Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Luận Về Tình Yêu Phần 24


 Tình Yêu Và Định Mệnh

Chính tôi cũng không thể nào ngờ, khi đã bước sang tuổi ngũ thập nhi tri thiên mệnh, thì tôi lại tấp tểnh học làm thơ và viết văn. Chính bởi vì cuộc đời tôi có nhiều trầm luân trôi nổi trên trường đời và trường tình. Ý định này đã có từ 10 năm nay. Nếu không viết lách được gì hoá ra bao nhiêu sôi nổi, yêu thương, đắng cay , tủi nhục, oan ức, uất hận …cả một thời trai trẻ và cả cuộc đời đầy biến cố đau thương, oanh liệt, bất công mà người đời gây ra cho tôi trở nên phí hoài vô nghĩa.


Hiện nay tôi vẫn phải đi làm, nếu nghỉ hưu tôi sẽ viết nhiều truyện để tâm sự kể lại với các bạn trên mạng, trên cõi trần gian giả tạm này. Thơ càng ngày trở thành một mảng tâm hồn như máu thịt cuả đời tôi. Tôi rất khâm phục anh Hàn Mạc Tử tuổi đời còn rất trẻ, chưa từng trải được bao nhiêu mà Tử đã viết ra được những vần thơ giàu tình cảm trí tuệ vô cùng. Nếu so với tuổi đời thì Tử chỉ đáng bằng tuổi con tôi thôi. Người ta bảo Tử điên khùng, trong thơ Tử dùng nhiều từ nghe lạ tai như của người bệnh hoạn? Nhưng theo tôi đây là trạng thái cảnh giới tâm linh của thơ mà chỉ có Tử mới đạt được. Tử thừa biết là mình có bệnh, cơn đau đớn thể xác dày vò muốn điên lên đây, nhưng cơn đau về tinh thần đã đưa Tử vào tháp ngà của nàng tiên thơ. Trí tưởng tượng sung mãn đã biến cuộc đời ngắn ngủi thành những phút giây thiêng liêng, xuất thần, xuất hồn thơ ra khỏi miệng và trào ra đầu ngọn bút. Bộ óc của Tử vẫn minh mẫn hoàn hảo để để tìm ý thơ, gieo vần, đưa mạch thơ trào ra như dòng máu từ trái tim mình lên trang giấy trắng .Thơ anh Hàn Mạc Tử không có thời gian để gọt rũa chau chuốt đánh bóng như thơ Xuân Diệu. Cả đời Xuân Diệu chỉ có khoảng gần 200 bài thơ, phần lớn thuổng theo thơ Pháp mang tính ẩn dụ. Nhưng chính Xuân Diệu lại tự đốt đi vì tinh thần giai cấp vô sản mà tự coi gần 200 bài thơ của mình chỉ là rác rưởi để chuyên tâm làm thơ cho giai cấp Chí Phèo thị Nở đọc. Thơ để phục vụ kịp thời cho quảng đại số đông, cho công tác sản xuất và chiến đấu. Hàn Mạc Tử khoảng hơn 100 bài, nhưng thơ Tử là một tấm lòng thành thật của một thiên tài bất hạnh.

Tôi cũng muốn học ở Tử một chàng trai trẻ yêu trăng, yêu hoa lá, cỏ cây, con người và muôn loài tạo vật mà thượng đế đã ban cho chúng ta. Cuộc đời con người là vốn quý, dù chỉ sống một ngày cũng sao cho đàng hoàng tử tế ghi lại những thơ mộng  về tình yêu và hoài niệm xa xôi…

Lúc còn trẻ thì đông tây nam bắc, ngụp lặn bôn tẩu trong cõi trần gian bao la, hưởng cái thú ngang tàng tự do lãng tử. Lúc về già thì trầm ngâm suy cảm. Làm thơ trở thành một thú vui, những kích thích cuả tế bào thần kinh, những rung động của trái tim bản năng thiên bẩm mà từ khi lọt lòng mẹ ta đã mang theo từ nhiều tiền kiếp. Chắc chắn chỉ có tình yêu làm cho người ta băn khoăn, thơ thẩn, trăn trở nhiều nhất như những tấm lòng đa cảm yêu nghệ thuật và sáng tạo tinh thần. Kẻ độc tài tàn bạo thì căm ghét tình yêu, tôn thờ quyền lực và thể xác.

Những chàng thi sĩ  nhân tâm thì ngược lại khinh miệt tiền tài vật chất, quyền lực và áp bức. Họ sớm tối vui vầy trong ý nhạc lời thơ, bộ óc cuả họ đã được siêu thăng da diết đằm thắm về thơ như cơm ăn nước uống hàng ngày. Trong thơ có hoa, trong hoa có người, trong người có nhạc, trong nhạc có tình…cứ như thế mà vần điệu chắp nối bay cao.

Mỗi khi nhớ đến người con gái mà mình yêu thích từ thuở xa xưa ta gọi là những cảm xúc về tình yêu và hoài niệm. Nhớ nàng ta nhớ đến hoa. Hoa có trăm vạn loài như lan, huệ, hồng, cúc, hải đường v.v…Bài thơ hai sắc hoa ti gôn là tả loài hoa đẹp nhưng cánh hoa mỏng manh như bao cuộc tình dễ tan vỡ. Còn tôi hay làm thơ về hoa phong lan, là loài hoa đẹp thanh cao người ta thường trân trọng đặt bên bệ cưả sổ khắp cả 5 châu lục. Người Phật Tử thì yêu hoa sen, người quân tử thì thường là hoa cúc. Những mối tình ân ái đài các thì chọn hoa hải đường thường nở về ban đêm.Thì ra hoa và người, ngươì và hoa đã trở thành tình yêu và hoài niệm. Hoa từ một loài thảo mộc vô tri vô giác đã êm đềm đi vào giấc ngủ của thi nhân, hoa đã trở thành linh hồn cuả những vần thơ. Hoa là tình yêu và hoài niệm cuả tôi mỗi khi nhìn lên bệ cửa sổ...

Tôi muốn chia sẻ với các bạn bài thơ, đây là bài thơ tự do duy nhất tôi viết về tình yêu hoàn toàn tự do về tâm hồn như người kể chuyện muốn nhắn nhủ  phân trần với người mình yêu câu chuyện của quá khứ . Bài thơ này không theo một  nguyên tắc gieo vần nào cả, vì rất khó cho sự bày tỏ tường tận nỗi lòng mình. Cái gì cũng phải có lý do tuy muộn màng vẫn còn hơn không có gì, không giải thích rõ ràng thì ân hận lắm.


Như các bạn đã biết tôi trở lại cộng hòa dân chủ Đức theo diện xuất khẩu lao động, với một quyết tâm chinh phục cô bạn gái Đức cũ bằng sự kiên trì tấm lòng yêu thương nồng nàn da diết thắm thiết ướt át thi vị của mình để cô ta sinh cho tôi một đứa con và lấy đó là điểm tựa lý do chính đáng ở lại Đức theo ý đồ tính toán sẵn của tôi khi còn ở Việt Nam. Sang lần này tôi làm nghề may, ở một tỉnh quá xa phía Bắc, tôi lười biếng không chăm chỉ làm việc, vì mục đích tôi sang lần này đâu phải để kiếm tiền gửi về Việt Nam, mục đích chính là làm cho cô gái Đức có mái tóc đen huyền yêu tôi, và thề sống chết lấy tôi. Tất cả tài năng sự thông minh bẩm sinh của tôi chỉ dành cho có việc đó là chinh phục trái tim một cô gái Đức mà mình đã tốn bao công sức đắp nền đổ móng, bây giờ sẽ thảnh thơi xây lên đó một tòa lâu đài tình ái. Cô lại ở phía Nam nên hàng tháng hàng tuần tôi cứ phải đáp tàu về đi thăm. Không có tiền thì mua một phần ba xuất vé trên các chuyến tàu tốc hành rồi giả vờ ngủ quên chạy tuốt một lèo cho tới ga mình cần xuống.

Một buổi sáng tôi xếp hàng mua đồ ăn sáng ở một quán ăn cạnh sân ga, thì bỗng thấy một tiểu Kiều tha thướt đi lại, tôi cứ nghĩ cô ta là người Nam Hàn hay Nhật Bổn gì đó, nên lấm lét nhìn tỏ ra ngưỡng mộ lắm. Cô ta mỉm cười không nói gì rồi bỗng nói bâng quơ: Chà đông quá, bữa sau phải mang theo một người mới được, một người xếp hàng một người tìm chỗ ngồi.

Tôi giật mình, thì ra cô em người Việt Nam à, trời cứ tưởng đến từ nước nào chứ cũng là nước non nhà mình cả, phải đâu xa. Thôi bây giờ hãy đến góc kia kìa, còn hai ghế trống, nhanh lên không kẻo người ta ngồi mất, muốn ăn gì tôi sẽ mua. Cô ta bảo chỉ thỏi xúc xích và một cái bánh mì con thôi. Tôi mua ngay hai đĩa ăn giống hệt và một chai nước ngọt với hai cái cốc bằng giấy cứng.

Cứ cặm cụi ăn xong chả ai nói gì với ai, rồi đứng dậy đi dạo chơi, cô ta đưa cho tôi tiền nhưng tôi gạt đi, anh mời em ăn. Ở bên này gặp được đồng hương là quý như vàng rồi, có khác chi họ hàng thân thiết từ lâu.

Chúng tôi bách bộ bên nhau trên đường phố Dresden, qua con đường có hàng bạch dương, cô ta bảo rằng sang đây học đại học ở trường TU Dresden, còn tôi thì dấu nghề thợ may và bịa ra làm phiên dịch ở một đơn vị lao động thuộc tỉnh Schwerin.

Nàng nhìn tôi rất trìu mến và bỗng nhiên thốt lên anh thật thà quá, em sang đây không phải đi học, em là Ai Vân. Tôi bình thản Ái Vân nào có phải người đóng vai trong bộ phim truyện chị Nhung không?

Ái Vân rất ngạc nhiên thấy tôi cứ bình thản khác hẳn với hàng trăm hàng nghìn thanh niên  Việt Nam khi nghe tên Ái Vân tỏ ra khúm núm nịnh bợ. Ái Vân bảo bây giờ thôi làm diễn viên em làm ca sĩ. Em sang bên này do bộ văn hóa xếp đặt, một cuộc thi ca hát. Em chẳng quen ai, và không thích tiếp xúc với đám Funny hâm mộ, có ông Nghiêm Bá Vương làm nghiên cứu sinh ở TU giúp đỡ em làm viên dịch ; Em không thích lão naỳ, hắn nhận chỉ thị của đại sứ quán giám sát em, nhất cử nhất động đều phải viết báo cáo. Thôi anh làm viên dịch và kiêm làm vệ sĩ cho em đi.

Đến trước cửa khách sạn Königstein, Vân chỉ tay và bảo: Em ở trong này, lúc nào rảnh rỗi anh ghé chơi thăm em. Bây giờ hãy vào trong em mời anh một chút, tôi theo Vân vào thấy các cô nhân viên ở quầy tiếp tân nhìn chúng tôi có vẻ ngưỡng mộ lắm. Vân hỏi anh muốn uống rượu gì em cũng chiêu đãi hết. Tôi thành thật, không biết uống rượu và không thích uống, có thử một lần thấy khí huyết xông lên, cảm thấy khó chịu nên về sau không hề động đến một giọt rượu nào. Tôi thấy Vân nhìn tôi với ánh mắt xa xăm trìu mến, có gì đó chút thoáng buồn tư lự và dặn tối nay anh đến cung cộng hòa nhé…Linh tính tôi cảm thấy như cuộc đời Vân có cái gì đó chán chê ngao ngán về chuyện rượu chè của quá khứ, hay cô ta từng có người bạn đời, bạn tình lúc nào cũng say sin? Nay tuy mời tôi uống và tôi từ chối thẳng thừng thì cô ta lại nhìn tôi ánh mắt rất thiết tha nồng nàn. Tôi bảo bây giờ anh về, vào đây cho mấy cô tiếp tân phục vụ nhận mặt anh và lần sau đến thăm cũng tiện.

Tối hôm nay có cuộc biểu diễn ở cung cộng hòa, theo thể lệ của ban tổ chức mỗi ca sĩ được mời hai người thân tới dự, em chả mời ai. Em chỉ mời riêng một mình anh, anh nhớ tới nhé đúng 18 giờ chiều em đợi anh ở ngoài cửa. Tôi nhận lời và nghĩ thầm mình với Aí Vân sao mà giống nàng Vương Thúy Kiều gặp Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải vậy? Người quốc sắc kẻ thiên tài tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

Tôi có phải là kẻ thiên tài không thì tự các bạn nghĩ, thôi hãy ném toẹt mấy cái nghề lặt vặt vào sọt rác như thợ hóa chất, thợ may, thợ tiện, thợ hàn, thợ mài đi chỉ riêng về lĩnh vực văn chương thơ phú thì tôi cũng xứng đôi với Aí Vân trong giới nghệ thuật lắm chứ. Còn vai Từ Hải vốn dĩ chỉ là một tên cướp biển thì tôi không có cái vẻ bên ngoài râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng lưng mười thước cao, tôi tầm vóc trung bình cũng có nhanh nhẹn như một con báo giữa chốn rừng xanh, chả thế mà Ái Vân muốn tôi làm vệ sĩ, thay thế lão Vương già. Tôi nghĩ bụng nghiên cứu sinh như lão Vương dù có về Việt Nam có làm giáo sư tiến sĩ bộ trưởng này nọ cầm cân nảy mực chăn dắt thiên hạ, mà cái đinh ốc cũng không làm nổi, thì hàm vị chỉ là con ngáo ộp doạ người mà thôi, với tôi dù chúng nó là giáo sư tiến sĩ này nọ  tôi vẫn khinh, coi là loại tiến sĩ giấy. Sống ở đời chả để lại một giá trị văn hóa tinh thần nào, mấy cái bằng rỏm kiếm cơm ở nước ngoài cấp cho thì ăn thua mẹ gì?

Tôi đến cung cộng hòa thì đã thấy Ái Vân đợi ở đó với mấy đứa con gái Đức. Vân mừng rỡ mắt long lanh, ta vào thôi anh. Bọn con gái thì thào bằng tiếng Đức: Bạn trai Ái Vân…. Ái Vân lon ton đưa tôi vào phòng hoá trang coi nàng trang điểm  phấn son và luyện giọng, nàng rất phấn khởi tự tin sẽ đoạt giải. Tạo hóa khéo xếp tự nhiên bày đặt một thằng nhà quê như tôi trong hoàn cảnh Aí Vân đang cô đơn  một mình ở nơi đất khách quê người mang chuông đi đánh nước người, chưa biết chừng chính cái thằng tôi lại là nguồn khích lệ lớn cho nàng.

Khi hai chúng tôi bước vào rạp, ÁI Vân chỉ cho tôi ngồi hàng ghế đầu, nhìn phía sau lưng đã thấy ông Vương ngồi lù lù ở đó từ lúc nào. Hắn hằn học nhìn tôi bằng đôi mắt nảy lửa.

Thế là các ca sĩ lần lượt lên biểu diễn, đến Ái Vân nàng kiều diễm thướt tha như giáng tiên, như nàng công chúa Ngọc Dung, liêu trai mờ ảo dưới ngọn đèn xanh đỏ tím vàng như Bich câu kỳ ngộ. Nàng nhìn tôi mỉm cười và cất cao giọng hát, tôi có cảm tưởng linh tính như nàng hát riêng cho mình tôi nghe. Tôi cảm động quá nước mắt nhòa đi, không thể nào chịu nổi và gần cuối chương trình bỏ ra về.
Tôi thẫn thờ như kẻ mất hồn đi lang thang giữa mùa đông, bàn chân ngập đầy tuyết phủ. Tôi là loại đàn ông nhạy cảm biết rằng Ái Vân thầm yêu tôi và rất thích tôi.

Trời ơi! Tại sao ông trời, ông tơ bà Nguyệt lại nỡ trêu đùa con? Con sang Đức mục đích là lấy vợ Đức chứ có phải để gặp Ái Vân rồi dắt díu nhau về Việt Nam đâu? Biết làm sao đây để tỏ tấm lòng mình với một bậc sắc nước khuynh thành đây? Tôi chỉ còn biết đánh một canh bạc số mệnh thách đố với trời và phó mặc theo ý trời xếp đặt.

Sáng chủ nhật hôm sau, tôi dậy sớm xăm xăm đến thẳng khách sạn, và đến phòng tiếp tân trình báo là tôi muốn gặp Ái Vân. Mấy cô tiếp tân nhận ra tôi và nói số phòng ngủ của Ái Vân. Tôi bấm chuông, Ái Vân hỏi ai đó và lật đật đang mặc đồ ngủ ra mở cửa. Ái Vân bảo trời, anh đến phòng em trong lúc này, tận nơi em đang ngủ. Phòng em không ai được vào, kể cả ông Vương cũng không được tự ý mà phải chờ em xuống đón và tiêp chuyện ở phòng khách ở dưới. Đã đến rồi thì vào đây, riêng anh thì được em chiếu cố. Mục đích tôi đến để ve vãn tán tỉnh muốn ôm hôn nàng, nhưng muốn tạo ra cảnh Vân hôn tôi trước, chứ tôi không ôm hôn Ái Vân trước. Vì muốn đánh một canh bạc dây tơ hồng với trời mà.

Chúng tôi ngồi chán thì Ái Vân ra đứng ở Ban Công, tôi đứng sau cố gắng cựa quậy để cô ta ôm hôn tôi, dưới đường là một đám thanh niên Ba Lan giương cao cờ hô khẩu hiệu ủng hộ công đoàn đoàn kết. Ái Vân bảo, kìa người Ba Lan kià, tôi hỏi đâu đâu? Nàng tỏ ra bực mình cờ đó là cờ Ba Lan đó. Tôi có để ý gì về chuyện Ba Lan, bốn lan. Bởi vì tôi đang muốn đánh một ván cờ số mệnh…

Bỗng chuông điện thoại reo vang, quầy tiếp tân thông báo có một ông nghiên cứu sinh muốn gặp. Vân a lô: Ai đấy?
Phiá đầu dây bên kia Vương đây, đến giờ đi luyện giọng hát rồi. Vân bảo tôi, em phải đi hát rồi, anh về đi.

Tôi ngao ngán thẫn thờ buồn rầu nhìn Vân nồng nàn nuối tiếc và ra về.

Tôi đi đâu? lại lên tàu trở lại Schwerin ngaỳ mai thứ hai còn kịp làm ca sáng, tôi không thể nào chịu nổi và lồng lộn quay trở lại khách sạn để ở quầy tiếp tân một mẩu giấy ghi là: Vân ơi, Anh thích em và yêu em lắm, nhưng anh không thể nào công khai đến với em được. Anh phải ra đi, anh chúc em thăng tiến trên con đường nghệ thuật, rồi đây tiếng hát của em sẽ vượt trùng dương lan tỏa toàn thế giới, không chỉ cho đồng bào trong nước nghe mà cả đồng bào hải ngoại nữa. Anh chắp tay cầu nguyện cho em nhiều.

Tôi bươn bả cho kịp chuyến tàu chiều và ôm mặt khóc nức nở trên một toa tàu vắng giá lạnh đêm khuya…

Sau này nghe đài truyền hình báo có cô gái Việt Nam đoạt giải nhất và sẽ lần lượt đi biểu diễn ở các nước xã hội chủ nghĩa. Tôi biết là Vân rất hận tôi, nghe nói cô ta cũng viết hồi ký và chắc rằng sẽ chẳng nhắc đến tôi. Có thể về nước cô ta sẽ lấy chồng quách đi cho xong?

Sau này có dịp gặp lại lão vương ở trường TU Dresden, hắn đùng đùng nổi giận mắng như tát nước vào mặt: Cậu là một thằng láo toét tôi chưa từng gặp trên thế gian này. Cô Ái Vân ấy oán trách tôi, không thèm nói chuyện với tôi, cô ấy rất thích cậu, nhưng cậu lại bỏ đi, cô ấy đổ hết lỗi lên đầu tôi, chỉ tại tôi gọi cô ấy đi hát, nên cậu giận dỗi ghen tuông bỏ đi. Tôi rất khổ vì cô ấy, nói gì cũng không chịu nghe. Cậu có biết cô ấy bao nhiêu tuổi không?

Em Là Hoa Phong Lan

Có những điều muốn nói mà không dám nói
Có những điều muốn hoỉ đành phaỉ chịu
Hai mươi sáu năm rồi còn gì nữa
Phong Lan ơi! Em vẫn muốn hoỉ anh
   *                       *                     *
Anh gặp em trong dòng đời lưu lạc
Chấp chới bơ vơ biển khổ aí tình
Anh nhận ra em như gặp trong mơ
Anh hiểu lòng em như từng trang giấy
Sổ nhân duyên chưa ráo nét mực khô
Đã sé toạc ném trả nơi trần thế
Thôi đừng trách anh, trách kẻ lữ hành
Anh đã ra đi không ngày trở laị
Mảnh giấy anh ghi vô nghĩa vô duyên
Anh phaỉ ra đi cho kịp chuyến tàu
Không đưọc nhìn em lần cuối trong đời
Anh giận cho anh một đơì bế tắc
Vì kiếp nghèo mà anh đã mất em
Đâu phaỉ vì em, đâu phaỉ vì ai
Chót sinh ra để mang nợ đàn bà
Cái kiếp này tắm mình trong nước mắt
Em xuất hiện như thiên thần phá rối
Hãy để cho anh bày laị ván cờ
Anh muốn cho em làm ra lịch sử
Một bất ngờ để thay laị cuộc đời
Kẻ đớn hèn run tay trang giấy mới
Hai chữ liêm sỉ khoá trái tim anh
Em không hôn anh em là con gái
Trái tim rất gần thể xác laị xa
Ý chờ em, nhưng em laị chờ anh
Là con trai sao cứ phaỉ chiụ nhường?
Thế mơí khổ cho cuộc tình câm lặng
Ý anh, ý em trơì chẳng chiụ chiều
Thôi đi anh, em đến giờ đi hát
Anh mất em rồi, vĩnh viễn Phong Lan
Em đâu biết anh là kẻ hẹp hòi
Biết yêu em nhưng laị tiếc cuộc đời
Vội vã ra đi như kẻ mất hồn
Rồi quay laị để gặp em lần cuối
Mảnh giấy anh ghi nhạt nhẽo vô tình
Lòng hẹp hòi đâu còn cơ hội khác
Kẻ lữ hành bươn bả kịp chuyến tàu
Ôm mặt khóc trên toa tàu giá lạnh
Anh nhớ em trong đêm biểu diễn
Rạng rỡ kiêu sa, em đón anh vào
Như hoa phong lan giưã muà băng giá
Anh bồi hồi nước mắt đẫm hàng mi
Em hát cho anh, hay hát cho mình?
Anh yêu em rồi, biết tính làm sao?
Đi lang thang giưã đêm khuya tuyết đổ

Phong Lan ơi! Hoa án ngữ cuộc đơì
Nhiều năm trôi qua anh thầm tự hoỉ
Giờ em ở đâu? Có hạnh phúc không?
Đời lữ hành muôn phương trăm nghìn ngả
Hàng triệu người may chỉ gặp một người
Có trái tim hồng, cùng tần dao động
Để thăng hoa cộng hưởng đẹp ái tình
Em và anh như hai kẻ sinh thành
Kỳ thủ tương phùng đẹp như oanh yến
Nghiệp nhân chưa chín, nghiệp quả chia ly
Tìm đến nhau nhưng chưa được ý trời
Em muốn hoỉ anh, anh tự hỏi mình
Kiếp tiền định ta đã phạm lỗi lầm
Trời nổi giận xé tan tình hai đưá
Mỗi đưá mỗi nơi góc bể chân trời….
 *                      *                       *
Em thích anh một tâm hồn cháy bỏng
Như phong ba bão tố nổi đìên cuồng
Em thích anh vì là người giản dị
Rất đơn sơ mộc mạc laị chân thành
Là nghệ sĩ em đâu cần hoa giả
Hoa hồng nào mà laị chẳng lắm gai
Anh xông xáo nhưng laị không thô bỉ
Anh kiêu hùng nhưng laị chẳng vũ phu
Em thích anh vì anh không uống rượu
Và trọn đời sẽ chẳng biết đánh em
Em thích anh vì là người tế nhị
Anh thông minh laị rất biết khôi hài
Cuộc đơì thường đâu như trên sân khấu
Để nụ cười tê tái trái tim em
Anh hiểu lòng em ăn ý từng lời
Đếm cho cả trái tim em rung động
Anh gặp em như tia sáng nghìn năm
Sao laị yêu em như thần Vệ Nữ
Biết tôn thờ còn giả dối làm chi
Em biết không? Anh là trai có vợ
Không trăng hoa, laị còn mơ nước Đức
Cho cuộc tình giả mộng để về sau
Anh gặp em không đúng lúc đúng thời
Để anh phaỉ cắn răng mà chiụ thiệt.

Muà đông 2008 Lu Hà


Lời Ru Của Chị
tặng Phong Lan

Tôi sinh ra ở miền trung du
Rừng cọ đồi chè vẳng tiếng ru
Suối nước dân ca vào máu thịt
Như dòng sữa Mẹ nhớ chiều thu

Réo rắt kìa ai vẫn nỉ non
Xa hương chẳng đục tấm lòng son
Tình đời thế thái bao nhân hậu
Thánh thiện kiêu sa lẽ s ống còn

Sáng cả chiều thu một giọng cười
Long lanh suối mát cuối chân trời
Phải chăng sông núi sinh ra Chị
Một đoá phong lan để đẹp đời

Hoa nào thanh bạch sống như lan
Có chữ tên người nh ư Thái Chân
Dù đã nửa rồi sang thế kỷ
Vẫn còn vang vọng cả muà xuân

Đất Mẹ xa xôi vắng bóng người
Thiết tha lưu lại buổi xuân thời
Như người con gái ngày xưa ấy
Thánh thiện kiêu sa mộng vẳng đời

Chị là người Mẹ ở trần gian
Người vợ yêu thương gia thế nhân
Tôi viết vần thơ đầy cảm phục
Đứa con hiếu thảo của tình thân

Bàng hoàng nghe kể chuyện ung thư
Không lẽ cuộc đời có thế ư
Sống chết phải đâu là nghiệp chướng
Mà trời cay nghiệt nửa chừng yêu

Yêu Cha, yêu Mẹ, thương nhân loại
Chung thủy chồng con nặng nghĩa đời
Trách nhiệm phải chăng vì đã hưá
Nén đau đôi ngả Chị ca hoài

Cay đắng trời ơi Chị vẫn cười
Cắt đi tóc Mẹ để cho vui
Đưá nào nhanh nhất Mẹ khen thưởng
Cho đoá phong lan rụng rã rời

Lịch diễn đặc dày kín cả trang
Đường chim dằng dặc trải muôn phương
Mười ngày sau mổ còn đi diễn
Con bệnh còn mang bóng tử thần

Dây dợ trong người Chị lãng quên
Chỉ còn nghệ thuật với niềm tin
Như hàng thánh thiện lòng nhân ái
Đời sẽ thương mình đóa thuyền quyên

Tôi đã từng bươn trải mọi nơi
Nếm mùi đau khổ với bi ai
Cúi đầu khâm phục người như Chị
Vẫn cắn môi son trọn nụ cười

Lời ca thánh thót vọng trời nam
Mà tôi phận bạc chẳng đôi lần
Để nghe cho thoả lòng mong ước
Biết đến bao giờ gặp mỹ nhân

Số kiếp nhân loài cuộc bể dâu
Trùng trùng duyên khởi chảy về đâu
Giang hồ vương phải vào căn số
Nên để ngàn thu nợ mối sầu

Tuổi đã cao rồi ngoại ngũ niên
Phần ba thế kỷ kiếp sầu miên
Mong gì trở lại miền kinh Bắc
Uống giọt dân ca tiếng Mẹ hiền

Cùng là dòng máu của Việt Nam
Tuy chẳng hẹn về đâu dám quên
Tha thiết đôi dòng thăm hỏi Chị
Bình an hạnh phúc với chồng con

  28.1.2008 Lu Hà   

                                 
               


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét