Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 210

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 34

 

“Hai bảy tuổi tóc dày răng cứng

Ba mươi hai gân vững lạ kỳ

Bốn mươi thì thận mới suy

Tóc răng đã mỏi tới kỳ da thô

 

Ngao ngán thay ô hô bốn tám

Năm sáu thì da nhám xương ròn

Sáu tư tạng phủ mỏi mòn

Tuổi thiên quý kiệt héo hon lạnh lùng

 

Bởi đường đời cùng chung lối định

Trai gái thường vẫn tính xưa nay

Nhân sinh bảo dưỡng là may

Ngoài tuần thiên quý còn bầy trẻ thơ

 

Tham tửu sắc thờ ơ sức khỏe

Thiên quý còn bao kẻ tàn phai

Biết mình nào có mấy ai

Dưỡng sinh hai chữ dẻo dai lâu bền

 

Cũng lắm kẻ tu tiên mây gió

Môn cho rằng đây đó xưa nay

Có vua Hoàng Đế mê say

Thuật truyền nhân thế sau này sai ngoa

 

Các đạo sĩ đời sau phân nhánh

Tà thuật dùng né tránh chân nhân

Theo ta quy thuận an phần

Nhân tình thế thái tâm thân ý trời

 

Như Vương Bao người đời ca ngợi

Đường chính theo vạch lối báu cho

Mặc ai nghiêng ngửa duỗi co

Bằng sao Bành Tổ xây lò hóa công“

 

Theo "Thần tiên truyện" thì Bành Tổ là người họ Điền tên Khanh, là cháu 6 đời vua Chuyên Húc. Vua Nghiêu phong cho ông đất Đại Thành (tức Bành Thành - Từ châu) vì thế nên gọi ông là Bành Tổ. Trải qua nhà Hạ đến cuối nhà Ân, ông đã 767 tuổi mà vẫn còn khoẻ, được mời ra giữ chức Đại phu. Thuở nhỏ, ông thích điềm tĩnh, không thiết gì công danh phú quý, chủ việc dưỡng sinh. Khi phải ra làm quan, ông thường cáo ốm ở nhà không dự gì đến chính sự.

 

Tương truyền ông có tới 49 lần góa vợ, có một huyền thoại khác kể về cái chết của Bành Tổ như sau: bấy giờ Ngọc Hoàng Thượng đế nghe Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ tâu rằng dưới trần gian có một ông già ngồi câu cá ở bờ Vị Thủy rất lâu rồi, ngồi đến nỗi tảng đá lõm thành hình cái mông đít mà sao chẳng thấy ông ấy chết. Ngọc Hoàng bèn sai Nam Tào và Bắc Đẩu hóa thành người phàm đi tuần du chốn nhân gian, khi đến bờ sông Vị thấy một ông già ngồi câu cá bèn hỏi: " thưa cụ, cụ ngồi đây có bao giờ thấy hiện tượng nước chảy xuôi hòn đá trôi ngược không ạ ". Bành Tổ cười lớn nói: " ta ngồi câu cá ở đây đã 800 năm chưa bao giờ thấy có chuyện như thế cả, các anh định hỏi đùa ta chắc ". Nam Tào và Bắc Đẩu bèn hỏi: " thưa cụ, vậy cụ tên gì ạ ". Sau khi Bành Tổ nói họ tên thì Nam Tào và Bắc Đẩu biến mất về tra lại sổ sinh tử thấy không có ai tên như vậy đoán chắc lúc người này sinh ra mình đang bận gì nên sót tên không ghi bèn viết tên Điền Khanh vào sổ sinh của Bắc Đẩu rồi lấy sổ tử của Nam Tào ra gạc đi, Bành Tổ ở dưới trần lăn đùng ra chết.

Tư tưởng Đạo gia

 

Theo tư tưởng Đạo gia Trang Tử: Thiên địa mạc đại vu thu hào chi mạt, nhi đại sơn vi tiểu; mạc thọ vu thương tử, nhi Bành Tổ vi yểu. Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất.

Dịch nghĩa: Thiên hạ không có gì lớn bằng cái đầu chiếc lông của chim và thú vào mùa thu; còn núi Thái thì nhỏ. Không có gì sống lâu bằng đứa trẻ chết non; còn ông Bành Tổ thì chết yểu. Trời đất với ta cùng sinh ra; vạn vật với ta là một.

Khái niệm khác

 Có nơi nhắc đến Bành Tổ như một tên gọi khác của Bàn Cờ, một người Việt. Họ Bàn đọc là Bàng (Hồng Bàng), nhưng theo lối đọc miền Nam mấy âm đó suýt soát nên đọc là Bành. Tương truyền mồ mả ông còn đâu đó trong miền rừng núi tỉnh Quảng Đông, ông mới được đưa vào Trung Hoa đời Tam Quốc trong quyển "Tam ngũ lược kỳ" của Từ Chỉnh và đến đời nhà Tống thì được đưa vào triết học.

 

“Phái bàng môn gieo trồng tả đạo

Họ Kiều, Tùng cầu đảo luyện hình

Thổ hà hơi hít linh tinh

Trau mình nào phải đọc kinh Hoàng đình

 

Từ lân lý lòng mình chính trực

Bậc cao nhân thao thức anh minh

Bách gia chư tử luận bình

Cần chi phải đọc nhiều kinh âm phù

 

Cũng xuất gia đường tu lắt léo

Phật hay tiên giữ nẻo tâm thân

Thuận theo bảo dưỡng tinh thần

Nở hoa giác ngộ thế nhân bao đời

 

Đạo Dẫn than lòng người đen trắng

Thân bọt bèo cay đắng xót xa

Đồng tiền nén bạc sinh ra

Tai ương nghiệp chướng cảnh nhà lầm than

 

Câu phụ tử quân thần nho sĩ

Đạo thánh hiền nghi kỵ lẫn nhau

Tu mi nam tử vàng thau

Kỷ cương tàn lụi nhạt màu nước non

 

Bao kẻ sĩ héo hon lòng dạ

Chữ trung thần sắt đá đâu còn

Phận hèn giữ đạo tôi con

Hôn quân bạo chúa hao mòn sức dân.“

 

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 35

 

“Giặc nội xâm mưu thâm kế hiểm

Bầy hắc nô đàng điếm ăn chơi

Gian thần ác bá khắp nơi

Liên minh ma quỷ giống nòi kể chi

 

Đạo Dẫn than tới thì mạt vận

Bạn ta từng lận đận lầm than

Bốn bề khói lửa điêu tàn

Ngoại bang xâm lấn dã man nhục hình

 

Còn tin ai triều đình đổ nát

Thói sai nha sát phạt chẳng từ

Cạn nguồn suối mát chân như

Phật tiên quả đắng thiên tư cửa thiền

 

Người thày thuốc triền miên sầu tưởng

Treo cờ sao ba tượng trong tòa

Tiều kêu đồ ấy lập lòa

Tiên thiên bày biện nhạt nhòa làm chi?

 

Ngư thắc mắc có gì khó hiểu

Nhập Môn rằng bảng hiệu nhà ta

Âý từ kinh dịch thảo ra

Nửa trong y học bao la thần kỳ

 

Môn trong quẻ Bào Hy có tám

Tính toán thành Kiền Khảm Tốn Ly

Tiếp theo Cẩn Chấn Khôn Đoài

Tiên thiên một bức đồ khai muôn loài

 

Coi phương hướng trần ai sinh hóa

Tám quẻ gieo nhân quả xấu lành

Âm dương đủ cả ngũ hành

Đạo y kinh dịch tính danh rõ ràng

 

Kiền tây bắc rồi sang đình Hợi

Tuất lẻ loi chới với đi đâu

Khảm phương chính bắc tương cầu

Tý cung nhấp nhổm nhiệm mầu biết không

 

Cấn đông bắc hanh thông Dần Sửu

Chấn soán ngôi đương Mão phương đông

Chân trời trải rộng mênh mông

Tốn kia Thìn Tỵ cánh đồng đông nam

 

Hướng chính nam nhăm nhăm đương Ngọ

Ly cung này sáng tỏ chiều lam

Khôn Mùi Thân phía tây nam

Đoài đương ngôi Dậu lại nhằm tây phương

 

Trong tám hướng âm dương suy xét

Máy trời xây rõ nét năm hành

Hậu thiên Ly Khảm tạo thành

Cho hay khí huyết rõ rành chủ trương

 

Ly hơi lửa thuộc dương khí bốc

Khảm rõ ràng là nước máu âm

Song mà Ly đứng bóng dâm

Khảm cung đầy giữa thật cầm chân dương

 

Biết hư thực âm dương biến hóa

Hiểu chưa thông hậu quả khó lường

Mong rằng y thuật tinh tường

Nước đầy lửa trống tìm đường cứu nguy

 

Cần hòa hợp phải tùy nước lửa

Thế mạnh này chất chứa trong mình

Yếu thời lửa nước bất minh

Chưa thông kinh dịch thuận tình chước y.

 

Kinh Dịch xem quẻ là bộ sách kinh điển của China (Tàu). Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học China. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...

 

Kinh có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Tàucó gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

 

Dịch có nghĩa là "thay đổi" của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.

 

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:

 

-Bất dịch: bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững

 - quy luật trung tâm: là không đổi theo không gian và thời gian.

  -Biến dịch: hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.

 -Giản dịch: thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.

 

Cho nên: Vì biến dịch, cho nên có sự sống. Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống. Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.

 

Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy . Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ , được cho người sáng tạo ra bát quái là tổ hợp của ba hào. Dưới triều vua Vũ nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ, được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn, còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Tàu bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.

 

Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng,còn gọi là Quy Tàng Dịch, và quẻ Thuần Khôn trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.

 

Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ, để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu khoảng trư ớc công nguyên.

 

Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu , Khổng Tử đã viết Thập Dực , để chú giải Kinh Dịch. Ông nói:

-"Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn.". Vào thời Hán Vũ Đế,nhà Tây Hán, Thập Dực được gọi là Dịch truyện, và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch.

 

 

 

  Truyền thuyết nói rằng Kinh Dịch bắt đầu ra đời từ vua Phục Hy, lúc ấy Hoàng Hà có con long mã hiện hình lưng nó có khoáy thành đám, từ một đến chín, vua Phục Hy coi những khoáy đó, mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (tức là vạch lẻ), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Dương, và một nét đứt (tức là vạch chẵn), để làm phù hiệu (tượng trưng) cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là hai Nghi. Trên mỗi nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái hai vạch, gọi là bốn Tượng. Trên mỗi Tượng lại vạch thêm một vạch nữa, thành ra tám cái ba vạch, gọi là tám Quẻ (tức là quẻ đơn). Sau cùng Phục Hy lại đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là sáu mươi tư Quẻ (tức là quẻ kép). Từ thời Phục Hy đến cuối nhà Thương Kinh Dịch vẫn chỉ là những vạch liền, vạch đứt, chưa có tên hiệu chữ nghĩa gì cả.

 

Sang tới đầu nhà Chu, Chu Văn Vương mới đem những Quẻ của Phục Hy mà đặt từng tên và diễn thêm lời ở dưới mỗi quẻ để nói về sự lành dữ của cả quẻ, như chữ nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh ở quẻ Khôn v.v... Lời đó gọi là Lời Quẻ (quái từ), hay lời thoán (thoán từ).

 

 Rồi sau đó Chu Công tức Cơ Đán (con trai thứ Văn Vương), lại theo số vạch của các quẻ mà chia mỗi quẻ ra làm sáu phần, mỗi phần gọi là một Hào, và dưới mỗi hào đều có thêm một hoặc vài câu, để nói về sự lành dữ của từng hào, như câu Sơ Cửu: tiềm long vật dụng hay câu Cửu Nhị: hiện long tại điền trong quẻ Kiền và câu Sơ Lục lý sương kiên băng chí hay câu Lục Tam: Hàm chương khả trinh trong quẻ Khôn... Lời đó gọi là lời hào (Hào từ) vì phần nhiều nó căn cứ vào hình tượng của các hào, cho nên nó còn gọi là (Lời tượng).

 

Tiếp đến Khổng Tử lại soạn ra sáu thứ nữa, là Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, thường gọi là Thập dực (mười cánh). Sáu thứ đó tuy đều tán cho ý nghĩa Kinh Dịch rộng thêm, nhưng mỗi thứ có một tính cách.

 

28.4.2020 Lu Hà

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét