Nhà cầm quyền trong các nước dân chủ tự do - được hiểu
theo nghĩa pháp luật, là một cơ quan nắm giử quyền lực chính trị cao nhất của một
quốc gia, do một thiểu số người thành lập, được sự tín nhiệm của toàn dân qua một
cuộc đầu phiếu tự do và công bằng. Nhà cầm quyền nhằm thực hiện quyền lực chính
trị của mình về mặt đối nội lẩn đối ngoại.
"Danh có chính thì ngôn mới thuận", con người, tổ
chức chính trị hay đảng phái nào.... trong thực tại điều có danh hợp với nó, nếu
không danh sẽ không hợp với thực, là loạn danh, ngôn từ sẽ không thuận nhĩ .
Chính danh là danh và thực phải phù hợp với nhau. Sở dĩ xã hội chủ nghĩa VN
ngày nay loạn lạc, đạo đức suy đồi... là do danh không phù hợp với thực, từ đó
dẫn đến làm cho kỷ cương phép tắc đảo lộn. Muốn ổn định trật tự xã hội, nhà cầm
quyền phải biết thế nào là “Chính danh, định phận”??
CÁC PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
Những phạm vi căn bản của một nhà cầm quyền bao gồm những
hoạt động như sau:
1.Thực thi quyền lực chính trị công cộng đặc biệt; có bộ
máy cưỡng chế, chăm sóc, tổ chức, theo dõi.. những công việc chung của xã hội.
2.Thực thi quyền quản lý dân cư, phân chia lãnh thổ thành
các đơn vị hành chính.
3. Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
4. Xây dựng, sáng tạo pháp luật và có quyền điều chỉnh các
quan hệ xã hội bằng pháp luật.
5. Nhà nước có quyền ban hành các sắc thuế và thu thuế.
6.Nhà cầm quyền hiện nay ở VN ( Đảng cầm quyền) mang bản
chất giai cấp, nắm giử việc điều hành mọi hoạt động về kinh tế, chính trị, xã hội...nhằm
mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội, trong đó chủ yếu để
bảo vệ các quyền lợi của nhóm thiểu số thống trị.
Nhà cầm quyền được phép tổ chức thành các cơ quan hành
chánh để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của mình. Có thể phân loại thành
ba hệ thống trong bộ máy của nhà cầm quyền, đó là hệ thống các cơ quan lập
pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Các cơ quan nầy phải độc lập với
nhau, còn được gọi là tam quyền phân lập.
Hệ thống các cơ quan lập pháp là các cơ quan quyền lực,
bao gồm Quốc hội (hoặc Nghị viện) và các hội đồng địa phương.
Hệ thống các cơ quan hành pháp là các cơ quan hành chính
cho quốc gia, bao gồm Chính phủ (hay Nội các), các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các
cơ quan trực thuộc Chính phủ, các chính quyền địa phương.
Hệ thống các cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử
(các hệ thống tòa án).
Nhà cầm quyền có nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền trong khuôn
khổ quy định của pháp luật (nghĩa là chỉ được làm những việc luật cho phép), có
hình thức hoạt động theo quy định của pháp luật. Tối cao pháp viện là cơ quan
tư pháp cao nhất của một quốc gia dân chủ tự do.
THẾ NÀO LÀ CHÍNH DANH?
Theo triết gia Pháp René Descartes (1596-1650), nhà cầm
quyền tại các nước dân chủ tự do phải hội đủ hai yếu tố : chánh danh và hợp
pháp.
Thế nào là chánh danh? Tự điển Western Encyclopedia
Dictionary định nghĩa chánh danh (legitimacy, légitimité bắt nguồn từ tiếng La
tinh Legitimus) như sau: Being in keeping with what is right or in accordance
with accepted standards. Tạm dịch : Chánh danh là một trạng thái lưu giữ, tiếp
nối một thứ gì hợp pháp, đúng đắn hoặc phù hợp với các tiêu chuẩn hay nguyên tắc
đã được (xã hội) chấp thuận.
Để có chánh danh, nhà cầm quyền một nước phải có thành
tích bảo quốc an dân, duy trì và phát triển dân tộc, phục vụ chánh nghĩa, xây dựng
một đất nước phú cường, tạo lập ổn định xã hội và đem lại an bình, hạnh phúc
cho nhân dân. Tại các quốc gia quân chủ lập hiến như Vương quốc Anh và Ái Nhĩ
Lan, tính chánh danh của Nhà Vua hay Nữ Hoàng phát xuất từ sự thừa kế ngôi vua.
Tuy nhiên, Nhà Vua hay Nữ Hoàng chỉ trị vì (reign) chớ không cai trị (govern).
Quyền trị vì của Nhà Vua hay Nữ Hoàng bị hạn chế trong phạm vi nghi lễ và đại
diện quốc gia nhưng là một bảo đảm chắc chắn cho tính chánh thống của nhà cầm
quyền. Quyền cai trị thuộc về Thủ tướng (Prime Minister) do Nhà Vua hay Nữ
Hoàng bổ nhiệm sau khi đảng do vị nầy lãnh đạo thắng cử trong một cuộc phổ
thông đầu phiếu. Tại các quốc gia dân chủ theo chánh thể Tổng Thống
(Presidential regime) hoặc Đại nghị (Parliamentary regime), tính chánh danh của
nhà cầm quyền căn cứ trên quá trình hoạt động thể hiện tài đức và thành tích phục
vụ quốc gia dân tộc của họ khi ra tranh cử hoặc được bổ nhiệm (riêng đối với Tối
Cao Pháp Viện).
Thế nào là hợp pháp (legality, légalité)? Ngoài yếu tố
chánh danh, nhà cầm quyền còn phải là người đại diện chân chánh của nhân dân
thông qua phổ thông đầu phiếu tự do, công bằng và hợp pháp. Sau khi được nhân
dân trong nước bầu cử với một nhiệm kỳ nhứt định, nhà cầm quyền trong hai ngành
Hành pháp và Lập pháp phải hành sử chức vụ trong sự tôn trọng Hiến pháp và luật
pháp quốc gia cũng như luật pháp quốc tế.
Để đảm bảo sự tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của công
dân, các cuộc tuyển cử và sự điều hành bộ máy Nhà nước ở mọi cấp phải đặt dưới
sự giám sát của các tòa án, chánh đảng, báo chí tư nhân, tổ chức xã hội dân sự
và công đoàn độc lập. Hai cơ chế (mechanisms) tuyển cử và giám sát giúp nâng
cao tính hợp pháp của nhà cầm quyền. Sau cùng, mọi hành vi của nhà cầm quyền phải
minh bạch, trong sáng và có trách nhiệm về chánh trị, hình sự và tài chánh.
Từ thời Hồ Chí Minh đến ngày nay, nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam hoàn toàn bất hợp pháp và thiếu chánh danh. Trước hết, đảng CSVN đã được
thành lập bên Tàu (Hong Kong) năm 1930 theo chỉ thị của Josef Stalin, Tổng Bí
thư đảng Cộng sản Liên Xô, với nhiệm vụ áp đặt chủ nghĩa cộng sản tại Đông
Dương. Hơn nửa, đảng CSVN do Hồ Chí Minh, một điệp viên Tàu giả danh người Việt,
lãnh đạo, rèn luyện và dạy dỗ. Ngoài nhiệm vụ phục vụ Trung Quốc, Hồ Chí Minh
còn là cán bộ lãnh lương tháng của Đệ tam Quốc tế Cộng sản theo lời thú nhận của
ông ta. Như vậy, đảng CSVN làm sao có chánh nghĩa phục vụ quyền lợi của quốc
gia và dân tộc Việt Nam? Trung thành với quan niệm “chánh quyền trên mũi súng”
của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, đảng CSVN cũng bất cần quan tâm đến
tính chánh danh và hợp pháp của nhà cầm quyền.
BẢO ĐẠI TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/09/140901_ngay_doc_lap_nao_le_cong_dinh
Ngày 10-3 năm 1945 Bảo Đại tiếp Đại Sứ Nhật và được người
Nhật trao trả Độc Lập cho VN sau khi họ lật đổ được Pháp .Và họ cũng muốn cùng
Bảo Đại xây dựng một chế độ chính trị hợp hiến và tân tiến tại VN . Và cùng xây
dựng khối thịnh vượng Đông Nam Á . Bảo Đại rất ngạc nhiên và đặt vấn đề với ông
Cường Để, nhưng Đại sứ Nhật cho biết chỉ muốn làm việc với chính Phủ Bảo Đại (Bảo
Đại giữ luôn chức thủ tướng lúc bấy giờ) (ông Cường Để là là một Hoàng Thân
cháu nội của vua Gia Long đã sang Nhật từ năm 1905, mong cầu viện người Nhật
giúp VN đánh Pháp)
Ngày 12-3-1945 Bảo Đại công bố tuyên ngôn Độc lập của VN
:” Chiếu tình hình thế giới nói chung và tình hình Á Châu nói riêng, chính phủ
VN long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước
Pháp đã được bãi bỏ và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia …” Sau đó Bảo
Đại cho công bố dụ số 1 tuyên ngôn đầu tiên của thể chế mới . Sau này CSVN
tuyên truyền rằng nước VN được độc lập sau khi ông HCM tuyên bố độc lập tại Hà
Nội ngày 2-9-1945 . Nhưng so lại với báo chí của Pháp và VN ngày đó thì tất cả
đều ghi nhận Bảo Đại mới là người tuyên bố độc lập và chính Bảo Đại mới là người
có tư cách Pháp nhân đại diện cho VN chứ ông HCM lúc đó đối với VN chỉ là một
vô danh tiểu tốt không ai biết ngoài đảng của ông .
Hồ tặc lúc đó tự xưng mình là Quốc Trưởng lúc đọc bản
tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/45 nhưng chưa được ai công nhận cả thì làm sao mà đại
diện??, dĩ nhiên người Pháp lấy cớ này lại càng không công nhận . Do đó lời
tuyên bố này chỉ có giá trị trên một cuộc biểu tình hoàn toàn không có tính
pháp lý . Ngày đó bất cứ ai cũng có quyền lên diễn đàn hô hào độc lập chứ không
riêng gì HCM mới được quyền hô hào .
Nội dung Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Vua Bảo Đại được công
bố ngày 11-3-1945. Trích từ sách của Vua Bảo Đại:
…Ngày hôm sau, 12 tháng 3 năm 1945, tôi (tức Bảo Đại – NT
chú) cho mời viên Đại sứ Yokoyama và trao cho ông ta bản tuyên ngôn độc lập
này:
“Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu
nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm
nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền
độc lập quốc gia.
“Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một
quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản Tuyên ngôn chung của khối Đại
Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung.
“Vì vậy, chính phủ Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành
tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước này, hầu đạt mục đích
nói trên.
“Khâm thử.
“Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại”.
Người Miền Nam chỉ biết Vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên
Ngôn Độc lập vào ngày 11-3-1945, và chỉ định ông Trần Trọng Kim làm Thủ tướng đầu
tiên của Quốc Gia Việt Nam.”
Thủ tướng Trần Trọng Kim là một học giả, một sử gia, một
nhà đại trí thức, đã tập hợp được những tinh hoa của Việt Nam thời bấy giờ, và
lập ra nội các gồm 11 người.
“…Trần Trọng Kim trình danh sách Nội các lên vua Bảo Đại
phê chuẩn vào ngày 17-4-1945 và ra mắt Quốc dân 2 ngày sau đó (19 – 4 – 1945).
Xin liệt kê ra đây danh sách Nội các Trần Trọng Kim:
1. Trần Trọng Kim, Giáo sư, Học giả, nhà Sử học: Thủ tướng.
2. Trần Văn Chương, Luật sư: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao.
3. Trần Đình Nam, Y sĩ: Bộ trưởng Nội vụ.
4. Trịnh Đình Thảo, Luật sư: Bộ trưởng Tư pháp.
5. Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ Toán: Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ
nghệ.
6. Vũ Văn Hiền, Luật sư: Bộ trưởng Tài chính.
7. Phan Anh, Luật sư: Bộ trưởng Thanh niên.
8. Lưu Văn Lang, Kỹ sư: Bộ trưởng Công chính.
9. Vũ Ngọc Anh, Bác sĩ: Bộ trưởng Y tế.
10. Hồ Tá Khanh, Bác sĩ: Bộ trưởng Kinh tế.
11. Nguyễn Hữu Thi, cựu Y sĩ: Bộ trưởng Tiếp tế.
VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN
Người Việt Nam thường lại gọi ngày 2-9-1945 là ngày Việt
Minh cướp chính quyền của Việt Nam mà không bao giờ coi đó là ngày quốc khánh?
Cái gọi là Cách mạng mùa thu thực chất chỉ là một cuộc cướp nhanh chóng chánh
quyền của CP Trần Trọng Kim sau khi vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập
vào ngày 11.3.1945 và giao cho Trần Trọng Kim thành lập nội các vào ngày
17.4.1945
Để thực hiện âm mưu cướp chính quyền hợp hiến của ông Trần
Trọng Kim thì chính quyền Việt Minh của cộng sản mà đứng đầu là Hồ Chí Minh đã
tiến hành nhiều hành động mờ ám.
Khoảng hơn 5 tháng sau ngày chính quyền ông Kim ra đời,
vào ngày 17 tháng 8 năm 1945 (hai ngày sau khi Vua Nhật tuyên bố đầu hàng quân
Đồng Minh do Hoa Kỳ lãnh đạo), các đoàn thể Công chức và quần chúng Việt Nam họp
mít tinh trước Nhà Hát Lớn tại Hà nội, để ủng hộ ông Trần Trọng Kim tiếp tục
làm Thủ Tướng. Nhưng, đã bị nhóm Việt Minh của Hồ Chí Minh trà trộn vào lèo lái
biến thành cuộc xuống đường đòi Chính phủ Trần Trọng Kim từ chức. Đồng thời,
nhóm Hồ Chí Minh và Việt Minh cũng đưa người vào Huế làm áp lực buộc Vua Bảo Đại
phải thoái vị, để nhường quyền cho nhóm Việt Minh thành lập các Ủy ban Nhân dân
Cách mạng thay thế các tổ chức hành chánh của Chính phủ Trần trọng Kim.
Ngày 17.8.45 đánh dấu ngày cướp chính quyền, từ một buồi
Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc
trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh:“Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ
đây ! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây.
KẾT LUẬN:
Từ khi ra đời cho đến hôm nay đảng cộng sản Việt Nam hiện
nguyên hình là những tên Ngụỵ đang ra tay tàn phá đất nước.. Đảng csvn chỉ là một
tập đoàn NGỤY QUYỀN!!
- Ngày 2/9 năm 1945 mà hôm nay Ngụy cs tuyên truyền trong
nước là ngày "hồ tặc" đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH
chỉ là một màn kịch của bọn ăn cướp khi chúng giành lấy quyền hành từ tay chính
phủ hợp pháp và hợp hiến Trần Trọng Kim đã được chính Hoàng Đế Bảo Đại,vị vua
thứ 13 của nhà Nguyễn giao phó việc thành lập nội các. Từ đó đảng csVN không xứng
trong vai trò lãnh đạo đất nước vì không có sự tín nhiệm và ũy quyền của toàn
dân bằng lá phiếu trong một cuộc bầu cữ tự do trên 3 miền đất nước.
Đảng csVN là đảng cướp thì làm sao có được thế chính danh
và hợp pháp? Thiếu hai yếu tố đó nên nhà cầm quyền hiện nay được coi như "
Tà quyền" hay " Nguỵ quyền csVN". Giải thể chế độ cầm quyền hiện
nay là điều tất yếu đưa đất nước và con người Việt Nam theo kịp đà tiến của thế
giới. Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!!!
Xim xem tiếp tại blog: http://lybichthuy.blogspot.de/
Anh Kim Le, 5/9/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét