Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 142


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 10“

“Ngao ngán thay ngút ngàn non nước
Dòng sông xa ô thước phân vi
Tần ngần kẻ ở người đi
Máy trời ken két biết chi mà lần“


Cảnh ngộ của Lục Vân Tiên thật là oan trái bi thảm. Lục Vân Tiên đang sung sức trên võ đài hạ gục mấy võ sĩ liền, nhưng khi đấu với Trịnh Hâm thì chàng bị ám khí phóng ra mà không biết, chỉ là thứ bột tro tóc đã sấy khô trộn với nước tiểu mủ cóc và nhựa cây xương rồng cực độc. Khi bụi bay vào mắt thì lại đúng lúc tiểu đồng kêu to nhà có biến... Lúc đó Lục Vân Tiên chỉ nghĩ tới mẹ mà không hề nghĩ tới bụi cát bay vào mắt, chỉ cho là sự ngẫu nhiên trùng hợp mà thôi. Chàng buộc phải dời xa trường thi cấp tốc trở lại quê nhà để hộ tang mẹ. Phong cảnh miêu tả trong thơ thật là ảm đạm dòng sông thì xa mênh mông, cánh chim quạ (ô thước) chia lìa. Ở Việt Nam khi thấy chim cú lợn, tiếng quạ kêu thường là điềm báo có người chết. Bạn bè cùng khóa thi chia ly, máy trời xích kêu ken két chỉ là lối thơ tượng trưng siêu hình mà tôi mô tả về định mệnh con người do tạo hoá xếp đặt.

“Dây xích kéo dấn thân cát bụi
Chốn kinh đô sầu tủi mù sương
Bảng vàng chẳng thiết vấn vương
Rầu lòng sĩ tử cố hương đợi chờ

Lão chủ quán ngẩn ngơ nuối tiếc
Nhành thiên hương cỏ biếc mây xanh
Tài năng lỗi lạc cũng đành
Tinh cha huyết mẹ sinh thành ra ta“

Công lao đèn sách rùi mài kinh sử, không những chỉ là học vấn võ nghệ cũng rất tinh thông bỗng phút chốc tan thành mây khói, những người bạn tốt như Vương Tử Trực và cả ông chủ quán bán cơm cũng tiếc cho chàng Lục Vân Tiên bỗng dưng gặp phải đại nạn này. Sinh lão bệnh tử, mẹ già cao tuổi dù có chết, có buồn có khóc rồi cũng sẽ qua đi, chàng sẽ lấy lại tinh thần, nhưng tương lai có thể sẽ bị tàn lụi bởi đôi mắt, càng khóc càng dụi mắt thì bụi tóc càng chà xát đôi mắt của chàng, máu tươi chảy ra hòa lẫn nước mắt sẽ dẫn đến mù lòa. Ta chỉ còn biết tin vào lòng trời, Lục Vân Tiên cát tướng có quý nhân phù trợ may ra thoát khỏi kiếp nạn này.

“Dù mưu chước ma tà hắc ám
Xé mây đen chúng dám lại gần
Trịnh Hâm giả bộ ân cần
Khoa sau nhất định dành phần cho huynh

Rồi sẽ có màn huỳnh trướng gấm
Chức trạng nguyên có thấm vào đâu
Thám hoa bảng nhãn đứng đầu
Lâm môn song hỉ cô dâu thỏa lòng

Tiên gạt đi trông mong chi nữa
Cuộc đời này ý nghĩa gì đâu
Than ôi bãi biển nương dâu
Cù lao chín chữ dãi dầu muối sương“

Cù lao chín chữ tôi xin tạm giải nghĩa: Sinh do cha mẹ đẻ ra, Cúc được nâng đỡ, Phủ là vỗ về vuốt ve, Súc là cho ăn bú mớm, Trưởng là nuôi dưỡng thể xác, Dục là giáo dưỡng tinh thần, Cố là trông xem, nhìn ngắm, Phục là quấn quít chăm lo săn sóc không rời tay, Phúc là bế bồng, gìn giữ, lo cho con đầy đủ, sợ con bị ăn hiếp. Cách đây khoảng hơn 10 năm tôi hay làm thơ đường luật và thơ 7 chữ, 8 chữ hoặc 5 chữ. Nhưng mấy năm gần đây tôi say xưa hứng thú đặc biệt về hai thể lục bát và song thất lục bát. Giống như luyện hai môn phái võ thuật Cửu Âm Chân Kinh và Hàng Long Thập Bát Chưởng vậy.

Quách Tĩnh  là một trong những người từng sở hữu Cửu Âm Chân Kinh trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Nói về Cửu Âm Chân Kinh, võ sư Ngô Xuân Thi cho rằng:
- "Thứ võ công này là óc sáng tạo, nhân cách hóa của một nhà văn viết tiểu thuyết. Nhưng theo tôi, trong thực tế nếu đạt được 1/1000 như vậy thì đã là sự cố gắng rất lớn. Trong võ thuật có ý-khí-lực. Công lực là thứ có thật do thể chất và do duyên của từng người tập luyện. Tôi lấy ví dụ, trên thực tế các cụ ta ngày xưa có thể nhảy lên mái nhà, đó là khinh công và là thứ hoàn toàn có thật do quá trình rèn luyện. Hay như võ tướng Mạc Đăng Dung khi xưa đánh giặc bằng cây đại đao nặng tới 36kg, bây giờ vẫn giữ trong bảo tàng của dòng họ Mạc. Đó là những thứ có thật. Một số công phu khác là có như Dịch Cân Kinh dùng để luyện gân cốt, Tẩy Tủy Kinh luyện khí hóa thần để sống trẻ, sống lâu, đó là thứ có thật”

Bên cạnh Cửu âm Chân Kinh cùng với Đả cẩu bổng pháp, Hàng long thập bát chưởng được biết đến như là môn võ trấn phái của Cái bang. Đả cẩu bổng chỉ được truyền cho bang chủ Cái bang nhưng Hàng long thập bát chưởng thì lại đựơc lưu chuyền rộng rãi hơn. Tuy nhiên, phải là hàng tiền bối, lập được đại công thì mới được học nhưng cũng không đầy đủ, chỉ bang chủ mới được lãnh hội đủ bộ.

Nhắc đến Hàng long thập bát chưởng hay giáng long thập bát chưởng có lẽ không ai là không biết đến ba đại cao thủ võ lâm: Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh. Hai trong ba người là bang chủ Cái bang, người còn lại thì lại là để tử chân truyền. Chúng ta đã biết sức mạnh Hàng long thập bát chưởng của Quách Tĩnh  một đệ tử bất đắc dĩ của Hồng Thất Công.

Giống như người ta luyện tập võ công, tôi cũng luyện về văn công. Tôi đã miệt mài luyện nhiều về lục bát và song thất lục bát, hai thể loại này so với thơ 7 chữ cách đây 10 năm thì nay đã cách xa nhau rất nhiều cả về lượng và chất. Có thể nói đã đến cảnh giới nội công khá thâm hậu về thơ lục bát và song thất lục bát. Kể từ sau năm 2014 trở lại nay thơ lục bát của tôi đã trau chuốt rất nhiều so với mốc thời gian 2013 trở về trước. Tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa vì chữ quốc ngữ của ta mới có khoảng hơn một trăm năm nay thôi. So với chiều dài lịch sử văn chương của nhân loại như Hán văn, La Tinh văn, Anh văn, Pháp văn, Đức văn, Do Thái văn, thì Việt văn của chúng ta mới chỉ phôi thai. Vì chữ quốc ngữ ra đời quá muộn chỉ là do sự tình cờ của các giáo sĩ đạo công giáo mang đến mà thôi.  Lục Bát mới chỉ là bước đầu chạng vạng về chất.

Tiện đây xin chép ra luôn để các bạn cùng nghiên cứu thẩm định. Thật ra cái việc làm thơ của tôi nhiều người tỏ ra ghen tỵ bàn luận linh tinh, họ giả vờ thân thiện rồi nhận xét lếu láo tôi khinh bỉ những loại người bất tài tiểu nhân đó nào là Lu Hà làm văn hay hơn làm thơ, rồi có kẻ Lu Hà làm thơ trào phúng thơ chửi đời hay hơn thơ tình, nào là Lu Hà làm thơ gì mà dài lê thê thế?. Vì vậy tôi rất hiểu cái bụng dạ hẹp hòi tiểu nhân của thiên hạ nên mới lập ra chùm thơ viết dài gồm những bài trên 24 câu trở lên, và chùm thơ viết ngắn mỗi bài dưới 22 câu trở xuống để khóa những cái miệng thối đó đi. Còn dài dằng dặc thì gọi là trường ca. Đầu óc của một thi nhân thật sự không thể dễ đùa cợt được, nói thơm nói thối giả vờ khen đểu rồi lại chê bai qua sao cặp mắt có thể gọi là tinh đời của tôi? Vừa mở miệng ra người ta đã biết tỏng mình là ai rồi, vì thi nhân cũng giống như một bác sĩ tâm thần, nghiên cứu về tâm hồn, linh cảm, khám phá ra những uẩn khúc thớ lợ và hiểu mưu mô thủ đoạn vặt của phường giá áo túi cơm háo danh hãm tài vậy. Nói chuyện được với tôi không phải dễ kể cả các bà các cô xinh đẹp.

Công Cha Nghĩa Mẹ
" Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, nuôi con chẳng quản sớm chiều, tình cha nghĩa mẹ dạt dào biển khơi!“


CÔNG đức sâu dày ơn mẹ cha
CHA truyền nòi giống cuả ngàn xưa
NHƯ hoa vương nhụy đời thơm trái
NÚI vọng tình thâm nặng bốn muà

THÁI cổ lưu truyền chuyện mẫu thân
SƠN cao nuí thẳm gió non ngàn
NGHià đời mẹ gửi trong dòng suối
MẸ ở lòng con khắp thế gian

NHƯ thể sinh ra là chúng nhân
NƯỚC non sông nuí cả giang san
TRONG như nước suối soi lòng mẹ
NGUỒN sữa ơn đời bao thế gian

CHẢY khắp mọi miền sông nước xa
RA đi biển mặn nỗi mong nhà
NUÔI con chiu chắt từng hạt muối
CON sẽ trở về bên mẹ cha

CHẲNG biết giờ này mẹ ở đâu
QUẢN bao gió táp với mưa sa
SỚM khuya tần tảo bao mong đợi
CHIỀU lạnh Vu Lan lại nhớ nhà

TÌNH thương xưa ngọn sóng mênh mông
CHA vẫn bền gan chẳng nản lòng
NGHIÃ nặng cưu mang từng hạt thóc
MẸ là sông nước của quê hương

DẠT sóng biển khơi đời viễn dương
DÀO nào ngăn cản tấm lòng thương
BIỂN nào chia cắt tình non nước
KHƠI dậy hồn thơ nỗi nhớ mong!

Mùa Vu Lan 2008 Lu Hà

Cảm Khái Về Giọng Ngâm Thơ
Tặng Trần Thu Hà

Thơ em ngâm chứa chan lòng mẹ
Tình của anh thỏ thẻ cái oanh
Công cha kết cỏ ngậm vành
Cù lao chín chữ sáng danh đất trời

Mẹ sinh con phải thời ly loạn
Đôi vai gày lận đận sớm khuya
Nhọc nhằn gối lệ đầm đià
Quản chi nắng rát bên bìa đồi hoang

Rau sắn đắng khoai lang củ sặc
Bát canh cua đĩa lạc muối vừng
Gà con chiêm chiếp mẹ mừng
Nhà tranh vách nứa mưa rừng gió đông

Mẹ thương con mẹ bồng mẹ bế
Khói lam chiều cô lẻ sương rơi
Ba năm nhũ bộ nên người
Miệng ăn cơm búng nụ cười lớn khôn

Ngày mai nhé tâm hồn thi sĩ
Nửa hồn mây thủ thỉ mẹ ơi!
Cung đàn dìu dặt chơi vơi
Có nghe tiếng gọi lưng trời hạc bay…!

29.12.2016 Lu Hà


Thương Mẹ
Tri ân Thu Hà ngâm thơ, cảm dịch thơ Giang Hoa: Mẹ Tôi

Mẹ như  trái chín hương rễ rụng
Chuối trên cây con đứng thương hoài
Lúc mừng ánh nắng ban mai
Khi lo ngọn gió phôi phai úa màu

Mái tóc mẹ trên đầu bạc trắng
Từng sợi buồn cay đắng xót xa
Một sương hai nắng cùng cha
Tay bồng tay bế sơn hà ngược xuôi

Chín đứa con nổi trôi sóng gió
Tám muơi hai biết tỏ chăng ai
Ngậm cười chín suối tuyền đài
Hồn cha phiêu lãng canh dài đêm thâu

Trăng cổ độ trâm bầu rặng liễu
Dạ hoài lang yểu điệu một thời
Mẹ tôi xinh xắn nhất đời
Dáng cô thôn nữ nụ cười xa xăm

Tình nghĩa để dâu tằm nhả sợi
Tấm lụa đào vời vợi thanh tao
Cù lao chín chữ nghẹn ngào
Công ơn trời biển con nào dám quên

Đàn con cháu hồn nhiên phúc đức
Lục bát thơ thao thức ca ngâm
Có người viễn xứ âm thầm
Nửa vòng trái đất tình thâm giống nòi

Thơ song thất mặn mòi lục bát
Vần theo vần dìu dặt cung đàn
Tuôn châu nhả ngọc nồng nàn
Hằng Nga thỏ thẻ trăng ngàn ngẩn ngơ!

27.12.2016 Lu Hà


“Ông lão càng thấy thương quá đỗi
Đấng anh hùng có tội gì đâu
Tai ương dồn dập lên đầu
Chất chồng đè nặng hiểm sâu khó lường

Lão sinh nghi bất thường chi đó
Mới chạy theo xin tỏ đôi lời
Từ nay sẽ được thảnh thơi
Thị phi xa lánh thói đời bon chen

Hết kẻ ghét cựa kèn đấu đá
Sớm hay chiều băng giá hoài vương
Mấy thang thuốc để dọc đường
Phòng thân lúc đói chán chường cũng no“

Ông lão quán cơm là một kẻ sĩ am hiểu thời thế, kiến văn uyên bác nhưng vì bất đắc dĩ phải mở quán kiếm sống qua ngày. Ông cảm thấy chuyện đau mắt bất thình lình của Lục Vân Tiên có gì đó rất bất thường, dù có thương mẹ khóc lóc đến đâu mà mới chỉ một hai ngày mà mắt đã tứa máu ra.Nên ông chạy theo đưa mấy thang thuốc phòng khi nguy cấp cũng có khi dùng đến.

“Chưa từng trải đắn đo cân nhắc
Mới cúi đầu ngơ ngác cám ơn
Não nùng sùi sụt đòi cơn
Nhớ câu dưỡng dục chẳng sờn lòng son

Tiên càng khóc bụi mòn đôi mắt
Như gai cào đau rát con ngươi
Trịnh Hâm hiểm độc hại người
Đi hơn một tháng tả tơi thân gày

Hỏi tiểu đồng ban ngày hay tối
Mắt đã mù lần lối đường đi
Vẳng nghe như tiếng chim di
Hàng cây xào xạc thầm thì gió đông“

28.12.2019 Lu Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét