Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 74


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 7 “

Trước khi bình giảng Video số 7, tôi xin tri ân nghệ sĩ Trần Thu Hà bài thơ:

Thiếu Phụ Miền Nam
tặng nghệ sĩ Thu Hà

Tri ân thiếu phụ miền Nam
Tiếng ngâm cao vút khói lam tơ hồng
Bướm hoa dìu dặt non bồng
Oanh ca hạc gọi cánh đồng bao la


Ngàn sao lấp lánh ngân hà
Bâng khuâng cò lả thướt tha ráng chiều
Liễu xanh chỉ thắm mĩ miều
Non thần đỉnh giáp phiêu diêu sóng tình

Nguyễn Du phảng phất dáng hình
Dòng thơ lục bát công trình dựng xây
Nửa đêm gà gáy vui vầy
Cảo thơm lần giở ngất ngây cung đàn

Quê hương mưa móc chứa chan
Dạt dào song thất nồng nàn xiết bao
Bàn dân thiên hạ xôn xao
Hai câu lục bát nghẹn ngào thi nhân

Ngũ âm nhạc đệm bần thần
Hồn thơ xao xuyến xa gần ngẩn ngơ
Sập sè nấm cỏ hoang sơ
Tiền Đường nức nở đôi bờ ly tao

Vầng trăng vàng võ xanh xao
Trời cao thăm thẳm yếm đào phất phơ
Hôm nay nào có ai ngờ
Tròn hai thế kỷ sững sờ Tố Như

*Nguyễn Du tự là Tố Như, đã ra đi tròn 200 năm nay
20.11.2019 Lu Hà


Thật là vui mừng cảm động xiết bao, thơ tôi làm ra thường mô tả về nội tâm của con người, thơ cũng là một câu chuyện về những cuộc đơi có hình bóng nhân vật được cô đọng lại bằng vài nét chấm phá hay trường thiên chương hồi. Thu Hà là một hiện tượng độc đáo, giọng ngâm chất lượng cao đã đưa thơ của tôi đến cảnh giới tao nhã vô vi, siêu thăng huyền ảo đầy mộng tưởng. Theo tôi chỉ có con người có trí tuệ trái tim nhân bản bác ái vị tha mới cảm nhận được cả những hương vị vô thức của tâm hồn trong thi ca, còn loài vật thì không có khả năng này. Giọng ngâm thơ củaThu Hà lúc trầm khi bổng véo von réo rắt nỉ non như dòng suối chảy, da diết mê hồn người ta. Lúc thì sầm sập như trời đổ cơn mưa rào, nghe như tiếng vó ngựa phi trong cõi hồng trần, cả tiếng đao kiếm một thời Trịnh -Nguyễn chiến trường giao tranh, rồi lại hiền hòa êm ái như dòng sông Thu Bồn. Có lúc mơ màng lãng đãng như giọt sương sa nửa vời trên một dòng sông bên đục bên trong, rồi lại cuồn cuồn như thác lũ biển cả thủy triều lên xuống. Ngọt ngào tha thiết như buổi hoàng hôn lấp ló ánh trăng vàng. Ngâm theo đủ mọi kiểu giọng, luyến láy theo mọi tiết tấu của âm vận song thất lục bát.

Vần trắc được Thu Hà tận dụng tối đa. Đó là một sự thật hiển nhiên mà trái tim tâm hồn thi nhân giàu kinh nghiệm sáng tác của tôi cảm thụ được. Tôi là người dễ xúc cảm, nhạy cảm khi nghe Thu Hà ngâm mà rơi nước mắt. Tôi không phải cố ý khen ngợi hết lời vì Thu Hà luôn đối xử tốt với tôi bằng tình huynh muội và hay ngâm thơ tôi, để nâng đỡ chắp cánh cho tâm hồn sáng tạo của tôi bay cao. Tôi biết ơn và mang nợ thi ca với Thu Hà không biết bao giờ kiếp nào sẽ trả lại được. Tôi tin đời người ta có các vị thiên thần chân thiện mỹ bảo vệ. Mọi tốt sấu sẽ có những vì sao tinh tú kiểm soát. Ai đó luôn hết lòng vì dân tộc xã hội thì sẽ có những vì tinh tú ghi nhận. Tôi đã lắng nghe các nhà hiền triết giao giảng về những sáng tạo tinh thần của con người ta, chỉ có giá trị khi hòa đồng với tha nhân với vũ trụ và được đấng tối cao toàn năng ta quen gọi là Thượng Đế chấp nhận. Con người ta chỉ là cái túi da, chứa đựng một linh hồn bất diệt, giống như không khí đựng trong bình kín. Là không khí thì không khí trong bình và ngoài bình có gì khác nhau không? Xin trả lời là hoàn toàn không khác nhau. Vậy khi người ta chết đi, hay khi đập vỡ cái bình thì luồng không khí tinh tú trong bình sẽ hòa đồng cùng vũ trụ bao la mênh mông. Linh hồn con người ta sẽ được dẫn đến thế giới vô hình phi vật chất, hay đầu thai trở lại làm người.
Trong cái thế giới vô hình, siêu hình phi vật chất đó, các linh hồn ẩn náu nhiều người nói cỏ 7 cấp độ tùy theo bản chất thói quen thiện ác mà linh hồn đó khi sống ở cõi trần gian tạo ra. Theo sự tiến hóa vận động của vũ trụ từ cấp độ ma quái ngạ quỷ xúc sinh đến cấp độ chuẩn bị đầu thai lại thành người trải qua hàng nghìn năm. Tôi không tin có hỏa ngục đày đọa các linh hồn phạm tội ác như vạc dầu, cưa chân chặt tay do quỷ sứ thi hành. Bản thân linh hồn đó bị giam giữ nơi đó cũng đã cực khổ thê lương lắm rồi. Không có Thượng Đế, Chúa Trời hay vị thần nào cai quản quyết định vận mạng của linh hồn đó mà do chính cái nghiệp quả mà linh hồn đó đã tạo ra từ nhiều kiếp. Cho nên tư tưởng của tôi không hoàn toàn đồng nhất với cụ Nguyễn Du:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Theo tôi con người hoàn toàn làm chủ vận mạng của mình, tốt xấu là do mình, mọi hành động tư duy của mình sẽ được các vì sao tinh tú ghi nhận. Với khoa học ngày nay đã chứng minh các vì sao tinh tú có thể ảnh hưởng đến con người như vợ chồng đêm tân hôn ân vào vào lúc trăng thanh gió mát chắc chắn sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Các nhà chiêm tinh, phong thủy như Trương Tử Phòng, Lưu Bá Ôn xem các vì sao có thể đoán được sự lên xuống của một triều đại là có cơ sở khoa học.

Thơ ca tôi làm ra không phải là của tôi mà là của Thượng Đế và các vị thần khác đã truyền cho tôi qua niềm say mê cảm hứng, qua sự tĩnh tâm mà tôi đã thu nhận được mà viết ra từng dòng chữ. Linh hồn được trí năng trí tuệ mà do chính nó tự đào tạo cho mình về khả năng sáng tạo và những phóng thể hiện sinh.

Nàng Kiều sau khi đi tảo mộ vào ngày lễ thanh minh, có ghé thăm mả Đạm Tiên và gặp chàng Kim Trọng. Cả hai sự kiện dồn dập đã làm nàng trằn trọc mơ màng:

“Kiều trằn trọc rợn rùng thổn thức
Nghiệp báo thì oan ức khổ đau
Bàng hoàng nghĩ tới mai sau
Mây trôi bèo dạt bạc màu phấn hoa

Rõ duyên phận nhạt nhòa ngấn lệ
Đường trần ai biết thế thì sao
Tủi thân ngao ngán yếm đào
Gối loan sùi sụt nghẹn ngào châu sa

Càng rầu rĩ xót xa ngàn dặm
Màn u minh ảm đạm tương lai
Nhà Huyên chợt tỉnh hỏi ai
Nguyên do ngồi khóc nét ngài buồn thiu“

U minh là một trạng thái thấp nhất của vô minh.  Cứu cánh của Phật giáo là sự giác ngộ, phương tiện giúp đạt được giác ngộ là trí tuệ, và đối nghịch với trí tuệ là vô minh. Vậy muốn đạt được giác ngộ thì phải loại trừ vô Minh. vô minh mang lại khổ đau và giác ngộ thì mang lại sự giải thoát.
-Vô minh hay u minh là nọc độc thứ nhất trong số ba nọc độc gọi là tam độc:  đần độn hay u mê thèm khát và bám víu tham lam và hận thù (krodha - sân hận sẽ đưa đến những hành động ngu đần và sai lầm, mang lại những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức. Nhà Huyên hay gọi là thân mẫu, người mẹ sinh ra Vương Thúy Kiều.

“Hoen khóe hạnh đìu hiu dáng nguyệt
Giọt sương rơi thảm thiết hoa lê
Cớ sao con lại não nề
Canh khuya tấm tức ủ ê muộn phiền

Kiều kể lể tự nhiên báo mộng
Chiều hôm nay gặp giống hữu tình
Phút giây ngọn gió hiển linh
Tuy không thấy mặt thất kinh bóng tà“

Kiều thuật chuyện ngày hôm nay ba chị em ngày tiết thanh minh, lúc xế chiều trên đường về nhà có gặp ngôi mả hoang bên đương. Mả đó chôn một người kỹ nữ nổi tiếng một thời, vừa mới nằm mộng thấy nàng,

“Thơ đường luật đề ra thế ấy
Lại vịnh vào mới thấy thế kia
Chị em xiêm áo đầm đìa
Lại còn nhắn nhủ khắc bia để đời…

Nhà Huyên mới lựa lời khuyên bảo
Thôi con đừng ảo não làm chi
Ngậm vành kết cỏ đền nghì
Công ơn dưỡng dục thầm thì mẫu nương

Nàng Vân cũng tận tường cho biết
Hội đạp thanh thống thiết Đạm Tiên
Nghĩ mình bạn gái thuyền quyên
Suy vi chị mới lụy phiền đa đoan…“

Thơ đường luật hay gọi là thất ngôn bát cú có từ thời nhà đường. Một trong những dạng thơ đường bên cạnh thể cổ phong thể từ, thể hành.
Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: luật, niêm, vần, đối và bố cục. Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt. Thể loại thơ này ở  Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Kể từ phong trào thơ mới trở đi, số người trong nước làm thơ đường đã bị giảm đi rất nhiều

  Kết cỏ ngậm vành có 2 tích:  Ngụy Thù là người nước Tấn, có một người thiếp yêu, khi sắp chết còn dặn con là Ngụy Khỏa phải đem cả người thiếp chôn theo. Ngụy Thù chết, Ngụỵ Khỏa cho người thiếp về, không đem chôn theo. Sau Ngụy Khỏa làm tướng đi đánh nước Tần, gặp tướng Tần là Đỗ Hồi, khỏe mạnh dũng lược. Đang lúc hăng máu đánh nhau, tự nhiên Đỗ Hồi vấp phải đám cỏ mà ngã, bị Ngụy Khỏa bắt được. Đêm về, Ngụy Khỏa mộng thấy một ông già đến nói rằng: "Ta là cha người thiếp của cha ngươi, cảm ơn tướng quân không chôn con gái tôi, nên tôi kết cỏ quấn chân Đỗ Hồi cho nó ngã vấp để báo ơn“

 Dương Biểu đến chơi dưới chân núi Hoa Âm, cứu sống được một con chim. Đêm ấy có một đồng tử mặc áo vàng đến tặng bốn chiếc vòng và nói rằng: "Ta là sứ giả của Tây Vương mẫu may được chàng cứu mạng, xin cảm tạ đại ân nhân" Do đó trong nhân gian có câu: "kết cỏ ngậm vành" để chỉ sự đền ơn trả nghĩa

20.11.2019 Lu Hà

.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét