Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 130


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 97“

Sau 15 năm biền biệt xa cách, nay gặp lại người tình xưa từ thuở thiếu thời, chàng Kim không khỏi bồi hồi xúc động, nước mắt nhạt nhòa thấm vạt tay áo. Trái tim chàng vẫn mặn mà thiết tha, lửa lòng chàng vẫn còn sôi sục. Kiều vẫn trẻ trung, sắc đẹp mười phần cũng chỉ hư hao một hai phần, còn lại tám phần nàng vẫn lộng lẫy kiêu sa. Kiều luôn trân trọng tình cảm của Kim Trọng hai người vẫn yêu nhau, không ai muốn dời xa nhau. Thực chất về mặt tâm linh, trái tim, tấm lòng Kiều vẫn yêu Kim Trọng hơn hết thảy, với Thúc Sinh là bạn tâm giao tri kỷ hồng nhan, với Từ Hải là một sự kính trọng ngưỡng một và biết ơn. Thúy Kiều và Kim Trọng không thể tự mình quyết định được sự nối lại của mình theo lẽ tái hồi gặp lại của người bình thường. Ông tơ bà nguyệt cũng không còn ý nghĩa gì? Vậy ai sẽ quyết định cho số phận tình duyên giữa hai người? Đó chính là Nguyễn Du và Lu Hà, mỗi người sẽ diễn giải theo cách riêng của mình về kết cục của mối tình này ra sao cho hợp với thiên lý và tình người đạo đức phẩm cách nhân gian.


“Chàng Kim đã thấm nhòa tay áo
Nghe trong lòng gió bão mưa sa
Nỗi niềm khao khát thiết tha
Quản chi sấm sét mới là thủy chung

Thuyền tình ái chập chùng biển cả
Trót một lời vàng đá thâm giao
Trong mơ hồn vẫn khát khao
Nửa đêm gà gáy nghẹn ngào sắt son

Mười lăm năm héo hon thểu não
Ngóng tin hoài ruột cạo dao bào
Nắng mưa dầu dãi hư hao
Đêm ngày tưởng nhớ lẽ nào buông xuôi?

Đóa phù dung nổi trôi dòng nước
Đạo vợ chồng có trước có sau
Hoa thơm phong nhị sắc màu
Chữ trinh đáng giá vàng thau nào bằng“

Lu Hà tôi phân tích tâm trạng của Kim Trọng là một người đàn ông có lý trỉ, có tấm lòng vị ta và biết tự kiềm chế. Với Kim Trọng chữ trinh đã nâng lên ở tầng thiêng liêng thần thánh đặt trên nền móng bởi chữ hiếu chữ hạnh đền ơn đấng sinh thành là sự biết hy sinh cho gia đình. Nên Kim Trọng càng ngưỡng mộ Kiều hơn và thấy Kiều càng đáng yêu hơn.

Nhưng với nàng Kiều thì lại đạt tới cảnh giới của bậc tu hành giác ngộ sau 15 năm sóng gió nên quan niệm về ái tình nhục dục ở cõi thế gian này đã thay đổi hoàn toàn khác xưa khi nàng còn ở lứa tuổi 15 và 16 khi nàng gặp Kim Trọng.


“Nay thiếp lại với chàng giao bái
Đuốc hoa càng tê tái xót xa
Trông trăng luống thẹn Hằng Nga
Ong qua bướm lại xấu xa đã thừa

Cái hồng nhan vẫn chưa đủ nát
Trần cấu còn bày đặt bố kinh
Biết là chàng nặng chữ tình
Ngàn năm bia miệng dơ mình nghĩ sao?

Thiếp khép cửa phòng đào oanh yến
Quyết nửa đời dâng hiến nhà chùa
Chẳng tu thì cũng bốn mùa
Ăn chay niệm Phật thêu thùa tâm linh

Quyên sao được mối tình xưa đẹp
Hình ảnh còn vạn kiếp phôi pha
Đem tình cầm sắt đổi ra
Cầm cờ tri kỷ mới là thiên thu“

Kiều không do dự đắn đo gì lâu, nàng đã suy nghĩ từ lâu khi gặp lại chàng Kim ở am mây của sư Giác Duyên và nàng đã dự định sẵn câu trả lời với đề nghị của Kim Trọng sau này. Kiều cho rằng trong đạo vợ chồng, người phụ nữ lấy chồng phải như là đoá hoa thơm còn hương nhụy nhị hay phải như vầng trăng tròn rực rỡ,  tức có ý chỉ phải còn trinh, đây là một vật quý báu. "Giá đáng nghìn vàng" là lối nói có tính tượng trưng chứ không phải bán thật mà chỉ dùng trái tim tình yêu và tấm lòng thiết tha chân thực mới có được, tức là vô giá.
Nhưng vì phải cứu hai sinh mạng người thân trong nhà cha và em trai mà Kiều phải bán đi 400 lạng vàng là một sự bất đắc dĩ mà phải làm một cuộc thương lượng trao đổi vô liêm sỉ với bọn con buôn.

Trái lại, ngày nay đã khác xa rồi. Vì sau15 năm đoạ đày trong kiếp phong trần luân lạc, trải qua bao nhiêu ong bướm dập vùi như cảnh hoa tàn trăng khuyết, Kiều đâu dám đem thân làm một người vợ không xứng đáng với chồng. Nếu Kim Trọng vẫn còn nặng tình với Kiều, muốn lấy Kiều làm vợ thì đêm tân hôn dưới ánh sáng của đuốc hoa  chẳng hổ thẹn lắm ru?

 Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm. Hoa đèn là cái khối khói kết lại trong ngọn đèn dầu, có sắc đỏ và đen hình giống cái hoa. Nhưng "hoa đèn" ở câu này là chỉ cái ngọn đèn toả ánh sáng giống như hoa. Theo suy nghĩ của Kiều "Hoa đèn" là thứ hoa không bị nhơ bẩn, mà Kiều thì như đoá hoa bị vấy bẩn nên càng hổ thẹn với hoa đèn. Hoa đèn không có ong bướm nào lui tới, còn Kiều thì như đoá hoa "ong qua bướm lại" đã thừa xấu xa, nên nàng thẹn với hoa đèn.
Trong việc yêu cầu kết thành chồng vợ này, Kim Trọng rất tha thiết nhưng quanh co lắm c ố biện bạch để Kiều đừng thẹn, để chàng đạt được nguyện vọng. Nhưng Kiều vẫn thẹn, còn thẹn. Vì Kiều sống trong tập tục. Lễ giáo phong kiến đã tạo cho nàng có một tính tự trọng về sự trinh tiết của người con gái. Nhưng ngược lại, cũng tính tự trọng này lại bị sức mạnh ràng buộc của lễ giáo thành khuôn mẫu nhất định nên làm cho nàng có mặc cảm tự coi mình như vi phạm một cách nghiêm trọng. Về mặt tâm lý ái tình hay nhục dục, qua 15 năm lưu lạc làm khách bán phấn buôn son, nàng Kiều thông minh đã thừa hiểu qua tâm lý người đàn ông trong cuộc thì nay đến với Kim Trọng, một ý trung nhân hay một người chồng bình thường, tất cũng khó tránh được trong cuộc ái ân phát sinh nhiều ám ảnh của quá khứ hay mặc cảm tội lỗi. Kim Trọng dầu sao cũng là một người đàn ông. Những điều này làm cho mặc cảm càng nặng. Chính vì vậy Kiều yêu cầu bằng một câu như đinh đóng cột:
”Ðem tình cầm sắt tình vợ chồng đổi ra cầm cờ tình bạn”

 Như câu thơ của Vương Nhung đời Nam Tề:
“Thoả hiệp kim lan hảo
Phương du cầm sắt tình“
Cầm sắt là đàn cầm và đàn sắt. Hai thứ đàn thường đánh hoà âm với nhau, chỉ cảnh vợ chồng đầm ấm. Duyên cầm sắt là duyên vợ chồng.
Khổng Tử cũng có sưu tầm trong dân gian thành kinh thi :
“Sâm si hạnh thái
Tả hữu thỉ chi
Yểu điệu thục nữ
Cầm sắt vĩ chi“

Kiều nói như vậy nhưng chàng Kim vẫn cố gắng thuyết phục Kiều:

“Chữ trinh cũng mịt mù giông bão
Ba bảy đường trong đạo đàn bà
Như nàng lấy hiếu mẹ cha
Bùn nào vẩn đục nõn nà ngó sen?

Đóa sen kia còn chen hương nhị
Cát bụi lầm thế kỷ tàn phai
Nhưng mùi hoa vẫn dằng dai
Hồn trinh phảng phất trang đài nguyệt hoa“

Nhưng Kiều vẫn không chịu, chứng tỏ khi đã trở về cuộc sống gia đình bình an, Kiều đã thấm đòn ái dục Kiều đã vượt lên trên tất cả. Thường những cô gái làm nghề mãi dâm có thói quen thèm khát nhục dục. Nhưng thói quen này không thể khuất phục nổi phẩm giá thanh cao băng tuyết của một người con gái tri thức cao như nàng Kiều, nàng đã đạt tới cảnh giới giác ngộ tìm niềm vui viên mãn khi ngồi tọa thiền.


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 98“

“Đất hiếu sinh lập tòa ân điển
Đến hôm nay hiển hiện giữa trời
Vén mây đầu ngõ sương rơi
Trăng tàn lại sáng hơn mười rằm xưa

Khách qua đường ban trưa nắng rọi
Vẳng bên tai tiếng gọi chàng Tiêu
Đã nghe thảy hết mọi điều
Hai thân cũng quyết Thúy Kiều phải sao?“

Chàng Tiêu trong truyện của Tàu:

Thời Khai Nguyên nhà Đường, có chàng Tú tài văn tài xuất sắc tên là Thôi Giao, nhưng cô đơn, nhà lại nghèo xơ xác nên khó thể tiến thân. Tuy vậy chàng vẫn thiết tha yêu đời vì có người yêu Lục Châu, một dung nhan kiều diễm đang tuổi trăng tròn, giỏi thi phú, đàn ca xướng hát.

Gia cảnh Lục Châu cũng vào thuộc loại bần hàn, nên nàng phải làm tôi tớ cho người cô của Thôi Giao. Cũng là một cơ may để cho đôi lứa có nơi chốn mà tình tự. Bà cô cũng có ý muốn tác hợp cho hai trẻ, nên cô gắng buôn bán vài chuyến lớn kiếm lãi, tổ chức hôn lễ đàng hoàng và cho đôi tân hôn chút của hồi môn.

Chẳng may, chuyến buôn này rồi chuyến buôn khác cứ bị lỗ lã nặng. Gia sản bà sa sút quá nhanh chóng, rồi sinh nợ chồng chất. Đường cùng, để khỏi bị con nợ tịch biên nhà cửạ bà cô phải bán Lục Châu cho quan Liên súy Vũ Địch, giá bốn mươi vạn tiền. Vậy từ đó đôi trẻ xa cách nhau.


Quan Vũ Địch đưa nàng Lục Châu vào dinh nhưng vẫn không làm điêù chi sỗ sàng quá đáng. Còn chàng Thôi Giao thì lang thang thất thểu đó đây, tự đặt tên cho mình là Tiêu Lang. Nhưng dù có nghêu ngao ở đâu, sáng nào chàng ta cũng đứng ngấp nghé ngoài cổng dinh phủ, mong được nhìn thấy người yêu. Nhưng mỗi lần may mắn gặp mặt, Tiêu Lang lại phải nén lòng, quay mặt đi nơi khác, làm ra vẻ hờ hững. Lục Châu cũng bị xé nát tâm cang, cắn răng cúi đầu, lẫm lũi bỏ đi. Giọt châu lã chã khôn cầm.

Một hôm, vào tiết hàn thực trời rét như cắt, Lục Châu có việc ra ngoài, phải mặc đến hai áo bông; nàng chợt trông thấy Tiêu Lang đứng dưới gốc liễu rũ, thân thể gầy gò run rẩy trong trong chiếc áo rách mỏng manh. Không cầm lòng được, nàng chạy đến ôm chầm lấy chàng. Thôi thì tha hồ mà khóc, kể lễ nỗi nhớ thương. Lâm ly lắm rồi cũng phải ngậm ngùi chia tay. Lục Châu choàng áo bông ôm ấp hơi ấm cho chàng. Thôi Giao cởi chiếc áo rách lổ chổ, viết lên đó mấy câu thơ tặng nàng:
" Công tử vương tôn trực hậu trần
Lục Châu thúy lệ thấu la cân
Hầu môn nhất nhập thâm như hải
Tòng thử Tiêu Lang thị lộ nhân "

Lu Hà tôi tạm dịch ra là:

Theo người áo gấm thoảng mùi hương
Thấp thoáng Lục Châu mấy dặm trường
Cửa kín hào ngăn sâu tựa biển
Tiêu Lang hờ hững khách qua đường

Lục Châu ôm thơ về, đêm đêm gối đầu mà mộng tưởng

Trong phủ Liên Súy Vũ Địch có một tên hầu, ngày trước đã từng rắp tâm tán tỉnh ve vãn Lục Châu, nhưng không được toại nguyn, nên sinh thù ghét. Gặp dịp may đưa đến, hắn trộm chép bài thơ, dán gần cửa thư phòng Vũ Địch. Quan đọc được thơ, tra hỏi kẻ hầu người hạ, biết được tác giả là Tiêu Lang Thôi Giao. Vũ Địch cho lính truy tìm, đưa được Thôi Giao vào phủ đường. Tiêu Lang nghĩ rằng mạng sống sắp tiêu tùng, nhưng dù có được chết vì tình, cũng không khỏi run sợ. Nhưng khi tiếp kiến Vũ Địch, quan không bắt quì chịu tội, mà lại chỉ ghế mời ngồi. Quan bước lại gần, cầm lấy tay Tiêu Lang, cười độ lượng:

- “Một tới cửa hầu sầu tợ biển,
 Chàng Tiêu từ đó khách qua đường”

Hai câu thơ này hẳn là của Tiêu công tử rồi. Từ lâu ta vẫn nghe danh Tú tài Thôi Giao tài hoa. Nhưng chỉ vì tội nghèo mà không tiến thân được, lại không giữ được người yêu. Sá gì bốn mươi vạn tiền mà ta phải làm tan nát một mối tình.

Vũ Địch cho người hầu chuẩn bị một số tiền bạc, nữ trang và một cỗ xe ngưa, rồi cho mời Lục Châu và nói rằng:
-“Nay ta ban tặng cho người con gái thủy chung chút vốn liếng và lễ vật. Nàng hãy lên xe cùng với Thôi Giao, về quê cũ xây tổ ấm. Chỉ mong hai người hạnh phúc.“


“Thôi đành chịu khóe đào hoen quẹn
Nàng cúi đầu thèn thẹn nhìn chàng
Mỉa mai Nguyệt Lão xích thằng
Dứt đi rồi lại còn giăng khéo vào

Đủ ba lễ nghẹn ngào giao bái
Đuốc hoa soi ngây dại đào tơ
Mười lăm năm có khi ngờ
Mây trôi bèo dạt bây giờ về đây

Bi hoan nỗi canh chầy ân ái
Rủ gấm thao tê tái cõi lòng
Ngậm ngùi tính sổ long đong
Trúc xưa mai cũ xuôi dòng biệt ly

Mặt nhìn mặt thoát y chẳng dám
Còn làm chi mấy dặm trường đình
Bâng khuâng hai chữ chung tình
Trăng sao vằng vặc lung linh ánh hồng

Thiếp nghĩ chàng đèo bồng đeo đá
Đóa hoa tàn hoang dã giữa rừng
Lẽ nào tình lại rửng rưng
Mẹ cha nài nỉ tưng bừng tiệc hoa

Đành chiều lòng cho qua mọi chuyện
Nỗi đớn đau chẳng tiện nói ra
Khó coi âu yếm mặn mà
Hương thừa vớt vát người ta thói đời

Trò nhơ nhuốc làng chơi hồi tưởng
Khéo vành ngoài chẳng ngượng lắm ru
Còn tình đâu nữa là thù
Oán hờn căm giận mít mù mà thôi

Cửa nhà còn giống nòi tiên tổ
Em nó đây đã đủ lắm rồi
Lọ là thêm chị đền bồi
Chữ trinh còn chút lại bôi nhơ vào

Nhiều ân ái thanh tao hoa lệ
Còn chan chan tri kỷ tri âm
Tình yêu tâm thức âm thầm
Ngàn năm trong sáng gieo mầm thái lai“

Kiều nhất định không chịu chăn gối ân ái với Kim Trọng để giữ gìn sự tôn trọng về phẩm giá. Chỉ vì chiều lòng bố mẹ nên Kiều đành làm đám cưới có tính chất tượng trưng và Kim Trọng hiểu ra mà không nài ép Kiều nữa cứ nhất thiết phải chung đụng xác thịt với mình. Chàng tôn trọng quyết định của nàng trọn đời với Phật môn, qui y tam bảo.

19.12.2019 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét