Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 75


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 8 “

Bây giờ lại nói đến chàng Kim. Kể từ buổi chiều hôm ấy, gặp ba chị em con nhà họ Vương chàng sinh ra động tình với nàng Vương Thúy Kiều mà tương tư sầu não suy nghĩ vẩn vơ hạt trân Châu biết bao giờ về rửa nước giếng miền Hợp Phố như mối duyên tình thầm yêu trộm nhớ thành hiện thực?


“Kim phấp phỏng nồng nàn trộm nhớ
Tơ tưởng nàng bé nhỏ thướt tha
Châu buồn Hợp Phố còn xa
Tương tư hoài cảm trăng tà nguyệt hoa“

Sầu chất ngất nhạt nhòa sớm tối
Tình ba thu lạc lối mây Tần
Một ngày dồn lại bần thần
Đĩa dầu hao cạn Châu Trần mộng mơ“

Ở một thôn thuộc huyện Phong tỉnh Giang Tô, xưa kia có hai họ Châu và Trần đời đời kết làm thông gia với nhau. Trai gái lớn lên quyết không lấy người ngoài thôn.  Về sau trong dân gian dùng hai tiếng Châu Trần để chỉ những cuộc hôn nhân tốt đẹp, vợ chồng xứng đôi vừa lứa . Nhà thơ Bạch Cư Dị thời Thịnh Đường có thơ sau:

”Từ Châu cố Phong huyện
Hữu thôn viết Châu Trần
Nhất thôn duy lưỡng tính
Thế thế vi hôn nhân”.

Ca dao Việt Nam:
“Chợ Dóng một tháng sáu phiên
Bắt cô hàng xén kết duyên Châu Trần“

“Se ngọn cỏ bơ vơ ngao ngán
Nỗi niềm riêng chán nản biếng khuây
Khói say vị nhớ ngất ngây
Trà khan mấy ngụm canh chầy thở than…

Bởi tự cổ nhân gian quen thói
Giống đa tình rỉa rói tim đau
Liêu trai chí dị qua mau
Cỏ xanh hiu hắt nhạt màu nắng mưa“

Liêu Trai chí dị là những chuyện quái dị chép ở căn nhà tạm, là tập truyện ngắn của Bồ Tùng Linh. Hầu hết các truyện nói về những mối tình thần tiên ma quái, hồ ly v.v...

“Càng trằn trọc hương thừa phảng phẩt
Nẻo non thần ngây ngất lần đi
Tường cao đỉnh giáp chim di
Chặn dòng lá thắm thầm trì trúc mai“

Lá thắm đưa duyên là tích Truyện nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ, đi chẳng có về, suốt đời chịu cảnh lạnh lùng, buồn tủi, sầu đau trong chốn thâm cung. Nhà vua có cả tam cung, lục viện, hàng ngàn cung nữ phi tần toàn bực diễm kiều, tài sắc cả. Mỗi đêm ngủ ở cung nào, nhà vua phải nhờ xe dê đưa đến. Xe dừng trước cung nào thì nhà vua vào cung ấy. Có những nàng hằng năm không được đoái hoài, đành chịu cảnh cô phòng giá lạnh.

Đời Đường, đời vua Hy Tông có nàng cung nữ tuyệt sắc tên Hàn Thúy Tần sống cảnh lẻ loi buồn bực trong thâm cung, nên thường nhặt những chiếc lá đỏ gọi là  thồng diệp, rồi đề thơ lên trên lá, thả xuống ngòi nước.

“Lưu thủy hà thái cấp
 Cung trung tận nhật nhàn.
 Ân cần tạ hồng diệp.
 Hảo khứ đáo nhân gian.
Chiếc lá chở bài thơ theo dòng nước chảy xuôi ra ngoài vòng canh cấm. Lúc bấy giờ có người môn khách của quan Tể Tướng Hàn Vinh tên Vưu Hựu vốn kẻ phong lưu tài tử, thơ hay, chữ tốt, chỉ hiềm một nỗi vận chưa đạt nên đành chịu sống nhờ nơi quan Tể Tướng họ Hàn. Đương thơ thẩn ngắm dòng nước chảy, Hàn bỗng nhìn thấy chiếc lá có bài thơ, lấy làm lạ mới vớt lên xem. Cảm tình chan chứa với người gởi thơ lạ mặt, chàng cũng bẻ một chiếc lá, viết một bài thơ vào đấy, đợi dòng nước xuôi mới thả lá xuống cho trôi trở vào cung.
“ Nhất liên giai cú tùy lưu thủy,
Thập tải ưu tư mãn tố hoài.
Kim nhật khước thành loan phượng lữ,
Phương tri hồng diệp thị lương môi”
 Người cung nữ họ Hàn thường ngồi nhìn dòng nước chảy, bỗng bắt được chiếc lá trở vào của người không quen biết, mới đem cất vào rương son phấn.
Ba năm sau, nhà vua sa thải một số cung nữ, trong đó có Thúy Tần. Nàng đến ở tạm dinh quan Tể Tướng họ Hàn để chờ thuyền trở về quê cũ, bỗng gặp Vưu Hựu. Hai người trò chuyện, ý hợp tâm đầu. Tể Tướng họ Hàn thấy cả hai đều xứng đôi vừa lứa nên làm mối thành duyên vợ chồng.
Đêm động phòng hoa tr úc thì Hựu chợt mở rương của vợ thấy chiếc lá của mình ngày xưa. Lấy làm lạ lùng, chàng cũng đem chiếc lá của mình vớt được cho vợ xem. Thì ra cả hai lại giữ hai chiếc lá của nhau. Cho là nhân duyên trời định.
Cổ thi có bài:
 Nhất liên giai cú tùy lưu thủy,
 Thập tải ưu tư mãn tố hoài.
 Kim nhật khước thành loan phượng lữ,
 Phương tri hồng diệp thị lương môi.

Có người dịch nôm là:

“Một đôi thi cú theo dòng nước
Mười mấy năm qua nhớ dẫy đầy.
Mừng bấy ngày nay loan sánh phụng
Cũng nhờ lá thắm khéo làm mai”

Chàng Kim từ ngày gặp Kiều sinh ra đêm nhớ ngày mong, không biết làm sao tiếp cận được Kiều? Nào ngờ phát hiện ra một căn phòng bỏ trống của thương gia Ngô Việt lại kề bên cạnh nhà của Vương viên ngoại. Nên Kim Trọng mới đánh tiếng xin thuê, tự giới thiệu mình là sinh viên du học.

“Oanh học nói nhà ai then đóng
Mỉa mai thay lóng ngóng đứng hoài
Rèm buông chẳng thấy nét ngài
Đầy thềm hoa rụng dấu hài ở đâu?

Kim lưỡng lự giờ lâu chẳng biết
Trái tim chàng da diết đợi chờ
Dạo quanh nào có ai ngờ
Thương gia Ngô Việt ngẩn ngơ mừng thầm

Điều du hoc nuôi mầm trí huệ
Kẻ đi xa thấy thế cho thuê
Sẵn tiền giao hảo đề huề
Cầu hoa non bộ mẩn mê đá vàng…“

21.11.2019 Lu Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét