Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Bàn Về Hữu Thể Với Paul Nguyễn Hòang Đức



-Paul Nguyễn Hòang Đức: THẦY ĐI-VOA DẠY BIỆN CHỨNG PHÁP CHO XỨ VỊT GÀ phần 64
HỮU THỂ LÀ BẤT BIẾN VÀ VĨNH CỬU

“Các trò thân mến, Hữu thể tức cái có nhưng chính xác hơn là “Cái Là”, vừa là khởi đầu vừa là trung tâm của triết học, nên ta bàn đi xáo lại cho đến mức nhuần nhuyễn và thỏa mãn, để cho các trò hiểu dễ dàng và nhập tâm. – Thầy Đivoa giảng.


Ta ôn lại cho các trò một chút: Mở đầu triết học là bởi do triết gia Socrate đặt nền tảng “Nhận thức luận thuần khiết” – chỉ tư duy về cái duy nhất chứ không thể nước đôi, môn đó được gọi là Epistemology.

Trên căn bản đó, triết gia Platon đặt nền tảng cho Hữu thể, tức Cái Là, Cái Có.

Chẳng hạn ở đây chúng ta có khu vườn, đó là một hữu thể (cái là vườn), có thầy cũng là hữu thể, có các trò, con lợn, con gà, con vịt… thì mỗi con là một hữu thể.

Tất cả những gì bất dịch, vĩnh cửu thì đều vĩ đại. Như không gian, nó chẳng bao giờ thay đổi nhưng ôm trọn, chứa trọn, bao dung trọn mọi thứ ở trong nó. Không gian chẳng bao giờ chết!

Thời gian cũng vậy, nó đi từ khoảnh khắc đến vĩnh cửu thiên thu.

Chúa Trời nói: “Cho dù vũ trụ qua đi, thì một chấm, một phết trong lề luật của ta không hề xê dịch” vân vân và vân vân...

-Lu Hà: Thực ra cái bác Paul muốn bàn là bản chất và hiện tượng. Bản chất là cái cốt lõi là cái hữu thể tồn tại vĩnh cửu. Mưa, gió, sấm, sét, là hiện tượng của vũ trụ. Nhưng bản chất vũ trụ trường tồn vĩnh cửu như không gian và thời gian v. v… Nói theo Chúa là lề luật của ta một dấu phết không thay đổi, hay như Lão Tử, Trang Tử, Phật Tổ gọi là vô thuờng nhân qủa, nhân duyên, máy trời tự nhiên.

Nghiên cứu các hiện tượng gọi là khoa học. Nghiên cứu bản chất hữu thể bất biến gọi là triết học. Lá xanh, rồi vàng, nâu … gọi là logic.

Vài lời góp vui với bác Paul. Dạo này tại hạ mải mê nghe lại các bản nhạc trữ tình ở miền Nam trước năm 1975, nên không vào trang Lương Tâm Kẻ Sỹ. Cám ơn bác, đọc rất thú vị.

Triết học khác khoa học ở chỗ:Triết học là dùng bộ óc khả năng trìu tượng siêu hình siêu nhiên lo gic biện giải từ bản chất, nội tâm hay từ cái hữu thể có sẵn như bác Paul nói để quán chiếu ra mọi hiện tượng. Khoa học thì ngược lại đi nghiên cứu các hiện tượng để quy về một bản chất, khoa học cố gắng tìm ra những công thức vật lý, hóa học, tóan học để giải thích chứng minh cho hiện tượng.

Chủ nghĩa Mác Lê cũng xập xí xập ngậu nghiên cứu về triết học. Họ cho rằng hiện tượng nào thì bản chất ấy, họ gạt bỏ các hiện tượng cá thể cho rằng hiện tượng không thể đánh lừa bản chất. Cái đó họ gọi là biện chứng pháp, họ phủ nhận trí thông minh siêu hình học của con người, họ phủ nhận sự tồn tại của linh hồn, họ khinh thường kinh thánh phúc âm. Họ cho rằng vật chất có trước ý thức có sau, tồn tại xã hội quyết định ý thức tư tưởng con người.

Từ cái sai lầm dở hơi lẩn thẩn của Mác đã đẻ ra không biết bao hệ lụy tang thuơng đẫm máu đi tới hủy diệt văn minh tiến bộ lòai người. Cái gọi là kinh tế học tư bản và giá trị thặng dư chỉ là thứ nhăng cuội rẻ tiền của một lão thày gàn thất nghiệp viết sách vớ vẩn. Giai cấp vô sản lưu manh tung hô cổ võ cho cái quy luật không đáng gọi là quy luật thặng dư, của dôi thừa, sức dôi thừa gì đó.

Theo tôi chỉ là một hiện tượng khấu trừ tủn mủn nhỏ mọn của nền sản xuất tư bản khởi đầu manh nha từ khi lòai người phát minh ra máy hơi nước nền cơ khí sản xuất dây chuyền có quái gì đâu mà anh chàng đại Chí Phèo đó lắm lời giải thích dài dòng lẩn thẩn dở hơi theo công thức càng cua bọ hung: Tiền+ Hàng+ Tiền ra Tư Bản

hay Hàng + Tiền+ Hàng ra Tư Bản

Cái thứ vớ vẩn này ông Marx gọi là học thuyết gì đó đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản.

Khác với công thức H-T-H (hàng hóa-tiền-hàng hóa) phản ánh chức năng trung gian của tiền trong trao đổi, công thức T-H-T’ phản ánh sự luân chuyển và tự phát triển của tư bản. Tư bản dưới dạng tiền trở thành một chủ thể tự thân, đối lập với sức lao động, bóc lột sức lao động để nuôi lớn mình lên. Marx chỉ ra rằng đó là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Thế cái gọi là vắt đất ra nước thay trời làm mưa hay mỗi người làm việc bằng hai để xây dựng cái chủ nghĩa xã hội không tưởng của ông Mác ông Nin không phải là bóc lột là gì? Ông Mác ( Marx) giải thích ra sao? Theo tôi cái gọi là làm thêm giờ, tăng ca cho máy chạy nhanh chỉ là hiện tượng khấu trừ của nền sản xuất tư bản manh nha rừng rú mà thôi.

Ngày xưa Tần Thủy Hòang bắt hàng triệu người xây vạn lý trường thành và chết phơi thây thành núi xương cốt  thì là cái thặng dư con khỉ mốc gì?

Bây giờ các nước văn minh tiến bộ không cần gân bắp số đông lao động nữa, công nhân phải học cách sử dụng máy điện tóan lên chương trình cho máy làm việc, phúc lợi xã hội cao theo nguyên lý như Tư Bản phương Tây hay Mỹ: Leben auf Leben. Tôi tạm hiểu nôm na theo tiếng Đức cuộc sống dựa theo cuộc sống.


Nguyên lý công bằng phân phối xã hội này tôi đã học lỏm từ Bà Nội tôi khi lên 5 tuổi
Vì là cháu trưởng sinh ra để ôm bàn thờ ông bà ông vải, nên từ nhỏ tôi sống với ông bà ở nhà quê. Một lần theo bà nội ra vườn hái na. Tôi mới ngọng líu ngọng lô hỏi bà:

Bà ơi cái hoa gì nó mọc trên cây na thế ở bà, sao không giống hoa na mà thơm ngào ngạt thế?

Bà bảo: Hoa trầm gửi

Tôi lại hỏi: Cây trầm gửi sống trên cây na, vậy cây trầm gửi có ăn bám bóc lột cây na không hả bà?
Thời đó sau năm 1954 có những cuộc đấu tố, tôi nghe bõ bẽ những từ lạ tai như bóc lột, cường hào địa chủ bần nông cốt cán v. v…

Bà tôi phì cười: Bố anh lắm chỉ giỏi cái lý luận. Cây trầm gửi nào bóc lột cây na? Đó là nguyên lý tự nhiên của muôn lòai thụ tạo, dựa vào nhau tương trợ nhau mà sống. Cây na hút nước màu mỡ nuôi sống mình nhưng hoa na làm sao thơm ngào ngạt như hoa trầm gửi?

Khi tôi nhổ tóc sâu cho mẹ. Cứ nhổ khỏang 1 giờ mẹ cho 2 hào mua kẹo, Nhưng tôi nghe mẹ kể chuyện Thạch Sanh, tấm Cám vui vui tôi nhổ dôi ra 10 phút nữa.
Nhưng vẫn chỉ nhận 2 hào. Vậy theo ông Mác tôi phải cầm dao đâm chết mẹ tôi vì bà bóc lột sức lao động của tôi. Một tháng 30 ngày X 10 phút là số tiền không đựợc trả gọi là mẹ tôi đã cướp giá trị thặng dư.

Một xã hội lành mạnh phải có tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài vân vân và vân vân. Cả xã hội tôi ví như cây na của vườn nhà bà nội tôi. Còn các vị linh mục, nhà sư, giáo sĩ là những bông hoa trầm gửi muôn sắc màu làm cho cả khu vườn đẹp lên. Cây na nhờ hoa trầm gửi mà khỏe mạnh phát triển linh hồn tâm hồn. Nay chặt béng cây trầm gửi đi vu cáo cho là mày sinh ra để bóc lột không đáng sống. Nếu chặt bỏ cây trầm gửi không biết chừng làm cây na chảy nhựa và cũng chết khô luôn.

Cây na chỉ có khả năng sinh ra qủa na, nhưng không thể tạo ra thứ hoa tinh thần diễm lệ  như cây trầm gửi làm cho cuộc sống muôn lòai ở khu vườn và cả con người nữa trong đó có bà cháu Hà mỗ này thấy vui tươi sảng khoái lành mạnh hơn.

Hoa Trầm Gửi

Vườn xưa bà cháu một chiều nào
Thoang thoảng tầng mây gió phất cao
Trùm quả cây na thơm chín ngọt
Nhành hoa trầm gửi ngát hương ngào
Khác hoa khác quả nồng mơ ước
Chung cội chung duyên thắm mộng đào
Xá tội vong nhân mùa đại lễ
Muôn loài thụ tạo ý trời trao

Vu Lan 2007 Lu Hà

Chúc bác Paul và các bạn cuối tuần vui vẻ thư giãn khi đọc bài viết này
29.4.2017 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét