Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Bàn Qua Vài Nét Về Triết Học Với Bác Paul Nguyễn Hoàng Đức




Lu Hà tôi có nick Thơ Tâm Hồn, thấy có bài viết của bác Paul Nguyễn Hoàng Đức với tựa đề: THƠ, MỘT MẶC CẢM VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIÊT


Thơ tất nhiên là bằng chữ viết. Mà chữ viết, mới đây thôi, nghĩa là trên đỉnh chóp của tòa tháp lịch sử, một cách rất đặc thù của châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng là một mặc cảm thống soái, dầy vò khốn khổ nhất của người Việt.

Lần lại dăm bảy thập niên, tất cả còn rất mới, như thể những trang lịch sử còn đang thở trong dòng trôi của hiện tại với những dòng chữ chưa ráo mực, chúng ta thấy rõ ràng: diệt giặc dốt cam go, liên miên hơn nhiều diệt giặc đói. Bởi lẽ quá hiển nhiên, một người đang đói, cho anh ta ăn ba lưng cơm, anh ta liền hết đói. Một dân tộc đói, nếu gặp một vụ lúa bội thu thì cũng qua cơn nguy khốn. Nhưng với một người đói chữ, chúng ta không thể nhét, nhồi cho anh ta vài chữ, vài ngày hay vài tháng; mà sự học của anh ta phải là một quá trình giúp tinh thần tiêu hóa cả một chuỗi toa tàu chở đầy lương thực tri thức của nhân loại.
Chữ nghĩa là cả một mặc cảm lớn nhất của tinh thần, đặc biệt là ở châu Á. Người trung Quốc hiện đại nói "Không có học thì đời vứt đi". Xưa kia, người ta còn nói "Học nhi ưu tắc sĩ", học giỏi thì làm quan. Rồi có chữ thì có tất cả. Trong chữ có chức sắc to, phẩm hàm lớn, rồi bổng lộc nhiều; trong chữ có cả nhà lầu, và nhiều gái đẹp... Học trở thành một công thức đổi đời đến mức văn hào Lỗ Tấn cho rằng: nền văn học Trung Quốc muốn cho một người đàn ông cưới vợ, thì lập tức phải đẩy anh chàng đó lên kinh thi cử. Thi xong, đỗ trạng, anh ta mới vinh quy bái tổ để còn lớn giọng xướng: Song hỷ lâm môn: Thứ nhất thủ khoa, thứ nhì động phòng hoa chúc.
Cả làng, cả huyện, cả nghìn người may ra mới có một người đèn sách học hành. Và có chữ biến thành một mặc cảm về đẳng cấp. Người có học đứng giữ chợ vén tay áo, vừa khua một nét, xung quanh đã có cả trăm kẻ tung hô. Rồi trả cả chục lượng bạc mua về, khắc gỗ nạm vàng, treo lên vách. Không chỉ thứ dân treo chữ, ngay tại cung đình phía sau ngai vua cũng ghi chi chít toàn chữ là chữ, để khoe mẽ cung đình là nơi lắm chữ. Chữ còn được vẽ tỉa tót, rao bán ngoài chợ. Mới đây, ở Trung Quốc có cả một trường phái thể dục vẽ chữ, đủ hiểu mặc cảm đói chữ, khát chữ, và yêu chữ của người ta đến mức nào.
Xu hướng đó hoàn toàn ảnh hưởng và đè nặng lên văn hóa Việt Nam, bởi lẽ, người Việt về mặt chủng tộc, địa lý, cũng như lịch sử có rất nhiều thứ phát sinh cật ruột từ Trung Quốc. Người Việt cũng có nhiều cảnh bày bán mua chữ ngoài chợ, chẳng hạn nếu chúng ta lên thăm đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, thì sẽ gặp rất nhiều thầy viết sớ cúng bằng chữ Hán. Người dân chẳng hiểu gì cả, nhưng vẫn cứ mua chữ để cúng như thể, cúng bằng chữ Hán thì thánh thần nhanh duyệt hồ sơ hơn. Còn ở nhiều vùng quê, người ta bỏ cả tiền triệu ra để khắc hoành phi câu đối bằng chữ Hán, dù chẳng hiểu gì, nhưng vẫn cứ treo lên như mốt của người sính chữ.
Chữ nâng đẳng cấp con người lên cao, đặc biệt chỉ có nó mới nâng con người lên vị trí quan lại ở dưới một người ở trên vạn người, vì thế cho nên, người ta chẳng mấy khi uổng phí cơ hội để khoe mẽ ta là người biết chữ.
Biết chữ ư, đó còn là cơ hội để cải thiện cuộc đời. Thậm chí dó là cơ hội thần tiên như trường hợp của Vương Bột, dong buồm qua khe núi được gió thần đẩy cánh buồm đi, kịp đến "Đằng Vân Các" đọc bài thơ nhớ đời. Và văn học Trung Quốc đã lan truyền cơ may đó là:
Ở theo thời làm theo thế
Qua khỏi tuần sấm đất tan bia
Bay kịp chúng phải kịp người
Mới đặng hưởng gió thần đưa gác

Vây có những ý kiến tranh luận sau:

-Tien Dang Dang: Không hiểu vẫn mua. Không hiểu vẫn thờ... Đó là thói sùng bái mê muội chữ nghĩa thánh hiền. Thói sùng bái làm què quặt nhân cách người Việt mình. Sự què quặt đâu đâu cũng thấy. Nhan nhản nhà thơ. Nhan nhản người hay chữ. Nhan nhản các loại thầy(đồ, bói, cúng, địa lí), nhan nhản các nhà ngoại cảm, nhan nhản sớ, tấu, kinh kệ, sách tử vi, bói toán, lịch vạn sự, rầm rập đi cầu, cúng, rầm rập dâng sao giải hạn....tóm lại nhan nhản những hệ luỵ của lối giáo dục ngu dân, lối sính văn chương chữ nghĩa.

Nha

-Lu Hà: Việt Nam là một dân tộc lắm chữ nhất trên thế giới, giáo sư tiến sĩ nhiều vô kể như tôm cua cóc nhái bò lổm ngổm ngoài đường. Văn bằng sáng chóe toàn bằng chữ Anh, Pháp, Đức, Tàu, Tây Ban nha hẳn hoi. Nhưng các vị đó, than ôi! tiếc thay tiếng mẹ đẻ tiếng Việt phải đánh vần mãi đến khổ. Vị nào may mắn đảng cử dân bầu lên làm bộ trưởng thứ truởng, giáo sư văn khoa, giáo sư công nghệ, tướng tá v. v…đọc diễn văn diễn tập cứ phải ngập ngừng ú ớ hỏi trợ lý đứng bên cạnh: Mày xem lại hộ tao. Đêm qua tao gò lưng tôm viết mãi mồ hôi thấm ướt nhoè cả ra giấy nên bây giờ chữ nghĩa lem nhem nhìn không rõ.

-Quế Chi Đặng: Ối giời, người Việt làm thơ để "lên đời" (mát mặt với bạn bè, họ hàng (?) nhưng hễ ai được gọi là nhà thơ lại bị người khác "úi giời" thầm?

-Lu Hà: Tớ là Thơ Tâm Hồn thực sự, thơ tớ có từ 7 đến 8 ngàn bài. Loại đầu gà óc bã đậu xin miễn vào đọc, chỉ dành cho các bậc tao nhân măc khách. Tớ chưa bao giờ tính chuyện in thơ lên lên mặt lên mày với tụi Chí Phèo thị Nở xích lô ba gác làm gì.
Tụi dư luận viên cán bộ tuyên giáo cũng ngo ngoe vài bài cóc ghẻ cũng muốn nhảy vào đấu thơ với tớ bỉ báng tớ bằng thứ văn ngô ngọng và bị tớ làm thơ trào phúng mắng cho chạy cong đít vãi nuớc ra quần. Có đến hàng trăm ngàn bài thơ mắng tụị vô học đó đấy

-Paul Nguyễn Hoàng Đức: Khiếp, sao nhà thơ lại đem cả phân tươi vào đây?!

-Lu Hà:  Cứ phải mạnh tay bác Đức ạ. Tụi này nói văn chương chữ nghĩa nó không hiểu đâu, phải nói sao cho hợp trình độ của chúng nó mới thấm đòn. Cá không ăn muối cá ươn, nguời không ăn lời người hư.

Phải nói như xát muối nó mới thấm bác ạ! Bác viết về triết học tớ thấy phần lớn triết học hiện sinh. Tụi ma đạo này say mê Các Mác( Karl Marx) chúng nó ù ù
cặc không hiểu bác viết gì? Những tư tưởng lớn thường gặp nhau, bác là hiền triết, tớ làm thơ. Chúng ta là tri âm tri kỷ tri bỉ của nhau nhé. Các Mác tớ cũng đọc nhiều rồi, tớ rất ngán ngã thày cò dở hơi này. Nếu có dịp bác đọc bài luận của tớ:  “ Phải Chăng Các Mác Bị Bệnh Thần Kinh “

Những gì tớ viết là ủng hộ bác chia sẻ tâm tình với bác về vấn đề văn hoá và triết học hiện sinh.  Chúng nó ngu không hiểu tớ ca ngợi ngưỡng mộ tri thức của bác. Nó dám chặn họng tớ tức là nó muốn tiêu diệt hết những ai chân thành bên cạnh bác và nó cũng muốn ém  luôn cả bác. Tớ mắng nó là mắng cho danh dự của tớ và bác. Vì bác là tha nhân của tớ, tớ là bóng hình của bác. Tôi thấy bác trong tớ và bác nhìn vào mắt tớ thấy tấm hình ông Nguyễn Hoàng Đức trong  đó.

Paul Nguyển Hoàng Đức: Cám ơn bạn Thơ Tâm Hồn!

- Lâm Thu Hiền: Thơ Tâm Hồn có khác.
Vừa hay ho lại vừa điệu đà!!!
Anh Nguyễn Hoàng Đức rất "trường vốn" văn hóa!!! Nhưng anh "tiêu" cho thơ Việt và các vấn đề của thơ Việt xông xênh quá!!!

Phần lớn người Việt ta ngoài làm thơ thì còn có thể làm gì để "lập danh" (?)

Có câu đại ý là; trong mỗi con người đều có ít nhiều khả năng làm thầy. Tương tự, có lẽ mỗi người Việt đều có năng lực để trở thành nhà thơ. Bằng chứng là từ bé tí, gần như ai cũng phải làm "ca dao bích báo"- chả thơ ở tầm vỡ hoang là gì?!

Lu Hà ( Thơ Tâm Hồn): Tớ chỉ nói chuyện với bác Đức thôi, còn tất cả xin miễn không trả lời, không nghe không thèm đọc coi như liệt sĩ cỏ cây rơm rác gỗ đá hết. Theo triết học hiện sinh là buồn nôn vô tri vô giác thừa thãi vô bổ theo lẽ sinh tồn. Vì ta không cùng đẳng cấp của tâm linh trí tuệ thế thôi. Vì nghe qua ngô ngọng qúa chỉ mất thời giờ của tớ. Nói chuyện có khác chi với cái cối đá, đàn hay không thể gảy cho tai trâu. Bây giờ mời bác Đức lên tiếng. Anh em ta bàn luận về thơ văn triết học thật là người lớn với nhau nhé. Còn tụi trẻ ranh ra chỗ khác mà chơi, về nhà mà đọc thơ con cóc của ông Hũu, Viên, Diệu, Khoa, Duật gì đó, hay ca dao hò vè gì đó. Không đủ tư cách nhân cách văn nhân thi sĩ miễn nhảy vào chiếu ngồi.

Bây giờ ta bàn luận ngay về bài thơ của Vương Bột. Hỏi thực bác có thích bài thơ này không? Tớ thấy nhân vật này xu thời mẫn thế quá. Theo tớ Vương Bột tuy có tiếng thời sơ đường nhưng qua ý thơ anh chàng này còn trẻ con quá. Sao bằng bác và tớ đã vào tuổi ngũ thập nhi tri thiên mệnh?

Ở theo thời làm theo thế? Tức là anh không có chí tiến thủ ngang tàng của kẻ sĩ. Dựa theo thời thế mà sống. Có khác chi: Ai công hầu ai khanh tướng? Trong trần ai ai dễ biết ai?

Rồi thế chiến quốc thế xuân thu, gặp thời phải thế thế thời phải thế, Hoàn toàn ngược với tư tưởng hiện sinh ý chí hùng cường của bác.

Hãy nên làm một Đào Tiềm vào trong núi mà làm thơ hay Phạm Lãi lánh sang nước khác mà ở buôn bán không cần cái chức tướng quốc đại phu của Câu Tiển ban cho làm gì?

Qua khỏi tuần sấm đất tan bia. Công hầu danh tướng rồi cũng chỉ là bèo dạt mây trôi. Bia đá danh vọng cũng thành tro bụi mậy khói. Câu này khá lắm, tớ rất thích. Ý bác Đức thế nào?

Quan nhất thời dân vạn đại, giàu sang phú qúy hàm phẩm chức tước cực cao cũng không tránh khỏi vào tù nếu tâm địa anh xấu, truớc sau sẽ bị tiêu diệt đào thải. Mới đây tớ nghe bên Tàu những nhà tỉ phú chết yểu trong trại giam mới ngoài 40 tuổi thôi từng là bạn hữu cánh hẩu của Bạc Hy Lai gì đó.

Quoc Khanh Truong: Bạn Thơ Tâm Hồn ..... mạnh ngôn quá ạ. Tại hạ xin kính một vái tiên sinh!

Lu Hà: “Bay kịp chúng phải kịp người
Mới đặng hưởng gió thần đưa gác"
 Hai câu này thật đúng như diễn giải lập luận của bác Đức về cái ý nghĩa của việc học lắm chữ cốt chỉ no cơm ấm cật vinh thân phì gia, nở mặt nở mày song hỉ lâm môn.
Vừa bảng vàng vua ban vừa quyền lợi động phòng hoa chúc. Nhưng xem ra cũng tiết tháo đáo để của một chàng trai trẻ tên là Vương Bột.

Theo tớ cái học không chỉ hôm nay làm quan to chức lớn là xong.Vương Bột có ý nhắn nhủ sau khi ông chết đi văn thơ ông để lại cho hậu thế vẫn còn có gía trị nhân sinh quan. Vẫn phù hợp và có ích thì dù nằm sâu trong nấm mồ ộng vẫn xứng đáng được hưởng gió thần đưa gác hay canh gác?

Thôi hôm nay bàn luận văn chương đến đây thôi. Tớ chúc bác Đức bình an. Hẹn gặp sau

Tớ vừa mới đi mua hàng hàng, dọc đường cứ tủm tỉm cười hoài về cái triết học của bác Đức. Thực ra bác viết rất hay nhưng người Việt Nam ta mấy ai hiểu? Đếm trên Facebook vẻn vẹn một hai chục người vào like. Có thể trong số này có người thực sự mến bác có kẻ ngầm ý chống bác đó. Lu Hà là nhân vật hiểu bác Đức nhất tán tụng cho cái triết học hiện sinh của bác nhưng có đứa cả gan dám dè bửu bắt bí tớ dăm ba chữ tớ nhớ nhầm như khanh tướng thành danh tiếng chẳng hạn, chúng muốn dùng chiến thuật chẻ tư sợi tóc để làm Lu Hà này nhụt chí?

Cái mẹo này gọi là mẹo khai thác mâu thuẫn phân hóa nội bộ phân ly tình văn sĩ để thủ lợi hay là rung cây rụng hoa, tỉa mía diệt gốc. Cả cụm mía khó chặt, cứ chặt từng cây thì cây mía còn lại dù to đến đâu cũng phải gục với cơn gió nhẹ. Một mặt chúng ra công thổi ống đu đủ cho bác sướng lên nào là văn hay chữ tốt và mặt khác chúng chẹn họng ai ủng hộ  bác để bác trơ nõ điếu ra, cứ viết triết học hoài mà chả ai bàn luận khen cái hay của bác. Mục tiêu cuối cùng vẫn nhắm vào bác là đừng triết học triết lý gì chi nữa

Bây giờ ta sẽ bàn triết học là gì? Theo tớ hiểu nôm na là những suy nghĩ thông thái khôn ngoan nhất của con người về thế giới vật chất tinh thần vũ trụ. Mục đích cho con người tự chủ và sống tốt hơn. Ngày xưa cả Tây lẫn Ta vẫn khảng định con nguời ta sống là nhờ trời bao bọc, bảo vệ, trời sinh ra. Nguyễn Du khảng định : Cho hay muôn sự tại trời- Trời kia bắt phải làm người có thân- Bắt phong trần phải phong trần- Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Bên Tây cũng vậy tin có Đức Chúa Trời có Thiên Chúa toàn năng. Nhưng người ta vẫn ngờ vực thánh kinh từ chương sáng thế kỷ  Chúa làm ra trời đất muôn loài  chỉ có 7 ngày và lời kể của các tiên tri. Mãi sau này con người đã phát minh ra máy hơi nước và biết rằng trái đất hình tròn khoa học thực nghiệm phát triển thì dòng triết học hiện sinh suất hiện. Hegels bằng phép biện chứng duy tâm thần học và ba quy luật phổ biến giải thích về hiện tượng vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn con người niềm tin vào Chúa. Thực ra chả ai biết mặt Chúa mô tê ra sao nhưng cứ theo cách thức luận giải của Hegels và suy nghĩ thêm thì quả có Chúa thật. Karl Marx con qủy Sa Tan đã ăn cắp phép biện chứng và cả 3 quy luật của Helgels chỉ tráo lại đầu đuôi thành triết học vô thần tin là vật chất có truớc ý thức có sau...


Còn triết học hiện sinh của bác Đức viết với hàng loạt các ông như Nischer, Jean Paul, Sarte v.v... gì đó… Họ có người chủ truơng giết Chúa có nguời thì bảo vệ Chúa. Nhìn chung là họ theo phái trung bình chẳng hữu thần và cũng chẳng vô thần. Họ nâng con người hiên sinh lên làm chủ thể toàn quyền nắm vận mệnh tự quyết định tương lai số mạng mình, cũng như cho dân tộc và cả loài người. Họ không hoàn toàn cực đoan phủ nhận Chúa giết Chúa lấy con người hiện sinh thay Chúa và đưa con khỉ độc lên làm Chúa làm nguồn gốc loài người, lập ra đảng thay Chúa nắm quyền sinh sát.

Tôi không biết bác Paul Nguyễn Hoàng Đức là ai? Bác ở Việt Nam người ta khen ngợi tài văn chương học thuật của bác uyên bác cao thâm. Việt Nam là nước cộng sản có đảng cộng sản vô thần lãnh đạo chăn đắt dân đen. Bác vẫn được coi là cây đại thụ của nền văn học? Tớ đây ở một nước tư bản cũng ngưỡng mộ bác vô cùng, tớ không vơ đua cả nắm quy kết bác cũng trong đám văn sĩ xã hội chủ nghĩa, văn sĩ quốc doanh đâu. Tớ thấy văn phong bác khảng khái chân thật thì dù bác có là đảng viên cộng sản hay không tớ vẫn cứ ngưỡng mộ bác như thường. Tớ là người đàng hoàng bàn luận văn chuơng với bác quân tử nhất ngôn xem ra anh em mình tâm đắc lắm về mặt triết học hiện sinh và những văn đề cơ bản của văn học nghệ thuật. Tớ và bác có thể là bạn tâm giao cùng tri thức về thế giới quan nhân sinh quan khoa học. Thế mà không hiểu tại sao có kẻ cứ khăng khăng bác là đấng văn nhân thượng thặng còn tớ là hạng du thủ du thực vô danh tiểu tốt. Tớ khen bác thì họ cản họ chống, họ bóng gió xa xôi họ bới lông tìm vết rình rập xem tớ có viết sai lỗi chính tả trích dẫn không chính xác 100% , tớ khen bác bằng văn thơ luận giải có truớc có sau mạch lạc khúc triết. Còn họ khen bác bằng những từ ngữ thậm sưng quá đáng như ở Việt Nam họ khen thơ ông A bà A nào là chấn động giác linh, đổ miếu xiêu đình, quái kiệt thơ ca, Hồ Xuân Hương sống lại, Nguyển Du tái sinh. Trong khi bà Hồ làm thơ đường còn Nguyễn Du làm thơ lục bát và thơ đuờng. Những vị thần thơ kia toàn làm thơ tự do vô thưởng vô phạt thì sao có thể là Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du tái sinh được hở giời?

Nên tớ nghi họ cũng muốn ém bác muốn ngấm ngầm hạ bệ bác. Khen bác thì chỉ họ có quyền bằng mấy câu gân cổ cò, còn khen bác nói có sách mách có chứng văn chuơng đàng hoàng thì họ phản công?

Bác là tay văn bút cự phách chắc bác biết thừa mẹo vặt của tụi cá tra chứ? Trung tu Sạn Đạo ám độ Trần Thương? Giả vờ sửa sang San Đạo nhưng mục đích đánh úp Trần Thuơng là mẹo của Truơng Lương Hàn Tín khi xưa giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang tiêu diệt Hạng Võ đó.  Chúng gỉa vờ tấn công tớ nhưng mục đích là tấn công bác đấy. Chúng gỉa bộ khen bác thổi ống đu đủ cho bác sướng nhưng mục đích là ém bác. Vì bác có tớ là người ngưỡng mộ ủng hộ văn tài của bác nhất. Bác là triết gia bác thừa thông thái tụi nó làm sao bíp nổi bác. Nịch bợ bác quá lố bác chẳng làm bác vui và bác thấy tớ thẳng thắn chân tình đồng tâm đồng chí bác mới khoái phải không?

Tớ ủng hộ bác bằng văn chương thơ ca triết học đúng khẩu vị của bác. Còn chúng ủng hộ bác bằng mấy câu ú ớ vịt giời hội tề lộn xộn nhắng nhít. Vậy đem lên bàn cân thì chắc hẳn tớ phải nặng ký hơn tụi kia mới phải mà chúng cứ quyết lăn xả vào chống tớ đến cùng. Vậy lấy quy luật mâu thuẫn trong triết học ra luận gỉải soi sáng có phải lòi ra cái chân cái gỉa không bác Đức?

Trong các bài viết bác có ý buồn phàn nàn vì văn học ta kém phát triển vì thiếu tranh luận thiếu bàn luận dân chủ rộng rãi. Thì Facebook đây là sân chơi sòng phẳng. Ta bàn luận về văn chương triết học công khai. Hiện nay tớ chưa thấy bác viết gì sai về lý luận cơ bản nên tớ đồng cảm. Chứ bác cũng viết như tụi văn sĩ ba lăng nhăng trong báo tổ quốc là tớ dùng ngòi bút chính trực, chính danh vuơng đạo tớ phang lại liền. Cây đại thụ chứ tòa núi đá tớ cũng đạp liền. Khen cho bác cũng là một ông bạn gìa tuấn kiệt có cái kiêu của kẻ dũng có cái mưu của kẻ trí có cái can đảm thẳng thắn của con nguời hùng đơn độc kiểu Nischer

Trong văn chuơng nghệ thuật học thuật triết học vân vân... tớ chúa ghét lối nói lối viết thâm xưng tâng bốc nhau quá đáng như đỉnh cao trí tuệ, đỉnh cao chói lọi, ánh hào quang rực rỡ, cây đại thụ của nền âm nhạc, quái kiệt thi ca, trấn động giác linh,siêu đắng khó bì, nhạy cảm, tế nhị v. v,,, Tớ thích lời nói chung thực thẳng thắn công bằng chính trực. Khi bàn về bất cứ thì gì dính dáng đến những giá trị tinh thần phải là bao công của tâm hồn không có chuyện vị nể kiêng dè cha chú bằng hữu thày trò họ mạc chi hết. Người có tài thì bảo có tài, kẻ bất tài thì bảo bất tài về thế này và thế này rõ ràng mạch lạc cụ thể. Thơ hay văn hay thì hay ở chỗ nào, ý nghĩa cao thâm ra sao? Không đuợc lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử. Phải có cái ngang tàng dũng mãnh của kẻ sĩ như trong triết học hiện sinh mà bác Đức hay bàn đến là tạo ra nhũng phóng thể một ý chí hùng cường không lệ thuộc ai, không sợ ai hết ta cứ mang hết sức lực niềm đam mê tri thức của ta ra mà nói dù ta là con người cô độc của ngày hôm nay ít người ủng hộ ta, thì ngày mai khi lý trí trình độ nhân loài nâng cao thì họ sẽ lại ủng hộ ta. Có những thứ là cái phải cái hay cái tuyệt đỉnh của ngày hôm nay thì lại là cái dở cái thấp kém ti tiện đớn hèn nhỏ mọn tầm thường của ngày mai hay ngược lại. Với thi nhân phải biết rạch tim trả huyết cho đời. Tớ khinh miệt bọn lưu manh vô học cò mòi, học thuộc lòng vài câu thơ hay châm ngôn của ai đó mà nguời khác trót trích dẫn nhầm một hai chữ thì sẵn cái ghét cái tâm ma trong mình trỗi dậy thì la lối te túa xỉ nhục nguời ta. Bộ óc con người nặng mấy cân mà có thể thuộc lòng hết những tri thức của cả loài người? Có những điều anh thuộc tôi quên có những điều anh quên thì tôi thuộc. Vì vậy phải có tấm lòng với tha nhân, tôi thích anh không phải tôi xưng tụng anh qúy mến thiết tha anh chung chung mà vì tôi nhìn thấy có cái bóng tôi trong anh. Khi bàn về vấn để gì phải có cái nhìn đại thể với tha nhân nắm ý chính mà triển khai chứ không lan man tiểu tiết vài ba lỗi chính tả để bới lông tìm vết theo kiểu đố tố truy bức và bảo đó là phê bình và tự phê bình để giúp nhai hoàn thiện tiến bô kể cả khi vu khống dồn người ta vào vòng lao lý tù tội có khi mất mạng vẫn khăng khăng khăng là vì sự tiến bộ.

-Paul Nguyễn Hoàng Đức: Bạn Thơ Tâm Hồn à, tôi thấy bạn bình rất nhiệt huyết và kỳ công, trình độ về mảng Á Đông thì uyên bác, còn mảng Tây học thì tôi phải chờ xem. Nhưng có điều, chúng ta không nên nâng cao mình mà hạ thấp hay xúc phạm người khác. Theo tôi bạn không nên nói, ngoài tôi ra chẳng cần đối thoại với ai, vì mỗi chúng ta đều có sở đoản của mình, và thiên hạ nhân thiên hạ tài mà.
Chúc bạn vui khỏe nhé!

-Lu Hà: Dạ vâng!  Bác Đức nói phải. Hà mỗ xin nghe. Tớ không phải là loại người kiếm nhã mất lịch sự như bác tưởng đâu. Nhưng tớ tinh quái lắm truớc khi đọc comment của ai tớ luôn xem qua trang của người đó viết gì hình đại diện đàng hoàng hay nick ma? Lướt qua vài chữ sau đó tớ vội vã trở lại trang bác. Tớ thấy những comment này có ý xa gần mỉa mai bóng gió tớ. Nghe giọng văn tớ có thể hình dung về tâm tính con người, ngay thẳng tri thức hay cánh dư luận viên. Nên tớ nói hụych toẹt luôn để chăn đứng ngay cấm bàn luận linh tinh xuyên tạc về tớ. Bác quả là có con mắt tinh đời khoản Tây học Lu Hà kém lắm. Dù ở nước ngoài hàng ngày nói tiếng Tây nhưng mấy năm nay có đọc sách báo Tây đâu, chỉ chăm chút văn chuơng Á Đông thôi.

Cái triết học hiện sinh của bác tớ chỉ nghe theo Audio các bài giảng. Tuổi cao rồi mắt kém lười đọc. Còn cái khoản Á Đông đúng là đọc từ bé từ Truyện Đông Chu Liệt Quốc, Thủy Hử tớ còn nhớ đủ tên 108 anh Hùng Lương Sơn Bạc, Tây Du Ký... Các triết thuyết Khổng Mạnh Lão Phật v. v... Quả thật Lu Hà va chạm từng trải quá nhiều với tụi ruồi bâu trên Facebook nên ngoài khoản thơ tình ra còn làm không biết cơ man nào là thơ trào phúng. Ngán ngẩm qúa, không thích giao du với ai ngoài các tao nhân mặc khách thực thụ. Nhưng hiếm hoi lắm bác ơi như gạo châu củi quế.

Nên cứ thấy ai lem nhem vỗ mặt dở ngô dở ngọng tranh cãi với với tớ hay bóng gió xa xôi lươn lẹo nước đôi là không mạch lạc rõ ràng có ý chĩa mũi dùi vào tớ là tớ quặc liền. Bản tính tớ nhạy cảm hay suy tư và lòng tự ái rất cao. Nhiều cô gái tớ tặng hàng trăm hay thậm chí hàng chục bài thơ tình ái chan chứa dàn dụa nuớc mắt, nhưng vô ý nghe lời thiên hạ xúc xiểm hiểu sai, nói năng linh tinh về tớ mà đánh mất cái tình nghĩa của tớ trao gửi là tớ cạch mặt không thèm nhìn nữa. Thơ tình thì tớ vẫn trân trọng còn con người thì tớ cho là cát bụi không khí nhạt phèo chả còn cảm hứng chi nữa và tớ lại tìm cô khác thơ hay xinh đẹp biết lắng nghe lời tớ tâm sự và tớ ước ao có nhiều hồng nhan tri kỷ. Bạn thơ văn cánh đàn ông chỉ vẻn vẹn vài ba người thôi như nhà thơ Nguyễn Thanh Hoàng, giáo sư Nguyễn Liệu, nhà thơ nhà văn Chinh Nguyen, nhà nghiên cứi lịch sử Nguyễn Việt Phúc Lộc thôi bác Đức ạ.

Bác Đức nói phải, Lu Hà xin nghe lời vì cáu lên mới nói vậy vô tình oan cả cho nguời tử tế muốn giao hảo với mình. Tớ nói chỉ với bác thôi và không thèm để ý đến ai là sai. Vậy xin nhận khuyết điểm nhé. Vì thấy chả có ai công tâm có vẻ tử tế với tớ của trang bác, lại có vẻ soi mói rình mò văn phạm của tớ nên tớ nóng  mặt lên mà nói vậy thôi.  Ai mà chả muốn thiết tha với tha nhân hả bác? Thật ra ngày sinh nhật Lu Hà bạn bè mấy năm nay dấu mặt họ chúc mừng mình cảm động quá bác ạ.

Trang của tớ ai comment linh tinh hay chửi vỗ mặt tớ là tớ xóa toẹt liền. Vờ vĩnh hỏi han có ý giang bẫy thiếu chân thành tớ không trả lời. Kể cả các trang của các cô Kiều nữ tớ làm thơ tặng cô nào thì cô ấy hưởng còn vì ghen tuông kèn cựa xúc xiểm thơ tớ, nói rõ tên tác gỉa Lu Hà là tớ mắng liền. Còn bóng gió xa xôi thì mặc cô kiều nữ đó tự suy nghĩ mà định liệu. Có khi nhân cơ hội này tương kế tưu kế, tớ bình luận thơ tớ luôn và có ý giải thích dạy dỗ ngã đàn ông nào phải tỉnh ngộ đừng xúc phạm đến tớ nữa. Tự bình thơ mình chỉ có Lu Hà làm lần đầu với lý do giảng nghĩa cho ai đó không hiểu thóa mạ Lu Hà. Như vậy hóa ra lại hay trong cái rủi sinh ra cái may. Thời đại văn minh dân chủ thông tin diện toán lợi hại vô cùng. Đâu như ngày xưa họ đấu tố ai thì cứ phải cúi mặt xuống mà chịu trận, bắt phải nghe cho tiến bộ cấm cãi dù bị tù tội hay mất mạng cũng cấm cãi. Thơ anh Hàn Mạc Tử hay thế mà ông Xuân Diệu ra rả xỉ mắng thơ thằng khùng thằng điện mà phải chịu? Sao anh Hàn không viết bài hỏi Xuân Diệu khùng điên chỗ nào? Còn thơ ông hay ở chỗ nào haỹ nói cái hay của bài thơ ông và thiên hạ thích nhất? Để cho Hàn mỗ đây chỉ ra cái thối cái ngu cái tối nghĩa của ông?  Sao Chế Lan Viên bạn thân họ Hàn không viết bài tranh luận bảo vệ họ Hàn? Nhìn xa nhìn gần xưa nay lắm chuyện vô lý bất công quá bác Đức ạ.

Trang Facebook này cũng là nơi ma qủy chiếm thế thương phong. Những bản nhạc hay thơ hay không trân trọng lại có hàng vạn hàng triệu người khen thằng Lệ Rơi hát hay, thơ con ngỗng ỉa thì nhao nhao lên a dua hay quá là hay.

Cho nên bình thơ là công việc của các nhà thơ trí giả học giả và các nhà bình luận hiểu thơ và kiến thức uyện thâm không thể lấy cái ý thức hệ hay nhận thức chủ quan của mình về cái gọi là nghệ thuật vị nhân sinh mà bình láo.

18.12.2015 Lu Hà





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét