Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Bình Giảng Bài Thơ Trăng Sầu Vạn Cổ Thu Hà Diễn Ngâm



 
 Nữ thi sĩ Giang Hoa làm bài thơ “Chở Trăng“ là phỏng theo nguồn trí tưởng tượng của cố thi sĩ Hàn Mạc Tử bằng 4 khổ thơ song thất lục bát. Lu Hà tôi không họa thơ của Giang Hoa mà chỉ từ cái đại ý ấy mà tâm hồn tôi thăng hoa phóng thể ra ngay một bài thơ 8 chữ với tiêu đề:“Trăng Sầu Vạn Cổ“
Thuật ngữ họa thơ, chuyển thể thơ, dịch thơ Việt sang Việt, hay cảm đối thơ, cảm hứng thơ của ai đó, nhiều người còn nhầm lẫn
giữa các khái niệm này là sự bình thường. Chỉ có các học gỉa, các nhà bình thơ nặng ký may ra mới có thể hiểu nổi phân biệt một cách rành mạch. Về 4 khổ thơ song thất lục bát của Giang Hoa tôi xin miễn bình luận mà mục đích của tôi là bình giảng thơ tôi, để cho mọi người dễ thẩm thấu hiểu ý nghĩa từng câu từng chữ mà thôi. Xin nhấn mạnh đây là tự nguyện bình giảng, giảng giải ý nghĩa chứ không phải bình thơ.

Ngày xưa Hàn Mạc Tử có làm 3 khổ thơ mới 7 chữ theo lối tứ tuyệt phá cách đã đi vào tiềm thức tâm thức người Việt Nam ta một cố đô Huế huyền ảo mơ mộng.
“Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?“

Giang Hoa cũng là dân Huế nên mượn cái ý tưởng của Hàn Mạc Tử mà làm bài thơ “Chở Trăng…“. Lu Hà tôi lại làm một sợi dây liên tưởng gữa 3 tâm hồn, tâm linh lại thành một nhịp cầu mà thành bài thơ 8 chữ theo theo lô gích: thơ mới 7 chữ- song thất lục bát – thơ mới 8 chữ.

Trăng Sầu Vạn Cổ
Cảm hứng từ thơ song thất lục bát của Giang Hoa: Chở Trăng…

Nghĩa là vầng trăng buồn sầu thảm hàng vạn năm với nhân tình thế thái ấm lạnh theo kiếp nhân sinh của con người.

Thiết tưởng cũng nên nhắc lại bài thơ song thất lục bát của tôi đã cảm hứng từ bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ.

Bụi Hồng Trần Ai

Anh vẫn chẳng về chơi thôn Vĩ
Để nguôi lòng bao nỗi ưu phiền
Hàng cau nắng mới dãi lên
Trúc xinh khuân mặt chữ đìền xoay ngang...

Gió theo lối gió đường mây ngõ
Dòng nước đìu hiu đoá cúc tần
Xôn xao ong bướm tần ngần
Lắt lay hoa bắp nồng nàn sông trăng...

Thuyền ai đợi bến hương giang đó
Có chở tình buồn lữ khách không?
Chập chờn sóng vỗ mênh mông
Hằng Nga hờ hững má hồng phôi phai...

Kià ai đợi vẫn hoài mong nhớ
Mơ khách đường xa có ghé thăm
Ở đây sương khói âm thầm
Mờ mờ nhân ảnh xa xăm mịt mù...

Thảo trùng khóc bên bờ tưởng mộng
Thương hồn thi sĩ bỗng hư không
Bể dâu ai oán đoạn trường
Giai nhân một thuở bụi hồng trần ai!

cảm tác thơ Hàn Mạc Tử: Đây Thôn Vĩ Dạ
22.10.2012 Lu Hà


“Hàn Mạc Tử yêu hồn thơ song thất
Lục bát tình chan chứa mãi không thôi
Nàng Giang Hoa trái tim đập bồi hồi
Dòng lệ hải ôm vầng trăng mờ ảo“

Thật ra lúc sinh thời anh Hàn Mạc Tử có sở trường làm thơ đường luật nhưng  sau đó, trước phong trào thơ mới rầm rộ nên anh hay làm thơ 7 chữ, 8 chữ và 5 chữ. Hình như rất ít thơ song thất lục bát hoặc chưa hề làm bao giờ? Nhưng tình yêu thơ song thất lục bát có thể lắm chứ. Nên tôi trong trí tưởng tượng siêu hình hư vô lãng mạng của một thi nhân mà liên tưởng mối liên minh tâm hồn Hàn Mạc Tử- Giang Hoa – Lu Hà. Các câu chữ ở 4 câu này, không có gì là khó hiểu nên miễn giải thích. Lệ Hải có thể hiểu là tên một người như Bà Triệu Thị Trinh cũng có gọi là bà Lệ Hải,
Triệu thị Trinh sinh tại Nông Cống tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình hào trưởng. Một phụ nữ có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn vú dài nǎm thước. Bà là người tính tình vui vẻ, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, trí lực hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một coi voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm, lầm chết người. Triệu Thị Trinh dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin qui thuận. Hay tên nữ ca sĩ Lệ Hải tôi cũng hay làm thơ tặng. Lệ Hải còn có ý nghĩa dòng nước mắt của ức vạn chúng sinh tuôn ra thành biển cả. Mà đã là biển cả tất có cả sóng gầm bão tố biển lúc lồng lộn lúc bình yên phẳng lặng. Khi mặt biển sông hồ yên tĩnh ta sẽ thấy vầng trăng mờ ảo. Đẹp đến nỗi anh chàng Lý Bạch đang uống rượu say mê trăng như Hàn Mạc Tử và nàng Giang Hoa mà nhảy đại xuống ôm ghì lấy trăng có bị mất mạng cũng đáng. Yêu trăng như thế mới gọi là yêu.

“Nghe sóng vỗ kìa thuyền ai lảo đảo
Chở trăng về xao xuyến suốt đêm thâu
Chẳng hề chi sương thấm ướt mái đầu
Đàn hạc gọi Lu Hà ơi thức dậy!“

Sóng vỗ thì thuyền tình lảo đảo, chở trăng về để âu yếm nũng nịu vuốt ve suốt canh thâu là lối thơ tượng trưng siêu hình học. Dùng mặt trăng để ám chỉ con người. Khi con người ta đã say trăng như thế thì cái chuyện mấy giọt sương thấm ướt mái đầu có đáng là bao. Để đến nỗi lúc bình minh tức là gần sáng có đàn hạc bay qua kêu lên giữa không trung như gọi chàng cát sĩ Lu Hà đi chơi bụị với trăng. Thôi ông ơi tỉnh mộng đi thôi, thức dậy đi.

“Chàng cát sĩ chống tay chân lẩy bẩy
Giấc Nam Kha còn lưu luyến chưa phai
Mùi mật ong đàn kiến lửa trần ai
Thương kiếp phận duyên tình hồn công chúa“

Yêu trăng như thế, ôm ấp chiều chuộng trăng suốt cả đêm như thế làm gì mà chả mệt kia chứ hở giời. Mệt bã người, mệt phờ râu cáo ra. Đá còn chảy mồ hôi huống chi con người có phải mình đồng da sắt cối xi măng đâu? Nên chàng cát sĩ nghe tiếng hạc gọi mới chống tay ngồi dậy, hai chân run lẩy bẩy, xem ý vẫn còn nuối tiếc nàng trăng lắm, ví như giấc Nam Kha chưa phai. Một sợi dây vô thức mộng mị, tưởng như lộn xộn như giấc mộng giữa ban ngày của chàng Hàn Mạc Tử trong bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ là có thực trong trạng thái tâm linh mê sảng say thơ lạc vào miền vô thức mà bộ não không kiểm soát nổi.

Hàn Mặc Tử là một hiện tượng phức tạp, không dễ thống nhất trong cách thẩm định và cắt nghĩa. "Đây Thôn Vĩ Dạ" là một bài thơ có như vậy.... Từ cõi thực chìm dần vào cõi mộng. Ngay từ đầu, cảnh và người thôn Vĩ cùng hiện ra như một hình dung trong mơ ước; đến khổ thứ hai đã tràn đầy mộng ảo, sang khổ thứ ba mộng toàn phần... Vì là sản phẩm của một trạng thái mơ, nên giữa các khổ thơ có vẻ không ăn khớp, không tuân theo lô-gích nào cả. Nó phi lô-gích bề mặt, thoắt ẩn thoắt hiện. Nhưng nó lại là lô–gích chiều sâu của tâm linh tiếng gọi của một tình yêu tuyệt vọng, bi ai. Giống như cảnh giới của Lu Hà vậy.
 Đời nhà Đường có Thuần Vu Phần nằm mộng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái kiến. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả con gái, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.

Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.

Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.

“Buồn thổn thức ta làm quan thái thú
Một đêm thôi mà nhớ mãi không quên
Suối anh đào bóng dáng gái thuyền quyên
Đàn cá lội hôn bàn chân trắng nõn“

Từ chuyện mất chức quan thái thú lại mơ tưởng đến cô thuyền quyên giặt vải ở bến Trữ La khoe bàn chân trắng nõn tức là nàng Tây Thi nước Việt ngày xưa. Việt đây là Việt Quốc của Câu Tiễn chứ không phải Việt Nam bây giờ đâu nhé

“Chim bạch yến bến giang đò chờ đón
Cái khuân vàng lóng lánh đáy sông sâu
Chị Hằng Nga rầu rĩ cuộc bể dâu
Trăng nóng lạnh sáng soi sầu vạn cổ…!“

Chim bạch yến ám chỉ tên tác gỉa bài thơ Giang Hoa và cũng là Nguyễn Bích Yến. Chim yến chờ đón ai chờ đón cái gì ở bến đò? Lại chờ đón trăng chứ còn chờ gì nữa. Trăng cũng được Hàn Mạc Tử ví như cái khuân vàng. Chị Hằng Nga cũng là một nhân vật gỉa tưởng huyền thoại rầu rĩ buồn cho kiếp phận con người bèo bọt phù du bể dâu.

Bể dâu có nghĩa là bãi bể nương dâu, dâu bể, tang hải, tang thương, thương hải tang điền.
Nguyễn Du cũng từng viết:
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng“

Câu kết mang một ý nghĩa triết học thâm trầm. Trăng nóng lạnh ám chỉ nhân tình thế thái lòng người ấm lạnh thay đổi xoành xoạch không phải theo thời tiết  mà theo thời thế vật chất địa vị danh vọng quyền hành bổng lộc, đam mê vào tam giới là ba cõi của vòng sinh tử, là nơi mà loài hữu tình tái sinh. Khái niệm Tam giới này có thể hiểu là Vũ trụ quan của đạo Phật. Tam giới bao gồm: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới

20.12.2016 Lu Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét