Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 22



Tôi rất xúc động khi nghe Thu Hà ngâm 2 bài thơ:“Mấy Lần Nghe Sắc TiGon“ và:“Nửa Vòng Thơ Say“ mà tôi viết tặng đích danh nghệ sĩ. Cả hai bài thơ ngâm tạo ra một khoảng thời gian không gian dài rộng, trải qua bao biến cố, từ khi
xuất hiện bài thơ Hai Sắc Hoa Tigon vào năm 1937 và hiện tại năm nay là năm Đinh Dậu. Như vậy là 80 năm trôi qua mà người ta còn nhắc mãi. Thu Hà ngâm liên tục thơ Thâm Tâm, thơ tôi làm cũng chủ đề về hoa TiGon. Để tri ân Thu Hà và làm món qùa tinh thần đầu xuân kỷ niệm cho cõi tạm trần gian này. Tôi lại tiếp tục bình giảng cặn kẽ rành mạch ý nghĩa 2 bài thơ được Thu Hà diễn ngâm.


Mấy Lần Nghe Sắc TiGon

Viết tặng Trần Thu Hà

“Mấy lần nghe giọng em ngâm
Hoa TiGon khóc âm thầm Hà ơi!
Anh đây ở cuối chân trời
Hai hàng lệ chảy chơi vơi mảnh đời „

Mấy lần tức là đã nghe ngâm nhiều về chủ đề đóa hoa mang màu máu có hình trái tim này, dù là thơ T.T.Kh ( Thâm Tâm ẩn danh) và cả tôi chuyển dịch hay phóng tác tặng Thu Hà nữa. Nghe ngâm mà cảm thấy thương cảm cho người nhân thế tu là cõi phúc tình là dây oan
“Thương chàng nghệ sĩ lẻ loi
Hồn mây cánh gió mặn mòi sầu tang
Xót xa duyên phận lỡ làng
Bài thơ thế kỷ mơ màng bướm tiên “

Thương chàng nghệ sĩ tức thương anh thợ vẽ Thâm Tâm, nghèo khổ phải đi vẽ tranh thuê, tranh truyền thần kiếm bát cơm ăn manh áo mặc. Thời đó chụp ảnh chưa thông dụng. Cả tôi và Thâm Tâm đều thích thả hồn theo áng mây trôi hòa cùng sóng biển mặn mòi, xót xa cho duyên phận lỡ làng, đã 80 năm rồi người thiên hạ vẫn cứ thiêm thiêm mơ màng như lạc vào động hoa bướm tiên. Vì bài những bài thơ tình hay qúa, ngây ngất qúa

“Bạc tình chi gái thuyền quyên
Trần gian khổ lụy sầu miên u hoài
Còn đâu dáng ngọc nét ngài
Từng thu héo úa canh dài bâng khuâng “

Nếu như bài thơ đó Tâm Tâm tự ký tên thì ngượi phụ tình là cô Khánh. Nhưng Thâm Tâm ký tên mật mờ cho cả hai thì đổ cho người cha tham của nhà giàu lễ giáo phong kiến trói buộc.

“Thông reo vi vút mấy tầng
Thanh âm trầm bổng lâng lâng ái tình
Khói nhang thấu tới thiên đình
Nấm mồ hưu quạnh lân tinh lập lòe”

Thu Hà ngâm như tiếng thông reo ai oán, như làn khói nhang thấu tới thiên đình làm cho chàng Thâm Tâm và cô Khánh nằm duới huyệt mồ cũng xốn xang, buồn cho hai nấm mồ hưu quạnh, xác người phân hủy sẽ có lân tinh tức chất phốt pho bốc cháy lập loè cùng đom đóm.

“Cúc vàng bông lựu đỏ hoe
Vu Phần ngồi gốc cây hòe buồn sao
Thâm Tâm hồn lạc chốn nào?
Lu Hà thổn thức nôn nao cõi lòng…!“

Vu Phần tức Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn. Gọi là tích mộng Nam Kha. Vu Phần, Thâm Tâm, Lu Hà đều là những kẻ đa tình, đa cảm, đa sầu hay mộng mị cả. Có hay mộng mị, có khiếu làm thơ nên mới có bài thơ này tặng cô Trần Thu Hà

13.1.2017 Lu Hà



Nửa Vòng Thơ Say
Thơ tri ân Trần Thu Hà ngâm thơ

“Nửa vòng trái đất thơ say
Tiếng ai văng vẳng đắng cay thế này
Tết về xa lắc đêm nay
Cung đàn trầm bổng lắt lay gió sầu“

Tôi đang sống ở nước Đức, Thu Hà ở Cần Thơ tính ra khoảng thời gian chênh lệch là 6 tiếng, coi như là nửa vòng trái đất. Nhờ có mạng Facebook mà có thể nghe ngâm thơ ngay tức khắc

“Tuyết rơi thấm ướt mái đầu
Nắng mưa dầu dãi tinh cầu ngẩn ngơ
Dập dìu ong bướm bơ vơ
Sông Tương sóng vỗ đôi bờ đục trong “

Dùng cảnh vật sự vật tả tâm trạng.

“Bọt bèo tăm cá xuôi dòng
Trần gian khổ lụy cõi lòng tơ vương
Đường làng nhoẻn nụ xuân hường
Nôn nao Đinh Dậu quê hương nghẹn ngào “

Ngâm thơ đúng dip Tết Đinh Dậu năm 2017.

“Én bay xao xuyến vườn đào
Mảnh mai thục nữ  dạt dào gót sen
Giọt mưa thánh thót bao phen
Chồi non nảy lộc phấn chen nhụy hồng”

Đọc lên là hiểu ngay, chả cần phân tích dài dòng

“Bâng khuâng ngọn cỏ tang bồng
Hoàng hôn cò lả cánh đồng mờ sương
Xa quê khúc nhạc Vương Tường
Quan san muôn dặm đoạn trường nhớ thương!“

16.1.2016 Lu Hà


Tang bồng hay “Tang hồ bồng thỉ”.  “Tang” là dâu, “hồ” là cung, “tang hồ” là cung bằng gỗ cây dâu. “Bồng” là “cỏ bồng”, “thỉ” là “tên”, “hồ thỉ” là tên bằng cỏ bồng. Tang hồ bồng thỉ, nghĩa là cung làm bằng gỗ dâu, tên làm bằng cỏ
“tang bồng” thường kết hợp với các từ như “Chí tang bồng”, “nợ tang bồng”.

Thành ngữ “thoả chí tang bồng” hay là “phỉ chí tang bồng” dùng để chỉ sự thoả mãn, tự do trong hành động nhằm thực hiện chí lớn, không chịu bất kỳ một sự gò bó, ràng buộc nào.

Vương Tường tức nàng Chiêu Quân thời Hán Nguyên Đế phải cống Hồ và được người Hung Nô phong là Hoàng Hậu. Tâm trạng Chiêu Quân cũng giống như Lu Hà kẻ gảy đàn người làm thơ nhớ nhung quê hương.

18.1.2017 Lu Hà








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét