Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Bàn Luận Về Lý Trí Và Cảm Xúc


-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“Trong con người cũng như xã hội, có hai đặc điểm và hai loại người chính: Lý trí và cảm xúc. Người Trung Hoa rất gần gũi cách sống và cách nghĩ như người Việt đã bảo: “Có lý đi khắp thiên hạ, không có lý không đi qua được một bước chân!” Và xác tín hơn: “Nhân bất học bất tri lý” – tức là: người không học thì không hiểu lý. Đã không hiểu lý thì làm sao nhúc nhích mà đi!
Vậy ai là người không hiểu lý? Tất nhiên là dân quê không đi học. Khổng Tử cũng nói “Hương nguyện đức chi tặc giã”, tức : nhà quê là hại đức! Người Trung Quốc còn thường xuyên sỉ vả người quê trong các tác phẩm văn học như: đồ quê mùa lỗ mãng, bỉ ổi, thô lậu…

Thơ là gì? Với người Hoa, thơ chỉ là thứ “tức cảnh sinh tình”, khi triều đình thấy cuốn sách nào đáng chép và phổ biến rộng, sẽ giao cho các quan lại và học sinh chép thành nhiều bản, riêng thơ thì chưa bao giờ được ứng xử như vậy?“

-Lu Hà
Bác Paul nói đúng, thơ là trái tim, còn triết học là sọ não. Làm thơ phải giàu cảm xúc, tâm hồn bay bổng thậm chí lạc vào miền vô thức. Nên theo tớ các triết gia hay những nhà làm luật, tớ khuyên không nên làm thơ, hoặc có làm cũng không nên đặt nhiều kỳ vọng vào thơ mình sẽ hay, sẽ dễ dàng chinh phục trái tim con người và chinh phục lòng người. Làm thơ trí tưởng tượng quan trọng biết chừng nào, còn cao hơn cả lý trí. Cuộc sống không cần cứ phải lấy lý trí thống trị con người, khi ta chưa lấy gì đảm bảo lý trí đó là lương tâm và công lý. Lý trí triết hoc niềm đam mê thông thái thì vô biên lại lắm trường phái, mà ta lại cần thơ để ru ngủ, an ủi động viên nhằm làm con người bớt mệt mỏi căng thẳng, giảm Stress.
Các trại điên người ta không mang triết học ra để giảng giải những điều khôn ngoan mà người ta đọc thơ, ngâm thơ, ca hát kể cả kể chuyện bông phèng tiếu lâm nhảm nhí.

Nhưng nàng thơ dễ thuyết phục khuyên nhủ con người ta can đảm đứng lên làm người, hãy cắn răng để mà chịu thiệt, đừng vội nản chí, thất chí, kiên trì chờ đợi tìm mọi thời cơ và vững gót để được sống làm người, trong đau thương hãy đừng rơi nước mắt, trong đắng cay hãy giữ trọn nụ cười.Thơ vô tư hồn nhiên đáng yêu không tham lam chèn ép, thơ ca ngợi lẽ phải công bằng, thơ ngắn ngủi dễ nhớ dễ thuyết phục, nên con người có xu hướng theo tiếng gọi của trái tim hơn tiếng gọi của lý trí. Thơ và triết học bên nhu bên cương bồi bổ cho nhau những ưu điểm nhược điểm của nhau.

Vì vậy người cộng sản sợ một bài thơ khóc vợ, thê lương, mềm yếu, thiếu khí lực lý trí ngắn thôi của ông Hữu Loan, hơn một bài diễn văn dài đầy lý trí như bản tuyên ngôn đôc lập mà ông Hồ mượn của Hoa Kỳ. Nhưng các nhà thơ lại cần phải có triết học dẫn đường định hướng, nhờ vậy bài thơ sẽ có giá trị lịch sử nhân văn hơn. Còn chuyện hâm mộ bóng đá đến mức cởi truồng chạy ra đường không phaỉ là cảm xúc của trái tim, mà chỉ là hiện tượng tâm lý quần chúng bầy đàn do bị xỏ mũi, lường gạt về một tình yêu trái tim mù quáng, do bị tuyên truyền lừa phỉnh mà thôi. Vậy ta cần lý trí triết học thông thái để khuyên nhủ họ hơn là đọc một bài thơ

Bác Paul đề cao cách suy nghĩ của người Tàu có thái quá không? Theo một khuân mẫu định kiến theo tôi là cổ hủ: Nho y lý số cầm kỳ thi họa. Nho là gì ? Là Khổng Nho, Tống Nho theo tôi là phản khoa học, kìm hãm tiến bộ văn minh. Hệ thống triết lý suy nghĩ này đã cản trở nô dịch dân tộc Trung Hoa lạc hậu kém phát triển. Riêng tôi thì ngược là: Thi họa cầm kỳ sau mới tới lý số y nho. Tôi coi thi họa nhạc đờn là hình ảnh cái bóng của trái tim con người ta. Tôi đề cao thú chơi cảm xúc của linh hồn hơn cả lý trí. Nên tôi xếp cái anh Nho cuối bảng. Tôi đề cao sự tự do khoáng đạt của linh hồn trái tim, tấm lòng yêu thương tha nhân bao la hơn cả lề luật lý trí do con người đặt ra. Nói như vậy không phải chối bỏ lề luật, nếu  lề luật đó đảm bảo sự công bằng và tự do biểu đạt ngôn luận chính kiến, tự do phát triển trí tuệ tài năng sở trường sở đoản riêng của từng cá thể. Con người phải khỏe mạnh. Muốn khỏe mạnh thì linh hồn phải khỏe mạnh. Linh hồn khỏe mạnh thì cảm xúc phải được chăm lo quan tâm và bồi dưỡng dìu dắt nhiều hơn lý trí một bước


 Con người ta phải có trái tim chân thành yêu ghét phân minh như lời thi sĩ Phùng Quán:
“Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu.
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời“

Trong văn chương thơ phú, nghệ thuật không thể lấy tiêu chuẩn đạo đức làm nền tảng, mà lấy nghệ thuật làm nền tảng. Bởi vì tiêu chuẩn đạo đức theo quan niệm cuả mỗi hệ thống chính trị, xã hội trong lịch sử loài người rất khác nhau. Ngày xưa người ta lấy trung quân ái quốc làm tiêu chuẩn đạo đức cuả các bậc nam nhi quân tử. Người cộng sản thì có đạo đức xã hội chủ nghiã. Mà xã hội, xã hội chủ nghiã như ngày nay ai cũng biết là một chế độ tàn bạo vô nhân tính trong lịch sử loài người.

Bản chất cuả nghệ thật là vô tư công bằng do con người làm chủ. Có thể rất nhân đạo, cũng có thể rất tàn bạo. Bài cáo bình Ngô cuả Nguyễn Trãi, bài hịch tướng sĩ cuả Hưng Đạo Vương có sức mạnh cuả vạn đại quân binh. Đối với người Việt Nam văn thơ Nguyễn trãi kể tội giặc Minh là nghệ thuật cuả sự nhân đạọ, tài năng xuất chúng và niềm tự hào cho dân tộc. Nhưng đối với Hán Tàu thì là nghệ thuật cuả sự tàn bạo. Chính vì nó đã thiêu huỷ đi giấc mộng huy hoàng, bình định thiên hạ cuả Thiên tử đối với các nước chư hầu xưng thần như Việt Nam. Nếu như theo nền đạo đức cuả Khổng Tử: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Xưa nay Thiên tử đại hán họ vẫn coi Việt Nam chỉ là một chư hầu cứng đầu luôn luôn nổi loạn chống lại họ. Họ không tôn trọng nền độc lập cuả ta là nhà nước có chủ quyền. Họ coi nghệ thuật văn chương cuả Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Vương là thứ nghệ thuật phản loạn thiếu nhân đức và nhân cách trong đạo đức Khổng Mạnh. Sự thật vua Lê Lợi, hay vua Quang Trung sai sứ giả sang Tàu phải xưng là thần và xin được phong vương, phong thái tử v.v... Có đức nhân không, khi Khổng Minh dùng ba tấc lưỡi văn chương cũng mắng Vương Lãng ngã lăn xuống ngưạ mà Vương Lãng là một ông già. Khổng Minh luôn dùng kế hoả công để giết Mạch Hoạch và hàng vạn sắc dân thiểu số rất vô nhân đạo. Nhưng lịch sử vẫn ca ngợi ông ta và gọi là Võ Hầu. Khổng Minh cũng dùng nghệ thuật trong bài thơ "Đồng Tước Đền“ để kích động Chu Du thiêu xác trăm vạn quân Tàu thì thử hỏi còn có đức nhân gì? Trong cải cách ruộng đất chính ngay cả ông Hồ, Trường Trinh và và các văn nô khác cũng dùng nghệ thuật cóc nhái, các bài vè để tố cáo lên án biết bao người dân vô tội thử hỏi có còn đức nhân hay nhân cách không? Họ gọi là nghệ thuật vì nhân sinh và đạo đức cách mạng. “Hương nguyện đức chi tặc giã”, tức : nhà quê là hại đức là một câu nói rất hỗn hào láo xược của Khổng Tử, con cháu ông ta như Mao Trạch Đông còn láo toét hơn:“ Trí thức không bằng cục phân. Là cùng một hệ thống suy nghĩ quái đản coi nhân sinh tha nhân như cỏ rác. Cụ Nguyễn Du nói đúng: Cho hay muôn sự tại trời, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Đại diện tiêu biểu cho chữ tâm là trái tim tấm lòng con người ta. Còn đại diện cho tiền tài là lý trí, mưu mô thủ đoạn, kể cả sự thông thái của triết học. Trời chính là đấng toàn năng, là Thiên Chúa vinh quang cao cả đã sáng tạo ra vũ trụ, các hành tinh và trái đất, sáng tạo ra muôn loài tạo vật. Chính bác Paul trong các bài luận về triết học từng viết ca ngợi lời Chúa: Lề luật của ta một dấu phết cũng không thay đổi. Nitzscher một nhà triết học Đức cũng từng ngạo mạn tuyên bố một câu xanh rờn: Thượng đế đã chết. Nitzscher không cần Thượng Đế mà muốn tạo lập nên một thượng đế theo kiểu mẫu riêng của ông ta, và cuối đời ông đã thừa nhận sự bất lực của con người, đã chết trong cô đơn và điên loạn.

11.12.2018 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét