Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 149


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 20“

Sáng mồng một tết Tây Lịch, năm 2020 khai bút mừng xuân. Thông thường người ta hay làm thơ, các cụ đồ có truyền thống làm thơ đường hay viết câu đối tết. Còn tôi thì phá lệ ngồi viết bình giảng thơ tôi làm ra, được nghệ sĩ Trần Thu Hà diễn ngâm video tới số 20 về cuộc đời chàng thanh niên miền Nam có tên gọi là Lục vân Tiên. Chàng là một người anh hùng cái thế đã chìm đắm đi trong giấc ngủ của tôi và buổi sáng ngủ dậy, tôi say xưa viết về chàng như viết chính về cuộc đời tôi vậy. Phải chăng tôi đã hóa thân thành một Lục Vân Tiên của thế kỷ thứ 21? Song thất lục bát viết thành trường ca theo đúng luật bằng trắc khăng khít chuẩn xác như rui mè xà ngang; cột dọc vào mộng khớp với nhau như tình chàng nghĩa thiếp. Tới nay tôi vẫn thấy chỉ có Nguyễn gia Thiều và Đoàn thi Điểm? Sao mà hiếm hoi và ít ỏi quá vậy? Tôi biết Thu Hà rất mệt mỏi mỗi khi phải uốn giọng cong lưỡi cho cao vút lên, trầm bổng thanh giáng bởi các âm vần trắc. Người ta bảo, thơ song thất lục bát là lối thơ quý tộc cung đình viết ra là để ngâm như Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm. Không phải đơn thuần cả hai tác phẩm này đều có chữ “ngâm“ kèm theo. Vương tử Trực là người hiểu hơn ai hết về tài năng của Lục vân Tiên về lĩnh vực văn chương cũng như võ học và rất lấy làm nuối tiếc cho đất nước mất đi một nhân tài.


“Vương Tử Trực long lanh ngấn lệ
Thương đại huynh tài nghệ xiết bao
Văn chương uyên bác thi hào
Kinh luân đầy bụng lẽ nào biệt ly

Trang tuấn kiệt kinh kỳ thượng võ
Chức trạng nguyên để ngỏ cho tôi
Hiếu trung nhất mực than ôi!
Xót thân phù thể nổi trôi sông hồ“

Kinh luân bao gồm thông hiểu văn chương điển tích lịch sử tứ thư ngũ kinh mà còn gọi là bánh xe cầu nguyện trong đạo Phật ghi lại sớm nhất, được viết bởi một người hành hương Trung Quốc thời cổ đại. Bánh xe cầu nguyện có nguồn gốc từ 'Trường phái Thích Ca Mâu Ni, nói rằng:
- “Những người thiết lập nơi thờ phượng, sử dụng kiến thức để truyền bá đạo pháp cho những người bình thường, nếu có bất kỳ người đàn ông hay phụ nữ nào mù chữ và không thể đọc kinh, sau đó họ nên thiết lập bánh xe cầu nguyện để tạo điều kiện cho những người mù chữ này đọc kinh, và hiệu quả cũng giống như đọc kinh thư.”
Vương Tử Trực biết rõ chức văn trạng nguyên và võ trạng nguyên đúng ra thuộc về Lục vân Tiên nhưng Lục Vân Tiên là nhường cho mình, nên chàng than khóc nuối tiếc cho đại huynh, vì tình mẫu tử mà đại huynh phải rời trường thi.

“Tình mẫu tử cơ đồ thống thiết
Chống gậy đi biền biệt tháng ngày
Màn trời chiếu đất heo may
Biển cờ võng lọng xuống ngay hoàng tuyền“

Nhưng mẹ con mụ Quỳnh Trang không hề hiểu nỗi đau thương bầm gan nát ruột của chàng Vương còn lăn xả vào mồi chài cài giăng bẫy tình nhưng chẳng may cho họ, bị Vương tử Trực phát hiện sớm mưu mô của phường mèo mả gà đồng, tham lam háo danh bất nghĩa này và chàng mắng cho họ một trận.

“Mụ Quỳnh Trang đến bên ỏn ẻn
Mời quan vào uống chén sầu tang
Thể Loan yểu điệu dịu dàng
Chén thù chén tạc rộn ràng canh thâu

Trực say khướt đĩa dầu leo lắt
Phút mơ màng dìu dặt cung nga
Định thần chàng mới nhận ra
Giật mình ngồi dậy da ngà lạnh tay

Tẩu tẩu hãy mặc ngay quần áo
Phường bá dơ trơ tráo mặt dày
Chị dâu sao dám phơi bày
Lõa lồ như vậy giường này của ai?

Phan Kim Liên then cài cửa đóng
Tề Hoàn Công hoài mộng vợ người
Thế Dân quen thói lả lơi
Tranh giành huynh đệ tiếng đời loạn luân

Lã bất Vi lường gàn Tử Sở
Trò thông dâm chẳng sợ thế gian
Võ công chạy tới khuyên can
Quỳnh Trang hổ thẹn lạy van xin chàng“

Vương Tử Trực ví Võ Thể Loan quyến rũ mình như Phan kim Liên quyến rũ Võ Tòng trong truyện Thủy Hử. Vương tử Trực không nhẫn tâm như vua Tề hoàn Công sai người nói với vua nước Lỗ giết chết Tử Củ, rồi chiếm luôn vợ của em trai mình. Lý thế Dân là Đường thái Tông, ông vua thứ hai nhà Đường, một ông vua khá dâm loạn có rất nhiều phi tần như các bà:
Vi Quý phi còn  gọi Quý phi Vi thị, trước từng hạ giá lấy con trai của con trai Hộ bộ Thượng thư nhà Tùy Lý Tử Hùng là Lý Hiếu Mân sinh một con gái, do Mân mất sớm nên tái giá làm thiếp của Thái Tông.
Quý phi Dương thị  vốn là con gái của Dương Huyền Tưởng. Sau khi Đường Cao Tông Lý Trị lên ngôi, bà được tôn phong làm Triệu Quốc thái phi.
Thứ phi Âm thị người Vũ Uy, là cháu nội của khai quốc công thần nhà Tùy là Âm Thọ , con gái Âm Thế Sư .
Yến Đức phi, xuất thân thế tộc họ Yến tại huyện Xương Bình, được gả cho Thái Tông làm thiếp khi ông còn là Tần vương, phong làm Quý nhân
Hiền phi Từ thị là tài nữ nổi danh đương thời, phi tần được sủng ái bậc nhất những năm cuối đời Thái Tông vân vân và vân vân….Đường thái Tông rất nhiều thiếp tôi chỉ liệt kê những bà nổi tiếng, nhưng đặc biệt nhất là Võ tắc Thiên        sau này lại lấy con trai mình là thái tử Lý Trị. Võ Tắc Thiên  cũng được đọc là Vũ Tắc Thiên thường gọi Võ hậu hoặc Thiên Hậu. Bà là mẹ của 2 vị Hoàng đế kế tiếp, Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán. Trong 15 năm cai trị với tôn hiệu Thánh Thần Hoàng đế, Võ Tắc Thiên mở mang lãnh thổ Trung Quốc, vươn sang tận Trung Á, hoàn thành cuộc chinh phục bán đảo Triều Tiên. Cuối đời, bà có hai nam sủng là anh em họ Trương, Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi, cùng họ dâm loạn trong cung, vì sủng ái hai anh em mà bà dung túng cho 2 người chuyên quyền, khiến nhiều quần thần bất bình. Tể tướng đương triều là Trương Giản Chi cùng các đại thần phát động binh biến, ép Võ hậu thoái ngôi và đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ hai. Bà bị giam lỏng ở Thượng Dương cung tại Lạc Dương cho đến khi qua đời không lâu sau đó, với tuổi thọ là khi 82 tuổi.
Lã Bất Vi  là một thương nhân người nước Vệ, sau trở thành Tướng quốc của nước Tần thời Chiến Quốc. Ông nổi tiếng trong lịch sử về buôn quan bán tước, xoay trở từ người buôn bán bình thường trở thành một chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn. Ông đã mối lái người thiếp của mình tên là Triệu Cơ đã có mang 3 tháng vơí Tử Sở là hoàng tử nước Tần làm con tin ở nước Triệu.
Trang Tương vương tức Tử Sở làm Quốc vương được 3 năm thì mất, Thái tử Doanh Chính năm ấy 13 tuổi lên ngôi Tần vương, Triệu Cơ trở thành Vương thái hậu, Lã Bất Vi trở thành Tướng quốc, gọi là Trọng phụ. Khi Tần vương Doanh Chính còn nhỏ tuổi, Thái hậu nối lại tình xưa, thường xuyên lén lút tư thông với Lã Bất Vi. Về sau Tần vương đã lớn, Lã Bất Vi sợ lộ sẽ mang vạ, bèn ngầm tìm kẻ dương vật lớn là Lao Ái, dùng làm người nhà. Lã Bất Vi sai Lao Ái làm trò vui, lấy dương vật của mình tra vào bánh xe gỗ đồng mà đi. Thái hậu Triệu Cơ nghe thấy muốn được Lao Ái cho riêng mình, Lã Bất Vi bèn cho Lao Ái giả làm hoạn quan rồi đem dâng cho Thái hậu. Từ đó Triệu Cơ cùng Lao Ái thông dâm, sinh được hai con[. Lao Ái đem hai đứa con đi giấu, định lập mưu đợi Tần vương chết thì lập con hắn làm vua. Có kẻ phát giác Lao Ái thực không phải là hoạn quan và thường thông dâm với Thái hậu. Tần vương Chính liền giao cho pháp đình xét, biết rõ sự tình và biết được Lao Ái còn có ý mưu phản. Khi biết sự tình bại lộ, Lao Ái giả truyền ý chỉ của Thái hậu mà tập hợp thuộc hạ quyết định làm binh biến, vay hãm Kỳ Niên cung, Tần vương Chính phải dùng Xương Bình quân cùng Xương Văn quân bình định. Sau đó Tần vương Chính giết cả ba họ nhà Lao Ái, dùng ngũ mã phanh thây. Hai con do Thái hậu đẻ ra, Tần vương Chính cho người bọc trong bao bố rồi dùng gậy đánh cho đến chết.
Thái hậu Triệu Cơ bị cưỡng ép sang giam lỏng tại Ung thành. Nhiều người vì nghĩ đến hiếu đạo của Tần vương mà khuyên nhủ, không may lòng căm hận của ông đối với mẹ chưa nguôi ngoai, nên những người ấy đều bị Tần vương trút giận bằng cách ra lệnh trừng phạt hết thảy.
Người nước Tề là Mao Tiêu sau đó can gián, vì nghĩ đến Tần vương thanh danh, trừng phạt mẹ đẻ sẽ khiến thiên hạ oán trách, khó có thể làm người trong thiên hạ tin phục, bên cạnh đó giết hại người dám gián ngôn còn khiến người sĩ phu lạnh tâm, không còn hăng hái phục vụ Tần vương nữa. Cuối cùng, Doanh Chính tiếp thu ý của Mao Tiêu, cho hậu táng tất cả những đại thần vì can gián mà bị giết. sau khi cách chức Lã Bất Vi, Tần vương Doanh Chính đích thân suất lĩnh đoàn xe, sang Ung đón Thái hậu Triệu Cơ về Hàm Dương và cho định cư tại Cam Tuyền cung tình cảm mẹ con khôi phục. Mao Tiêu do đó được bái làm Thượng khanh.
Còn về Lã Bất Vi, sau khi bị bãi chức thì ông bị ép trở về quê nhà. Ngày Lã Bất Vi tiếp chỉ, quan viên lén lút ra đầu hẻm đưa tiễn, Doanh Chính tức giận lại ra một đạo chỉ dụ, ám chỉ Lã Công công cao lấn chủ, thế là Lã Bất Vi đành phải uống thuốc độc tự sát để tránh làm liên lụy người nhà, thọ 57 tuổi.
“Vương Tử trực giàu sang chẳng đoái
Đầu đội trời không nói hai lời
Đôi chân đạp đất mà cười
Khinh tài trọng nghĩa mến người thẳng ngay

Hai vợ chồng chúng bay bạc nghĩa
Con gái ngươi tâm địa gian manh
Mai ta thăm viếng Đông Thành
Lệnh cho phủ huyện ngọn ngành hỏi ra

Đại huynh ta hồn ma tức tưởi
Thác khi nào rũ rượi ở đâu?
Án oan xét lại từ đầu
Sẽ đem các tích vạc dầu khảo tra“

Mẹ con mụ Quỳnh Trang chuốc rượu cho Vương Tử Trực say để rôì ép sao cho gạo nấu thành cơm, coi như chuyện đã rồi để Vương tử Trực lấy con gái mình và Võ Thể Loan thành bà trạng. Nhưng sự bất thành còn bị mắng cho như tát nước vào mặt. Trực còn dọa truy tố họ trước tòa án hình sự. Trực nghi ngờ về cái chết không rõ ràng, mờ ám của đại ca Lục vân Tiên.

“Đã Đổng Trác còn gà họ Lã
Kế mỹ nhân dùng ả Điêu thuyền
Gian phu dâm phụ đảo điên
Cha con ly gián Phụng Tiên giết người

Mả chồng ngươi còn tươi nấm cỏ
Nhang chưa tàn còn nỡ nguyệt hoa
Thể Loan đon đả sai ngoa
Bước ra ngưỡng cửa tân khoa ra về“

Tôi nhớ hồi nhỏ có đi xem hát cải lương ở rạp Chuông Vàng Hà Nội vở tuồng có tên là Phụng Nghi Đình tôi khóai nhất đoạn Đổng Trác hí Điêu Thuyền.

Điêu Thuyền cũng phiên âm là Điêu Thiền, một mỹ nhân xinh đẹp, nhân vật này được biết đến rộng rãi bắt nguồn từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa do La Quán Trung hư cấu nên.
Với sắc đẹp được ví như bế nguyệt; khiến trăng phải thẹn mà nấp sau mây, nàng được xem là một trong Tứ đại mỹ nhân của Tàu thời kỳ đương đại. Dù được cho là nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết dã sử, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lã Bố cũng gọi Lã phụng Tiên

Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, theo tình tiết của tiểu thuyết, Điêu Thuyền đã làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố vì giành giật nàng. Dân gian tôn sùng nàng như một người có thật, cho rằng nàng tên Nhậm Hồng Xương , con gái một nhạc kỹ kép hát, người ở Lâm Thao, Định Tây, Cam Túc, có thuyết là ở Hãn Châu, Sơn Tây, lại cho là Mễ Chi, Thiểm Tây. Một số nơi lại cho rằng nàng chính là vợ trước của Tần Nghi Lộc, tức Đỗ Tú
Mao Tôn Cương bàn luận về Điêu Thuyền như sau:
-"Mười tám lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"

“Mật đắng trào ai dè ngã bệnh
Võ công kia đoản mệnh cho hay
Máu phun thổ huyết năm ngày
Chết như chó dại lăn quay giữa nhà“

Võ Công cứ tưởng bở giết chết Lục Vân Tiên thì Vương tử Trực sẽ là con rể mình, nhưng không ngờ sự việc đổ bể, dần dần bi bại lộ ra hết. Vừa uất nghẹn cổ vừa sợ vỡ mật mà thổ huyết ra chết ngay như con chó dại, đúng là nhân quả báo ứng tức thì, không phải đợi đến kiếp sau.

1.1.2020 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét