Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 136


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 4“

Chỉ là một sự vô tình giữa đường thấy chuyện bất bình, Lục Vân Tiên vung gươm cứu giúp người bị nạn, trong xe ngựa lại là hai cô gái con nhà quý phái gia giáo. Lục Vân Tiên cũng không phân biệt nổi cô nào là chủ cô nào là tớ vì hai nàng ăn mặc giống nhau. Khi Kiều Nguyệt Nga lên tiếng cảm kích tinh thần trượng nghĩa khí phách của người anh hùng mà sinh lòng cảm mến. Nàng muốn đền ơn chàng bằng duyên cầm sắt, nghĩa là cái thân nàng là của chàng Lục Vân Tiên. Nếu không có chàng thì ắt hẳn tên tướng cướp sẽ ép nàng lên núi làm phu nhân áp trại còn người hầu gái tên là Kim Liên sẽ bị bọn lâu la thủ hạ thay phiên nhau cưỡng hiếp làm nhục. Bọn cướp này đã khét tiếng trong vùng cướp của giết người và bắt cóc con gái nhà lành mang lên núi để thỏa mãn thú tính nhục dục. Lục Vân Tiên vốn dĩ là đồ đệ cưng nhất của Quỷ Cốc Tử văn võ kiêm toàn một người quân tử nho gia võ sĩ đạo giống như Lỗ Trí Thâm vậy. Cứu người nhưng không mong người trả ơn, nhất là cái ơn cầm sắt. Nên vì lòng tự trọng khảng khái quá cao mà chàng làm lơ không ngó ngàng gì cái trâm cài tóc của người con gái tiểu thư khuê các.


Lỗ Trí Thâm tên thật là Lỗ Đạt, vốn làm chức Đề hạt ở Đông Kinh, một dũng sĩ  võ quan mã thượng, mặt tròn tai to mình cao tám thước của Tàu khoảng 2,4m. Ông xăm trổ đầy hoa khắp mình, vai rộng ngực nở râu quai nón, cách ăn mặc ra dáng một võ quan. Một buổi chiều tối ở quán rượu, khi nghe được cha con Kim Thúy Liên kể chuyện bị tay ác bá Trấn Quan Tây Trịnh Đồ bán thịt lợn ở chợ cưỡng ép. Kim Thúy Liên bị ép bán thân gả làm vợ lẽ do không thể trả nợ chạy chữa cho cha. Nghe nói đến đây, Lỗ Trí Thâm nổi cơn thịnh nộ, đưa 2 cha con ít tiền lộ phí và hứa sẽ xử lý việc này.
Lỗ Trí Thâm thương xót cha con một người dân thường bị cường hào ác bá ức hiếp, nên trong lúc tức giận ông lỡ tay đấm chết, nên bị truy nã, phải cắt tóc đi tu trên núi Ngũ Đài Sơn, làm môn đệ của trưởng lão Trí Chân.

Ông có sức khỏe cường tráng, nhổ bật gốc dương liễu ở trước chùa Trấn Quốc. Lâm Xung thấy thế rất mến, hai người kết làm bạn. Lỗ Trí Thâm làm nhiều ơn nghĩa đối với Lâm Xung. Sau này ông cùng Thanh Diện Thú-Dương Chí, Thao Đao Quỷ-Tào Chính cướp chùa Bảo Châu trên núi Nhị Long Sơn, chiêu nạp hảo hán. Về sau tất cả cùng lên Lương Sơn Bạc. Sau khi bắt sống Phương Lạp, ông và Võ Tòng muốn ở luôn tại chùa Lục Hòa để tu. Võ Tòng sau sống ngoài 80 tuổi, Lỗ Trí Thâm chết tại chùa này chỉ một thời gian ngắn sau khi thắng Phương Lạp.

Tôi nghĩ cụ đồ Chiểu đã đọc truyện Thủy Hử bằng tiếng Hán? Rất có thể cụ lấy hình tượng Lỗ Đạt tức là Lỗ Trí Thâm sau khi xuống tóc đi tu để xây dựng thành nhân vật Hớn Minh trong tác phẩm thơ Nôm của cụ? Đã như vậy thì cụ không để cho Lục Vân Tiên sau khi đánh cướp xong lại dễ dàng nhận cái trâm cài tóc của nàng Kiều Nguyệt Nga là rất hợp lý. Tôi và cụ đồ Chiểu đã tác thành nhân duyên cho họ bằng con đường thơ phú.

“Chỉ là của vẩn vơ kiểu cách
Sánh làm sao khí phách anh hùng
Tặng trâm thiếp cũng thẹn thùng
Khinh tài trọng nghĩa chập chùng biển khơi

Phàm những bậc chọc trời khuấy nước
Tiền bạc như sợi bấc lông hồng
Sả thân sóng gió tang bồng
Chẳng mong đền đáp kể công với người

Phận nữ nhi nhỏ nhoi mềm yếu
Nợ ân tình lo liệu làm sao
Từ nơi khuê các song đào
Lại càng ngưỡng mộ anh hào trần ai

Nên thiếp mới làm bài thơ tặng
Mới xuống tay bút thắng năm vần
Tám câu xao xuyến tần ngần
Vân Tiên cảm động văn nhân tuyệt vời“

Thơ tám câu năm vần là thể thơ đường luật rất thịnh hành của các sĩ tử nho gia. Lục Vân Tiên xem thơ Kiều Nguyệt Nga tấm tắc khen hoài ví như Tạ Đạo Uẩn và Từ Phi vậy.

“Tạ Đạo Uẩn sinh thời đời Tấn
Với Từ Phi học vấn kém chi
Lời thơ ý tứ lạ kỳ
Mênh mông biển cả lâm ly trữ tình“

Tạ Đạo Uẩn là một tài nữ thời Đông Tấn, nổi tiếng với tài học hơn người. Bà là vợ của Vương Ngưng Chi , con trai của Thư pháp gia trứ danh Vương Hi Chi.
Lịch sử cổ đại bà cùng Ban Chiêu và Thái Diễm thường được gọi là những tài nữ xuất sắc, có tài về thơ, phú, thường được đề cập đến để chỉ những phụ nữ tài năng. Trong Đoạn trường tân thanh có đoạn Nguyễn Du miêu tả nàng Kiều sang chỗ ở của Kim Trọng và đề thơ trên bức tranh, Kim Trọng khen nàng:
"Khen tài nhả ngọc phun châu
 Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này"

Từ phi tức l à Từ Huệ phi vợ Ðường Duệ Tông, giỏi văn chương lên 8 tuổi đã biết làm văn, bà có bài Tiểu-Sơn soạn theo thể Ly-Tao của Khuất Nguyên, có so tài mình với tài cổ nhân

Tạ Đạo Uẩn, Từ Phi và Thái Diễm tự Chiêu Cơ nhưng sau trùng huý với Tư Mã Chiêu nên người đời sau đổi thành Văn Cơ . Bà là một trong những nữ văn nhân đầu tiên của Trung Hoa và là nữ thi nhân duy nhất trong những văn sĩ trứ danh thời kỳ Kiến An, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.

Thái Diễm là người Trần Lưu (nay thuộc tỉnh Hà Nam bên Tàu. Cha nàng là Thái Ung, một nhà văn, nhà sử học và làm quan cuối thời Đông Hán, nổi tiếng tài hoa và vô cùng bác học.

Năm 16 tuổi, Thái Diễm lấy chồng là Vệ Trọng Đạo, một danh sĩ khá nổi danh, thuộc một gia tộc lớn ở Hà Đông. Nhưng chẳng bao lâu thì chồng bị bệnh chết. Nhà chồng cho là bà khắc mệnh, lại chưa có con, nên cho về nhà mẹ đẻ. Sau đó trong loạn lạc thời Hưng Bình, bà bị quân Đổng Trác bắt đi rồi lưu lạc tới Nam Hung Nô bị nạp làm thiếp của Tả Hiền Vương , bà sống ở đó 12 năm và sinh được hai con trai.Lý Thôi và Quách Dĩ bị Tả Hiền vương của Nam Hung Nô đánh bại, rất có thể Thái Diễm bị quân Hồ bắt nộp cho Tả Hiền vương trong khoảng thời gian này. Sau nhờ có Tào Tháo vốn là bạn thân của cha bà, vì thương xót bà nên cho sứ giả đem vàng ngọc tới chuộc về, nhưng hai con bà bị giữ lại và tái giá với người cùng quận là Đổng Tự. Câu chuyện về sau được gọi Văn Cơ quy Hán giống như Tôn Phu Nhân quy Thục.

Đó là các mỹ nhân thời xưa, còn mỹ nhân thời nay tôi cũng có thơ:

Thương Lưu Huyền Đức và Tôn Phu Nhân

Đã ốm mà ta vẫn chẳng yên
Bâng khuâng trằn trọc nhớ triền miên
Tâm Viên ý Mã như đồ trận
Gia Cát Khổng Minh giưã trận tiền

Đâu phải anh hùng nghiệp bá vương
Phụng Long thuở trước Ngoạ Long Cương
Chẳng qua là ngã si tình nặng
Muá bút chọc gan chốn mộng trường

Trường Giang sóng dậy thuyền quân tử
Vẫy gọi ái tình Lưu Sứ Quân
Triệu Vân cắp giáo theo phù trợ
Giang Nam đàn vắng bóng Phu Nhân

Huyền Đức ra ông cũng thế sao ?
Lụy tình chẳng quản chốn binh đao
Một mình xông thẳng vào hang cọp
Công Cẩn ngàn thu thẹn mối sầu

Ta với tướng quân ngoại ngũ tuần
Kẻ thì binh giáp suốt quanh năm
Ta hèn muá bút thương thân khóc
Hai kẻ si tình ta Sứ Quân

Huyền Đức mải mê tiếng ngưạ reo
Phu nhân rơi lệ cánh hoa đào
Aí Vân thương cảm người con gái
Nơi đền Đồng Tước khoá xuân kiều

Ai ở phương trời có thấu chăng
Nhớ người nhắn nhủ với lời vàng
Truyện xưa tích cũ còn lưu lại
Để khỏi phụ nhau một tấm lòng

 23.2.2008 Lu Hà


Sau đó, Đổng Tự làm quan bị tội, Thái Diễm đích thân đi tìm Tào Tháo xin cầu cứu. Lúc ấy Tào Tháo đang mở tiệc chiêu đãi công khanh danh sĩ, bèn nói với khách khứa rằng:
-"Con gái của Thái Ung đương ở bên ngoài, hôm nay cho mọi người gặp một lần!".
Thái Diễm đàu tóc rối tung, bỏ giày ra dập đầu thỉnh tội, nói chuyện trật tự rõ ràng, tình cảm chua xót bi thương, khách khứa trong chính đường cũng vì thế mà bi thương bồi hồi. Nhưng Tào Tháo lại nói:
 -“Công văn giáng tội đã phát đi, làm sao bây giờ?”
 Thái Diễm nói:
-"Minh công có hơn hàng vạn binh mã, sĩ tốt cả trăm, há tiếc một người một ngựa đốc thúc cứu vớt một sinh mệnh hấp hối sao?!".
Tào Tháo rốt cuộc bị Thái Diễm làm cho cảm động, đặc xá cho Đổng Tự.

Đương khi ấy Tào Tháo trông thấy Thái Diễm trời đông lạnh mà còn tháo giày bới tóc, bèn cấp cho bà một chiếc giày và vớ giữ tạm ấm. Nhân khi xưa Thái Ung chứa rất nhiều sách trong nhà, Tào Tháo nhớ lại bèn hỏi:
-"Nghe nói nhà của nàng khi trước có rất nhiều sách cổ, hiện tại còn có thể nhớ không?"
Thái Diễm đáp:
-"Lúc trước phụ thân để lại cho tôi có 4000 cuốn, nhưng bởi vì chiến loạn trôi giạt khắp nơi, bảo tồn kém cỏi, hiện tại tôi có thể ghi nhớ chỉ có 400 thiên"
.Tào Tháo lại nói:"Ta phái 10 người bồi hầu phu nhân viết, có thể chứ?",
Thái Diễm khước từ nói:
"Nam nữ thụ thụ bất thân, cứ cho tôi giấy bút, tự tay tôi viết cho Minh công"
Cứ như thế Thái Diễm tự tay viết 400 thiên sách mà mình còn nhớ đưa cho Tào Tháo, không có một chút sai lầm nào cả

“Vân Tiên họa lung linh ánh nguyệt
Mai điểu càng da diết xốn xang
Có câu tức cảnh sẵn sàng
Xem thơ hiểu ý thiếp chàng ngẩn ngơ

Đêm trăng sáng bên bờ suối nước
Tạm nghỉ ngơi rạo rực lửa hồng
Ngàn sao lấp lánh xa trông
Uyên ương phấp phới trên sông Ngân Hà

Chàng có biết Nguyệt Nga ưu ái
Đã thầm yêu trộm cái duyên tình
Ngưu Lang Chức Nữ vô hình
Trời cao Nguyệt Lão thiên đình xe tơ

Nỗi sầu riêng thẫn thờ khó tả
Phút chia tay vàng đá đôi nơi
Nguyệt Nga chẳng nói nên lời
Mặt buồn vời vợi lệ rơi đôi hàng

Lục Vân Tiên dùng dằng chẳng nỡ
Đường về quê thi cử đợi mình
Muốn lo trọn việc gia đình
Nguyệt Nga bịn rịn bình minh nhạt nhòa

Thôi đành vậy một tòa hương sắc
Bướm hoa sầu ngơ ngác dãi dề
Bánh xe lăn nẻo Hà Khê
Bon qua dấu thỏ đường dê gập ghềnh

Nghe vượn hú buồn tênh non nước
Vái trời sao cho được vuông tròn
Đồi thông chim hót véo von
Trăm năm thề nguyện lòng son với chàng

Rồi sừng sững phủ đàng trước mặt
Kiều Công mừng vội dắt tay con
Nguyệt Nga rầu rĩ héo hon
Sinh nghi ông hỏi vẫn còn việc chi ?“

Cứ như vậy  thơ qua phú lại dưới ánh trăng sáng, văn chương học vấn đã se tơ kết tóc chàng Lục Vân Tiên và nàng Kiều Nguyệt Nga bện chặt với nhau. Sau đó hai người đành phải chia tay nhau chàng về Đông Thành nàng rẽ nẻo Hà Khê cũng là chỉ để gặp lại cha mẹ sau một thời gian xa nhà.

23.12.2019 Lu Hà






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét