Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Thơ Tình Chùm Số 1075


Xuân Đến Rồi
cảm xúc bài hát của nhạc sĩ NNN: Chúc Phúc Mùa Xuân

Cành đào trổ nụ xuân sang
Mưa hòa gió thuận đồng vàng thế gian
Ông bà cha mẹ chứa chan
Đàn chim én lượn hân hoan rộn ràng

Thơ Tình Chùm Số 1074


Nụ Hôn Của Tôi
cảm xúc bài hát của Antoneus Maximus: Đánh Thức Tầm Xuân

Hãy thức dậy chiều xuân chúm chím
Cánh bướm xinh màu tím đồi sim
Mạch tương róc rách mải tìm
Suối trăng thục nữ lim dim mắt huyền

Thơ Tình Chùm Số 1073


Tuổi Hoa Niên
cảm hứng với Hiền Châu: Mọi Người Lo Tiễn Tết

Người thục nữ hoa niên chín mọng
Bướm ong vờn mong ngóng trái xuân
Dập dìu sóng biển tần ngần
Thuyền mây đưa tiễn bần thần ngẩn ngơ

Thơ Tình Chùm Số 1.072


Nhân Tình Ấm Lạnh
họa thơ Trần Mộng Vy: Tình Đời Bạc Bẽo

Ấm lạnh nhân tình mãi đảo trao
Lòng băng thế thái giọt ngâu trào
Dân gian bạc bẽo năm gà hỏi
Thiên hạ dửng dưng mậu tuất chào
Sĩ tử nôn nao tìm đỉnh giáp
Thuyền quyên xao xuyến gặp trăng sao
Bướm hồng nũng nịu thơ lầu hạc
Dẫn mộng chàng Sinh bẻ khóa vào.

Thơ Tình Chùm Số 1.071


Đợi Ngày Cưới Em
cảm xúc bài hát của Bảo Thu: Cho Tôi Được Một Lần

Tháng ngày đợi trở về làng cũ
Bướm trắng bay tu hú gọi hè
Dòng sông soi bóng hàng tre
Trăng thơm mái tóc tiếng ve sầu đàn

Thơ Tâm Tình Chùm 100


Ngăn Sao Ma Quỷ

Phật tử hành hương vượt cưả ngăn
Thần tiên trần tục quá gian nan
Ai tu khéo được về Tây Trúc
Khổ ải băng qua nhập niết bàn

Thơ Tâm Tình Chùm 99


Linh Nham Điện

Cầm Thực dừng chân vãn cảnh chuà
Linh Nham nhấp nháy tự tình xưa
Dập dềnh mây nước quan tam nổi
Trĩu quả rung cây mận chín muà

Thơ Tâm Tình Chùm 98


Kính Tặng Sư Bà Huệ Giác

Huệ Giác sư bà Nguyễn thị Cưng
Đỉnh non dạo gót gió mây cùng
Thênh thang lồng lộng hồn thơ dậy
Ríu rít sơn ca cũng hót mừng

Thơ Tâm Tình Chùm 97


Hồn Ma Hoa Đại

Yên Hoa bông trắng cả sân chuà
Tiếng guốc canh khuya thật não nề
Có phải âm hồn cô thiếu nữ
Ngậm ngùi buồn tủi oán hờn chê

Thơ Tâm Tình Chùm 96


 Hạ Kiệu Cho Vua

Hạ kiệu vua con đến với cha
Hiếu tôn nghiã tử thật chan hoà
Tình thâm cốt nhục vầng trăng tỏ
Thổn thức năm canh lệ ưá nhoà

Thơ Tâm Tình Chùm 95


Đêm Thanh Nguyệt Lặn

Yên Tử trăng thanh sóng nước trong
Toạ thiền sư cũng thấy mênh mông
Xôn xao cồn cát còn say mộng
Cá nhảy le te ánh nguyệt hồng

Thơ Tâm Tình Chùm 94


Chuà Đồng Điạ Linh Sơn

Sừng sững trên cao chất ngất trời
Yên Sơn toạ lạc gió mây trôi
Xôn xao ong bướm hương nồng thắm
Tiên cảnh mời nhau lữ khách cười

Thơ Mới Tâm Tình Chùm 93


Cầu Xin Sư Tổ

Rừng vắng bớm bay gió lặt lèo
Mai vầu tô điểm cảnh gieo neo
Đây suối nước trong vua đã tắm
Sơn Lâm Yên Tử giưã ngang đèo

Thơ Tâm Tình Chùm 92


Ai Qua Cưả Phật

Tạo hoá ông ơi! thật tuyệt vời
Đường lên Yên Tử vực chơi vơi
Cản sao lũ quỷ từ phương Bắc?
Đức Phật từ bi ở cổng trời

Thơ Tâm Tình Chùm 91


Hoa Hậu Cuả Triệu Trái Tim
tặng Hoàng Thục Vi

Quốc sắc thiên hương đẹp dịu dàng
Trần gian hay ở cõi thiên đàng
Xêng xang toà ngọc Hằng Nga thẹn
Huỳnh Thục Vi vương miện đãi đằng...

Thơ Tình Chùm Số 1070


Mùa Xuân Nhung Nhớ
viết tặng Hiền Châu xuân Mậu Tuất

Điệp hồ nơi ấy buông rèm
Xuân vui Mậu Tuất chiều thèm Giáng Tiên
Mạch tương róc rách đào nguyên
Dấu chân Từ Thức lạc miền du ca

Thơ Tình Chùm Số 1069



Mai Đào Chim Chóc
họa thơ Phi Anh: Cung Chúc Tân Xuân

Khai bút họa thơ cánh bướm vàng
Nhớ thời Trưng Nữ mộng đài trang
Sĩ tử hào hoa dòng lịch sử
Giai nhân lịch thiệp mực tào khang
Giáng Tiên thuớ trước cung đàn hạc
Từ Thức ngày nay võ thuật sàng
Thế cuộc bể dâu còn thổn thức
Mai đào chim chóc gió mây sang

Thơ Tình Chùm Số 1068


Phu Thê Giao Bái
thơ đối đáp với bài“ Em Không Dám“ của Mộng Vy

Thuyền trăng cánh hạc ngao du
Quản chi sóng bạc xuân thu đợi chờ
Trúc mai xin chớ hững hờ
Kiếp nào giao bái dây tơ cát đằng

Thơ Tình Chùm Số 1067


Xuân Mậu Tuất Nhớ Hiền Châu

Tình vạn dặm thiết tha trân qúy
Chuốc chén say túy lúy cuồng ca
Giao thừa tiếng pháo vang xa
Mừng năm Mậu Tuất ngân nga giọng đàn

Thơ Tình Chùm Số 1066


Ngọc Lam Kiều
cảm hứng thơ Hiền Châu: Nhu Nhú Chồi Non

Yến oanh riu rít mầm non
Nụ mai hé mở môi son khen thầm
Phất phơ hàng dậu bóng dâm
Bướm hoa dan díu đầm đầm giọt sương

Thơ Tình Chùm Số 1065


Cảnh Đời Mộng Du
Ngẫu hứng với Hiền Châu

Làng phây vẫn nhớ tới em
Tìm xuân thục nữ buông rèm lả lơi
Hồn thơ lạc nẻo chân trời
Trữ La tắm mát nụ cười gió mây

Thơ Tình Chùm Số 1064


Bạn Tình Ơi!
cảm hứng bài hát của Hoàng Thi Thơ: Đám Cưới Trên Đường Quê

Bạn tình ơi! Gió mênh mang
Pháo xuân đưa tiễn bao nàng qua sông
Vu quy ngây ngất bềnh bồng
Hoa cài mái tóc lấy chồng phương xa

Thơ Tình Chùm Số 1063


Cơm Mẹ Nấu
viết tặng Hoàng Yến Bolero

Cơm mẹ nấu rau dưa đạm bạc
Chan bát canh tình hạc nghĩa cò
Vẳng nghe tiếng hát câu hò
Cù lao chín chữ chăm lo sớm chiều

Thơ Tình Chùm Số 1062


Ai Có Hay Xuân Mậu Tuất
viết tặng Hoàng Yến Bolero

Xuân Mậu Tuất cuốn vòng mây trắng
Ong bướm sầu em vắng bóng anh
Phương trời hoàng yến bay nhanh
Then cài cửa đóng buông mành chẳng vui

Thơ Tình Chùm Số 1061


Hỏi Người Tri Kỷ
viết tặng Hiền Châu

Chơi phây đâu phải vì lai
Cần chi hờ hững hương lài thoảng bay
Dịu dàng chuốc chén men say
Hỏi người tri kỷ chẳng hay thế nào?

Thơ Tâm Tình Chùm 90


Áo Trắng Mãi Không Thôi

Canh khuya thầm gọi ca luân vọng
Biển vấn vương mang nỗi nhớ thương
Đoạn trường uẩn khúc bao tình cảnh
Rót mãi hồn đau khói trắng hương...

Thơ Tâm Tình Chùm 89


Bão Tố Đời Con
nối thơ Mai Hoài Thu: Xuân Tha Hương

"Tha hương gởi trọn niềm thương nhớ
Một mảnh trăng quê, dấu lệ nhoà..."
Có người thiếu phụ sầu cô quạnh
Ai biết chăng ai bóng xế tà...

Thơ Tâm Tình Chùm 88


Xin Hoàng Hậu Ái Tình Hạ Chiếu
cảm tác thơ Thương Hoài Thương: Người Tôi Yêu

Tiêu chuẩn kén chồng thần nghĩ cao
Mong xin hoàng hậu bớt đi cho
Bàn dân thiên hạ đang bàn tán
Nhân tuyển đâu còn trong quốc gia?...

Thơ Tâm Tình Chùm 87


Nụ Cười Dalai Lama

Ai đã sinh ra mà chẳng khóc
Lại cười thay khóc để chào đời
Thì ra mới biết đời vô nghĩa
Trong cõi đau thương của kiếp người

Thơ Tâm Tình Chùm 86


Kỷ Niệm Chôn Vùi
cảm tác thơ Thủy anh Lam hoạ thơ Mai Hoài Thu: Chìm Sâu

Ta ngồi đây nỗi niềm chua xót
Ngậm đắng cay vời vợi mãi sao?
Chiều ảm đạm hoàng hôn ủ rũ
Trái tim sầu héo uá xanh xao...

Thơ Tết Chùm Số 43


Cầu Chúc Xuân Việt Nam
cảm xúc nhạc Trần Vũ Anh Bình

Hoa khoe sắc muôn màu bướm tới
Bầu trời xanh vời vợi én về
Tang bồng dặm nẻo sơn khê
Xa gần thổn thức tràn trề nắng lên

Dòng Sông Mẹ


Bình thơ Giang Hoa

Nữ sĩ Giang Hoa làm bài thơ “Dòng Sông Mẹ“ theo lối trường thiên tứ tuyệt, thể thơ mới đã có từ thời tiền chiến, nhờ sự sáng tạo của các thi sĩ Việt Nam thời đó gọi là thơ mới niêm luật như 4 câu thơ đường luật cắt ra không cần đối câu đối chữ, dài ngắn tùy theo người viết. Tôi ngẫm nghĩ cách bình thơ mới mà cổ kim xưa nay như chưa hề có ai từng làm. Tôi gọi kiểu cách mới này là dùng thơ để bình thơ. Sau khi đọc xong bài thơ của Giang Hoa tôi đã sáng tác luôn ra thơ lục bát và song thất lục bát để phụ họa theo ý Giang Hoa, làm rõ nét nổi bật thêm cảm xúc hồn thơ thiếu phụ, dày dạn trường đời và trường tình, cũng như nghệ thuật tu từ.

Đôi Điều Về Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Du Và Phạm Quỳnh


-Lu Hà:
Tôi thật bàng hoàng sửng sốt khi đọc một bài đường thi của cụ Huỳnh Thúc Kháng viết với lời lẽ kiêu ngạo hàm hồ về nhà đại thi hào Nguyễn Du, bỉ báng học giả Phạm Quỳnh thậm tệ. Cụ diễu cợt học giả Phạm Quỳnh cổ súy người Việt Nam học chữ quốc ngữ, chê bai Truyện Kiều tà dâm. Thật ra cụ cũng chẳng phải tài ba ngon lành gì với cái bằng ông nghè học chữ nho. Cụ yêu nước? Cụ theo Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh trong phong trào Đông Du Nghĩa Thục? Cuối cùng cụ vẫn lom khom cúi đầu dưới trướng ông Hồ và được giữ chức bộ trưởng bộ nội vụ và quyền chủ tịch nước khi ông Hồ sang Pháp đàm phán. Cụ có phải là tay sai đắc lực cho ông Hồ tiêu diệt Quốc Dân Đảng, các đảng phái yêu nước khác hay thủ tiêu các thủ lãnh tôn giáo không? Nhưng tôi tin chắc cụ là một hủ nho học chữ Tàu, ăn cơm Tàu, chính cụ mê quan thày Tàu chứ đừng gắp lửa bỏ tay người, chê bai Nguyễn Du, Phạm Quỳnh sùng bái Tàu nô lệ Tàu như lời triết gia Paul Nguyễn Hoang Đức viết, trích dẫn cả thơ cụ:

Cảm Tạ Các Bạn Chúc Mừng Ngày Sinh Nhật Của Lu Hà


Các bạn văn thi sĩ và bạn đọc xa gần thân mến!
Chắc hẳn các bạn đã âm thầm vào trang Facebook để đọc thơ văn của tôi và lại âm thầm lặng lẽ bâng khuâng ra đi, rất ít khi để lại một lời bình, nhận xét nào, trừ một vài người cảm mến thường xuyên vào đọc trang của  tôi là hay ghi cảm tưởng của mình. Nếu cứ tính số lượng các cô kiều nữ ở trong FB này đã được tôi ưu ái làm thơ tặng mà chỉ vì con chuột nhỏ nhoi thì cũng có hàng trăm cô rất mến tôi. Chính vì các bạn đã biết cư xử rất đẹp từ trong lòng các bạn một cách âm thầm nhẹ nhàng lại là một sự cổ vũ lớn lao cho tôi khi tâm linh tôi cảm ra và ngộ ra. Hôm nay là ngày đặc biệt thì các bạn mới gửi lời chúc mừng tôi. Tôi rất hiểu tấm lòng cuả các bạn vì tôi là thi sĩ cơ mà. Nhiệm vụ của thi sĩ là khám phá ra những bí mật của tâm hồn nhân thế và ngay chính bản thân mình.

Bàn Luận Về Thơ Mới Và Thơ Lục Bát


-Lu Hà: Triết gia thi sĩ Paul Nguyễn Hoàng Đức viết bài ca ngợi nhà bình thơ Hoài Thanh hơi quá và có ý kiến cho rằng: Thơ mới tức là thơ tự do và thơ lục bát có nguồn gốc từ bên Tàu?

Lâu nay t rt ngưỡng m Bác Đc v khon triết học, nhưng v thơ theo t thì Hoài Thanh không biết làm thơ trình đ bình thơ rt kém, ông ta là anh th sp ch nhà in thôi. Ông ta ch là tay mơ v thơ. Ngân Giang là n sĩ tài hoa vi bài Trưng N Vương. Sinh thời thi sĩ Đông H phi đt qu khi bình thơ bà, và đã tắt thở vì quá xúc động khi đọc thơ Ngân Giang. Nhưng Hoài Thanh c tình quên bà trong tác phm Thi Nhân Vit Nam kém cht lượng ca ông ta, v cái gi là ngh thut v nhân sinh, mà chỉ a dua theo quan đim ca đng và T Hu. Ngân Giang b trù dp vì bà ta không chu theo chân bưng bô cho cán b ban tuyên giáo, h không th ve vãn tán tnh bà. Bà b chn kinh tế, m quán bán nước ven b sông, ép bà vào t hp tác xã thêu. Hàng trăm bài thơ hay ca bà cm xut bn, h vu khng bà nhân văn giai phm. Cho nên Xuân Sách mới có thơ:

Bàn Luận Về Lý Trí Và Cảm Xúc


-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“Trong con người cũng như xã hội, có hai đặc điểm và hai loại người chính: Lý trí và cảm xúc. Người Trung Hoa rất gần gũi cách sống và cách nghĩ như người Việt đã bảo: “Có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi qua được một bước chân!” Và xác tín hơn: “Nhân bất học bất tri lý” – tức là: người không học thì không hiểu lý. Đã không hiểu lý thì làm sao nhúc nhích mà đi!
Vậy ai là người không hiểu lý? Tất nhiên là dân quê không đi học. Khổng Tử cũng nói “Hương nguyện đức chi tặc giã”, tức : nhà quê là hại đức! Người Trung Quốc còn thường xuyên sỉ vả người quê trong các tác phẩm văn học như: đồ quê mùa lỗ mãng, bỉ ổi, thô lậu…