Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 10



( Nửa Hồn Thiếu Phụ, Trằn Trọc Canh Thâu )


Thu Hà diễn ngâm hay lắm, diễn tả đúng tâm trạng của tác giả 2 bài thơ chính là tôi. Cả hai bài thơ đều từ cái nguồn cảm hứng cảm đối từ thơ đường luật và thơ song thất lục bát của nữ sĩ Giang Hoa tức Nguyễn Bích Yến. Tôi hoàn toàn không hề họa theo vần mà chỉ đọc thơ Giang Hoa xem đại ý và hiểu ra nỗi
lòng người thiếu phụ Việt Nam tôi viết luôn một mạch thơ lục bát. Vì viết bằng thơ lục bát vần điệu nhịp nhàng ăn khớp bởi các thanh bằng tạo nên một ngữ điệu mượt mà với gịọng nữ cao và nghe có cả tiếng nhạc đệm đàn bầu sáo nhị thật là du dương thôi miên mộng mị. Tôi không hy vọng các đại ngâm vàng, oanh vàng, chuông đồng Việt Nam ngâm thơ cho, vì các vị này còn làm bộ làm tịch, cho rằng tôi chỉ là hạng vô danh tiểu tốt, sinh sau đẻ muộn ít người biết đến nên chê không thèm ngâm.


Nay may mắn nhờ Chúa ban phước lành cho tôi, khi tôi còn tại vị đã có Thu Hà ngâm thơ cho hoàn toàn tự nguyện tự giác, vì thú vui đam mê nghệ thuât vị nghệ thuật chứ không phải là nghệ thuật vị nhân sinh vì Bát cơm manh áo kế sinh nhai, hay vì tiền bạc núi vàng rương bạc tiện nghi sa sỉ như kiểu Đàm Vĩnh Hưng gọi là bốc được của trời. Trời cho thì trời lấy lại bất cứ lúc nào vì lý do anh nổi danh là do tuyên tuyền do các fun mụ mị thích nghe anh yêu em, em yêu anh cứ gào lên không chung chung vô nghĩa không biết yêu vì lẽ gì? Yêu anh, yêu bác, yêu cụ cả như yêu củ chuối to, yêu em, yêu cô, yêu bà, yêu mợ như yêu lá đa dày thịt. Đồng tiền kiếm ra đâu phải dễ như lá mít lá tre, phải một sương hai nắng đổ mồ hôi trán dán mồ hôi bẹn ra, nếu không phải tài phú đại gia, địa ốc cán bộ gộc. Tự anh ném tiền qua cửa sổ mua vé vào để nghe, rồi ngán ngẩm toàn giọng vịt đực cạc cạc, anh  sinh ra sân hận tốn cả tiền mà nghe thối cả tai, sinh ra oán trách hậm hực cay cú. Cuối cùng mới vỡ vạc ra là mình ngu tối tai trâu, Vĩnh Hưng không phải do tài năng nghề nghiệp nghệ thuật chân chính cao siêu gì mà thành đạt, rồi một lúc nào đó tiền của phi nghĩa do tuyên truyền vận động mà có lại đội nón ra đi, rồi Vĩnh Hưng lại mình trần thân trụi nghèo kiết xác ra.
Cứ như tôi và cô Thu Hà hóa ra lại lâu bền, người ngâm kẻ bình giảng mà hồn thơ tồn tại âm vang thơi thới trong không trung, cõi đời nhân thế. Ngâm miễn phí, bình giảng cũng miễn phí, chả tốn kém xu nào cắc nào ai thích nghe thích đọc tùy ý, không thích thì thôi, chả ai ép ai hết.

 Ngâm cho lòng mình nghe vì tiếng nấc của con tim, cõi tâm hồn sâu thẳm, tâm linh cảm xúc riêng thiêng liêng cao qúy. Tôi nghèo không có tiền trả công ngâm thơ cho Thu Hà, mà có chi tiền Thu Hà cũng không lấy. Vậy để tri ân hay trả công cho Thu Hà tôi sẽ bình giảng ý nghĩa của hai bài thơ này

“Nửa Hồn Thiếu Phụ“
Cảm đối thi đường của Giang Hoa: Ngõ Vắng…

Nửa hồn thiếu phụ, nửa hồn thương đau của nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã làm cho tôi  buồn thổn thức mà viết thành bài thơ 7 chữ:

Linh Hồn Vơ Vẩn

“Tôi nhắm mắt hương thưà dĩ vãng
Con đường xưa tê tái trăng thơ
Còn đâu lai láng huyền sương tóc
Tắt ánh đèn mờ ảo giấc mơ...

Hồn đã chết trong tôi thoát xác
Còn gì đâu để sống làm người
Chập chồng biển cả sầu ngăn cách
Đừng hẹn nhau tìm lại gốc sồi...

Có chăng nữa khổ đau vời vợi
Tiếng trẻ thơ thê thảm ngậm ngùi
Xôn xao khúc nhạc sầu mi mắt
Bởi lòng người tráo trở chôn vùi...

Tôi chẳng muốn tin vào sự thật
Bướm ong dìu dặt ở bên đàng
Người qua kẻ lại cười mai miả
Tủi nhục linh hồn kiếp bẽ bàng...

Hồn vẩn vơ đi đâu chẳng biết
Xướng ca hoài chém nát lòng tôi
Giải Ngân Hà lạnh lùng băng giá
Thương cuộc tình say khướt tả tơi... !“

viết cho nhạc sĩ Phạm Đình Chương
30.1.2013 Lu Hà

Cũng là nửa linh hồn cả, từ Phạm Đình Chương đến Giang Hoa là hai hoàn cảnh trái ngược nhau. Phạm Đình Chương đầy oán trách căm hận còn Giang Hoa thì nuối tiếc cô đơn buồn tủi xót xa. Thơ Đường tả tình rất khó nhưng Hồ Xuân Hương và Giang Hoa vẫn làm được.

“ Buồn sao ngõ vắng vàng rơi
Khói lam phảng phất nghẹn lời nước non
Bấy nay chẳng biết sống còn
Đường mây cánh hạc chon von đỉnh sầu…“

Ngõ vắng vàng rơi là chỉ lá mùa thu vàng. Khói lam là khói bếp làm nỗi lòng người cô phụ buồn thảm nhớ người tình quân xa cách. Bặt tin im hơi tiếng chẳng biết sống chết ra sao?

Chàng đi đâu? Hồn chàng ở đâu theo đường mây cánh hạc xa tít cuối chân trời nơi miền xứ lạ đồng cỏ băng tuyết hay thành thị xầm uất?

“Nắng mưa vò võ dãi dầu
Rừng thông hiu hắt bên cầu suối reo
Xót xa rặng liễu chân đèo
Lá xanh nuối tiếc cheo leo gió lùa“

4 câu này qúa dễ hiểu tả hoàn cảnh tâm trạng người thiếu phụ còn xuân trẻ như rặng liễu xanh nuối tiếc tuổi xuân dần dần héo tàn lắt lay trước ngọn gió lùa.

“Mảnh mai rầu rĩ bốn mùa
Nhà tranh vách nứa bóng câu nhạt nhòa
Chiều nay đom đóm bay qua
Nửa hồn thiếu phụ bướm hoa tủi hờn“

Bóng câu chỉ bóng ngựa vút qua, ý đời người ngắn ngủi. Hồn người thiếu phụ bơ vơ làm cho bướm hoa cũng tủi hờn

“Lửa lòng nhen nhóm đòi cơn
Dế đàn hợp tấu chập chờn bóng ai
Gối loan thấm ướt canh dài
Bâng khuâng tư lự gót hài dặm băng “

Nhưng nàng thầm tự an ủi mình một chút hy vọng mà ngọn lửa tình nhen nhúm đòi cơn, nhưng đáp lại vẫn chỉ là tiếng dế tiếng côn trùng rên rỉ ngoài sân. Biết làm sao được chỉ còn vỗ gối lệ chảy châu tuôn. Bâng khuâng thương  nhớ người tình quân dặm trường cát bụi băng gía xa xăm.

“Kim bôi hợp cẩn xích thằng
Ngậm vành kết cỏ lỡ làng trâm thoa
Đàn ai ca khúc thái hòa
Nhìn sao bắc đẩu mái đầu đẫm sương!“

Trong phong tục hôn nhân có tục uống rượu kim bôi. Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê tam bái.  “Hợp cẩn giao bôi” - một trong những nghi thức quan trọng, được gửi gắm nhiều ước vọng hòa hợp, phồn sinh. Có lẽ ai cũng hiểu được ý nghĩa này của phong tục.Trên thực tế, chiếc “cẩn” là một nửa thân vỏ quả hồ lô khô dùng thay thế cho bôi, cốc đựng rượu khi tiến hành nghi lễ. Xích thằng là sợi tơ hồng Nguyệt Lão xe cho nên vợ nên chồng. Ngậm vành là theo điển tích cuốn cỏ ngậm vành chỉ sự đền ơn trả nghĩa. Nhưng tất cả chỉ là sự lỡ làng cho thân phận người thiếu phụ. Nàng chỉ còn biết than vắn thở dài đứng dưới mái hiên nhà nhìn chòm sao Bắc Đẩu mặc cho mái tóc đẫm sương rơi.


“Trằn Trọc Canh Thâu“
Cảm hứng thơ song thất lục bát của Giang Hoa: Em Rất Sợ Và Em Rất Sợ

Trằn trọc nghĩa là suốt đêm mất ngủ, ngày xưa Việt Nam chia thời gian thành đêm 5 canh và ngày 6 khắc.


“Cuốc kêu khắc khoải nhớ thương
Nửa hồn Thục Đế vấn vương đông tàn
Tình xưa chưa cạn dòng chan
Nỡ sao giông tố non ngàn đại dương“


Ngày xưa cụ Nguyễn Khuyến ta vẫn gọi là tam nguyên yên đổ. Cả đời lận đận công danh toàn thi trượt sau cụ dốc lòng học tập nên mới đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).Qủa thật sau đó cụ đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Về đường thi theo tôi cụ nên ngồi ghế 3 sau bà Hồ Xuân Huơng và ông Trần Tế Xương. Bài cuốc kêu cảm hứng của cụ rất hay:

“Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,
Đây hồn Thục Đế thác bao giờ.
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi ?
Hay là nhớ nước vẩn nằm mơ ?
Ban đêm ròng rã kêu ai đó ?
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ”

Thục Đế là ai mà cả tôi và cụ Nguyễn Khuyến đã vận điển tích này?
Đỗ Vũ hay Đỗ Quyên  là tên chữ Hán của loài chim Cuốc, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Tử Quy. Đến thời điểm đầu mùa Hạ cuối mùa Xuân thì loài chim này bắt đầu kêu chủ yếu vào những đêm trăng mờ tĩnh mịch, giọng kêu nghe thảm thiết bi ai gợi cho lữ khách tha phương động lòng nhớ tới nơi "chôn nhau cắt rốn".

 Đỗ Vũ là tên một vị vua nước Thục thời Chiến Quốc, ông có tính trăng hoa vô độ nên dưới thời ông tại vị chính sự nước Thục không ổn định. Đỗ Vũ nhân nhà Chu suy yếu bèn tự xưng đế hiệu tức Thục Vọng Đế, ông từng tằng tịu với phu nhân của vị tướng quốc lúc ấy là Biết Linh và bị lộ tẩy nên Đỗ Vũ thẹn quá bèn nhường ngôi cho vị tướng quốc này. Tuy nhiên sau khi nắm trong tay quyền lực thì Biết Linh ngược đãi Đỗ Vũ cấp lương thực không đầy đủ khiến ông phải hậm hực mà bỏ nước ra đi, sau khi ông chết linh hồn hóa thành một loài chim suốt ngày chỉ kêu "quốc, quốc". Người ta bảo đấy là Thục Đế nhớ nước nên mới kêu như vậy, và dân gian đặt tên cho giống chim đó là chim Cuốc.

Trong văn học cổ điển người ta thường dùng tích Đỗ Vũ , Đỗ Quyên) để nói nên việc nhớ nhung quê hương đất nước khi phải đi phiêu bạt nơi đất khách quê người. Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: "Khúc đâu êm ái xuân tình, ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên".

“Vườn thanh năm ngoái xuân hường
Nụ hôn còn đọng giọt sương bướm hồng
Mà nay cỏ úa cánh đồng
Trời cao đàn hạc bềnh bồng ly tao“

Vườn thanh là mảnh vườn có ánh trăng thanh còn ân ái bên nhau mà nay mỗi người mỗi ngả.

“Mây sầu biền biệt mãi sao?
Tro tàn lơ lửng nghẹn ngào châu sa
Gót chân lấm bụi quan hà
Thuyền tình lạc lối quê nhà ta đâu?“

Cuộc tình dở dang coi như đã chết rồi chỉ còn là nắm tro tàn lơ lửng bay. Kẻ ở người đi trong cõi bụng hồng trần, thuyền tình lạc lối nơi chân trời xa lạ không còn tưởng nhớ tới quê nhà...

“Nhớ ai ngồi bến giang đầu
Hàng tre xõa tóc nương dâu bến đò
Mò tôm bắt tép thân cò
Nắng mưa dầu dãi câu hò thoảng bay“

Có còn nhớ thương người vợ trẻ người tình bé nhỏ ngồi đợi bến giang đầu nơi đầu ngọn con sông hay nơi bến đò…. Cảnh nghèo cơ cực mò cua bắt ốc qua ngày hay chỉ sự chờ đợi còm cõi mòn mỏi như thân cò kiếp vạc.

“Hân tình bao nỗi đắng cay
Phòng the chiếc bóng lắt lay ngọn đèn
Ngoài sân rền rĩ tối đen
Chập chờn đom đóm dế kèn giun than!“

4 câu kết rất dễ hiểu, cứ nghe cô Thu Hà ngậm thơ là thấy hết hiểu ra cảnh ngộ người thiếu phụ cô đơn lẻ loi.

26.12.2016 Lu Hà












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét