Ông Trọng làm một bài thơ để lại cho vợ ông ấy, theo tôi là một bài thơ ngô nghê vớ vẩn, qúa nhiều mâu thuẫn, lục bát chả ra lục bát, giống như một bài vè. Qua đó nói lên trình độ viết văn làm thơ của ông quá kém. Lập luận thiếu lô gich, ý tứ quê mùa, giống như loại lão nông nhà quê, quần nâu hôi nách, chè tầu một bát thuốc lào một hơi. Thuộc loại ăn tục nói phét, nói leo, nghe lỏm, đánh rắm rong.
“Đưa tôi về nhà bà ơi“ câu 6 không tuân thủ luật bằng trắc. Chữ số 4 và 5 không được vần bằng. Số 4 có thể châm chước nhưng số 5 dứt khoát phải vần trắc. Sổ 5 chữ nhà là sai. Nhà ông ở đâu? Nghe nói ở Hà Nội, còn về quê thì đúng hơn. Vậy ông không có khả năng nhận thức về không gian, thời gian . Ông bị lú lẫn về điạ chỉ gia đình, nơi thường trú. Ông nhầm lẫn nơi bố mẹ ông sinh ra ông, từ khi còn đỏ hỏn thằng cu Trọng khóc oe oe là nhà.
“Để tôi vui vẻ ở nơi sinh thành“ Ông đúng là người cộng sản không gia đình, không tổ quốc, không quê hương lấy chủ nghĩa cộng sản là mục đích sống, thế giới đại đồng. Vợ ông đang sống ở Hà Nội nhưng cứ một mực đòi về quê. Ông muốn về lại nơi chôn nhau cắt rốn, tìm cái ký ức tuổi thơ trong trắng, nhân chi sơ tính bản thiện. Trong quá trình tham gia cách mạng ông bị nhồi sọ quá nặng về chủ nghĩa Mác Lê Nin, nên ông mệt mỏi chăng?
“ Thế nhân khổ vì lợi danh“ Câu sáu này vẫn sai luật bởi chữ “khổ vì“ không được vần bằng. Tôi nghĩ ông đang làm thơ lục bát kia mà? Lợi danh làm người ta khổ, nhưng ông vẫn ham, vẫn máu, vẫn tham quyền lực lợi danh. Cái danh tổng bí thư, cái danh chủ tịch nước, nhiều cái danh khác ông đều ôm tất cả cho đến chết. Tôi không thấy ông khổ, mà ông rất sướng vì hàng chục năm bám cái ghế lãnh tụ, ốm cũng bám, bị liệt cũng bám, bám đến chết mới thôi. Vậy ông nói dối, nói dối không những với toàn thể nhân dân mà nói dối trắng trợn cả với vợ ông.
“ Chết rồi còn muốn tham dành đất đai“ Câu này ông nói hơi đúng vì chết rồi ông không thể ra lệnh quân đội, công an, cưỡng chế cướp giật đất đai của dân cho đảng, cho nhóm lợi ích đảng, nhóm lợi ích chính quyền đoàn thể tôn giáo quốc doanh v.v... Ông có muốn cũng không được, một cái xác nằm yên bất động thì giành giật đất đai thế nào được. Chứng tỏ ông thoáng thấy sợ hãi kinh hồn về thời gian ông sống biết bao người phải chết dưới tay ông về chuyện đất đai.
“ Cho tôi nấm mộ nhỏ thôi“. À thì ra đất đai là nấm mộ. Ông nói dối, ông chê nấm mộ ở nghĩa trang Mai Dịch qúa nhỏ dành cho ông theo tiêu chuẩn cán bộ trung ương chỉ có vài mết vuông như các đồng chí khác. Cái chính là ông sợ nằm đấy người ta sẽ đập phá bia mộ, đổ tro phân lên như mộ Lê Đức Tho và nhiếu ông khác, Nên ông giả vờ liêm khiết nhường tiêu chuẩn ở Mai Dịch cho các đồng chí khác, vể quê tha hồ mà xây to ra thật hoành tráng. Còn ở Mai Dich muốn xây cũng không được.
“Để sau phải khổ vì lời thán ca“ Đúng ông tiên đoán đúng, ông biết khi còn sống ông thét ra lửa, khi chết rồi thì hoàn toàn bất lực, một nấm mộ chỉ khoảng hai hay ba mét vuông, lại không có lính gác canh mộ. Những lời thán ca oán trách căm hận ông lúc sinh thời có thể dẫn đến những hành động bôi bẩn, viết bậy trên bia đá mộ ông. Ba mươi sáu kế sách, sách dép bỏ chạy là tốt nhất. Ông thích Tàu chắc biết câu: “Tẩu vi thượng sách“
“ Tôi đi chỉ một thân già“ Cũng không đúng, ông đi rồi cái thân trâu già của ông gánh trên vai một món nợ oan tình ai oán với thế nhân, một nghiệp quả quá nặng. Chưa chắc một mình ông đi thảnh thơi còn kéo theo bao nhiêu mạng người đi theo vì cái chính sách cưỡng chế đất đai, giải phóng mặt bằng của ông khi còn sống. Người thừa kế cứ thế mà làm, biết đâu đấy còn biết bao nhiêu người phải chết theo ông đây?
“Nhưng mà để lại cho bà tiếng thơm“ Ông lại nói dối nữa rồi. Ông hãy kể ra cụ thể tiếng thơm gì, phải là tiếng thơm thực tế, thực sự mang lại hạnh phúc niềm vui cho mọi ngươi, cho toàn dân, chứ cái kiểu cố tình mặc áo vá, đi dép cao xu, lễ lạt cưới xin cho con cái cố tình phô ra cái giản dị đó là thứ tiếng thơm trong nội bộ gia đình chứ không phải cho toàn dân. Không rõ tiếng thơm kiểu này có thật không hay chỉ là đóng kịch. Nghe nói thời bao cập, nhiều cán bộ cộng sản muốn giữ tiếng thơm ăn thịt gà phải chùm chăn kín mít. Thịt một con gà phải mắt trước mắt sau canh chừng hàng xóm, nửa đêm mang bộ lông đi chôn, cũng là để giữ tiếng thơm. Hạn chế tiếng thối bay ra.
“ Mặc ai đặt đó kê đơm
Lòng mình trong sáng thì cơn cớ gì“
Lục bát sai bét, chữ đơm và cơn không vần nhau. Ý nghĩa cũng mù mịt. Nếu ông khẳng định chỉ để cho vợ tiếng thơm sao còn sợ miệng lưỡi thiên hạ? Cây ngay không sợ chết đứng, nếu ông sống ngay thẳng, đàng hoàng, tử tế thì ai dỗi hơi đâu mà bịa đặt hay vu khống về nhứng hành vi bất chính, thủ đoạn ranh ma nham hiểm, bí hiểm của ông mà phải dặn vợ như vậy. Chắc chắc, ông đã tiên đoán ông di rồi vợ ông sẽ không yên thân bởi cơn mưa búa dìu của dư luận. Có tật giật mình, đến chết vẫn còn nơm nớp lo sợ.
“Mấy lời thủ thỉ vân vi
Thôi bà ở lại tôi đi nhé bà.“
Câu kết này ông cũng còn có chút lương tâm, cũng còn hơi ái ngại cho bà vợ phải chịu một gánh nặng oan gia trái chủ của toàn xã hội. Thôi Goodbye bà tôi đi mất hút con mẹ hàng lươn.
Còn nữa không những chỉ dối trá trong thư gửi cho vợ con mà còn dối trá cả trong di chúc mà tôi có nghe trong băng ghi âm ngày quốc tang ông ấy.
Theo tôi, lời trắn trối cuối cùng hay bản di chúc gì đó của ông Trọng là một sự dối trá kinh khủng. Đáng lý tôi không quan tâm để ý gì đến người này. Sống hay chết mặc ông ấy. Nhưng mọi người bơm ông ấy lên quá mức vì lẽ gì, do nhu cầu nịnh bợ để thăng tiến. Trước tên nhiều người cứ trầm trồ ông ấy là sĩ phu Bắc Hà, là vớ vẩn. Ông ấy không thể là sĩ phu Bắc Hà vì không có tác phẩm văn chương nào ra hồn, khí tiết dưới mức trung bình, không dám nói thẳng, không dám nói lời cương trực, ông ấy luôn còng lưng uốn gối trước Đặng Tiểu Bình. Ông ấy thuổng trọn bộ câu nói của nhà văn Nga trong tác phẩm “Thép Đã Tôi Thế Đấy“
Pavel Korchagin là của tác phẩm. Ostrovsky đã xây dựng thành công nhân vật này chính là hóa thân của tác giả, khiến cho nhiều độc giả yêu quý nhân vật Pavel và phương châm sống của Pavel cũng đã trở thành phương châm sống của nhiều thanh niên thế hệ Pavel: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người....“ Ngày nay, khi đọc tác phẩm này theo quan điểm rộng hơn, nhiều người cho rằng, cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại còn là cuộc đấu tranh với bóc lột, đói nghèo và bệnh tật, với dốt nát để xây dựng thiên đường xã hội chủ nghĩa. Ông Trọng cả đời căm ghét Phật Tổ, Chúa Giê Xu, Thánh Alahl bị coi là kẻ thù không đợi trời chung. Tôn giáo là thuốc phiện cần phải tiêu diệt bằng mọi cách. Nhiều người còn vô duyên cầu chúc ông ấy về với Phật Tổ tức là về với kẻ thù, là không hiểu lòng ông ấy. Tôi chúc ông ấy mồ yên mả đẹp, sớm về đoàn tụ với bác Hồ của ông ấy và các vị tổ phụ của ông ấy như: Các Mác, Ăng Ghen, Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành v. v... Chúc ông ấy sớm lên thiên đường xã hội chủ nghĩa mà hưởng lạc. Lời trăn trối căn dặn cuối cùng hay bản di chúc gì đó mà người ta ghi âm phát trong ngày quốc tang thì một nửa là thuổng lại lời của một nhà văn nga, ông ấy có thêm mắm thêm muối, thêm riềng mẻ, mắm tôm cho thêm mùi hương, thêm vị mùi mẫn thôi. Cơ bản là lời dối trá cuối cùng.
21.7.2024 Lu Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét