vấn. Mồm mép Giáp là mồm mép của một đại Chí
Phèo.
Hãy quên đi cái Giáp có học nhưng mà, nhưng
mà, nhưng mà trăm lần nhưng mà so với đám đệ tử của Hồ cũng không cần thiết.
Làm cho hậu thế hiểu lầm. Thôi cứ nói toạc ra là một ngã thất học, có phét lác
trường nọ lớp kia đều là tin đồn thổi quán nước vỉa hè hay tay chân bạn bè Giáp
kể lại. Nếu có bằng cấp thì bàng cấp đâu? Nếu quả thực Giáp có bằng Luật của
Pháp hay nửa cái bằng luật một giáy chứng nhận có đi học thật thì cộng sản đã
in ấn sao chép hàng vạn bản dán ra đầy đường hay treo trước cửa nhà xí rồi để
khoe rồi? Nếu bảo thất lạc mất bằng thì nhà nuớc Pháp trường đại học luật nào
đó sẽ đứng ra công nhận chứng nhận. Cho nên đừng kể tên vài chữ tiếng Pháp gì
đó. Chữ Pháp thì ai mà chả kopie được? Máy tính bây giờ rất tiện lợi.
Hãy tìm một câu nói hay một đoạn văn nào của
Giáp để chứng minh Giáp có học? Hay một bút tích dấu ấn gì dó để chứng minh,
chưa cần nói đến là văn chương học thuật. Hãy tìm ra một ví dụ cụ thể để chứng
minh tí tì ti là Giáp có học? Néu không có gì cả thì Giáp là kẻ vô học, vô đức,
vô năng, vô tài. Giáp là một Đại Chí Phèo cỡ cóc cụ.
Chấm hết.
Võ Nguyên Giáp Chùm 7
Anh Hùng Rơm Chỉ Tay
cảm tác từ tấm ảnh
Huyênh hoang phét lác mãi hoài
Hỡi ông tướng rỏm khoe tài việt gian
Qua trường võ bị lường gàn
Xú danh cóc cụ đăng đàn Chí Minh
Lưu manh thì cũng chúng mình
Trung ương đầu não Ba Đình phởn cu
Lã quý Ba, chẳng dám hù
Nhờ Mao lão đại vi vu thổi kèn
Tám năm làm một Điện Biên
Ba Tàu cố vấn thay phiên canh chừng
Kẻo thằng Văn lại nổi khùng
Hung hăng cẩu tặc luật rừng dở dom
Nướng quân bại tướng om xòm
Tranh ăn cắn xé chó xồm xù lông
Con đường kách mệnh lòng vòng
Tiến lên chủ nghĩa thiên đường mộng mơ
Ngồi chơi ngao ngán bơ vơ
Đặt vòng phụ nữ máu trào tử cung
Thăng Long mở hội tưng bừng
Sao lon quân phục anh hùng chỉ tay
5.10.2013 Lu Hà
Chỉ Giỏi Bốc Phét
cảm tác thơ Anh Thơ: Vị Tướng Già
Hai nhà thơ ra công bốc lão
Một ông già cổ hủ gian manh
Ngàn năm đại tướng xú danh
Trâu già da cóc tranh giành công lao
Những đối thủ tào lao đã chết
Mao trạch Đông rắn rết đặt bày
Tay chân thủ hạ cáo cầy
Vào tù ra tội đọa đầy não thân
Nhưng Giáp vẫn lường gàn dân tộc
Gây đau thương tang tóc hận thù
Hai lần chiến cuộc âm u
Quê hương xơ xác vi vu gió lùa
Đời là cuộc thêu thùa điêu trác
Coi mạng người như rác cỏ rơm
Mác Lê chủ nghĩa chó xồm
Trên đầu Hồng Lạc chồm hôm ỉa đùn
Thân lươn trạch lấm bùn chi quản
Diễn tuồng hề táng tận lương tâm
Xua quân xâm chiếm miền Nam
Cùng Hồ lão tặc nhẫn thâm diệt nòi
Ngày xuống hố đười ươi đã chết
Vị tướng còi thảm thiết bi ai
Oan hồn thê thảm canh dài
Mạng đòi trả mạng tuyền đài hờn căm
Bầy ngựa chiến tháng năm mỏi gối
Đi về miền tăm tối xa xưa
Huân chương thành tích dư thừa
Giang san tan nát tướng già là ai?
5.10.2013 Lu Hà
Đại Tướng Cu Còi
cảm tác từ bức ảnh
Mặt mày dúm dó khó coi
Phải ông tướng Giáp cóc hôi thuở nào
Chí Minh phong tướng bọ cào
Tiền hô hậu ủng tự hào dở dom
Mưu mô thủ đoạn họ Mao
Tô mày vẽ mắt chó ngao làm người
Hân hoan ngạ quỷ đười ươi
Việt Nam thắng trận sáng ngời điện biên
Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta ngây ngất dở điên dở khùng
Nướng quân chiến thuật lợn rừng
Coi thường sinh mạng hãi hùng là ai?
Trần Canh cũng phải thở dài
Tay chân Hồ tặc bất tài hại ta
Thầm thì với La qúy Ba
Vì anh chiều nó nên ra nỗi này
Tám năm kháng chiến đọa đày
Muỗi rừng bọ chó tháng ngày lo toan
Cố vấn quân sự chu toàn
Dàn binh bố trận cha con dạn dày
Cao Bằng Nghĩa Lộ cáo cầy
Sơn La Tây Bắc vui vầy anh em
Hồ Chinh Đồng Thắng ấm êm
Mừng thằng cu Giáp bên thềm vẫy đuôi
5.10.2013 Lu Hà
Hát Chi Cho Nhục
cảm tác nhạc Nguyễn Kim An: Tướng Quân Võ
Nguyên Giáp
Xú danh thiên cổ vạn đời
Kià tên đại tướng tanh hôi máu người
Ấu thơ tủi nhục một thời
Từ làng An Xá nổi trôi dật dờ
Theo dòng Lệ Thủy mịt mờ
Thiên đường ngạ qủy mộng mơ u hoài
Gây bao thảm cảnh trần ai
Oán hờn ngùn ngụt tuyền đài chẳng tha
Bởi rằng mật vụ yêu ma
Giết người vô tội sa bà đảo điên
Tám năm làm một Điện Biên
Ba Tàu chỉ đạo từng phen ứa trào
Có chi mà đáng tự hào
Thay thày đổi chủ Mao - Hồ chủ trương
Giang Sơn gấm vóc tang thương
Kiến Giang uất hận Cửu Long trập trùng
Vẳng nghe sói rú hãi hùng
Giống nòi hủy diệt não nùng khổ đau
Viễn Đông hòn ngọc còn đâu?
Hoàng Sa mất trắng đầu trâu lưỡi bò
Hát chi cho nhục dư đồ
Đông Đô đại phố hảo lơ giặc cười
Biển Đông ngư phủ tả tơi
Hung hăng Tàu lạ ngược xuôi bạo hành
6.10.2013 Lu Hà
May SaoTướng Giáp Qua Đời
May sao tướng Giáp qua đời
Để cho dân chúng hết rồi nỉ non
Trọn đời soi mói dòm trôn
Chị em sinh đẻ mẹ tròn con vuông
Trung ương đảng đã phân công
Anh Văn tay mát đặt vòng chị em
Những đêm trăng sáng vương thềm
Thai nhi rượu bổ êm đềm thế gian
Món ăn khoái khẩu lên cân
Cường dương bổ thận chiếu chăn mặn mà
Sống dai đỉa đói giáo tà
Buôn dân bán nước sơn hà đảo điên
Lợi quyền phe nhóm bạc tiền
Xứ quân đầu tỉnh tài nguyên cạn dần
Kiêu binh hung hãn bạo tàn
Noi gương lão đại ác gian thuở nào
Ngó xem chúng nó nghẹn ngào
Dầm dề mũi dãi Hồ Mao kém gì
Kim Chính Nhật, khóc như ri
Trò hề thế kỷ tỉ ti mãi hoài
5.10.2013 Lu Hà
Tướng Hèn Là Ai?
cảm tác thơ Phan Hòa: Vô Cùng Thương Tiếc Đại
Tướng Võ Nguyên Giáp
Tướng hèn kim cổ mấy ai?
Như Võ Nguyên Giáp bất tài là đây
Văn thao vào loại cáo cầy
Coi khinh mạng lính đọa đầy xác thân
Mường Thanh Hồng Cúm La- Trần
Bày mưu tính kế dự phần cho xơi
Điện Biên lừng lẫy sáng ngời
Mao- Hồ tủm tỉm đười ươi cả cười
Loa rè Tây Bắc vang trời
Xú danh đại tướng một thời nhận vơ
Việt Nam dân tộc mịt mờ
Ngàn năm bia miệng ai ngờ thế chăng?
Tuyên truyền nhồi sọ lăng nhăng
Để cho hậu thế nhập nhằng đọc chơi
Suối vàng ngạ qủy tanh hôi
Chín tầng địa ngục tả tơi trâu già
Thai nhi bà đẻ mà ra
Sống dai như đỉa chính là anh Văn
Đàn em ngưỡng mộ tướng quân
Lạc Hồng hủy diệt toàn dân oán hờn
5.10.2013 Lu Hà
Ứa Trào Tanh Hôi
cảm tác thơ Nguyễn Bích: Khóc Bác
Võ nguyên Giáp một con ác qủy
Cả cuộc đời qụy lụy Nga Tàu
Điện Biên Phủ đã nhuốm màu
Xác quân chí nguyện đầu trâu mặt bò
Theo chỉ thị Mao đồ ác tặc
Lã qúy Ba bàn bạc quân cơ
Thằng Văn đại tướng gỉa vờ
Bù nhìn muối mặt con cờ trong tay
Quyết đánh Pháp thay thày đổi chủ
Cùng Nga Xô tình nghĩa bạn bè
Minh râu bạo chúa dâm dê
Chinh Đồng Duẩn Thọ u mê lạc loài
Nhau bà đẻ ăn hoài không chán
Giáp sống dai táng tận lương tâm
Xua binh xâm chiếm miền Nam
Đầu rơi máu chảy tình thâm chia lìa
Lũ con cháu đầm đìa lệ nhỏ
Nguyễn Bích kia đau khổ nghẹn ngào
Khóc con bọ ngựa cào cào
Quen nghề dũi đất máu trào phân tươi
Tên mật vụ chuột dơi thâm độc
Giống đười ươi phản quốc vô loài
Gây bao thảm cảnh trần ai
Lý Tư hũ gạo nhai hoài mãi thôi
Dân cả nước im hơi lặng tiếng
Giáp đi rồi chết điếng đảng ma
Một bầy gà vịt kêu la
Nụ cười tháng tám sơn hà đảo điên
Voi giày xéo tổ tiên mồ mả
Mất Tây Nguyên thảm họa Hoàng Sa
Cũng từ tướng Giáp mà ra
Đông Đô đại phổ bóng tà chiều hoang
5.10.2013 Lu Hà
Hiền Lương Tủi Sầu
cảm tác từ bài hát: Giải Phóng Điện Biên
Điện Biên chúng giải phóng rồi
Hân hoan ngạ qủy đười ươi cả cười
Giữa mùa hoa nở máu tươi
Từng đàn em nhỏ tả tơi bần hàn
Vẫy tay rệu rã đoàn quân
Dân công hỏa tuyến áo quần bi thương
Dọc đường cỗ pháo bắc phương
Ngụy trang giúp đỡ thiên đường mừng vui
Giang sơn lãnh thổ chôn vùi
Bắc cầu phá núi dập vùi công binh
Hung hăng đạo tặc hồ tinh
Thăng Long mù mịt Ba Đình ngẩn ngơ
Nông thôn đấu tố nghẹn ngào
Đầu rơi xác đổ nấm mồ thê lương
Phèng la trống mõ khắp đồng
Búa liềm phấp phới Hiền Lương tủi sầu
Nắng mưa dồn dập trên đầu
Đồng bào công giáo lên tàu vào Nam
Hoa Kỳ Pháp Quốc từ tâm
Giúp Ngô Tổng Thống tình thâm giống nòi
Chiến tranh ý thức rụng rời
Mác Lê tà giáo trói người Việt Nam
Chủ trương cuốn chiếu dâu tằm
Thay thay đổi chủ dã tâm Ba Tàu.
6.10.2013 Lu Hà
Cầu Khẩn Van Lơn
Chúng nó khóc như mưa như gió
Để nam tào bắc đẩu hờn kinh
Xôn xao náo động Ba Đình
Chú Văn thụt dái bác Minh cả cười
Dân Hà Nội dở hơi cám hấp
Đua chen nhau tấp nập viếng thăm
Công an khấp khởi mừng thầm
Dân oan khiếu kiện lâm râm khấn bừa
Võ Nguyên Giáp đầu trâu mặt ngựa
Vốn quen nghề mật vụ chó săn
Mang hàm đại tướng việt gian
Giống nòi hủy diệt giang san lụi tàn
Ôn Như Hầu mưu gian án giả
Cuộn dây thừng lếu láo bắt giam
Xá chi cốt nhục tình thâm
Quốc Dân Đảng diệt Việt Nam nhấn chìm
Cùng bộ sậu chuột chim gà vịt
Đám lưu manh tậm tịt ngu dân
Miếng ăn quá khẩu thành tàn
Tham quyền cố vị dã man chẳng từ
Đường kách mệnh lao tù khổ hạnh
Mác Lê Nin lạch bạch vịt giời
Giáo tà trí trá đười ươi
Bọ hung dủi cứt tanh hôi quản gì ?
Bần cố nông thầm thì cốt cán
Cánh thợ thuyền lận đận khổ đau
Liên minh sát nhập đầu tầu
Tiên phong giai cấp một màu tang thương
Đường Hoàng Diệu đám đông chen lấn
Trước cửa nhà cầu khẩn van lơn
Hồn ma tướng Giáp còn khôn
Xin ông chớ có luồn trôn ba Tàu .
6.10.2013 Lu Hà
Trò Hề Thế Kỷ Trước Cửa Nhà Ông Giáp
Có một ngã lưu manh cốm cán
Mới qua đời táng tận lương tâm
Sao vàng năm cánh tối tăm
Búa liềm cờ đỏ âm thầm việt gian
Dân Hà Nội từng đàn từng lũ
Nối theo nhau trước cửa viếng thăm
Ba mươi Hoàng Diệu mưa dầm
Anh hùng xã nghĩa tím bầm ruột gan
Mặt mếu máo ứa tràn lệ nhỏ
Con qủy vàng nhăn nhở cười vang
Xú danh đại tướng rỡ ràng
Ngàn thu nhục nhã vành tang nấm mồ
Hai cuộc chiến mơ hồ thù địch
Mưu hồ ly chủ tịch cao đồ
Điện Biên đánh Pháp tào lao
Đổi thày thay chủ Nga Xô ba Tàu
Vượt Bến Hải qua cầu xâm chiếm
Diệt miền Nam lấy điểm cho Hồ
Hô hào độc lập tự do
Trò hề giả trá cơ đồ chìm sâu
Dân mất ruộng dãi dầu mưa nắng
Dưới lòng đường đằng đẵng xếp hàng
Dân oan khiếu kiện bẽ bàng
Giống nòi hủy diệt xóm làng xác xơ.
cảm tác tấm hình dân Hà Nội kêu khóc trước
cửa nhà ông Giáp
6.10.2013 Lu Hà
Nick Chata:
Nói như thế này người ta gọi là dốt mà còn
tỏ ra nguy hiểm. Tướng Giáp là một vị tướng đánh trận chứ không phải là nhà văn
như Lu Hà mà phải có tác phẩm văn chương. Thành tích đánh trận của tướng Giáp
đã làm cho Pháp, Mỹ phải cút khỏi VN trong nhục nhã đã được cả thế giới khâm phục,
cho dù là đối với kẻ thù. Ngu si như Lu Hà thì tốt hơn là dựa cột mà nghe, chứ
phát biểu vô tri, vô văn hóa như vậy càng cang làm người ta khinh bi. chấm hết
Lu Hà Trả Lời Chata:
Giáp chỉ là tên tướng rởm trận mạc cái con
khỉ gì? Giáp chả bao giờ ra trận, chả chỉ huy chiến dịch nào hết, các tướng Tàu
chỉ đạo hết, Giáp chỉ là thứ bù nhìn thay mặt Hồ ngồi chỗm chệ làm thân con cóc
ở bộ quốc phòng. Nghe nói xông xáo ra trận đều là các tướng như các ông Vương
Thừa Vũ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Sơn, Trần Độ, Hoàng Văn Thái, Chu văn Tấn vân
vân và vân vân…. Còn Giáp toàn nắm lỳ ở xó xỉnh nào đó. Giáp sợ chết không dám
vào Nam trước năm 1975.
Hồi ở Lào tớ công nhận là Giáp có ghé qua
thăm một lần. Lúc đó tớ làm lính binh trạm đoàn 559 nhưng chỉ vô tình gặp Giáp
loáng thoáng ở cửa khẩu. Tớ có thấy Giáp đi dạo với ông Đặng Tính ở trong rừng,
nhưng tớ chỉ đứng từ đằng xa nhòm Giáp mà thôi. Tớ nhớ ông Đặng Tính có làm bài
thơ đại để có câu:
Mái tóc anh đã bạc màu sương gió
Mà hồn anh bát ngát phong lan
Vài tháng sau ông Đặng Tính bị trúng mìn chết
nát thây. Lính tráng phải bỏ xác ông vào thùng xăng hàn kín lại, la lối hè nhau
khiêng ông lên xe tải chở ra miền Bắc.
Bởi vì thiên hạ cứ rêu rao Giáp có học. Nên
tớ mới có ý kiến thế thôi. Giáp là tướng bù nhìn, không trận mạc đánh đấm gì hết.
Bây giờ phải chứng minh được hai điều Giáp
là trí thức có học và là tướng chứ không phải rỏm:
-Phần có học: Văn chương, thơ phú, bút
pháp, lời nói, diễn văn, khẩu khí, cách ứng nhân xử thể có điểm gì để chứng
minh anh chàng Giáp có học. Nếu không chứng minh được thì anh là vô học.
-Phần tướng: công trạng trận đánh cụ thể tự
chỉ huy chiến dịch nào? Trình độ kiến thức quân sự qua các bài giảng? Anh chả
có cái quái gì rõ ràng là anh tướng rỏm. Phong tướng thế thì anh chàng Chí Phèo
ở làng Vũ Đại cũng có thể gọi là đại tướng được
Thật ra chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng nhục nhã bẩn thỉu của tập đoàn cộng sản Việt Nam. Khi thực dân Pháp đã ra khỏi lãnh thổ Việt Nam rồi thì chính Hồ lại sang Pháp để nài nỉ mời Pháp mang quân trở lại. Nhưng Pháp không thèm thì Hồ nửa đêm gõ cửa ký đại hiệp định xơ cua bán hẳn vài tỉnh cho Pháp. Pháp tưởng bở kéo quân sang thế là trúng mưu Hồ. Vài tháng sau, Hồ la lối gọi đàn anh côn đồ lưu manh Nga - Tàu sang giúp và Hồ phát động chiến tranh chống Pháp bằng tiền của Nga- Tàu, Đông Âu, bằng máu của lính Tàu và lính Việt Nam cho cái gọi là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu. Trong lịch sử không có lãnh đạo quốc gia nào có đầu óc bệnh hoạn như Hồ. Nếu Hồ Mao không có mưu đồ bành trướng thì Việt Nam đã hoà bình từ lâu chả cần chiến tranh đánh Pháp đánh Mỹ dở hơi làm gì?
Thật ra chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng nhục nhã bẩn thỉu của tập đoàn cộng sản Việt Nam. Khi thực dân Pháp đã ra khỏi lãnh thổ Việt Nam rồi thì chính Hồ lại sang Pháp để nài nỉ mời Pháp mang quân trở lại. Nhưng Pháp không thèm thì Hồ nửa đêm gõ cửa ký đại hiệp định xơ cua bán hẳn vài tỉnh cho Pháp. Pháp tưởng bở kéo quân sang thế là trúng mưu Hồ. Vài tháng sau, Hồ la lối gọi đàn anh côn đồ lưu manh Nga - Tàu sang giúp và Hồ phát động chiến tranh chống Pháp bằng tiền của Nga- Tàu, Đông Âu, bằng máu của lính Tàu và lính Việt Nam cho cái gọi là chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu. Trong lịch sử không có lãnh đạo quốc gia nào có đầu óc bệnh hoạn như Hồ. Nếu Hồ Mao không có mưu đồ bành trướng thì Việt Nam đã hoà bình từ lâu chả cần chiến tranh đánh Pháp đánh Mỹ dở hơi làm gì?
Trò Hề Kéo Pháo*
cảm tác từ bản nhạc: Hò Kéo Pháo
Điện Biên Phủ hò dô kéo pháo
Vệ quốc đoàn láo nháo bao phen
Dối lừa dân tộc tổ tiên
Tai bay vạ gió sầu miên ngậm hờn
Bởi Việt Cộng bán hồn cho qủy
Dở trò mèo bi lụy khổ đau
Âm mưu chiến lược toàn cầu
Xú danh chiến thắng bể dâu đoạn trường
Giả độc lập non sông tổ quốc
Hồ Chí Minh từng bước lường gàn
Nga Tàu cứu viện điều quân
Lai Châu Nghĩa Lộ việt gian đủ loài
Trò kéo pháo lai dai ngày tháng
Đoàn dân công đằng đẵng dãi dầu
Nắng mưa tầm tã mái đầu
Chiến tranh xã nghĩa bạc màu héo hon
Ký hiệp ước bán buôn với Pháp
Lừa chúng sang tới tấp phát binh
Mưu mô thủ đoạn hôi rình
Chơi trò tháu cáy Ba Đình hả hê
Dân ngu dốt u mê khờ dại
Tin hồ ly yêu quái ác ma
Oán hờn thằng Phú Lăng Xa
Hy sinh đổ máu sơn hà đảo điên
* Hồ Chí Minh tự mời Pháp quay trở lại để
kiếm cớ đánh Pháp cho Nga và Tàu.
Như vậy Hồ đã lừa cả Pháp và nhân dân Việt
Nam trong trò chơi Điện Biên Phủ và Giáp là hình nộm tướng rỏm trong trò hề chiến
tranh lố bịch tiếu lâm này. Nhưng là một sự có thật trong lịch sử.
Cái mẹo vặt thả con săn sắt bắt con cá rô
hay trò hiệp sĩ cứu mỹ nhân chỉ có người Tàu hay Việt Nam mới áp dụng. Anh
thích một cô gái anh nhờ bọn du côn ra đón đường trêu ghẹo rồi anh nhảy ra cứu
cô gái để suốt đời người ta phải chịu ơn anh. Nhà anh đang yên ổn vợ chồng cha
con ông bà hạnh phúc bỗng dưng anh thuê du côn đúng giờ hẹn đến giết bố mẹ anh
đi, rồi anh lại dẫn tay sai đàn em nhảy ra cứu để được tiếng con ngoan chí hiếu
cứu cha mẹ. Cách làm của tên gián điệp Hồ tập Chương và bọn thằng Giáp, Đồng,
Chinh, Duẩn ... là trò cố tạo ra chiến tranh cố mới người nước ngoài đến rồi lại
huy động đánh người ta là trò mèo khốn nạn của Hồ và Giáp. Chiến thắng Điện
Biên Phủ bản chất là một sự nhục nhã mưu mô bẩn thỉu của Hồ. Không đáng gọi là
chiến thắng mà là chiến họa, chiến nhục thì đúng hơn.
Pháp đã rút binh ra khỏi Việt Nam rồi, thì
anh Hồ lại khăn gói qủa mướp mò sang Pháp gạ gẫm Pháp quay trở lại. Khi nó sang
anh hô hoán đánh hội đồng nó cùng bọn Nga- Tàu- Đông Âu với đám dân binh Chí
Phèo thị Nở thất học tăm tối nhà anh, để mua một cái chiến thắng giả tạo. Vinh
quang cái con khỉ gì? Nhục lắm, thế giới không ai ngu,hấp như thằng Việt Nam Hồ
Chí Minh hay Đài Loan Hồ Tập Chương.
6.10.2013 Lu Hà
6.10.2013 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét