Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Hội Mổ Trâu Của Các Văn Sĩ Việt Nam




Hôm nay tớ đọc một đoản văn lý thú khôi hài của triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức với tiên đề: “ HÓT VỀ ĐẠI HỘI NHÀ VĂN IX (2015) “

Sau khi đọc xong tớ ôm bụng mà cười sặc sụa ra một bài thơ trào phúng. Xin mời chư vị thưởng lãm.



Hội Mổ Trâu
cảm tác qua bài phiếm luận của một nhà triết gia

Thường niên mở hội mổ trâu
Thi hào văn sĩ đứng đầu quốc gia
Xôn xao lớn bé trẻ gìa
Chen chân bầu bán ăn chia lợi quyền

Công an quân đội ưu tiên
Thịt xôi béo bở bạc tiền chức danh
Quang Thiều Hữu Thỉnh tranh dành
Xẩu xương bạc nhạc sao đành chuột dơi?

Đồng bào nước mắt tuôn rơi!
Bắc Nam liền dải tả tơi nhân tài
Nắng mưa rầu rĩ u hoài
Nghìn năm văn hiến khứ lai lạ lùng

Cớ sao chẳng biết thẹn thùng?
Chủ trương thêu dệt mánh mung đủ trò
Chí Phèo Thị Nở reo hò
Đỉnh cao chói lọi lò mò lội sông

Xót xa nòi giống tiên rồng
Thờn bơn méo miệng Lạc Hồng liu điu
Văn đàn cua cáy tép riu
Hiền nhân quân tử ỉu xìu ễnh ương

Tò te chữ nghĩa khoa trương
Dở ngô dở ngọng chán chường phường nhơ
Giáo sư tiến sĩ i tờ
Tiết canh riềng mẻ lờ đờ ngó nhau

Đào nương son phấn phai màu
Bướm gìa co quắp nát nhàu như tương
Hết thời mông má vấn vương
Trâu bò xả thịt thê lương hội hè.

* Không rõ đại hội nhà văn mỗi năm một lần hay 4 hoặc 5 năm bầu một lần?
7.1.2016 Lu Hà



Bài phiếm luận hay lắm, khí khái của bác Paul giống cụ Phan Khôi ngày xưa. Bác là một triết gia thì bác phải có cãi dũng khí cái trí của một triết gia. Ngày xưa ở  La Mã vẫn có các đấu trường khẩu chiến tranh biện tơi bời khói lửa về cái hay cái dở của văn chương nghệ thuật. Các văn sĩ Việt Nam ta bị hai cái gọng kìm giai cấp tính và đảng tính xiết cổ họng nên họ không còn cái khí chất thực của tâm hồn văn sĩ, quen thói a dua mặc áo thụng vái nhau. Anh khen tôi thì tôi bốc thơm anh. Anh tỉa tôi, phê phán cái sai của tôi thì tôi tính đòn thù, đánh lén sau lưng.

Phải sống như thời kinh thành Athen Hy Lạp cỏ đại có những nhà hùng biện sôi nổi trên khán đài thì xã hội may ra mới khá lên được. Văn học nghệ thuật mới phát triển toàn diện chân thiện mỹ.

Đàn hay phải gảy cho người biết nghe, mà gảy cho tai trâu thì thật khốn nạn vô cùng. Cho nên cả đời Bá Nha chỉ có một người bạn hiểu tiếng đàn của mình là Chung Tử Kỳ. Khi Chung Tử Kỳ chết thì Bá Nha đập tan cây đàn đi. Vì ông biết trong thiên hạ không ai hiểu được tiếng đàn của ông. Bác Paul viết tớ nghe rất cảm động lý thú, tuy bài viết mang tính phiếm luận khôi hài.

Bác không dám gọi tên các nhân vật lão đại, đại ca trong hội mổ trâu. Nhưng ai chả biết ông Nguyễn Hữu Thỉnh là hội trưởng?

Cái ông Thỉnh gì đó là hội trưởng hội nhà văn là bầu nhầm. Ông ta ủng hộ thổi ống đu đủ cho Hoàng Quang Thuận chôm chỉa thơ rỏm của thiên hạ rồi cho in Tập sách độc bản Thi Vân Yên Tử có kích thước 125cm x 80cm x 16cm, dày 300 trang, hai bìa bằng gỗ gụ, tổng trọng lượng 120kg, được trưng bày tại Yên tử . Thi vân Yên Tử gồm 143 bài thơ đã được NXB Giáo Dục ấn hành vào năm 1998.
Cuốn sách độc bản Hoa Lư thi tập, được trình bày bằng chữ thư pháp trên chất liệu giấy gỉa da, có trọng lượng 54kg, được trao tặng cho UBND TP Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010, từng xác lập kỷ lục Việt Nam. Chứng tỏ Hữu Thỉnh không có trình độ thơ văn.

“Thắng làm vua, thua làm giặc” là quan niệm của thế tục. Các bậc Giác Giả và trí giả ở thế gian có thể chịu nhục mà không tức giận hay ưu sầu. Họ cũng không tranh cãi hay tranh đấu với người khác. Cảnh giới tinh thần cao thượng khiến họ có thể nhẫn nhượng, không chấp vào được mất nơi thế gian, cũng như duy trì một tâm thái tường hòa và bình thản.

Khi Khổng Tử chu du liệt quốc, một ngày Ngài gặp hai người thợ săn đang tranh cãi đến đỏ cả mặt. Sau khi hỏi lý do, Khổng Tử mới biết họ đang tranh luận một vấn đề nhỏ về số học. Người thợ săn bé nhỏ lùn tịt nói 8 lần 3 là 24, trong khi người thợ săn cao lớn nói là 23. Hai bên đều khăng khăng là mình đúng và tới mức gần đánh nhau. Cuối cùng, họ quyết định phải có một thánh hiền phân giải và người thắng sẽ được tất cả thú săn.

Hai người nghe nói Khổng Tử là một thánh hiền, do đó họ lập tức nhờ Ngài phán xét. Khổng Tử nói người thợ săn lùn tịt phải cấp thú săn cho người thợ săn to xác to đầu. Người thợ săn cao chiến thắng và vui mừng rời đi. Người thợ săn lùn tất nhiên không phục. Anh ta hỏi trong giận dữ: “3 lần 8 là 24. Ngay cả một đứa trẻ cũng biết điều đó. Ông là một thánh hiền, vậy mà ông nghĩ nó là 23. Ông chỉ có hư danh!”
Khổng Tử cười và đáp: “Anh nói không sai. 3 lần 8 là 24 và đây là một chân lý mà ngay cả đứa trẻ cũng biết. Nếu anh biết chân lý và giữ vững nó, thì như vậy là đủ rồi. Tại sao anh lại tranh luận với một người ngốc về một vấn đề đơn giản như thế?” Người thợ săn lùn như bừng tỉnh ra. Khổng Tử vỗ vai anh ta và nói: “Cá nhân này tuy được thú săn, nhưng anh ta ngốc nghếch cả đời. Còn anh tuy thua cuộc, nhưng đã có một bài học sâu sắc”. Sau khi nghe xong, người thợ săn lùn gật đầu lia lịa tỏ vẻ bội phục cảnh giới tinh thần của Khổng Tử.

Chân lý tuy cần giữ vững, nhưng không nên tranh biện. Đối diện với sự thật, dối trá rồi cuối cùng sẽ bị giải thể. Do vậy khi bị chỉ trích hay hiểu lầm, chúng ta không cần phải quá mất công giải thích hay biện luận. Tốt hơn là lùi một bước và dùng tâm thái bình hòa để đối đãi. Bởi vì chân lý cũng như vàng kim chôn trong đất, nó sẽ tỏa sáng rực rỡ dù sớm hay muộn?

Tớ nhớ đã lâu lắm, ngày đó tớ chưa biết facebook là gì? Vào mùa hè hay mùa thu năm 2010 ở Hà Nội cũng có đại hội nhà văn nhà váo gì đó? Tớ có đọc trong trang web của chị Huệ Thu : " Quán Thơ " có thấy một bài viết của một anh chàng văn sĩ ở nước ngoài tên là Đỗ Trường mô tả về trường hợp nhà văn Trần Mạnh Hảo lên đọc diễn văn về cái gọi là Sự Thật. Tớ ôm bụng mà cười sặc sụa cho cái hội xôi thịt có người cả đời chỉ có 1 , 2 bài thơ, thậm chí chả có thơ văn quái gì mà cũng có thẻ nhà văn nhà thơ mời tới tham dự đại hội, cũng tranh cãi giật Micro, rồi khi Trần Mạnh Hảo lên nói thì cố ý làm loa phóng thanh rè đi. Tớ khoái chí vì đọc thấy vui vui ngồ ngộ cho cái đám văn sĩ tiết canh cháo lòng riềng mẻ húng lìu nên cũng viết một bài luận dài dặc dặc gấp ba, bốn lần Trần Mạnh Hảo. Tớ gọi Trần Mạnh Hảo là Hoa Xương Rồng, còn bác Paul tớ gọi là Hoa Hồng Gai.

Quả thực đọc tham luận thấy giọng văn cuả ông Trần rất nghiã khí, nhưng tiếc rằng báo chí quốc nội không dám phổ biến. Lu Hà tôi còn trẻ hơn ông, cũng nôm na vài lời để chia sẻ với ông và nhà văn Bùi Minh Quốc.

Sự Thật Chôn Vùi
cảm tác qua thơ và luận văn Trần Mạnh Hảo

Bài thơ viết từ năm tám bảy
Tuổi tráng niên vưà thảy bốn mươi
Hôm nay tham luận một hơi
Bài ca sự thật tả tơi nát nhừ...

Người văn sĩ sáu tư tuổi hạc
Mang nỗi sầu non nước quê hương
Ngàn năm nhỏ lệ sông Hồng
Cửu Long dào dạt tình thương giống nòi.

Ôi sự thật cuả tôi cuả bạn
Tìm đâu ra ngao ngán vi vu
Kỷ nguyên cộng sản lù đù
Cây đời khô héo sương mù âm u...

Chúng đánh tráo suy tư sự thiệt
Trò dối gian thảm thiết bi ai
Giản đơn chân lý sáng ngời
Giàn thiêu lưả đỏ hồn người bay xa...

Bru-nô trước sau quả quyết
Trái đất tròn sự thật tồn vong
Dù cho mưa gió bão bùng
Sài lang hiểm độc hãi hùng vượt qua.

Tìm chân lý truyện xưa lịch sử
Lá vàng bay cổ độ trăng soi
Luống cày thấm đẫm mồ hôi
Cô hồn vất vưởng luân hồi trầm luân.

Con nghê đá lặng câm chẳng nói
Vẫn âm thầm nhẫn nại thương đau
Đầu đình hiu hắt gió thu
Khuyển nhung phe đảng mấy triều nhiễu nhương...

Kià chính hắn bần nông giả dạng
Vua đô la xuống ruộng tìm ai?
Hùng Vương một thuở xa xôi
Giang sơn gấm vóc ngậm ngùi biển Đông.

Bao triều đại máu hồng nhỏ giọt
Nước non này sống xót là may
Lạc Hồng con cháu còn đây
Đi tìm sự thật bấy chầy chơi v ơi

Chín mươi triệu cuộc đời đau khổ
Sống lắt lay tủi hổ lầm than
Bánh bao chủ nghiã lường gàn
Vật vờ chiếc bóng dối gian mãi hoài.

Hồn Thị Kính trần ai lỡ bước
Mất đất đai nhà nước tiếm danh
Án ngờ ngùn ngụt mây xanh
Dân oan khiếu kiện Chí Minh kêu gào...

Nền chuyên chính yêu ma lang sói
Năm triệu con quen thói mị dân
Lộng chân giả thiện cẩu quan
Gông cùm xiềng xích công an bạo tàn

Đảng lãnh đạo toàn dân sở hữu
Quốc hội hề thằng mõ nối ngôi
Đỉnh cao trí tuệ thịt xôi
Tiết canh thịt chó khúc dồi thuộc ta...

Giai cấp tính hay là đảng tính
Cha chú con thủng thỉnh thuộc lòng
Giáo điều tụng niệm viển vông
Bến nghèo u uất sông thương nghẹn ngào.

Báo cáo láo tào lao nhăn nhở
Dưới gốc đa trơ tráo cuội cười
Giọt sương lã chã tuôn rơi
Hằng Nga lăn lóc đất trời thở than...

Trần Mạnh Hảo luận bàn thế sự
Hội nhà văn trí ngủ chen nhau
Nghĩ suy bày tỏ trước sau
Xé màn mây phủ ngẩng đầu nhìn lên.

Hãy học tập làm quen sự thật
Sống làm người chân chất trọng coi
Gọi tên chỉ mặt tôi đòi
U mê tăm tối vịt giời đười ươi.

Mua giai cấp chuột dơi bản chất
Mác Lê Nin say ngất bọ giòi
Công nông tranh đấu nực cười
Chí Phèo bạo chuá leo ngôi ngai vàng.

Cứ lải nhải mê cuồng thơm thúi
Con bọ hung lầm lũi bới phân
Béo quay bòn rút cuả dân
Ba Tàu bợ đỡ giang san đắm chìm.

Chặn nguồn nước môi trường hủy hoại
Vì lợi quyền phóng xạ theo sông
Đông Dương phản đối bất công
Ung thư dị dạng thê lương não nùng!

Hãy ngẩng mặt bốn phương thế giới
Dõi mắt trông nhoi nhói tim can
Việt Nam thảm hoạ vô vàn
Diệt vong tiệt chủng ngày tàn chẳng xa...

Lũ chúng nó đua nhau bán nước
Bọn chóp bu trụy lạc ăn chơi
Hà giang Đà Nẵng công khai
Trường Tô đảng bộ khắp nơi tiêu điều.

Cứ bắn giết côn đồ thoả sức
Giưã ban ngày truy bức dân đen
Đích danh chiến sĩ công an
Ăn cơm chế độ chó săn bạo tàn

Ôi sự thật Việt Nam tôi đó
Hỡi muôn dân mê ngủ mãi sao?
Hơi đèn rạng mãi bao lâu ?
Thương con đom đóm nhạt nhoà ăn sương...

Hãy tỉnh dậy chung lưng đấu cật
Tự thương mình cứu vớt cháu con
Thói quen hủ lậu vẫn còn
Phỉnh phờ quan trí nước non lụi tàn.


7.8.2010 Lu Hà

viết ngày 8.1.2016 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét